Bài thuộc thể loại: Phỏng vấn
Một Ngôn Ngữ Thứ Hai, Lặng Im: Đối Thoại với Jon Fosse

Tuổi thiếu niên của tôi, tôi là một tên Mác-xít vô thần và ngu ngốc — đó là chuyện thông thường cho mọi trí thức trẻ tuổi, đầy tham vọng vào thời đó. Nhưng trong quá trình viết lách, có một điều mà tôi không thể hiểu được, đó là sự huyền bí: nó đến từ đâu? Nó không đến từ đây [chỉ vào tim của mình]. Không, nó đến từ bên ngoài tôi.
Phỏng vấn Yvan Marquant, giải nhất kỳ thi Piano Quốc tế 2023 tổ chức tại Orléans, Pháp

Yvan MARQUANT sinh tháng 12.2010 tại Paris, có mẹ người Việt – nghệ sĩ tạo hình (Artiste platicienne), tốt nghiệp ngành Philosophie de l’Art và Arts Plastiques Đại Học Sorbonne-Paris, giáo sư piano; cha người Pháp – làm việc trong lĩnh vực công nghệ thông tin…
Gọi tên tôi

Chẳng có gì sai khi biếm họa một cuộc chiến tranh theo ý muốn của mình. Nhưng trong bức tranh này của nhà hí họa chính trị Paul Conrad, từ “Daddy” (nghĩa là cha) xúc phạm người xem. Cách mô tả người đàn bà và đứa con trai của bà gợi ý rằng Miền Nam Việt Nam lệ thuộc vào Hoa Kỳ một cách đáng hổ thẹn.
Phỏng vấn Trần C. Trí: Lối Về Của Nước – khi ngôn ngữ chạm thế giới siêu hình

Tại sao nhiều ma thế? Mô thức trong các truyện ma của anh thường khởi đầu trong bối cảnh hiện thực, rồi bẻ hướng vào không khí siêu thực. Có vẻ như anh dùng ma để thoát khỏi ràng buộc của những quy ước trong đời sống, và cả trong chuyện viết–như một lối thoát?
Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù – Kỳ 2

Ngay khi lệnh ban ra, hai trung úy Jean Gaven và Jacques Marquès từ chối thi hành vì thấy rõ đơn vị bị hy sinh, cho vào cối xay. Phải hiểu là trong số các tiểu đoàn ứng chiến, Tiểu đoàn 5 Nhảy dù luôn bị cử đi trước tiên – vì là lính Việt.
Tiểu đoàn 5 Nhảy Dù – Kỳ 1

69 Năm Điện Biên Phủ
CHỨNG NHÂN CHIẾN TRANH ĐÔNG DƯƠNG
CHLOÉ MASERO thực hiện
Trần Vũ dịch thuật
Tháng 10-2022, nhị nguyệt san Chiến tranh và Lịch Sử (Guerres & Histoire) số 69 thực hiện phỏng vấn thiếu …
nguyễn viện – xuất bản tự do và văn chương ngoài luồng

LÝ ĐỢI phỏng vấn NGUYỄN VIỆN
“Từ nghệ thuật ngôn ngữ đến cấu trúc. Tôi phi tuyến tính, phản lịch sử, phản hiện thực, phản tiểu thuyết, phản hư cấu. Nhân vật của tôi không chân …
nguyễn viện: “tôi bị cho là một tác giả gây chia rẽ người đọc.”

Nguyễn Viện, qua ống kính Lý Đợi (2023)
“Văn chương tôi là một sản phẩm của thời đại. Trong hoàn cảnh đặc thù của xã hội đương đại, giả dối và tàn bạo, tôi là kẻ …
“Màu Hồng Trần Trụi”: Trò Chuyện Với Lưu Diệu Vân

Góc nhìn của tôi về lịch sử khi nó liên quan đến tính dục thì rất đơn giản. Tôi phẫn nộ khi một người đàn bà có kinh nguyệt ngồi trên ghế, và khi chị ấy đứng dậy, người ta lấy miếng giẻ lau vội vết máu tưởng tượng trên ghế như thể chị ta là vật gì đó rất ghê tởm. Tôi muốn tính dục phải liên quan đến công lý và bình đẳng.
Sát thủ "Pacemaker"

G&H: Ông đã giữ im lặng về đụng độ Nga-Mỹ?
R.W: Tôi không kể với một ai về “tai nạn”. Trừ Camilla mà tôi làm quen năm lên 11 tuổi khi đi học lớp Sunday School rồi kết hôn. Người đàn ông dư khả năng lừa bất kỳ ai, từ xếp đến đồng nghiệp, họ hàng, bè bạn… trừ vợ! Camilla luôn đoán ra là tôi đang giấu chuyện gì!
Dịch Giả Trần C. Trí: “đối diện với những biến hoá muôn màu”

Theo dịch giả Trần C. Trí, những độc giả tìm đến Trong Vườn Mắt Em hy vọng sẽ được bay bổng đến nhiều vùng đất xa xôi, lạ lùng, đồng thời cũng được giáp mặt tương đối gần gũi với ngôn ngữ của tác phẩm, do các truyện ngắn được chuyển ngữ trực tiếp từ tiếng Tây Ban Nha mà không phải thông qua bản dịch tiếng Anh hay tiếng Pháp, tránh được tình trạng “tam sao thất bản.”
Cung Tiến nói về Cung Tiến

Tất nhiên khán thính giả cũng biết, là trong cuộc đời này, không có gì là mới cả, cái gì cũng là cũ, nhưng mà tôi thấy rằng sau một thời gian tôi làm âm nhạc theo tonalité của Tây phương, bây giờ tôi muốn làm cái gì của Đông phương, của Việt Nam, cái đó dẫn tôi đi làm cái mà tôi khoái, mà hiện giờ tôi khoái nhất là làn điệu quan họ Bắc Ninh.
Hai giáo sư tìm ra điều tạo ra một kẻ xả súng. Các chính trị gia có quan tâm?

Peterson và Densley cũng biên soạn tiểu sử chi tiết về 180 kẻ xả súng, nói chuyện với vợ chồng, cha mẹ, anh em, bạn bè thuở nhỏ, đồng nghiệp và thầy cô giáo của họ. Nói về chính những tay súng này, thì hầu hết đã không sống sót sau cuộc tàn sát, nhưng năm người còn sống đã nói chuyện với Peterson và Densley từ nhà tù…
LƯU DIỆU VÂN: “Kẻ phản giáo bất đắc dĩ”

Không cùng tôn giáo thì bị xem là PHẢN GIÁO, xưa bị đem lên giàn hỏa, bị rút phép thông công, bị ném đá, bị gièm pha, v.v. Không cùng lý tưởng chính trị thì bị xem là PHẢN ĐỘNG, phản quốc, phản chủ, v.v. Khi bị gán cho chữ PHẢN là xem như bị cô lập, bị cách ly bởi đám đông.
Phỏng Vấn ILYA KAMINSKY- kỳ 2/2

Tôitrong nhà tôi có khoảng chừng 50 thùng lớn chứa đầy những bài thơ dở, những bài thơ có thể thú vị ở vài phương diện nào đó, nhưng chúng sẽ không đi đến đâu hết. Là một người viết, anh chỉ phải đặt mông lên ghế rồi chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra từ cây viết của mình. Và có những thứ sẽ không bao giờ nhìn thấy ánh sáng mặt trời.
Phỏng vấn Ilya Kaminsky- kỳ 1/2

Mỗi nhà thơ lớn đều là người rất riêng tư kín đáo; và chẳng qua là những tác phẩm của họ có những tính chất tuyệt vời, mãnh liệt, và quyến rũ… đủ mạnh để họ có thể đối thoại một cách riêng tư với nhiều người khác cùng một lúc. Trong đầu tôi, đó là định nghĩa về một thi sĩ chân chính.
Đôi điều về vở kịch Người Mẫu- Phỏng vấn Thu Phong

Với Những Người Không Chịu Chết, Vũ Khắc Khoan- kịch tác gia lừng danh Việt Nam, nói tới sự từng trải, bản lĩnh của người đàn ông trước chàng thanh niên, trước cô gái trẻ. Chỉ có thế. Ông không phê phán ai.
Viết Một Thế Giới Khác, tôi không nhằm phê phán “một con người mà lại muốn trở thành một ma-nơ-canh”; cũng không muốn nhân cách hóa ma–nơ-canh thành con người (như báo chí đã viết-trang báo đính kèm). Tôi chỉ muốn nói lên một điều: “hình bóng”.
Đối thoại với Trịnh Y Thư: Văn chương Nghệ thuật & Những điều khác

– Đặng Thơ Thơ và Đinh Từ Bích Thuý thực hiện
Đặng Thơ Thơ & Trịnh Y Thư-
Café Centro Storico, Old Town Tustin, California, 11/13/2021.
Chúng tôi thỉnh thoảng gặp nhau trong những buổi ra mắt sách, …
Hoàng Chính: Bây giờ người ta không nói (mà ói), không viết (mà giết) tiếng Việt!

Có hai hướng: hướng áp đặt của nhà cầm quyền và hướng tự phát của đám đông. Hướng áp đặt khởi đi từ những chính sách, những quy định, những luật lệ và dựa trên những cái gọi là “công trình nghiên cứu” của những tay như Bùi Hiền. Sách giáo khoa sẽ phải dạy loại tiếng Việt ấy, các văn kiện của hệ thống cầm quyền sẽ dùng loại “ngôn ngữ” ấy. Các thế hệ được (hay bị) đào tạo sau khi những quy định ấy được áp dụng sẽ thành một loại người Việt khác.
Haruki Murakami: ‘Tôi đã kinh qua nhiều điều kỳ lạ trong đời mình’

Những câu chuyện trong tác phẩm mới của ông có tính chất phân dạng – ta đang đọc một câu chuyện được kể bởi một người đàn ông trung niên trong đó người Nhật trung niên này lại kể cho ta nghe một câu chuyện nữa (và đôi khi câu chuyện này lại khiến ông ta kể thêm những câu chuyện khác).
Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng – Viết là một ước nguyện
Nên ở trường hợp tôi, việc in lại sách sau mấy mươi năm vắng bóng hoặc làm sống lại tác giả tác phẩm không còn quan trọng bằng hệ quả ấy lay tỉnh được cơn ác mộng hoặc quay đều lại một thứ động cơ tắt ngấm từ lâu. Sự việc có vẻ như bình thường này của đôi bên xuất bản và tác giả lại trở nên khác thường…
văn chương thiếu nhi/thiếu niên- phần 2: chiếc áo màu thời gian & tổng kết chuyên đề

Tôi muốn bắt đầu bằng một lời cám ơn trân trọng dành cho những nhà văn đã tham gia phỏng vấn và trả lời những câu hỏi của Da Màu do Đinh Từ Bích Thuý soạn. Những câu hỏi của chuyên đề vừa tổng quát hành trình đọc, vừa giúp chúng ta đi sâu vào từng tác phẩm đã tạo dấu ấn riêng trên mỗi cá nhân, và một cách nào đó đã hình thành chúng ta là những người viết hôm nay.
Sự thành thực và lòng trắc ẩn khiến tôi vẫn nghĩ về tác phẩm/ nhà văn ấy. Ngược lại, tôi từ bỏ họ.

Tôi vẫn nhớ hiệu sách ở ngay sát Bờ Hồ (đường Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội). Hiệu sách sau này biến thành một cửa hàng không còn dấu vết gì của sách vở nữa. Và vừa rồi, tôi cùng con gái đến xem triển lãm ảnh “Hà Nội 1967 – 1975” của Thomas Billhardt – một nhiếp ảnh gia người Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức); bồi hồi khi thấy một tấm ảnh đúng góc phố ấy với hiệu sách thiếu nhi của tuổi thơ tôi.
Những Bất An của Hiện Thực: đọc văn chương (thiếu nhi) để đặt câu hỏi cho đời sống

Có độc giả nào, dù nhỏ tuổi, đã đọc một văn bản mà không suy nghĩ và chất vấn nội dung? Có truyện cổ tích hay sách thiếu nhi nào hoàn toàn nhẹ nhàng và ngăn nắp? Hay một truyện cổ tích/ tác phẩm thiếu nhi thường vừa là trái cấm vừa là sự cứu rỗi, bao hàm bóng tối, sự đe dọa của hủy diệt, nhưng cùng lúc dẫn độc giả trẻ đến một nhận thức mới? Ngay cả những truyện cổ tích có đoạn kết được coi là hậu thì khái niệm “hậu” được ai định nghĩa?
“tìm lại những rung động cũ”: vi lãng trả lời phỏng vấn chuyên đề văn chương thiếu nhi
Những năm tiểu học, bắt đầu từ những truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại về thời những vua Hùng, dã sử, cận sử, có lẽ là những cái đọc hấp dẫn nhất, kéo tôi khỏi đời sống khó khăn để bước vào mơ mộng …. Tôi vẫn nhớ lại hình ảnh vua Quang Trung … lẫm liệt, ấn tượng khiến tôi nhiều ngày lấy bút chì vẽ lại ngài, với gươm treo ngang hông, đội nón có chúp nhọn trên đỉnh, đồ lại, vẽ lại từ một tấm hình nào đó trong trang truyện.
khi còn bé tôi đọc sách

Những câu hỏi lớn có thể được đặt ra khi một đứa trẻ tiếp xúc với văn học. Tôi sẽ làm gì? Tôi có nên lấy vợ hay lấy chồng không? Tôi có nên đi làm cách mạng không? Tôi có nên tự tử không? Đừng sợ những câu hỏi ấy, rồi chúng sẽ tự tìm được cách trả lời.
đỗ quyên: văn chương thiếu nhi/thiếu niên không phải là "văn học chuẩn"

Về mặt tư tưởng văn chương thiếu nhi/thiếu niên, văn chương tôn giáo và một vài dạng khác tương tự là các hình thái văn-học-phục-vụ-chính trị, nếu hiểu chính trị theo nghĩa là một hình thức của tư tưởng có định hướng, mục đích, lý tưởng. Nghệ thuật thể hiện các văn chương như thế thường nằm trong một khuôn viên riêng, phải “đóng kịch”.
Tru Sa: “đừng quên trận chiến giữa đứa con với chính cha mẹ mình”

Người trẻ bây giờ năng động, giàu sức sống, dám nghĩ dám làm, dám cắt đứt thứ lề thói tam đại đồng đường nên tôi hoàn toàn hy vọng về một sự giáo dục tinh thần, từ chính những người mẹ người cha chứ không phải nền giáo dục trục lợi trên sách giáo khoa. Đừng quên, luôn có một cuộc chiến đợi chờ trước mắt, trận chiến giữa đứa con với chính cha mẹ mình.
Bình Luận mới