Bài thuộc thể loại: Bàn Tròn: Văn Học Nghệ Thuật
theo dấu nhân vật

Cái mà người đọc tìm kiếm không phải là một “nghĩa tố” (semes) hay một thực thể vật lý, mà là một khái niệm, một nhân cách hay một cuộc đời với bao nhiêu bất trắc và phiền trược …. Có thể một số nhân vật tiểu thuyết đã “thống trị” cuộc đời riêng của mỗi người chúng ta một cách vô thức.
Đối thoại với Trịnh Y Thư: Văn chương Nghệ thuật & Những điều khác

– Đặng Thơ Thơ và Đinh Từ Bích Thuý thực hiện
Đặng Thơ Thơ & Trịnh Y Thư-
Café Centro Storico, Old Town Tustin, California, 11/13/2021.
Chúng tôi thỉnh thoảng gặp nhau trong những buổi ra mắt sách, …
Hoàng Đạo như một Ẩn Số

tôi cảm ơn Ban Tổ Chức đã tạo cơ hội để tôi tham dự vào hội thảo với tư cách đại diện cho thế hệ thứ ba của hậu dụê Nguyễn Tường. Tôi cũng cám ơn mẹ tôi là Nguyễn Minh Thu, người con gái lớn của Hoàng Đạo, vì đáng lẽ mẹ tôi phải ngồi ở đây mới phải, để nói về ông ngoại tôi. Mẹ tôi là người hiểu biết nhiều nhất về con người Hoàng Đạo. Những kiến thức đầu tiên mà tôi có về ông ngoại là do mẹ tôi kể lại,
Tọa đàm GAI SẮC TRONG TRUYỆN TRẦN VŨ tại Trung tâm Văn hóa Pháp, Hà Nội ngày 6/8/2019

Thành phần các diễn giả:
• Mai Anh Tuấn, sinh năm 1983 tại Quảng Bình.
Tiến sĩ, giảng viên Khoa Lý luận – Sáng tác – Phê bình, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Một nhà …
Y THƯ VÀ THƠ VĂN

HĐN: Điều trước tiên, tôi xem là quan trọng, cần đón nghe anh thổ lộ: Vào thế kỷ trước anh là một sinh viên đi du học, biến cố 1975 xẩy ra, có thể ví von “qua cầu rút ván”. Tâm trạng của anh lúc đó ra sao? Một người con đi xa có mong được trở về quê mẹ đang biền biệt khuất vào bóng tối đau thương?
TYT: Tuổi thơ tôi không có nhiều ngày vui, lẽ đương nhiên, bởi thế hệ tôi lớn lên trong lửa đạn chiến tranh trên quê hương. Nhưng tôi may mắn nhờ sự hy sinh vô bờ bến của cha mẹ nên không đến nỗi bất hạnh. Khi biến cố 30/4/1975 xảy ra, tôi vẫn đang ngồi ghế lớp học tại một ngôi trường đại học xa tít mù
Quyển sách trên hoang đảo – 3

Tổng kết:
20 người viết tuy chưa là nhiều nhưng cũng cho một đúc kết ngắn: 9 truyện dài, 2 quyển kinh, 1 tập truyện ngắn, 1 thi tập, 1 truyền thuyết cổ tích, 1 nghiên cứu, 1 nhật ký, 1 từ điển, với 1 không đem gì hết và 2 có thể sẽ mang nhưng không tiết lộ bí mật. Hầu hết là sách xưa, trừ sách của Jiddu Krishnamurti (1993), Milan Kundera (1988), và công trình biên soạn của BS. Nguyễn Hy Vọng (từ 1981-2012). Nếu Nguyễn Thị Hoàng và Hồ Xuân Hương là hai nữ tác giả Việt duy nhất, thì còn lại là sách ngoại quốc. Giống thăm dò dành cho 100 nhà văn Pháp, tiểu thuyết vẫn là thể loại ngự trị.
Quyển sách trên hoang đảo – 2

Trần Vũ phỏng vấn Vũ Thị Thanh Mai, Lê Thị Thấm Vân, Đặng Thơ Thơ, Thận Nhiên, Trịnh Cung, Bùi Vĩ nh Phúc:
Nếu bị lưu đày ra hoang đảo, và chỉ được đem theo một quyển sách duy nhất, không cho phép đem sách của chính mình và bất kỳ thể loại, ngôn ngữ, kẻ đi đày sẽ đem theo quyển sách nào? Vì sao?
Quyển sách trên hoang đảo – 1

Đến lúc chúng ta cũng cần một “lối đi riêng, vào tủ sách thân mật kín đáo của các nhà văn.”
Nếu bị lưu đày ra hoang đảo, và chỉ được đem theo một quyển sách duy nhất, không cho phép đem sách của chính mình và bất kỳ thể loại, ngôn ngữ, kẻ đi đày sẽ đem theo quyển sách nào? Vì sao?
Trả lời của Đỗ Hoàng Diệu, Ý Nhi, Ban Mai, Phạm Thị Hoài, Đỗ Hoàng Diệu, Ngô Nguyên Dũng, Trương Vũ, Hoàng Hưng, Trịnh Y Thư
Bàn tròn Thi ca với Chân Phương và Ngu Yên: Những điều vô hình-3

Nhận Định Chung: Thơ Tân Hình Thức Việt (TTHTV) chưa hội đủ điều kiện để gọi là phong trào vì thiếu số lượng nhà thơ tham gia và không có khả năng ảnh hưởng dòng thơ Việt, trong và ngoài nước. Chỉ là một nhóm nhỏ do nhà thơ Khế Iêm quy tụ. Bắt đầu từ cuộc phiêu lưu không phương hướng. Thâu lượm nhiều ưu điểm thi ca của các phong trào khác nhau, chế biến theo công thức tuyển chọn và ráp nối, ghi vào một nhãn hiệu chung. Rồi 16 năm sau, dừng chân lại một ốc đảo trên mạng, tuyên ngôn vương quốc đã thành lập với tham vọng trở thành một phong trào thế giới
Bàn tròn Thi ca với Chân Phương và Ngu Yên: Những điều vô hình-2

tất cả ngòi bút ở Mỹ đều chất vấn một cách hữu hiệu khái niệm của một di sản chung và các ranh giới cố định… Ðất nước mà họ khám phá và mô tả trong tác phẩm không mang những nét viền bất biến như xưa của một Ðịa Ðàng Hoa Kỳ. Ðó là một nơi chốn với những ranh giới lưu động, chỗ gặp gỡ của những lịch sử văn hóa kình chống, dẫm lấn, và rốt cuộc lại phụ thuộc lẫn nhau…
Bàn tròn Thi ca với Chân Phương và Ngu Yên: Những điều vô hình — 1

Trần Vũ: Trước hết, các anh có đồng ý với nhận định của Léopold Peeters là thi ca đã suy tàn, là chúng ta đã đến chặng cuối của bộ môn này? Không duy nhất Peeters, nhiều tác gia khác như Giorgio Agamben và Daniel Heller-Roazen trong Studies in Poetics cũng cho in The End of the Poem.
Về bài thơ Mong Mỏi của Nguyễn Đạt
Mong Mỏi có lẽ là một trong số rất ít những bài thơ với tư tưởng siêu hình được coi là thành công từ trước đến nay. Tính chất triết lý khô khan không dễ diễn đạt của đề tài luôn là một thách thức đối với người làm thơ khiến cho nhiều người e ngại đụng chạm đến nó.
Những nhà văn đích thực đếm được trên đầu ngón của một bàn tay

Tôi vẫn lạc quan với bộ môn tiểu thuyết, nhưng bi quan về thời đại phi văn chương chúng ta đang sống. Tệ hại nhất là blog: những kẻ lên blog không những không đọc sách nữa mà họ cũng không còn sinh sống thật sự. Phải cấm blog!
Như Chiếc Rìu Đập Vỡ Mặt Băng ( Tựa cho tuyển tập Bốn Mươi Năm Thơ Việt Hải Ngoại )

Quê hương như là một ngôn ngữ, cho dù là một ngôn ngữ bao hàm trong mình những chấn thương mà lịch sử, thời đại và sự bất dung của định mệnh đã ghi hằn trong tiếng nói nó, đã được tìm lại. Nó được tìm thấy lại như thời gian. Như một thứ thời gian của văn chương. Le Temps Retrouvé. Như thời gian tìm thấy lại của Proust.
Nhưng ở đây, cái thời gian tìm lại được của kẻ xa xứ là một thứ thời gian thấm đẫm khổ đau.
Đọc, giữa những ảnh xạ của phê bình (phần 2)

Với sức đọc, sức viết, và sự cảm thụ văn học của mình, Bùi Công Thuấn, tôi nghĩ, sẽ còn là một cây viết đóng góp vào sự tự ý thức của văn học trong nước. Và sự tiếp nhận nơi người đọc đối với đóng góp của bất cứ một người cầm bút nào cũng vẫn tùy thuộc vào chữ viết của người ấy,
Đọc, giữa những ảnh xạ của phê bình (phần 1)

[C]hính tác giả, nơi cuối bài viết của mình, có lẽ cũng đã nhận ra là, hoặc ít nhất là đã có cảm thức là, ở một mức độ nào đó, trong những chiều hướng nào đó, bài viết của mình đã không trình bày được đề tài một cách cân bằng và thích đáng, nên sợ là nó sẽ “gây ngộ nhận và bị quăng gạch đá” ….
Nói chuyện với Tru Sa về Ảo Giác Mù

Viết, với tôi không bao giờ là tiến thân, không bao giờ vì kim tiền, không bao giờ để có ghế trong hội nhà văn. Viết, đấy là con đường tranh đấu duy nhất và hiệu quả nhất để tránh sự hóa thân thành đà điểu rúc cát. “Đừng Sợ hãi” – nhà văn Võ Thị Hảo đã trao tôi chữ này và đấy cũng là nguyên lý viết của tôi, giết cái sợ.
Nói Chuyện Với Nhà Văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc về Gió Mỗi Ngày Một Chiều Thổi

…một giọt nước tràn ly cuối cùng đã xảy ra, Tổng Biên Tập duyệt lại lần cuối, và tìm ra một cái lỗ hổng lớn mà cô BTV cấp dưới đã không nhận ra: họ yêu cầu tôi không được gọi cuộc chiến Nam Bắc VN là huynh đệ tương tàn! Bây giờ thì tôi biết họ né cái gì rồi. Dẫu sao, vẫn phục lăn cách đọc tinh vi, chi ly cực kỳ của các BTV có huấn luyện bài bản, có kinh nghiệm văn chương lẫn lột mặt nạ những tên biệt kích văn nghệ (là tôi chăng, hở trời!?)
Đặng Thơ Thơ, không có biên độ giũa thực và hư
lịch sử nhìn từ âm bản là một thách thức với lịch sử trên bề nổi hay lịch sử dương tính (…) âm bản của một tấm phim là một hiện thực dưới dạng chưa khai triển, nó chưa hình thành nhưng sẽ, nó còn là một tiến trình phía trước, của tương lai, của những thế hệ di dân ngoài nước. Nó còn giữ trong chính nó nhiều bí ẩn của phòng tối. Nó chống lại việc đóng hồ sơ, việc khóa sổ một lịch sử riêng chung
những khả thể của selfie- từ chủ đề selfie trên Da Màu

Người chụp, trong khi tự “reflect” về mình, đã chọn ra hình ảnh gần gũi nhất với cách họ nhìn họ. Selfie nói lên khái niệm tự chủ, trong đó chủ thể selfie (người chụp) xây dựng và chứng kiến một thứ “reality show” của chính họ. Trong bài tổng kết này, tôi muốn khảo sát selfie như một thể loại nghệ thuật
BẠN CÓ THỂ NÓI GÌ KHI MỘT NHÀ THƠ MỸ XIN LỖI
Một ngày cuối tháng 10, năm 2015, tình cờ sau khi đọc bài của nhà văn Phùng Nguyễn trên Facebook về chiến tranh Việt Nam, tôi gặp một nhà thơ Mỹ. Đó là nhà thơ nổi tiếng, thuộc lớp khá trẻ, thế hệ Rita Dove, Mark Doty, Carolyn Forché, Kay Ryan, Li- Young Lee, tôi ngưỡng mộ đã lâu
Thơ ca: trí tưởng tượng & mộng mơ
Chúng ta, đã cùng các thi nhân trãi qua một cuộc du hành của nội tâm với quá nhiều cung bậc và đa hình vạn biến, không gò ép theo một quy luật hay mô hình nào nhất định. Và chúng ta nhấm nháp nhiều thứ rượu được chưng cất theo từng cách kiểu, cá tính và phẩm cách riêng biệt khác nhau, liều lượng cũng như nồng độ, sắc mầu biến hiện khôn lường…
Giới Thiệu tác giả Wolfgang Borchert

Borchert bị đưa ra toà án binh Nümberg với tội danh “Tự huỷ hoại thân thể” cùng mức án tử hình. Borchert được toà án tha bổng nhưng sau đó lại bị truy tố về tội chỉ trích chống đối chính quyền bằng nhiều hình thức
Xin Rút Tên Ra Khỏi Văn Đoàn Độc Lập
Và như vậy đó, chúng ta ngậm ngùi dõi theo hình bóng yêu kiều của nữ sĩ Dạ Ngân, như cánh cô phàm, mất hút vào cuối chân mây trong lần chia tay rất đẳng cấp và đầm đìa nước mắt.
Thơ ca: tấm gương của ngôn ngữ

Thơ Ca, trước khi hiện hữu cho chúng ta ngày nay, đã là … một loại kinh lễ, một cuốn bách khoa …. Vào thời trung cổ, Thơ Ca là thứ nhật báo tương ứng với báo chí của chúng ta ngày nay (cũng có những bài xã luận, mục cáo tố tương tự mục lượm lặt hàng ngày; anh hùng ca tương đương với các tiểu thuyết đăng thường kỳ ….) Rất chậm chạp, có thể là đến sau thế kỷ XVI, người ta mới ý thức [và] … ưu ái với cái gọi là “Thơ Ca.”
ĐI VÀO CÕI TẠO HÌNH MỘT ĐINH CƯỜNG ĐỐN NGỘ

Bày tỏ về nghệ thuật hội hoạ, Đinh Cường cho biết: “Tôi đã vẽ trong mọi hoàn cảnh, nơi chốn. Không biết để làm gì. Có lúc gần như tuyệt vọng, đôi khi thấy mình được cứu rỗi. Và tôi lại tiếp tục vẽ, tiếp tục suy nghiệm”.
HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG: ĐÙA THÔI NHÉ, THIÊN ĐƯỜNG MỘNG ẢO

Sau khi cân nhắc kỹ, chúng tôi cho rằng việc phổ biến, sau bảy năm, là trách nhiệm của người thực hiện đối với nhà văn và độc giả. Đây cũng là một trong những bài phỏng vấn cuối cùng của loạt bài Thơ Đến Từ Đâu.
NHẬT TIẾN THỀM HOANG VẪN MỘT TRÁNG SINH LÊN ĐƯỜNG

Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng – chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến – Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường.
Bình Luận mới