C V R O Y B BL Y BL BG G YG M – tranh Alex Jackson– sơn dầu trên bố, 84 x 84 inches
Hội hoạ của Alex Jackson chỉ ra một thế giới nơi lớp màng mỏng giữa thân thể và bức tường bao bọc có thể thẩm thấu lẫn nhau, nơi ánh sáng có thể rất nặng, và con người ăn những cái bóng của chính họ. Cũng là nơi giao thoa của những kẻ bàng quan hờ hững và những người chứng kiến nhưng không thể làm gì vì đã bị chôn sống trong lớp đá lát tường. Dùng kỹ thuật chuyển màu vào không gian hình học, hoạ sĩ muốn gợi một cách suy tưởng mới bằng cách phân mảnh thế giới qua màu sắc, hình khối và đường nét. Đối tượng trong tranh Jackson thường là người đàn ông da đen xuyên qua thời gian và lịch sử- có lúc bị cắt lìa, vỡ vụn- nhưng trong những hoàn cảnh tù túng họ vẫn có thể nương theo, thẩm thấu, xuyên qua những giới hạn. Họ tạo ra những không gian mới và bình thường hoá sự có mặt của màu da đen trong dòng hôị hoạ đương đại.
(xem thêm https://canvas.saatchiart.com/art/one-to-watch/alex-jackson)
Trong tuần:
Tự Lực Văn Đoàn Văn Học và Cách Mạng (23): Khái Hưng Xây Dựng Truyện Ngắn Hiện Đại- nghiên cứu/ biên khảo của Thuỵ Khuê
”Cung Tích Biền: Oan Khiên, Vẫn Không Lỗi hẹn Với Chữ, Nghĩa”- nhận định của Du Tử Lê
”Thiên Đường Cũng Tan Theo”- truyện ngắn của Hoàng Chính
”Đã Có Một Tường Trình Khác về Thế Giới”- ghi chép của Nguyễn Thanh Hiện
”Chuyện Cái Áo Tơi”- tạp văn của Đặng Phú Phong
Dịch thuật: Yoko Ono/ Trần Thị NgH. chuyển ngữ
Alex Jackson
Cao Học Mỹ Thuật (MFA) tại Yale năm 2017
Nhưng chữ áo tơi vẫn chưa chịu chết hẳn! Nó đã ẩn náu vào tục ngữ từ thời còn thịnh hành và còn sống được đến bây giờ chính là nhờ cái thế mạnh của ngôn ngữ. Đấy là câu nói “nghèo rớt mồng tơi” đó các bạn ạ. Vậy “mồng tơi” là cái gì nhỉ? Có phải là cây rau mồng tơi xanh mướt, xanh dờn dùng để nấu canh với tôm khô ngọt lịm không? Thưa không.
Khái Hưng luôn luôn thay đổi bối cảnh và cách viết, nhưng ông thường chỉ nhắm vào một đối tượng duy nhất như một vật, một dáng điệu, một thói quen, một âm thanh… rồi chiếu vào thực thể ấy bằng sự thôi miên xuyên suốt, cho tới khi nào nó “thua”, nó phải hạ màn. Đó là kỹ thuật truyện ngắn của Khái Hưng.
Hãy lắng nghe tiếng chuông ngân trong một giờ
ém âm thanh cho nhỏ lại
để nó chỉ ngân nga trong đầu
ém cho nhỏ hơn nữa
để nó chỉ âm vang trong mơ
ta vẫn ngồi giữa con hẻm văn chương nơi nghe thấy tiếng đục đá núi Voi Nằm, bọn ăn cắp tài nguyên tổ quốc đó, và nghe thấy bọn ngông cuồng của thế kỷ đang trích dẫn Heraclitus, trích dẫn Plato, Aristos, và trích dẫn cả học trò Hegel
Họ đứng từ chiều đến tối. Cho đến khi thế giới huyền ảo họ vẽ ra quyện vào nhau như những sợi khói đầu cây nhang trên bàn thờ Phật đóng trên vách tường phòng khách. Thế giới ấy trôi bồng bềnh trong căn phòng đặm mùi khói nhang rồi nhẹ nhàng luồn qua khung cửa sổ, lướt thướt kéo lê trên sân cỏ cắt không đều trước nhà.
Bài này mục đích nêu lên cái công của Tự Lực Văn Đoàn trong việc giới thiệu và phổ biến thơ mới. Nhưng đồng thời cũng muốn nói rằng Tự Lực Văn Đoàn sẽ phải gánh chịu cái “tội” của mình. Ở đây là tội vô tình đối với [Hàn Mặc Tử]–một tài năng lớn của thi ca, ….
Là một câu thơ hay. “36 bài tụng ca nhục cảm” xuất hiện bất ngờ, không có một chỉ dấu nào trước đó cả, là một thành công mới, khác thường, của Nguyễn Viện, sau và bên cạnh những bài thơ sáng láng ý thức công dân của anh, tiếng nói chân thật và dũng mãnh trong một xã hội mê muội, chứa sự đề kháng đối với cái xấu xa tàn hủy.
Năm 2011, nhân kỉ niệm 10 năm ngày Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn qua đời, tôi có thực hiện phỏng vấn với nhiều người để tìm hiểu nhận định và cảm nhận của họ về …
tôi phải nghĩ ông ấy là một thi nhân mới có thể nói ra những lời như vậy, nhưng không phải, người đàn ông chỉ đường cho tôi tới quảng trường cổ tích rồi rẽ vào chỗ người ta đương dệt lụa, lời một người dệt lụa mà hào hoa đến vậy sao,
quán tưởng hình thù loài người và giọng nói xanh xao niềm thương khó cùng phi thường hoang tưởng hòa tan
ý niệm những bước chân mộng du chạm cửa thiên đường
hai tay với không biết bấu víu vào đâu
ngỡ ngàng chăng bồng bềnh thượng đế!
Huyết Âm là chữ của Nguyễn Lương Vỵ hay dùng trong thi ca của ông, như muốn nói rằng, máu có âm thanh, máu vang lên âm điệu, máu có âm nhạc. Hoặc có thể …
Phải bỏ đất, không phòng thủ tỉnh lỵ Sơn La mà lùi thật xa, chiêu dụ Võ Nguyên Giáp vào thật sâu trên một trận địa thiết lập sẵn, rồi dùng phi pháo hủy diệt. Con nhím Nà Sản ra đời từ suy nghĩ quân sự này.
Câu “Ông Tardieu khi dạy chúng tôi, không muốn chúng tôi mô phỏng hội họa Tây phương, mà phải giữ vững truyền thống của mình, rồi từ truyền thống ấy, tạo ra một cái gì khác,”chứng tỏ sự sáng suốt của Tardieu. Người Anh khi lập trường Mỹ thuật ở Ấn Độ, đã không nghĩ đến việc này: họ bỏ qua lịch sử mấy nghìn năm hội họa cổ Ấn Độ, chỉ cho học trò học hội họa Tây phương.
Công dụng của gương soi là gì? “Nó phản chiếu”. Giống như tâm hồn của con người vậy; nhưng những cái gương bình thường tuân theo quy luật vật lý đơn giản và bất biến; chúng soi chiếu cái thực tại mà một đầu óc bị ám ảnh và có định kiến sẽ soi chiếu giống như thế, làm như chỉ có một thực tại duy nhất! Những tấm gương bí mật của Timoteo linh động hơn nhiều.
Nàng chổng mông lên
những thế giới đã lụi tàn bỗng thức dậy
và trong cơn hoảng loạn, cả thần linh cũng bưng mặt khóc
nỗi xa rời mặt đất
“Muối của rừng” là một trong những truyện ngắn đặc sắc nhất của Nguyễn Huy Thiệp. Truyện Nguyễn Huy Thiệp có hai khuynh hướng, khuynh hướng phê phán xã hội, nổi tiếng với những truyện …
ANDRIANA PANTOJA sinh năm 1965 tại Puerto Rico. Bà là kịch tác gia, đạo diễn, nhà sản xuất kiêm diễn viên, từng theo học về sân khấu, âm nhạc, văn chương Anh tại Đại Học Puerto Rico. Năm 1989, lúc còn là sinh viên ở đại học này, bà đã trình làng vở kịch đầu tiên…
Trường Mỹ thuật Đông dương, không những đã đào tạo ra các họa sĩ, điêu khắc và kiến trúc sư đầu tiên ở nước ta, mà còn giúp những nghệ sĩ này thể hiện quan niệm đưa mỹ thuật vào đời sống, nhất là những người cộng tác với Tự Lực Văn Đoàn, qua hai chương trình: thay đổi y phục phụ nữ và vẽ kiểu nhà Ánh sáng cho dân quê.
Chúng tôi kêu gọi những đối thoại cởi mở giữa những thế hệ người viết, các nhà giáo dục, phụ huynh, học sinh, sinh viên, hầu trao đổi kiến thức, quan điểm, và trải nghiệm—cũng là cách tạo cảm thông và giảm đi những tị hiềm, đau thương.
Một nữ phóng viên trẻ tuổi của CNN nghe nói có một ông Do Thái già thật già không biết từ hồi nào đều đặn hai lần mỗi ngày đến cầu nguyện bên Bức Tường Than Khóc ở Jerusalem, Israel.
Mấy hôm nay tôi bắt đầu nghi ngại nó.
Nó là Lu, con chó tôi đã “cứu vớt” và nuôi dưỡng mấy năm.
Ít ai biết bà là người đề ra các chương trình công lộ đem việc làm tới cho giới công nhân; ấn định mức lương tối thiểu; lập nên chương trình an sinh xã hội để bảo vệ người già cả mà nhiều người trong chúng ta hiện đang hưởng; và chấm dứt việc lợi dụng sức lao động của trẻ em.
Không biết từ bao giờ trên các trang mạng tiếng Việt xuất hiện rất nhiều hai chữ “top” và “PS”. Người viết bài này sống ở Mỹ, đôi khi nói chuyện hoặc gõ bàn phím …
Khoảng giữa thập niên 1990, giới viết lách ở Việt Nam rất thích dùng chữ “rất ấn tượng”, có lẽ vì nghe nó… tây tây và sang sang! Thấy cái gì có vẻ mới lạ …
Suốt thời gian vẽ hý họa tranh đấu, từ 1936 trở đi, Nguyễn Gia Trí đã dùng Lý Toét như một phương tiện lợi hại chống Pháp …. Lịch sử Lý Toét gắn liền với cuộc cách mạng chữ, cách mạng tranh, và cách mạng súng, của Nhất Linh, Khái Hưng, Nguyễn Gia Trí, Hoàng Đạo, và cái chết quá sớm của Thạch Lam.
Thơ đuổi theo cái đẹp của tình yêu, nhưng không lạc đường. Trần Mộng Tú không đi sâu quá vào cánh rừng đen tối bí ẩn của con người, nhưng chị tới đó, đứng lâu ở bìa rừng, lắng nghe tiếng động từ vô thức, dùng hết khả năng của ngôn ngữ để hiểu biết, kể lại, nhớ lại, để giải thích trước hết cho mình về một thế giới đau khổ, cuộc phân tranh phi lý, một dân tộc bạo động và đáng yêu, không ngớt làm chị ngạc nhiên, đau xót.
Cũng có thể tôi tìm hình tác giả. Có một lần tôi mua cuốn sách chỉ vì đôi mắt đẹp của người viết. Chỉ một lần ấy thôi. Mua về, tôi đọc được mỗi một chương đầu rồi vùi lên kệ sách. Cuốn sách trở thành nàng cung nữ bị thất sủng, an phận ở hậu cung. Tuy vậy tôi vẫn thích tấm hình của tác giả, và tôi cứ tiếc phải như biết vẽ, mình sẽ vẽ đôi mắt ấy.
tác phẩm của Nguyễn Thị Hoàng có thể chia làm hai khuynh hướng: hiện thực hiện sinh (Vòng tay học trò, Vào nơi gió cát, Cuộc tình trong ngục thất…) và hiện thực huyền ảo (Mê lộ, Dấu chân bãi cát, Tan theo sương mù, Ngày qua bóng tối, Trời xanh trên mái cao…), nhưng phải nói ngay đó là khuynh hướng tự nhiên vì không có gì chứng minh Nguyễn Thị Hoàng, thời đó, đã tiếp xúc hay chịu ảnh hưởng trực tiếp của những dòng văn học này.
Bình Luận mới