Trang chính » Bài lưu trữ theo thể loại

Bài thuộc thể loại: Tham luận

Gia tài của Võ Hồng

4.05.2022
vo_hong_truoc_cua_nha_thumb.jpg

Võ Hồng sống vào hai thời kỳ chiến tranh cao độ nhất: một giành độc lập và một giải phóng đất nước, hiểu rất rõ về xã hội, về sự phân hóa, xuống cấp mọi mặt của đời sống, nhưng không bi phẫn gào lên, không buồn nôn, chẳng đứng về phe nào; chỉ nêu lên thực trạng bi đát của xã hội. Không hẳn Võ Hồng không theo kịp thời đại …mà là “ông không màng đến” [hoặc] không xem trọng “hố thẳm của tư tưởng”.

Hoàng Đạo như một Ẩn Số

20.09.2019
HoiThaoHauDue_thumb.jpg

tôi cảm ơn Ban Tổ Chức đã tạo cơ hội để tôi tham dự vào hội thảo với tư cách đại diện cho thế hệ thứ ba của hậu dụê Nguyễn Tường. Tôi cũng cám ơn mẹ tôi là Nguyễn Minh Thu, người con gái lớn của Hoàng Đạo, vì đáng lẽ mẹ tôi phải ngồi ở đây mới phải, để nói về ông ngoại tôi. Mẹ tôi là người hiểu biết nhiều nhất về con người Hoàng Đạo. Những kiến thức đầu tiên mà tôi có về ông ngoại là do mẹ tôi kể lại,

Thi Ca Như Cơm Ăn, Bánh Mì: Một Phản Biện về Bàn Tròn Thi Ca

1.05.2019
BREAD-POETRY_thumb.jpg

Thơ đúng nghĩa luôn luôn sống động, như cơm ăn, bánh mì, hơi thở, hộ chiếu hữu cơ của tình cảm và tư tưởng. Hãy thảo luận về thơ như ta kể chuyện về một cá nhân, một người bạn thân, thay vì một tổng thể, hay hình ảnh lập lòe nhưng vô cảm của Time Square ngoài cửa sổ xe buýt..

Trao Đổi Văn Học: Trước Mặt Và Sau Lưng Bài Thơ Con Dê Là Ẩn Dụ

1.11.2018
chagall_the_painter_and_the_goat__thumb.jpg

Phân tích theo Ký Hiệu Học (Semiotics), mặt ngoài của ngôn ngữ mô tả một buổi họp mặt ăn dê nướng. Khách bàn luận nhiều chuyện …. Có người bàn về nghệ thuật. Có người kể cổ tích. Có người nói về đời sống bận rộn. Có người đói bụng, chờ không nổi, lớn tiếng hỏi chừng nào mới ăn tối? Đó là bài thơ đại diện ( signified). Còn bài thơ được đại diện (signifier) như thế nào?

Nói Chuyện Thơ Người Việt Ngoài Nước

6.09.2017
clip_image002_thumb.jpg

thơ của người Việt 40 Năm Lưu Xứ là vết đau, vết cắt, là ghi nhận về những chấn thương của người Việt xa quê, nhưng nó cũng là một liệu pháp, một cách thức chữa trị cho những vết đau, vết cắt, cho những chấn thương đó. Nhìn vào thơ, người ta thấy được tất cả.

Cái mới trong thơ

5.09.2017
clip_image0021_thumb.jpg

một thế kỷ thi ca của nhân loại vừa qua là một thế kỷ của cách tân không ngừng. Từ trường thơ Tượng Trưng cuối thế kỷ XIX, trường thơ Vị Lai, Siêu Thực đầu thế kỷ XX cho đến thơ Hậu Hiện đại thời bây giờ, thơ chẳng bao giờ biết mệt mỏi trên con đường khai phá. Không phải trào lưu nào cũng thành công.

Cảm nghiệm từ một người làm thơ trong nước về Thơ Việt Hải ngoại

5.09.2017
unnamed-5_thumb.jpg

Vì vậy Thơ Việt Hải ngoại hội đủ yếu tố là một “nền thơ tự nó“ và không hề mang tính ngoại biên so với một dòng thơ được coi là “chính thống“, tồn tại song song với thơ Việt trong nước và cả hai hợp thành một nền thơ Việt toàn cầu!

SỰ CHẾT – và VÀI ĐỀ TÀI LÂN CẬN (Phần I)

21.07.2015
Skull-Duggery_thumb.jpg

Trong việc xác định việc chết sống, vấn đề thường được tranh cãi là “bộ phận nào, chức năng nào, thành phần nào trong cơ thể của một người cần phải chết rồi trước khi người đó được công nhận chính thức là đã chết?”

Tưởng nhớ Nguyễn Đức Quỳnh

13.02.2015
image_thumb.png

Nguyễn Đức Quỳnh rất đáng tưởng nhớ. Vì ông ảnh hưởng trên rất nhiều nhà văn thuộc thế hệ sau, đặc biệt là những người từ miền Bắc di cư vào Sài Gòn, dù họ xác nhận hay phủ nhận.

NHỮNG Ý KIẾN CHUNG QUANH 20 NĂM VHMN

4.02.2015
clip_image002_thumb.jpg

Chủ đề cho cuộc thảo luận trên TQBT kỳ này chỉ là những vấn đề có tính gợi mở. Những ý kiến đóng góp của các nhà văn, nhà phê bình văn học đã nêu lên nhiều vấn đề trong dòng văn học miền Nam giai đoạn 1954-1975, đặc biệt là các nhà văn trẻ mà các nhà phê bình chưa thật sự quan tâm.

Ý thức nữ quyền trong tác phẩm của các nhà văn nữ từ 1954 đến 1975

14.01.2015

Sự có mặt của các nhà văn nữ miền Nam VN từ thập niên 54 tới 75 tựa như sự hiện diện của những bông hoa rực rỡ, toả ra một mùi hương rất nữ tính, trong khu vườn văn học.

Công việc xuất bản và phát hành tại miền Nam trước 1975

12.01.2015

Với một cái nhìn tổng quát, nhờ một nền giáo dục dân tộc và khai phóng –tôn trọng quá khứ, cởi mở trong hiện tại và khuyến khích đi tìm những chân trời mới– tình hình viết và đọc của miền Nam của chúng ta không tệ, nhiều lúc có thể nói rất náo nhiệt đầy sức sống, mặc dù chiến tranh ngày càng nặng nề.

Tôi Là Ai: Nhận Thức Học Trong Truyện “Khi Từ Thức Về Trần” của Bình-Nguyên Lộc

8.01.2015
KTTVT-cover_thumb.jpg

Tại sao nhân vật trong truyền thuyết lại có tên là Từ Thức? Có phải vì ông từ chối sự thức tỉnh? Và thế nào là thức? Thế nào là “không tỉnh”? “Không tỉnh” có phải là ngủ mê? Như vậy truyện Từ Thức có liên hệ đến truyện Trang Tử nằm mơ thấy bướm? Cả hai Từ Thức và Trang Tử đều đánh dấu hỏi, “Tôi là ai”?

Khảo Sát Khái Niệm Di Sản, Gia Tài, và Bóng Ma của Mẹ trong Văn Học Miền Nam (qua các tác phẩm của Viên Linh, Dương Nghiễm Mậu, Nhã Ca, Minh Quân, và Trùng Dương)

6.01.2015

Hồn ma Mẹ và di sản của Mẹ là một dự cảm rất sớm của những người viết miền Nam giai đoạn 54-75 về sự tồn tại của một nền văn học chết rất trẻ, và giữ trong nó tất cả chất tươi mới, đột phá, sáng tạo, của một thế hệ viết trong tự do và viết trong ý thức rạch ròi về trách nhiệm xã hội của người viết. Hồn ma ấy đang nằm trong mỗi người chúng ta đang có mặt nơi đây, trong buổi hội thảo này- một hồn ma của một cái chết uổng, rất dai dẳng, và quyết liệt.

VÀI KHÍA CẠNH ĐẶC THÙ CỦA 20 NĂM VĂN HỌC MIỀN NAM

5.01.2015

Dù cho các nhà văn nhà thơ miền Nam, trong khoảng thời gian vừa kể, có đề cập gần xa hay, trực tiếp tới cuộc chiến tranh tàn khốc do chế độ CS Miền Bắc chủ xướng thì, cũng không một độc giả nào tìm thấy trong tác phẩm văn chương của họ tính chất hận thù, sắt máu, như trong các sáng tác văn chương của miền Bắc.

VỊ TRÍ CỦA SÁNG TẠO TRONG SỰ PHÁT TRIỂN VĂN HỌC MIỀN NAM SAU 1954

2.01.2015

Trong suốt hơn 20 năm, từ 1954 đến 1975, có rất nhiều nỗ lực khác nhau, cá nhân hay tập thể, trong hay ngoài văn giới, đóng góp vào sự phát triển này. Thế nhưng, đóng góp của Sáng Tạo, như một tạp chí, một vận động văn học, và như một tập thể, vẫn có một tính cách đặc biệt, và giữ một vai trò quan trọng

THƠ NHÂN CHỨNG: NGỌN LỬA CUỐI CÙNG CỦA TỰ DO

31.12.2014
nguyenductung5_thumb.jpg

Giữa một không khí tự do, bỡ ngỡ, đầy cảm hứng, nhưng tự phát, nền văn học hai mươi năm ấy, trong khi không ngớt lo âu về thời cuộc, chiến tranh, thân phận, đã phát triển dựa trên một giả định có tính bắt buộc, rằng những điều kiện tự do sáng tạo của nó là lâu dài, vĩnh viễn. Chính là dựa trên giả định ấy mà giá trị căn bản của văn học miền Nam đã được thiết lập.

Văn Học Miền Nam 1954-1975: Đường Về Gian Nan

24.12.2014

Nền văn học này sinh ra và lớn lên dựa trên những giá trị tự do, nhân bản mà chúng ta trân trọng. Ở vào thời vàng son của nó, Văn Học Miền Nam đã có đủ tự tin và bao dung để chứa chấp không chỉ Võ Phiến mà còn cả Vũ Hạnh!

Tính “văn học” trong văn học miền Nam

23.12.2014

Nếu văn học miền Bắc là đơn
nhất, là một khối, một tảng và là một công cụ hữu hiệu bảo vệ chế độ thì ngược lại, văn học miền Nam là một thứ kính vạn hoa. Nó soi rọi từng chân dung, từng ngóc ngách của cuộc sống, của từng số phận, từng hoàn cảnh (…) Đó là một nền văn học mà sau lưng không có nghị quyết và trước mặt không có kẻ thù

THANH TÂM TUYỀN, NHÀ THƠ TIÊN PHONG

15.12.2014

Trong thời kỳ cực thịnh của văn học Việt Nam, Thanh Tâm Tuyền vượt lên như một trong những đỉnh cao nhất. Có thể nói rằng Thanh Tâm Tuyền là một trong một số ít nhà thơ lớn nhất không phải chỉ riêng đối với Miền Nam mà cho cả nước

40 Năm Văn Học Miền Nam Thất Thủ: Thế hệ Hậu Chiến khước từ Thân phận mồ côi

9.12.2014

Thế hệ chúng tôi sinh ra mồ côi, vì cha thì đi cải tạo, mẹ thì đi kinh tế mới, văn học thì bị chôn sống. Nhưng sau bốn thập niên, chúng tôi đã đoàn tụ với cha mẹ, đã truy ra được những manh mối để đòi lại di sản văn học mà chúng tôi bị tịch thu. Chúng tôi khước từ làm kẻ mồ côi trong gia đình chữ nghĩa của Việt Nam và của thế giới.

Những người bất đồng chính kiến hôm nay: Salman Rushdie

♦ Chuyển ngữ:
10.12.2013
le-monde-25-5-2013_thumb.jpg

Đây là thời buổi buồn nản đối với những ai tin vào quyền đẩy lùi các giới hạn của tự do, quyền thử thách rủi ro, cũng như đôi khi quyền biến đổi cách nhìn thế giới của các nghệ sĩ và các công dân bình thường đang bị áp bức. Không còn gì khác ngoài việc tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của đức tính can đảm này…

Những người bất đồng chính kiến hôm nay: Liệu Diệc Vũ

♦ Chuyển ngữ:
5.12.2013
le-monde-25-5-2013_thumb.jpg

Tại sao Mao lại thoát khỏi sự khinh tởm của cả thế giới? Bởi nền độc tài Trung Quốc xét cho cùng chưa bao giờ đổi thay bản chất từ ngày vị chủ tịch của nó qua đời năm 1976. Chế độ này đồng ý với các phương pháp máu me của Mao, tiếp tục tàn bạo, sát nhân, đạp lên các giá trị phổ quát…

Tự Lực Văn Đoàn và phong trào Thơ Mới

25.09.2013
clip_image002_thumb.jpg

Tự Lực Văn Đoàn đã đóng góp một cách rất đáng kể vào phong trào Thơ Mới, 1932-1945. Nếu không có Tự Lực Văn Đoàn, phong trào Thơ Mới chắc cũng sẽ thành công, nhưng không thể nhanh và rực rỡ như chúng ta đã thấy.

Thử đánh giá lại HỒN BƯỚM MƠ TIÊN của Khái Hưng

11.08.2013

Trong văn học, ở nước ta cũng như nước ngoài, khen chê là chuyện thường tình. Tolstoy không thích Shakespeare trong khi tuyệt đại đa số người đọc đều rất ngưỡng mộ nhà đại thi hào người Anh ấy. Ngay chỉ một người mà thôi, vào thời điểm này thích cuốn này, chê cuốn nọ; vào thời điểm khác có khi nói ngược lại. Chính Lê Huy Oanh từng mạt sát Thanh Tâm Tuyền trên tạp chí Sinh Lực. Về sau trên tờ Văn năm 1973, ông nhận mình sai: “Trong cơn giận dữ rất chân thật, tôi đã mạt sát đả kích anh ta thậm tệ để rồi chỉ ít ngày sau tôi dân dần thấy tất cả sự nông nỗi, bất công của những lời mạt sát đó.”

Nhưng điều tôi muốn nói ở đây không phải là chuyện khen chê, mà là cơ sở lý luận dùng để bênh vực những lời khen chê đó.

Tự Lực Văn Đoàn và chuyện văn phong

26.07.2013

Tuy thế, Nhất Linh khẳng định: “Trong tiểu thuyết, không cần văn chương”. Vì “văn trong tiểu thuyết là thứ ít quan trọng nhất.” Theo ông, “đặt văn chương lên một bực quá ư quan trọng trong tiểu thuyết” là một điều sai lầm. Ông cho đó là một thành kiến văn chương, và chính cái thành kiến văn chương đó đã cản trở…

Tự Lực Văn Đoàn và Văn học hiện đại Việt Nam

24.07.2013

Trong thời kỳ từ nửa sau thế kỷ 19 cho đến đầu thế kỷ 20, những thành phố như Hà Nội, Sài Gòn, Hải Phòng chẳng hạn, ở trong quá trình hiện đại hóa và cho thấy quang cảnh của một thành phố hiện đại. Dân người ở những thành phố này có lối sống hiện đại, làm nảy sinh phong tục thành thị.

Đánh giá lại Tự Lực Văn Đoàn

22.07.2013

Xuất phát từ động cơ chính trị và quan điểm giai cấp, giới lãnh đạo cộng sản từ năm 1945 đến thời kỳ đổi mới (giữa thập niên 1980), không ngừng lên tiếng phê phán, xuyên tạc và bôi nhọ Tự Lực Văn Đoàn cũng như phong trào Thơ Mới. Người đầu tiên nã súng bắn vào Tự Lực Văn Đoàn là Trường Chinh…

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)