Trang chính » Tác giả

Bài đã đăng của Trần Hữu Thục

Trần Hữu Thục

Sinh năm 1945, Huế. Tên thật Trần Hữu Thục, bút hiệu Trần Doãn Nho và Thế Quân. Học ở Huế và Sài Gòn. Tốt nghiệp đại học, ngành Triết.

Trước 1975, viết văn viết báo, đi lính, dạy học. Cộng tác với các tạp chí văn học Văn, Vấn Đề, Khởi Hành, Bách Khoa, Tân Văn, Đối Diện.

Sau tháng 4/1975, ở tù cho đến năm 1981. Năm 1993, định cư tại Hoa Kỳ. Hiện cùng gia đình sinh sống tại Worcester, bang Massachusetts, làm việc cho Sở Giáo Dục Thành Phố. Bắt đầu viết lại và cộng tác với nhiều tạp chí văn học và website hải ngoại như Văn Học, Văn, Hợp Lưu, Việt, Thế Kỷ 21, Phố Văn, Gió Văn, Talawas, Gió O.

Các tác phẩm đã xuất bản:

  • Vết xước đầu đời (tập truyện ngắn)
  • Căn phòng thao thức (tập truyện ngắn)
  • Viết và Đọc (tiểu luận văn học)
  • Loanh quanh những nẻo đường (ký và tùy bút)
  • Dặm trường (truyện dài)
  • Tác giả tác phẩm và sự kiện (tiểu luận văn học)
  • Từ ảo đến thực (tạp bút)

Vài cảm nghĩ về 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương của Bùi Vĩnh Phúc

17.04.2024
h2

 
Tác phẩm mới của nhà nghiên cứu và phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc, 9 Khuôn Mặt, 9 Phong Khí Văn Chương, 440 trang, đẹp trang nhã, gồm hơn 20 bài viết, tất …

Ai: từ biến số đến hằng số

11.04.2024

 
 
 
Đặng Thơ Thơ ghi rõ: Ai là tiểu thuyết. Tiểu thuyết nghĩa là câu chuyện nhỏ, theo nghĩa Hán Việt. Nhưng tiểu thuyết là truyện dài (novel), cũng là hư cấu (fiction). Ai bao gồm …

thích tuệ sỹ, khuôn mặt tiêu biểu của văn hóa việt nam

12.10.2023
Tuệ Sỹ

Thầy sống, vui chơi, học đạo và làm việc một cách bình thường, đơn giản, không màu mè, khách sáo. Vẫn bộ nâu sồng. Vẫn thân hình mảnh dẻ. Vẫn ánh mắt tươi vui. Vẫn nụ cười dung dị, bình thản. Như độ nào. Một nhà tu. Một nhà trí thức. Một nghệ sĩ. Một người bạn. Một con người.

Đi trong rừng chữ Nguyễn Viện

20.04.2023
chn-dung-nguyn-vin_thumb29_thumb.jpg

Nguyễn Viện tỉ mỉ diễn tả những “điều bất khả” y như người ta diễn tả những sự vật có thật. Anh khai thác … những đặc tính cấu trúc giữa chữ và nghĩa …. Đọc [văn Nguyễn Viện], ta có cảm tưởng như xem một bầy chữ và các khái niệm liên hệ của chúng tung hứng, nhảy múa, lộn nhào trong một cái bể chân không. Chúng không có nghĩa đã rồi, mà cũng không hẳn là vô nghĩa.

Annie Ernaux: viết cái sống, sống cái viết

5.12.2022
clip_image002_thumb.png

Annie Ernaux, Nobel Văn Chương 2022!

Với vinh dự này, Ernaux trở thành nhà văn nữ đầu tiên trong số 16 nhà văn Pháp, và là nhà văn nữ thứ 17 trên toàn thế giới, đoạt giải thưởng này. Nhận định về sự nghiệp văn chương của Ernaux, Ban Giám Khảo Hàn Lâm Viện Thụy Điển cho rằng nhờ “sự nhạy bén trực tiếp”…

Donald Trump, kẻ lạ mặt

20.07.2022
THT-TrumpKeLaMat-03_thumb.jpg

Độc đáo, khác thường, Trump xuất hiện đột ngột, làm xáo trộn cái không khí tranh cử vốn thường nghiêm túc và lịch sự trên chính trường Mỹ. Là một người của công chúng, Trump vi phạm hầu như tất cả những chuẩn mực thông thường của bất cứ một cá nhân nào khi giao tiếp với đám đông.

“Nội chiến” ngôn ngữ: tiếng Ukraine hay tiếng Nga?

18.03.2022
face-paint-ukraine-and-russian-flags.jpg

Quả thật là có một cuộc “nội chiến” ngôn ngữ giữa tiếng Ukraine và tiếng Nga. Nhưng đó sẽ không phải là cuộc chiến đấu một còn một mất mà là một tiến trình tất yếu tìm kiếm và khẳng định bản sắc của Ukraine trong chiều dài lịch sử của nó. Ukraine sẽ tồn tại như một quốc gia độc lập với ngôn ngữ riêng biệt của nó, bất chấp mọi ý đồ của Nga …

theo dấu nhân vật

28.01.2022
After-the-Prologue-Ralph-Ellisons-The-Invisible-Man-1946-by-Jeff-Wall_thumb.jpg

Cái mà người đọc tìm kiếm không phải là một “nghĩa tố” (semes) hay một thực thể vật lý, mà là một khái niệm, một nhân cách hay một cuộc đời với bao nhiêu bất trắc và phiền trược …. Có thể một số nhân vật tiểu thuyết đã “thống trị” cuộc đời riêng của mỗi người chúng ta một cách vô thức.

Canh Tý-2020: từ đại dịch đến chuyện bầu cử

12.02.2021
coronavirus-lingo-image.jpg

Những gì Trump để lại sau bốn năm cầm quyền, dù tiêu cực hay tích cực, sẽ để lại những dấu ấn sâu đậm trong chính trường Hoa Kỳ và thế giới. Gạt qua những xúc cảm nhất thời của chuyện bênh chuyện chống, chuyện được chuyện thua, điều làm tôi thích thú nhất là rốt cuộc, sau nhữnh tranh cãi, kiện cáo lôi thôi, Hoa Kỳ đã có một cuộc chuyển quyền êm thắm. Như đã từng.

Đảng tranh ở Hoa Kỳ thời đại dịch

24.07.2020
Donkey-and-elephant-tug-of-war_thumb.jpg

Ác mộng chỉ xảy ra khi một đảng mạnh quá, tiêu diệt đảng kia, và chấm dứt chế độ lưỡng đảng! Ác mộng cũng chỉ xảy ra khi một ông tổng thống nào đó bỗng nhiên chuyên quyền và được tung hô là người duy nhất, là vị “cứu tinh” của dân tộc không ai thay thế được. Hiến pháp và các định chế Mỹ hoàn toàn không cho phép những hiện tượng bất thường như thế xảy ra.

đi tìm vài góc khuất trong văn chương trần thị ngh- phần 2: NGƯỜI TA KHÔNG SINH RA NHƯ LÀ, MÀ TRỞ NÊN, ĐÀN BÀ–HỘI CHỨNG NHÂN SINH & ÁC TÍNH

19.07.2019

Như đã nói ngay từ đầu, đọc NgH là đọc văn hơn là đọc truyện hay đọc chuyện. Người không thích, đọc, chỉ thấy NgH viết nhăng viết cuội. Người thích, mới đọc, không rõ mình thích cái gì. Đọc rồi, thấm, bỗng tìm thấy ở cái văn phong này một hiệu ứng rất lạ: tất cả mọi thứ quan hệ tình cảm nhân sinh (tình yêu, tình bạn, tình gia đình, tình thầy trò…), quan hệ xã hội (tôn giáo, chính trị, văn nghệ, nghề nghiệp…), và cuối cùng, quan hệ với chính bản thân mình, từ lâu nay vốn mang một khuôn mặt êm ái, trơn tru, thân thiện, tình cảm bây giờ bỗng trở nên lỏi chỏi, rạn nứt, trục trặc và có lúc mang vẻ giả trá, ngụy tạo một cách lạ lùng. Nhất là vì, không có tác giả nào mà cái “tôi” được phơi bày một cách rạch ròi, chi li và tiêu cực trong văn chương đến vậy bằng NgH. Tất cả các nhân vật “tôi” dường như đều tự khỏa thân, bóc mẻ và cào xước chính mình.

Đi tìm vài góc khuất trong văn chương Trần Thị NgH – Phần 1: Gỏi Chữ- Lăng Ba Vi Bộ

18.07.2019

Vài truyện sáng tác trong thời gian đầu (mà NgH gọi là thời kỳ quá độ, thí mạng cùi), còn tập trung hay xoay quanh một chủ điểm nào đó, nhưng càng về sau, trong các thời kỳ “biên độ”, “ế độ” và “cá độ”,[6] theo cách xếp đặt của NgH, truyện càng đa-tuyến, đa-đề-tài, tỏa ra, lan rộng. Nhiều đề tài pha trộn vào nhau. Chọn một đề tài nào đó đôi khi chỉ là cái cớ chỉ để nói về những đề tài khác. Kể một chuyện nhưng là cái cớ để kéo ra những chuyện khác. Có thể nói, đề tài không chi phối, mà lắm khi lại là hậu quả của (những) câu chuyện.

Thơ Tô Thùy Yên: chênh vênh siêu hình/hiện thực

24.05.2019
TTY-blue-by-inh-Cuong_thumb.jpg

Ðề tài thời gian có lẽ là đề tài lớn nhất và bao trùm nhất trong cõi thơ của ông, được triển khai rộng rãi trong nhiều bài thơ khác nhau. Bài thơ đầu tiên “Cánh đồng con ngựa chuyến tàu” là một diễn tả sống động về tính bất trắc của thời gian và sự bất lực của con người.

Nguyễn Xuân Thiệp: thơ như nỗi trăn trở nhân sinh

15.05.2019
NguyenXuanThiep-Dinh-Cuong-ve_thumb.jpg

Từ những võng, áo, tường, ngói, hiên, bờ mía, bếp lửa, ghế xích đu… cho đến những sói, vịt trời, quạ, cua, nhái, thỏ, cọp, dế, gà, ngựa …. Người và cây cỏ, sự vật tan vào nhau, quấn quýt nhau, soi chiếu nhau. Chúng vui, buồn theo số phận anh, là thành phần của hiện sinh anh.

chân phương những ngày câm nín

26.04.2017
PhuongSinh_thumb.jpg

Nghe đầy vẻ cuồng tín! Vâng. Nhưng là một thứ cuồng-tín-tiền-chế. Hay nói theo ngôn ngữ Chân Phương, thuần hóa. Y như phản ứng có điều kiện của con chó trong phòng thí nghiệm của Pavlov:
té ra / đã X / thì X nào cũng thế /
gõ một tiếng chuông / X sẽ đứng thẳng bằng hai chân sau

Vài nét đặc thù trong văn chương Phùng Nguyễn

23.09.2016
the-six-elements-rene-magritte-1928_thumb.jpg

Nếu nói bùa phép thì bùa phép ở đây chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ trở thành một hình thức ma thuật. Rốt cuộc, truyện không cho ta một chìa khóa để hiểu, chỉ cho thấy chuyển động của ngôn ngữ trong nỗ lực chế tạo một cái gì đó gọi là truyện. Chính ngôn ngữ tạo ra hiện thực (hay cái mà ta cho là hiện thực) chứ không phải là điều ngược lại.

Chữ/nghĩa trong tranh cử tổng thống Hoa Kỳ

16.07.2016
PresidentialManners_thumb.jpg

Thực ra, Hillary chẳng hề viết văn.

Còn Sanders thì chẳng muốn làm thơ. Thậm chí, ông quên luôn cả người làm thơ cho mình. Do một tình cờ trong khi đi lục tìm hồ sơ của Sanders tại Burlington tháng 6 năm 2015, một thông tín viên của tờ Guardian Anh, tìm thấy một bài thơ viết tay có tựa đề là Burlington Snow (Tuyết Burlington).Tác giả là một nhà thơ tên tuổi Hoa Kỳ, Allen Ginsberg

Như một phản diện: Donald Trump

26.10.2015
donald-trump-_thumb.jpg

Đối với một chính trị gia ở Hoa Kỳ, thì cách ăn nói phải đạo là thận trọng, tránh đưa ra những nhận xét có thể [bị] suy diễn như là phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, chống tuổi già, xúc phạm đến niềm tin tôn giáo, chống các nhóm quyền lực …. Có thể nói, phát ngôn cho phải đạo là cá tính thứ hai của các lãnh tụ chính trị chuyên nghiệp …. Donald Trump hoàn toàn khác.

Võ Phiến: tâm và cảnh

5.10.2015
clip_image002_thumb.jpg

Một chi tiết đời sống tự nó chỉ là chi tiết. Nhưng khi chi tiết này nối kết với các chi tiết khác để tạo thành “cảnh” [trong văn chương Võ Phiến] thì đồng thời chúng cũng tạo ra “tâm cảnh”. Tâm cảnh, hiểu như thế, là cách con người tiếp nhận hiện thực.

Khuôn mặt chiến tranh trong tác phẩm Y Uyên

9.02.2015
van_yuyen_thumb.jpg

Lúc bây giờ, cái chết nào cũng đột ngột, đột ngột như đóm lửa tàn thuốc chợt tắt ngúm khi vứt vào vũng nước trong bóng đêm. Vừa sáng lóe lên đó và hết. Bốn viên đạn, và Y-Uyên đã chết như thế.

Cuộc phiêu lưu của chữ

18.10.2013
RickLove-IanSwims_thumb.jpg

Trẻ con đã mang sẵn khả năng [ví von]: một đứa bé diễn tả một “cục pin” (flashlight battery) là một “túi ngủ cuộn lại và sẵn sàng đi đến nhà một người bạn” (a sleeping bag all rolled up and ready to go over to a friend’s house); một “lược chải tóc” (hairbrush) là một công viên đầy cỏ; baldness (sói đầu) = một cái đầu đi chân không (a barefoot head)…

Ẩn dụ: giữa ý niệm và ý nghĩa

26.06.2013
A9-h1_thumb.jpg

Từ Aritotle cho đến Ricoeur, dù đứng trên quan điểm thay thế hay tương tác, có thể nói ẩn dụ được nghiên cứu hoàn toàn dựa vào ngôn ngữ. Những khái niệm như chuyển nghĩa, dụ pháp, dụ ngữ, bất thích hợp ngữ nghĩa, đụng độ ngữ nghĩa…

Ẩn dụ ý niệm: ẩn dụ và thơ

22.05.2013
FlowerToMoon_thumb.jpg

Những nhà chủ trương ngữ học nhận thức thẳng thừng bài bác quan điểm cho rằng nguồn suối ‘thật sự” của ẩn dụ xuất phát từ trong văn chương và nghệ thuật. Theo họ, những thiên tài sáng tạo của giới nghệ sĩ không tạo ra hầu hết các ẩn dụ.

Ẩn dụ ý niệm: những ý niệm căn bản

26.04.2013
days-of-heaven_thumb.jpg

Ẩn dụ ý niệm là một quan điểm về ẩn dụ được George Lakoff, một nhà ngữ học Hoa Kỳ (1941-) và Mark Johnson (1949-), triết gia Hoa Kỳ, lần đầu tiên khảo sát trong tác phẩm Metaphors We Live By xuất bản vào năm 1980. Đây là quan điểm mới mẻ nhất về ẩn dụ trong ba thập niên qua…

Paul Ricoeur: chữ, câu, diễn ngôn và hiện thực

24.04.2013
Paul_Ricur_thumb.jpg

Ricoeur xem ẩn dụ … không phải là một cách bày hàng, trang trí, không phải là một trò chơi chữ nghĩa, mà là cách thể hiện ngôn ngữ vào đời sống. Ẩn dụ là vấn đề của diễn ngôn, luôn luôn dính líu đến người nói hay người viết và người nghe hay người đọc và … dính líu đến hiện thực.

Vấn đề “tương tự” trong ẩn dụ

2.04.2013
xy_thumb.jpg

Nietzche cho rằng mỗi một chữ trực tiếp trở thành ý niệm. Mỗi một ý niệm phát sinh, hình thành xuyên qua sự đặt ngang nhau những cái không hề giống nhau. Gọi hay đặt tên một vật lạ, đó là khả năng biến cái lạ thành quen.

Các hình thức ẩn dụ (phần 2)

25.09.2012
thinking-outside-the-bento-box_thumb.jpg

Truyện Kiều hay Cung Oán Ngâm Khúc chứa đựng rất nhiều ẩn dụ điển tích …. Gần đây nhất, những biến cố chính trị hay sự kiện xã hội cũng là những ẩn dụ điển tích …. Ví dụ: Với bộ máy kềm kẹp của nhà nước Cộng Sản, Arab Spring (hay cách mạng hoa lài) không dễ dàng diễn ra ở Trung Quốc.

Các hình thức ẩn dụ (phần 1)

24.09.2012
Kubale_JAS_2850_789x600_thumb.jpg

Theo Aristotle, “ẩn dụ” là quy cho sự vật nào đó một cái tên … thuộc về một sự vật khác; sự dịch chuyển có thể từ loại (species) đến giống (genus) (lấy giống thay loại), hoặc từ giống đến loại (lấy loại thay cho giống), hoặc là từ loại đến loại (lấy loại thay cho loại) ….

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)