Trang chính » Bài lưu trữ theo thể loại

Bài thuộc thể loại: Diễn từ

“Hãy Biết Rằng Chúng Tôi Sẽ Không Để Cuộc Sống Của Mình Bị Tước Đoạt”

♦ Chuyển ngữ:
12.12.2022
Annie-Ernaux.jpg

[H]iện nay các bộ phận còn hoạt động của đất nước phần lớn là những ngành phục vụ công chúng: bệnh viện, cơ sở giáo dục toàn quốc với hàng ngàn giáo viên và giáo sư bị trả lương thấp, điện lực, bưu điện, xe điện ngầm và dịch vụ đường sắt. Và những người mà … ông đã từng gọi là con số không, bây giờ họ lại quan trọng nhất, họ tiếp tục [phụng sự], để bảo đảm rằng đời sống thể chất này cũng thiết thực như đời sống tri thức.

Tiếng đàn và tiếng đạn

6.04.2022
clip_image002_thumb.jpg

Trong tiếng Việt, chỉ cần đổi một dấu huyền thành dấu nặng, tiếng đàn tượng trưng cho hòa bình bỗng thành tiếng đạn biểu tượng của chiến tranh. Tâm tính và việc làm của con người cũng chỉ cần thay đổi một chút, người ta sẽ có hoà bình hay chiến tranh, hoặc ngược lại.

Nhìn xa hơn Việt Nam: Đã đến lúc phá vỡ im lặng

4.04.2022
clip_image002_thumb.jpg

Vì tôi là một người được ơn gọi truyền giáo, tôi cho rằng các bạn sẽ không ngạc nhiên khi tôi có bảy lý do chính để đặt vấn đề Việt Nam vào tầm nhìn đạo lý của tôi. Đầu tiên, cuộc chiến ở Việt Nam và cuộc đấu tranh [cho dân quyền] mà tôi và nhiều người khác đang tiến hành ở Mỹ có liên hệ với nhau rất hiển nhiên và hầu như dễ hiểu. Vài năm trước cuộc đấu tranh ấy [cho dân quyền] có lúc sáng ngời.

DIÊM LIÊN KHOA: THỜI HẬU-CORONAVIRUS SẼ RA SAO?

♦ Chuyển ngữ:
17.03.2020
Yan-Lianke-Tatsuro-Kiuchi_thumb.jpg

Đa số chúng ta chọn đời viết làm lẽ sống của mình, đi tìm sự thật và sống như một con người qua ký ức của mình. Nếu có một ngày nào ngay cả những người như chúng ta đánh mất tính xác thực cùng những hồi ức nhỏ bé đó, liệu thế giới này sẽ còn lại tính xác thực và chân lý cá nhân và lịch sử nữa hay không?

Ta Tìm Tiếng Ta: Nói Cùng Tiếng qua Mẫu Tính*

11.12.2019
minhngocasmothervn_thumb.jpg

Như những bà mẹ thương những đứa con bất hạnh của mình, tôi phải yêu hơn những “đứa con” bị cắt mũi, chặt tay và thậm chí bị chết trong trứng nước. Ðiều đáng nói là đa số những người trong Hội đồng kiểm duyệt ít khi có cùng chung Ngôn Ngữ với những người làm nghệ thuật. Nhưng nếu không nhờ sự không chịu thấu hiểu của họ, chưa chắc tôi đã tìm ra một con đường thứ ba đầy khó khăn và thú vị.

Đọc Kiều của Trương Vĩnh Ký, nghĩ về ngôn ngữ Việt & một vài khía cạnh biến đổi ngữ âm, ngữ nghĩa trong tiếng Việt (kỳ 4 – hết)

28.12.2018
Nguyen-Tu-Nghiem-Nguyt-Uoc_thumb.jpg

Ta thấy cách giải thích gọn ghẽ và giản dị, có phần mộc mạc của TVK, là để nhắm vào mục đích sao cho người dân hiểu được ngay những từ Hán-Việt có vẻ cao sang …. Bởi thế, ta không nên nói, như cách phê bình của Phạm Quỳnh sau này, là sách của TVK là để viết cho trẻ con đọc.

Đọc Kiều của Trương Vĩnh Ký, nghĩ về ngôn ngữ Việt & một vài khía cạnh biến đổi ngữ âm, ngữ nghĩa trong tiếng Việt (kỳ 3)

27.12.2018
Truyen-Kieu-bang-chu-Nom_thumb.jpg

Cách dùng chữ “ăn”đặc biệt, của người dân miền Nam, có thể phần nào phản ánh sự phong phú, màu mỡ của đất đai xứ Đàng Trong, và đời sống dư dật của người dân xứ này. Nhưng, nếu xét rộng ra, ngôn ngữ Việt có rất nhiều từ ngữ có nguồn gốc đi với chữ “ăn” … và được sử dụng khắp đất nước, không chỉ riêng ở miền Nam.

Đọc Kiều của Trương Vĩnh Ký, nghĩ về ngôn ngữ Việt & một vài khía cạnh biến đổi ngữ âm, ngữ nghĩa trong tiếng Việt (kỳ 2)

26.12.2018
Kimvankieu_thumb.jpg

Qua những phân tích và ngữ liệu vừa trình bày, ta có thể thấy từ “Thuý Kiều” có thể được ký âm đúng như thế, với âm th- cho “Thuý”. Do việc biến âm, nó cũng có thể được ký âm là t- , để thành “Tuý”…. Sự biến âm lại có thể đưa đến việc ký âm x- / s- cho “Thuý” để thành “Xuý/Suý”.

Đọc Kiều của Trương Vĩnh Ký: Nghĩ về Ngôn Ngữ Việt và Một Vài Khía Cạnh Biến Đổi Ngữ Âm, Ngữ Nghĩa trong Tiếng Việt”* (kỳ 1)

25.12.2018
Kieu_TVK cover

Có nhiều lý do cho việc biến đổi ngữ âm của mọi dân tộc. Nhưng nhìn chung, nó xảy ra từ những nguyên nhân trong và ngoài ngôn ngữ. Từ cấu tạo của cơ quan phát âm, sự ảnh hưởng qua lại của các âm trong một âm tuyến, một chuỗi lời nói … đến những nguyên nhân bên ngoài như điều kiện xã hội, thái độ ngôn ngữ, truyền thống văn hóa, khí hậu, địa lý, v.v.

Đường Đến Điểm Hẹn Da Màu: Nghịch Lý Zeno hay “Lần Trở Lại của Cá Voi?”

22.11.2018
calvinia_thumb.jpg

Cuộc chơi của chúng tôi thì vẫn còn dài, và sẽ vượt qua chính cuộc sống của chúng tôi. Cuộc chơi này giống như nghịch lý của Zeno, vì bước tiến từ điểm A đến B vẫn vô định. Hy vọng của chúng tôi được dựa trên khả năng truyền tải của những biên bản qua những biên giới đã, vẫn và sẽ còn bị kiểm duyệt.

Truyện & Tiểu luận của Phùng Nguyễn qua cái nhìn Thi pháp học Văn hoá

21.11.2018
sikh-man-airplane-chris-beckett_thumb.jpg

Người đọc đọc văn, truyện, tiểu luận của Phùng Nguyễn, và cái nhìn của họ về những gì anh đề cập đến, qua sự đọc này, có thể thay đổi. Hoặc sẽ được chính họ (qua kích thích từ những gợi nhắc, đề nghị của anh …) tái kiểm điểm, định vị, cân nhắc và đánh giá. Đó thực là một vòng sinh trưởng. Và bồi dưỡng.

Chiếc bóng quá khứ trong truyện Phùng Nguyễn

20.11.2018
Thap-Cham_thumb.jpg

Quá khứ, như từ câu đầu tiên của bài viết này, là chiếc bóng không thể tách rời, và quá khứ vẫn luôn có mặt trong truyện tình của Phùng Nguyễn, nhưng dường như chẳng đóng vai trò quan trọng nào, có vai trò chăng nữa thì cũng là vai rất phụ. Tình yêu trong truyện Phùng Nguyễn dường như chỉ có thì hiện tại.

TỰ ĐIẾU VĂN của ABHINYANA

♦ Chuyển ngữ:
6.01.2017
clip_image002_thumb.jpg

Trước hết, “tự điếu văn” là một từ do tôi vừa chế ra để diễn tả “điếu văn cho chính mình”. Cũng tương tự như “tự truyện” là “truyện về chính mình”. Tôi không biết từ nào trong ngôn ngữ VN mang nghĩa nầy. Có lẽ vì không mấy ai viết điếu văn cho chính mình nên không có nhu cầu cho danh từ nầy.

Diễn từ – Prince of Asturias Award 2011

24.11.2016
Cohen-and-Guitar_thumb.jpg

(Nguồn: The Annotated Transcript, Cohencentric. Bản chép Anh ngữ được Allan Showalter và Coco Eclair ghi xuống sau lời chào quan khách của Leonard Cohen.)
Ngày 21 Tháng 10, 2011 tại Oviedo, Tây Ban Nha
 

Tối nay, …

MIỀN NAM BỊ LÃNG QUÊN

3.05.2016
Mother-of-Pearl-Men-cover_thumb.jpg

Cớ chi tôi đã không cho [độc giả] biết rõ hơn về số phận của nhân vật người hùng của tôi? Có thể vì anh ta phải chia sẻ số phận của cái thế giới nơi anh đã xuất hiện: biến mất và bị lãng quên, mang theo một trong các chìa khóa may ra có thể giúp chúng ta hiểu biết thêm về thảm kịch Việt Nam và cuộc chiến tranh của nó.

Điếu văn Da Màu: Chúc Anh Phùng Đi Bình An

25.11.2015
Da-mau-selfie_thumb.jpg

Dẫu vô cùng tiếc nuối, [chúng] tôi mong anh Phùng đi bình an, thảnh thơi, như trong bài thơ “If Then Else” của anh khi chúng ta ở năm thứ nhất của Da Màu, Mong anh đi với hành trang nhẹ nhàng. Những gì anh đang làm, còn dự định làm, cho cuộc đời này, bạn bè của anh, những anh em trong gia đình Da Màu của anh sẽ tiếp tục thay anh.

Tiễn Võ Phiến

5.10.2015
zpfile001_thumb.jpg

Tôi gọi ông là một nhà văn lớn, một tác giả cột trụ, vì trong suốt 90 năm sống như một con người Việt, và với khoảng 70 năm cầm bút, từ trong nước ra đến hải ngoại, ông đã làm giàu có, làm phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam biết bao. Bằng chữ viết, cũng như bằng tư tưởng của mình.

Võ Phiến và “Sự Chờ Đợi”

5.10.2015

Tôi được gặp nhà văn Võ Phiến vào năm lên 9 tuổi.

Lúc đó nhà bà ngoại tôi có một căn gác đầy sách, có đủ loại báo chồng chất, có toàn tập Văn, Bách Khoa, Sáng Tạo… Vào những buổi trưa vắng, tôi lên đó một mình, lục lọi, tìm đọc

lời từ biệt

5.10.2015

Đối với ông “nhà văn là kẻ ‘phải lòng’ với cuộc sống và bất cứ giờ phút nào cũng bị cuộc sống thu hút, lấy sự cảm nhận mọi diễn biến của cuộc sống xung quanh làm cái sinh thú của mình.” Chẳng riêng gì nhà văn, bất cứ ai muốn cuộc sống mình thăng hoa, phong phú hơn đều nên áp dụng câu nói này của ông vào bản thân.

Nếu Luân Hồi Là Những Bản Nháp của Hữu Thể: Đọc Khả Thể của Đặng Thơ Thơ

14.04.2015
DTBT-DTT-TDN-and-NTTB_thumb.jpg

Từ vai trò của tác giả, sự khả thể đã trở thành hiện hữu, vì truyện đã được kết cấu, cho ra đời …. Khả thể ở đây là lời mời tham dự cuộc đối thoại từ tác giả đến độc giả, vì một tác phẩm không thể/không chỉ là một xác chết đơn giản. Với sự tham dự của độc giả, chuyện khai thác văn bản sẽ là một trò chơi exquisite corpse – cái xác tuyệt diệu …

Tiếng Kêu Tết Mậu Thân Huế 1968 – Berkeley 2015

3.03.2015
olga-hue-peter-nha_thumb.jpg

Trong bài “Tựa Nhỏ: Viết Để Chịu Tội” mở đầu sách Giải Khăn Sô Cho Huế, tôi có viết rằng chính thế hệ chúng ta, thế hệ của tôi phải chịu trách nhiệm về cuộc tàn sát Tết Mậu Thân cũng như cả cuộc nội chiến. Tầm nhìn thế hệ không phải phân biệt tả hữu, Nam Bắc. Sau đó là lời mời gọi cùng đứng trước bàn thờ ngày giỗ.

TRÌNH DIỄN ĐA THOẠI VỀ “3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN]” (Phần 2)

9.11.2012
image_thumb.png

Nên có những buổi như thế này để loại trừ những cái loại nghệ sĩ rởm. Vì nước mình tôi cảm thấy có hai loại là nghệ sĩ và công an là tương đối nhiều nhất thế giới.

TRÌNH DIỄN ĐA THOẠI VỀ “3.3.3.9 [NHỮNG MẢNH HỒN TRẦN]” (Phần 1)

8.11.2012
dathoai-3-6295f_thumb.jpg

Đâu là một thân phận Việt điển hình? Ông xích-lô ngoài kia chăng? Ông đang nói phét trong cái giảng đường kia?… Nói đến thân phận lớn thì hình ảnh phụ nữ bao giờ cũng ám ảnh, và thân phận phụ nữ Việt là gì?

Thi ca mở biên giới: các diễn từ tôn vinh Tomas Tranströmer trong tuần lễ Nobel 2011

22.12.2011
nobelweek_main_sthlm_laur_thumb.jpg

Sự chuyển động trong thế giới của Tranströmer luôn hướng về tâm điểm. Hoa đăng của nhà thơ lóe sáng nhất ở hiện tại trong suốt… Trong cách chống trả ngấm ngầm những đồng nghiệp thích đuổi bắt thiên đàng, Tranströmer bắt đầu tập thơ đầu tay của mình với câu thơ, “Thức tỉnh là cách nhảy dù từ bến mơ.”

Điếu văn của người em gái cho Steve Jobs

2.11.2011
mona-simpson_thumb.jpg

Triết lý thẩm mỹ của Steve làm tôi nhớ đến một thành ngữ đại loại như sau: “Thời trang là những gì trông đẹp mắt lúc này nhưng sẽ thành xấu xí về sau, còn nghệ thuật thì có vẻ xấu xí lúc này nhưng sẽ trở nên đẹp về sau.”

lại nói chuyện về thơ

11.10.2011
question_thumb.jpg

Căn bệnh trong làng thi ca nhiều trò nhiều kiểu, nói mãi không hết được. Thơ cũ chê thơ mới không biết niêm luật thơ. Thơ mới chê thơ cũ gò bó trong vần điệu lỗi thời. Bên nào cũng đúng. Có một điều quan trọng mà không bên nào chịu hiểu là làm thế nào cho thơ hay. Đó mới quan trọng.

Văn chương và chính trị: những cách hiểu đúng đắn và sai lầm

♦ Chuyển ngữ:
10.10.2011
italo-calvino_thumb.jpg

Những năm gần đây, mọi quan điểm chính trị hễ cứ đơn giản hóa quá mức là thất bại, và chúng ta đều nhận thức rõ hơn tính phức tạp của xã hội mình đang sống, mặc dù không ai có thể nói rằng mình nắm trong tay một giải pháp.

Nguyễn Tiến Hoàng (Thường Quán) nắm bắt thơ Việt Nam trong hai phút

1.09.2011
tq-freespeak_thumb.jpg

Trình bày về thơ trong tóm gọn hai phút quả nhiên là chuyện bất khả. Tôi sẽ cố gắng, hy vọng gởi được tới các bạn một ấn tượng nhanh, một ghi chú gọn, một lời mời – có lẽ vậy.
Poetry. Để dịch một nghĩa tương ứng thì tiếng Việt có một chữ: Thơ

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)