Trang chính » Bài lưu trữ theo thể loại

Bài thuộc thể loại: Văn Học Miền Nam Việt Nam 1954-1975

9 Khuôn Mặt . Chín Phong Khí Văn Chương

12.03.2024
clip_image002_thumb.jpg

Đây là một cuốn sách viết về chín khuôn mặt văn học miền Nam Việt Nam. Chín khuôn mặt đặc thù. Chín phong khí văn chương…. Những tiếng nói ấy gặp nhau trong một khung cảnh, một giai đoạn lịch sử đặc thù, làm nên cái chất giọng, cái “phong khí” chung của một dòng văn học…. Rồi, sau thời điểm 1975, cái “điệu” văn chương ấy lại toả đi khắp chốn. Nó tiếp tục được cất tiếng trên những vùng thổ ngơi không phải là đất Việt.

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 7)

15.11.2023
clip_image004_thumb.jpg

Khi Dương Nghiễm Mậu viết [về quyết định ở lại của ông], tôi đoán chắc ông không ngờ Cộng sản sẽ chiếm được hoàn toàn Miền Nam và, bởi thế, tưởng lầm Sàigòn vẫn sẽ là chỗ trú ẩn cuối cùng cho người dân vô tội chỉ mong được sống trong Tự Do, như ông. Tôi có cơ hội liên lạc với ông sau này, nhưng đã không bao giờ hỏi: “Có bao giờ ân hận với quyết định ấy?”

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 6–phần B)

10.11.2023
clip_image002_thumb.jpg

Nếu căn cứ trên hơn mươi vấn đề thượng dẫn cùng nhận xét, phát biểu hay phản bác của nhà văn Mai Thảo, nhà văn Nhật Tiến, nhà văn Võ Phiến, kịch tác gia Hà Thúc Như Hỷ và tài liệu dẫn chứng, vị trí và ảnh hưởng của Nhã Ca tại Văn Học Miền Nam 1959-1975 chắc chắn sẽ không giống như chân dung mà Olga Dror đã vẽ ra …

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 6–phần A)

9.11.2023
olga-dror_thumb.jpg

Tôi sẽ đề cập tới những chi tiết “không phản ảnh đúng đắn hay đầy đủ một phần văn sử của Văn học Miền Nam và lịch sử của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ” mà tiến sĩ Olga Dror đã trình bày trong Bài Giới Thiệu cho quyển Mourning Headband for Hue, mà bà đã dịch từ tác phẩm Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca.

Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100

8.11.2023
Hop-mat-Quan-Van-11-05-2022-Van-Mieu-Quoc-Tu-Giam-Ha-noi_thumb.jpg

Từ 2011 – 2023 là 12 năm, anh [Nguyên Minh] đã ra được 100 số báo. Như vậy tính trung bình hơn một tháng thì có một số Quán Văn chào đời, với tiêu chí Sáng tác – Tư liệu – Nghiên cứu văn học, góp mặt người viết từ khắp mọi nơi trên thế giới … không chỉ giới thiệu những tác giả sinh sống trong nước mà còn với người đang ở “biển ngoài.”

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 5)

17.10.2023
clip_image014.jpg

Một nền văn học nghệ thuật có những văn nghệ sĩ không quỵ xuống ca ngợi kẻ bắt mình hoặc/và quay sang đấu tố đồng nghiệp …. Một xã hội 1954-1975 vẫn giữ được lễ nghĩa … Một cộng đồng vẫn có nhiều người tiếp tục tình nguyện nghiên cứu về VNCH và Văn Học Miền Nam dù đã xa quê hương cũ nửa thế kỷ … thì đã chứng tỏ cộng đồng ấy càng giữ được danh dự mà họ tốn công xây dựng trong 20 năm 1954-1975.

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 4)

9.10.2023
Nguyen-Ngoc-Lan-Thanh-Van-LM-Chan-Tin_thumb.jpg

Tuy nhiên, phủ nhận hoàn toàn nỗ lực của chính phủ VNCH [cho mặt trận tâm lý & văn hóa] thì không chính xác. Chính phủ VNCH đã bảo trợ cho tạp chí văn hóa, Trung Tâm Văn Bút Việt Nam….Những cuốn phim như Người tình không chân dung có cả quân lính tham dự …. Nếu nhắc tới Chiến Sĩ Cộng Hòa, không thể không nhắc tới nhật báo Tiền Tuyến.

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 3)

22.09.2023
Tu-Binh-va-Hoa-Binh.jpg

Tuy Chính Luận cho đăng các tin tức khác liên quan đến các bản tuyên cáo hay cáo trạng của Linh mục Trần Hữu Thanh nhưng không đăng nguyên văn bản tuyên cáo. Theo Sóng Thần, chỉ có thêm 2 nhật báo đăng bản cáo trạng đó. Hơn 40 năm sau, vào tháng 2.2015, tôi biết được lý do không đăng của Chính Luận qua một bài viết cặn kẽ của Đinh Từ Thức trên Diễn đàn Da Màu ….

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 2)

19.09.2023
49136547522_a06aba1ddc_c_thumb.jpg

Câu hỏi đương nhiên phải đặt ra là: Sóng Thần nhắc tới “nhân dân Miền Nam VN”, nhưng có đúng toàn thể làng báo cùng toàn dân và toàn quân Miền Nam đồng ý với Linh mục Trần Hữu Thanh về các tin tức liên quan tới các bản Cáo trạng Chống Tham nhũng? Có đúng toàn dân và toàn quân đều ao ước Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức ….

Từ một góc California – Gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 1)

14.09.2023
Song-Than_thumb.jpg

Chân dung VNCH bao gồm mọi khía cạnh của một xã hội có tự do, có pháp luật dù có hạn chế tại Miền Nam. Do đó, muốn trả lời đầy đủ cho các thắc mắc [về khái niệm Tự do ở miền Nam trước 1975], tôi tìm hiểu, không phải về các tờ báo nằm vùng, mà về [Sóng Thần], một tờ báo không-Cộng sản và không-nằm vùng của Miền Nam đã đụng độ với chính quyền.

Một Bức Ảnh, Bảy Nhân Vật: Nhà Xuất Bản Kim Anh trong Tình Cảnh Xuất Bản tại Miền Nam (Kỳ 6)

27.09.2022
Nguyen-thi-Hoang.jpg

Sự trở lại và lập nhà xuất bản của Nguyễn Thị Hoàng có 2 lý do. Thứ nhất, khi một tác giả đã lượng định được sự thành công về mặt tài chánh, họ sẽ thêm phần tự tin vào sự độc lập, nhất là sau khi một tác phẩm gây tranh luận ồn ào dù chỉ đa phần trong báo giới lá cải. Thứ hai, nhiều nhà văn hay nhóm nhà văn, đã lập nhà xuất bản và tự phát hành để hưởng trọn công sức thay vì trông cậy vào [các nguồn thông tin văn hóa] khác.

Một Bức Ảnh, Bảy Nhân Vật: Nhà Xuất Bản Kim Anh trong Tình Cảnh Xuất Bản tại Miền Nam (Kỳ 5)

26.09.2022
clip_image002_thumb.jpg

Tôi có thể kết luận quả Lê Ngộ Châu và Võ Phiến chịu trách nhiệm về việc Túy Hồng. Hai ông biểu diễn thái độ không tôn trọng phụ nữ, từ tác giả cộng tác (Túy Hồng) tới độc giả phụ nữ …. Về phần Ngô Thế Vinh …[ô]ng trộn lẫn loại chi tiết truyền khẩu trong phòng khách gia đình hay lối viết bóng gió với tiểu sử của tạp chí Bách Khoa và nhân thân Lê Ngộ Châu nhằm để bào chữa theo lối sùng bái cá nhân ….

Một Bức Ảnh, Bảy Nhân Vật: Nhà Xuất Bản Kim Anh trong Tình Cảnh Xuất Bản tại Miền Nam (Kỳ 4)

23.09.2022
Nha-van-Tuy-Hong_thumb.jpg

[M]ột vấn đề đáng được quan tâm: Sự đối xử với phụ nữ, nhất là phụ nữ cầm bút, trong nghịch cảnh và trong sự thiếu ảnh hưởng hay quyền lực tại lãnh vực họ hoạt động. Với trường hợp Túy Hồng, tôi không ước đoán tầm thiệt hại cho danh dự cá nhân cũng như công việc trong nghề, nhưng sẽ xác định trách nhiệm của Lê Ngộ Châu và Võ Phiến trong việc phổ biến tin tức cá nhân (qua mối liên hệ với Võ Phiến) của bà ….

Một Bức Ảnh, Bảy Nhân Vật: Nhà Xuất Bản Kim Anh trong Tình Cảnh Xuất Bản tại Miền Nam (Kỳ 3)

22.09.2022
clip_image022_thumb.jpg

Mỗi lần gặp lại Phan Ngọc Diên hay chứng kiến nhiều văn nghệ sĩ xuất thân từ Văn nghệ Miền Nam, tôi lại có cảm tưởng bất di bất dịch là cộng đồng văn nghệ Miền Nam [ở] ngoài nước đã giữ được bản sắc … của Miền Nam trước 1975, chỉ tiếp tục xa hơn. Điều đó không nhờ phép lạ, chỉ nhờ vào nghệ thuật và những giá trị truyền thống mà họ mang theo từ quê hương.

Một Bức Ảnh, Bảy Nhân Vật: Nhà Xuất Bản Kim Anh trong Tình Cảnh Xuất Bản tại Miền Nam (Kỳ 2)

21.09.2022
clip_image003_thumb.jpg

Tôi nghĩ quá khứ không đồng nghĩa với một thứ của hương hỏa cho người thoát thân may mắn, như một rương châu báu lâu lâu mang ra ngắm nghía hòng tự an ủi. Tuy thế, chính vì rương châu báu nên có kẻ bèn vu cho đó là hàng mã một cách không “sòng phẳng”. Đối lại, cộng đồng tỵ nạn, từng liều mạng với cơn sóng dữ Biển Đông hay biên giới hãi hùng, sẽ tiếp tục ghi lại lịch sử cùng với rương châu báu ấy.

Một Bức Ảnh, Bảy Nhân Vật: Nhà Xuất Bản Kim Anh trong Tình Cảnh Xuất Bản tại Miền Nam (Kỳ 1)

20.09.2022
clip_image002.jpg

Một Bức Ảnh, Bảy Nhân Vật: Nhà Xuất Bản Kim Anh trong Tình Cảnh Xuất Bản tại Miền Nam sẽ đề cập đến bảy nhân vật. Đó là bà Giám đốc Nguyễn Thị Nhiên, nhà văn đồng sáng lập Nguyễn Thị Thụy Vũ, nhà văn Hồ Trường An, ký giả Lê Phương Chi, họa sĩ Phan Ngọc Diên, nhà văn Túy Hồng và sau chót, nhà văn Nguyễn Thị Hoàng.

NHÂN SINH NHẬT LẦN THỨ 21: NHỮNG KỶ NIỆM CÙNG THƯ QUÁN BẢN THẢO

31.08.2022
TQBT-so-100_thumb.jpg

Hôm nay Thư Quán Bản Thảo (TQBT) đã đạt được con số 100 với 21 năm xuất bản. Với niềm đam mê văn chương, và bằng tất cả những nỗ lực để thể hiện sứ mệnh khôi phục di sản Văn chương Miền Nam (1954-1975), TQBT và Thư Ấn Quán đã tái lập vị trí xứng đáng cho những người cầm bút ở miền Nam, đồng thời góp phần đập tan những luận điệu tuyên truyền của “bên thắng cuộc.”

Thế Uyên Nỗi Chết Không Rời

25.06.2022
NoiChetKhongRoi_thumb.jpg

Tôi giữ chặt Phi trong hai bàn tay, nâng lên, hình như có một người, nhiều người vụt đi qua phía sau, tôi cúi hôn, hàng mi hạ xuống, những vệt buồn trên làn da. Tôi sững sờ ngửng lên quay lại, một bóng người dụt dè: “Thưa thầy, thầy An xin cho chị Phi trở lại sân khấu!.” Tôi thu bàn tay còn trên vai thiếu nữ, cho vào túi lấy bao thuốc. Người con gái cúi xuống, cài lại quai giày bị sút, những ngón tay vội vã. Tôi cúi xuống. “Đừng, đừng….”

Nhà văn/Trung Tá Tâm lý chiến Văn Quang trên hành trình cùng Văn Nghệ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa (phần III)

7.06.2022
clip_image075_thumb_thumb.jpg

[Văn Quang] hỏi tôi, Làm thế nào để viết tại một nơi xa lạ? Ông đã chứng kiến một số nhà văn không thể sáng tác được nữa sau khi rời Miền Nam …. Dễ dàng, tôi trả lời. Tự do là quê hương của tôi. Miền Nam đã trở thành cố hương… mà tôi muốn lưu giữ bằng chữ trong khi Hoa Kỳ thành quê hương bây giờ, nơi tôi được chọn lựa để viết và để sống, Ràng buộc vào ý niệm ngoại quốc, hay ngoại cuộc, chưa bao giờ xâm chiếm hoạt động viết của tôi.

Nhà văn/Trung Tá Tâm lý chiến Văn Quang trên hành trình cùng Văn Nghệ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa (phần II)

6.06.2022
clip_image002_thumb.jpg

Biên giới giữa quân đội, nghệ sĩ hay người dân giảm bớt qua tác phẩm thuộc văn nghệ sĩ (một thành phần nhập ngũ) và thái độ của nhà cầm quyền với văn nghệ. [Thí dụ], ngày nay, khi “nhạc vàng” hoàn toàn chiếm thế thượng phong, tử thi đã yên nghỉ trong bờ rừng, bãi bể hay chiến hào đã trỗi dậy theo nhiều bài hát lính, cũng như đã trỗi dậy từ tạp chí, tác phẩm [văn chương] thuộc Miền Nam.

Nhà văn/Trung Tá Tâm lý chiến Văn Quang trên hành trình cùng Văn Nghệ Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa (phần I)

3.06.2022
clip_image003_thumb.jpg

Toàn cảnh một nền văn học hay xã hội quan trọng hơn nhận xét của một cá nhân. Văn nghệ Quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã hiện hữu trong một chính thể cho phép người lính tự do như Trung Tá/nhà văn Văn Quang sáng tác, và sinh hoạt của ông trên tạp chí Khởi Hành-Sài gòn (1969-1972), thuộc Hội Văn Nghệ Sĩ Quân Đội, rồi Khởi Hành-Hoa Kỳ (1996-2018)–cùng tiểu sử của các tổ chức này–đã góp phần vào Văn học Miền Nam cũng như Văn học Việt Nam.

Nhân bộ báo Sóng Thần ‘tái xuất’ trên Mạng, duyệt qua các trang mạng sách báo Miền Nam

1.10.2021
image002

Bài này gồm hai phần, như nêu trong tựa bài. Phần đầu giới thiệu bộ báo Sóng Thần và một số báo khác do anh Võ Phi Hùng ở Virginia thực hiện, và được Kho …

Tự Lực Văn Đoàn Văn học và Cách mạng (34)

14.07.2021
clip_image002_thumb.jpg

Đẹp là một cuộc đối thoại dài giữa Nam và Lan, một nghệ sĩ và một người yêu nghệ sĩ, nhưng chưa chắc đã là hai người tri kỷ. Khái Hưng ghi lại ở đây những mẩu trò truyện với Nguyễn Gia Trí về cái đẹp, về quan niệm hoàn tất một bức tranh, về sự khó khăn khi đi tìm cái đẹp.…

Nguyễn Thị Hoàng với “Tan trong sương mù”

10.06.2021
110_thumb.jpg

Trong Sương Mù là truyện ngắn mà chị đắc ý nhất do chính tay chị đưa vào tuyển tập Những Truyện Ngắn Hay Nhất Trên Quê Hương Chúng Tado nhà xuất bản Sóng ấn hành. Chị đã giải thích cái ẩn dụ đó ở phần ghi tiểu sử của chị cùng cái lý do chị chọn truyện ngắn này đóng góp cho tuyển tập này.

Lính Mỹ đã có mặt- Phần II: ĐẤT ĐAU ĐẤT CŨNG RÙNG MÌNH

5.02.2021
171003-spector-vietnam-ap_thumb.jpg

Đám hành khách xe đò một đoàn lang thang, nhạt nhòa trong hoàng hôn đi về hướng cầu. Một thanh niên trong họ khuyên bà con nên vào ngay cổng đồn lính Mỹ xin cầu cứu, trú ngụ qua đêm, đồn lính Mỹ có nhiều thực phẩm thuốc men, chỗ trọ sạch sẽ. Đám phụ nữ và các cô gái trẻ phản đối, lý do, “rất sợ lính Mỹ”. Vì sao mà sợ? Sợ bọn Mỹ hiếp dâm? Ai nói vậy? Người Bên Kia nói. Nói, một trăm phần trăm lính Mỹ là bọn hiếp dâm đàn bà gái trẻ, là luôn đốt nhà, giết trẻ em.

NGƯỜI LÍNH MỸ ĐÃ CÓ MẶT–Kỳ 1: Điểm Lửa Đầu Tiên

28.01.2021
8527722779_cf25ef401d_h_thumb.jpg

Pence và Fort, hai sĩ quan cấp úy quân đội Mỹ, đến Việt Nam trong nhiệm vụ một người lính viễn chinh, tham dự trực tiếp vào cuộc nội chiến Bắc-Nam.

Trước khi lên đường, họ được học tạm đầy đủ về lịch sử, địa lý, chiến sự, tình hình chính trị, tương tác xã hội, tâm lý quần chúng nơi sẽ tới.

thuở mơ làm văn sĩ

23.10.2020

Hòa kéo tôi ngồi xuống bóng mát của một cây bàng rồi nói :

– Mình phải đổi phương pháp làm việc. Chứ giữa tớ và cậu, chẳng ai chịu ai. Viết hộc máu mồm suốt đêm, rút cục là bài đứa nào cũng bị sổ toẹt !

Tôi cãi:

– Cậu “sổ toẹt” tớ vô lý. Tớ thề với cậu là khi viết tớ không nhớ đến truyện Anh Phải Sống của Khái Hưng một tí nào.

Hòa cười:

– Cậu thề với tớ thì được, nhưng làm sao cậu thề được với trăm ngàn độc giả nếu như tác phẩm của cậu được in ra.

Chuyện Bé Phượng – Chương 20-21

16.10.2020

Phượng níu tay nó lại, sợ hãi: “Đừng, đừng. Ăn mày xấu hổ lắm.”

Con Cúc nhè ngay lưỡi vào sát mũi nó rồi nói:

– Xấu cái cục…c…Bộ mày tưởng trên thế gian này có một mình tao ăn mày thôi chắc.

– Nhưng từ thuở bé đến giờ tao chưa quen một đứa nào đi ăn mày cả.

– Thôi đi cô! Thế bọn mồ côi nhà các cô không phải đi xin người ta thì dễ cơm nó ở trên giời rơi xuống đó chắc.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)