Bài thuộc thể loại: Kịch đương đại Việt Nam & thế giới
Đôi điều về vở kịch Người Mẫu- Phỏng vấn Thu Phong

Với Những Người Không Chịu Chết, Vũ Khắc Khoan- kịch tác gia lừng danh Việt Nam, nói tới sự từng trải, bản lĩnh của người đàn ông trước chàng thanh niên, trước cô gái trẻ. Chỉ có thế. Ông không phê phán ai.
Viết Một Thế Giới Khác, tôi không nhằm phê phán “một con người mà lại muốn trở thành một ma-nơ-canh”; cũng không muốn nhân cách hóa ma–nơ-canh thành con người (như báo chí đã viết-trang báo đính kèm). Tôi chỉ muốn nói lên một điều: “hình bóng”.
một thế giới khác (màn 6 và 7)

MA-NƠ-CANH SỐ 26
Họ không biết đến niềm tự hào của chúng ta: chúng ta hơn họ và các loài động vật, kể cả thực vật. Tất cả giống loài đó đều muốn bành trướng, mở rộng bản thân, thân xác trong quá trình sinh tồn. Còn chúng ta, từ lúc hiện hữu cho đến khi mất đi chúng ta không hề bành trướng, chiếm hữu, xâm lấn ra ngoài thân xác của mình, dù chỉ một li.
một thế giới khác (màn 3,4, 5)

NGƯỜI ĐÀN ÔNG
(Chỉ tay vào các ma-nơ-canh)
Anh và cô đây đừng coi thường chuyện này! Tôi nói nghiêm túc đấy. Tốt nhất nên mua quần áo mặc vào cho tất cả. ..như 5 cô này nè!…
(Đứng lên) Thôi, tôi chỉ nêu vấn đề cho anh và cô đây suy nghĩ, đừng vô tình làm hại cho nền luân lý đạo đức cổ truyền Á đông và truyền thống dân tộc!
một thế giới khác (màn 1 & 2)

30 ma-nơ-canh, mỗi ma-nơ-canh mang một con số từ 01 đến 30, đứng, ngồi hai bên tường không theo thứ tự số; tất cả đều là nữ, hầu hết khỏa thân với đường nét, vóc dáng, màu da y như người thật, sống động và tuyệt đẹp. Chỉ có bốn ma-nơ-canh số 7, 15, 25 và 9 là mặc áo quần: áo dài, váy, sơ mi, đồ tắm.
Vũ-chủ gian hàng, đàn ông, chừng 28 tuổi, vóc dáng nhỏ thó, tóc quăn, trán cao, mắt to đeo đôi kính gọng tròn
BỜ DỐC- Kịch bốn màn năm cảnh

NGƯỜI ĐÀN ÔNG (nhắm nghiền hai mắt, miệng lẩm nhẩm): Kính lạy hương hồn ông Albert Camus, sống khôn thác thiêng. Xin kính mời ông về đây chứng giám cho lòng thành của tôi và nhập vào con cơ này để tôi xin được hầu chuyện cùng ông.
Một lúc sau, người đàn ông cảm thấy có một luồng điện chạy rần rần trong cơ thể, rồi cuối cùng chuyền xuống cánh tay phải của ông. Con cơ bắt đầu chuyển động. Tiếng côn trùng đêm bắt đầu rền rĩ khắp nghĩa trang.
NGƯỜI ĐÀN ÔNG (giọng kính cẩn): Thưa hồn, hồn có phải là nhà văn Albert Camus không ạ?
Bộ Môn Kịch Trong Những Sáng Tác Của Tôi

Ngoài những vở kịch trình diễn trên sân khấu, tôi còn sáng tác một kịch bản có hàng trăm diễn viên tham dự được trình diễn trên sân rộng. Đây là một kịch bản minh họa những công tác của một SQ Đại Đội Phó C.T.C.T trước, trong và sau một cuộc hành quân tại những khu vực có dân chúng cư ngụ. Kịch bản được SQ Khóa sinh trình diễn trong nhiều khóa học và đặc biệt nó còn được dàn dựng ngay trên sân vận động Hoa Lư, đường Đinh Tiên Hoàng Sài Gòn với sự tham dự của nhiều quân binh chủng trong Biệt Khu Thủ Đô và huy động đến cả phi cơ trực thăng trong kịch bản
Cưng ngủ đi cưng

Fosse được xem như một trong ‘tứ trụ’ của văn chương Na Uy hiện đại, cùng với Per Petterson, Dag Solstad và Karl Ove Knausgaard. Ông cũng được so sánh với Ibsen và Beckett trong giới viết kịch (…) Fosse đã được trao Giải thưởng Văn học của Hội đồng Bắc Âu (Nordic Council’s Literature Prize) năm 2015 cho tác phẩm Andvake (Sự tỉnh táo), Olavs draumar (Những giấc mơ của Olav) và Kveldsvævd (Sự mệt mỏi). Ông thường xuyên được nhắc đến mỗi năm như một người viết có triển vọng nhận giải Nobel Văn Chương.
những kẻ mắc dịch- kỳ 2/2

Bây giờ khán giả mới thấy phòng làm việc của họ nhìn ra các toà cao ốc nhấp nhô.
Ánh sáng chiếu từ phía sau, hắt bóng con vi khuẩn đứng ngoài cửa sổ, khoác áo choàng, đầu đội mũ gai tua tủa, tư thế như tượng Nữ Thần Tự Do.
Con vi khuẩn bắt đầu di chuyển giữa các toà nhà. Nó uốn mình theo theo điệu nhạc, tạo những mô thức trừu tượng theo kiểu múa đương đại. Bóng nó lớn dần lên, bao phủ và ngự trị thành phố.
những kẻ mắc dịch – kỳ 1/2
Con vi trùng mặc áo đen, đầu đội vương miện hình cầu gai gắn hồng ngọc, đi rón rén quanh sân khấu.
Âm nhạc: bản giao hưởng ‘Định Mệnh’ của Beethoven, càng lúc càng bị át đi trong tiếng người ho khan, tiếng khạc nhổ, tiếng hắt hơi, hỉ mũi, tiếng thở khò khè… Cuối cùng lắng xuống chỉ còn tiếng radio: Thông báo tình hình khẩn cấp bậc 3. Đóng cửa biên giới quốc gia, hải phận và không phận. Nạn dịch đang hoành hành khắp châu lục hơn ba tháng nay, bắt đầu lan đến thủ phủ.
Sổ Tay Kịch Đương Đại. Thể Loại Nhà Hát Tân Thời.

Thế kỷ 21 là thế kỷ của đa văn hóa và toàn cầu hóa với những tầm nhìn rộng lớn và sâu xa hơn. Hậu quả dẫn đến quyền lực thế giới đối chọi và truyền bá sai lạc bởi sức mạnh của internet và các hệ thống truyền thông “khổng lồ – bí ẩn”.
7. Sổ Tay: Kịch Mới- Tôi Xem Kịch Mới: Ai Là Thủ Phạm

Vì chúng tôi đi xem với ý định nghiên cứu kịch mới cho hý viện “Prohibition Theatre” ở Houston. (https://www.yelp. com/biz/ prohibition-theatre-houston) nên tôi mua vai thẩm phán phụ. Con gái tôi mua vai nữ hầu bàn. Con rể mua vai nam hầu bàn. Cả hai sẽ là nhân chứng. Đa số khán giả bầu phiếu thủ vai các quí tộc.
Kịch bản đã gửi đến chúng tôi trước 30 ngày.
TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

Chekhov là nhà văn xuất sắc cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán và là người canh tân sân khấu Nga ở thế kỷ XIX. Ông còn là tác giả viết truyện không có câu chuyện.
Tác Hại Của Thuốc Lá (Les Méfaits Du Tabac, bản tiếng Pháp do Elsa Triolet dịch từ tiếng Nga) là vở kịch độc thoại một màn lấy bục diễn thuyết ở một câu lạc bộ tỉnh nhỏ làm bối cảnh, được sáng tác 1902, chỉ 2 năm trước khi ông qua đời.
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (phần 5)

Chị con dâu: Thầy bảo con, cái bên ngoài là cái không đáng kể, chỉ có cái bên trong nhưng con sợ lắm thầy ơi, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy.. Mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…Con càng thương thầy, nhưng thầy ơi, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào thầy ơi?
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (phần 4)
Xác hàng thịt: (Buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn .… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người. Người ta xâm phạm thể xác.. Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào có tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống với hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở nhếch nhác …. Mỗi bữa cơm tôi đòi ăn 8,9 bát cơm, tôi thèm ăn thịt hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ 8,9 bát cơm cho tôi ăn chứ?
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (phần 3)

Hồn Trương Ba: ….Tôi vẫn chưa quen được! Cái thân xác có phải bộ quần áo đâu mà dễ quen, dễ đổi. Có khi người ngoài nhìn vào còn dễ quen chứ chính bản thân mình thì… đã gần một tháng, tôi là tôi mà cứ như không phải là tôi.. Trước kia tôi đâu có biết Anh hàng thịt này là ai.. (Ngắm nghía lại tay chân mình). Cái thân xác cũ của tôi, tôi mang đã 50 năm chứ cái thân xác cồng kềnh này.. (Lắc đầu).
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (phần 2)

Bắc Đẩu: Quả thật … chúng tôi người cõi giời…. Người cõi giời không ai phải chết..
Vợ Trương Ba: Cho nên các ông không hiểu được chết là thế nào? Một người đang sống … bỗng đùng một cái, không còn biết gì nữa ….câm lặng, trống không, thân thể tan rữa trong đất lạnh tối tăm… Chao ôi… các ông bắt chồng tôi chết được thì các ông cũng phải làm chồng tôi sống lại được! Trả chồng tôi đây!
Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (phần 1)

Anh con trai: Tôi biết rồi, thầy khỏi phải nhắc lại. “Phụ tử tình thâm, công cha như núi Thái Sơn” hừ, thầy u đẻ ra tôi, chỉ cho tôi cái thân cái xác nhưng cái hồn cái vía tôi, thì là của tôi chứ, tôi muốn làm gì mặc tôi!
Mặt Trăng Màu Đỏ / The Moon is Red

LENIN: Hỡi đồng chí Shakespearinov, hãy tóm tắt sứ mệnh của đồng chí với nhân dân.
SHAKESPEARINOV: (hướng thẳng về phía khán giả) Tôi, một công dân Nga xô, phải du hành về quá khứ để trở thành một thi hào Anh, và sẽ phải liên tục ca tụng mặt trăng.
Nguyễn thị Minh Ngọc: “Ta đang sống trong một kiếp người chứa quá nhiều thời đại”

Một nhân vật kịch của tôi đã nói: “Có những thời đại chứa nhiều kiếp người, còn hiện tại ta đang sống trong một kiếp người chứa quá nhiều thời đại.” Không chỉ riêng về thế giới kịch, trong khi phải chuyển đổi thời đại, giữ mình sao để không hổ thẹn với chính mình là một việc nhọc nhằn.
Ta Tìm Tiếng Ta: Nói Cùng Tiếng qua Mẫu Tính*

Như những bà mẹ thương những đứa con bất hạnh của mình, tôi phải yêu hơn những “đứa con” bị cắt mũi, chặt tay và thậm chí bị chết trong trứng nước. Ðiều đáng nói là đa số những người trong Hội đồng kiểm duyệt ít khi có cùng chung Ngôn Ngữ với những người làm nghệ thuật. Nhưng nếu không nhờ sự không chịu thấu hiểu của họ, chưa chắc tôi đã tìm ra một con đường thứ ba đầy khó khăn và thú vị.
Dorothy Hewett- Đại Kỳ Nữ Của Nền Văn Chương Úc

Cả Kate và Rozanna đều nghĩ rằng mẹ họ có thể đã thật sự tin rằng bà đã khai sáng hai đứa con gái trẻ của mình bằng cách cho chúng gia nhập vào thế giới tình dục của những người trưởng thành. Rozanna nói, “Mẹ tôi tin tưởng mãnh liệt rằng tình dục là một cái gì thượng đẳng. Tôi nghĩ bà thật sự tin rằng bà đang mang đến cho chúng tôi một phong cách sống tự do và phóng khoáng”.
CON GÀ TRỐNG

Dân phòng 1 (khoát tay): Thôi thôi hiểu rồi. Trộm bắt quả tang rành rành.
Dân phòng 2: Dẫn bả về đồn công an phường 12 cho cha Khải dần mềm xương, chừa luôn!
Chủ gà xăng xái đi đầu, xách theo con gà chết làm bằng. Dân phòng 1 cầm dao Thái Lan – hung khí gây án. Dân phòng 2 thúc ké kẻ trộm gà, đẩy mạnh tới trước. Đám đông giải tán.
Trái Tim Tôi Trên Miền Non Cao (Kỳ 4)

JOHNNY
Bố ơi, đừng mở cửa.
[ Bố Johnny cầm một chiếc ghế đẩu, đi khẽ khàng lại bên cái bàn chắn cửa, đặt ghế lên bàn để làm tăng thêm sức nặng ]
[ Johnny lấy thêm một cái ghế dài đặt lên. Bà cụ đặt thêm cái bình. Bố Johnny đặt thêm lên công sự phòng phủ ấy ba quyển sách. Thật sự, trong khi những tiếng gõ cửa vẫn tiếp tục, cả gia đình cứ dần dần chất hết tất cả mọi thứ có ở trong nhà lên để chắn cánh cửa ]
BỐ JOHNNY
Đừng sợ hãi, Johnny ạ.
Trái Tim Tôi Trên Miền Non Cao (Kỳ 3)

JOHNNY
Ý của bố là ông ấy sẽ đáp một chiếc tàu hoả, hay một con tàu, và quay lại miền non cao ấy, phải thế không?
BỐ JOHNNY
Không phải như thế, Johnny. Có một tí khác biệt. Ông ấy sẽ chết.
JOHNNY
Chẳng lẽ đó là cách duy nhất để một người trở về nhà?
Trái Tim Tôi Trên Miền Non Cao (Kỳ 2)

Thưa các bạn, tôi rất sẵn lòng chơi một bài khác bằng cái kèn mạ vàng này, nhưng thời gian và quãng đường xa vói từ quê nhà đến đây đã làm cho tôi tàn tạ. Nếu các bạn mỗi người vui lòng trở về nhà, và rồi quay lại đây với một loại thức ăn gì đó, tôi sẽ lấy làm tự hào mà tập trung tất cả hồn phách tôi lại để chơi một bài mà tôi biết sẽ làm thay đổi hướng đi cuộc đời các bạn,
Trái Tim Tôi Trên Miền Non Cao (Kỳ 1)

JOHNNY: Ồ, cứ cho là ông đi du lịch sang Tàu. Ông bị đói và cách xa quê hương năm ngàn dặm, lại cũng chẳng có bạn bè nào …. Chắc hẳn ông không trông mong mọi người xua ông đi mà không đưa ông một cân gạo, có phải thế không ông?
KOSAK: ….Nhưng cậu không ở bên Tàu, Johnny ạ, mà cả bố cậu cũng thế. Hai bố con cậu, một lúc nào đó trong đời, cũng phải đi ra ngoài làm việc … Ta sẽ không cho cậu mua chịu nữa đâu, vì ta biết cậu chẳng bao giờ trả nợ cả.
William Saroyan & kịch “Trái Tim Tôi Trên Miền Non Cao”

Ba nhân vật chính trong Trái Tim Tôi Trên Miền Non Cao đều cho thấy một tâm cảm không-thuộc-về, một tâm thế xa lạc, mất quê hương. Để neo giữ mình trong cuộc sống và vượt lên những nỗi khốn khó …, một người bám vào âm nhạc, người kia bám vào thơ, còn kẻ thứ ba bám vào sự hồn nhiên minh triết và … những giá trị con người của mình. Có lẽ cả ba nhân vật này đều là những phân thân của một con người tác giả.
Rác Rưởi/Basura

Lão sẽ đến và làm ra vẻ giận dữ, râu ria xồm xoàm và đất trời rung chuyển, giọng nói vang rền và bốn phương sấm sét, kiểu như Kinh Cựu Ước ấy mà, rõ tội nghiệp! Còn anh, chẳng gì cả. Lão sẽ cho phép anh tiến lại gần rồi khi anh đứng trước mặt lão, hãy giơ thanh sắt ra và đánh cho lão gãy một chân. Rồi anh nói với lão: “Đây là cho Ông Chủ của tôi đấy ạ”.
Bình Luận mới