Bài thuộc thể loại: Giới thiệu nghệ sĩ
Ca nương nước Việt Tú Thanh: Tài năng không bao giờ chết

Cũng nhờ say mê theo dõi ca nương Tú Thanh mà tôi ngộ thêm về sân khấu cổ truyền. Theo tôi, sân khấu này có thể được chia làm hai loại. Loại thứ nhất tôi gọi là “sân khấu tĩnh,” gồm ca trù, hát xẩm, vọng cổ, nơi mà khán giả có thể nhắm mắt thưởng thức, tức “thính” mà không “khán.”
Đi trong rừng chữ Nguyễn Viện

Nguyễn Viện tỉ mỉ diễn tả những “điều bất khả” y như người ta diễn tả những sự vật có thật. Anh khai thác … những đặc tính cấu trúc giữa chữ và nghĩa …. Đọc [văn Nguyễn Viện], ta có cảm tưởng như xem một bầy chữ và các khái niệm liên hệ của chúng tung hứng, nhảy múa, lộn nhào trong một cái bể chân không. Chúng không có nghĩa đã rồi, mà cũng không hẳn là vô nghĩa.
Khánh Trường, Người Kết Nối Muôn Phương

Tháng 10/2022 vừa qua là kỷ niệm 31 năm kể từ khi tạp chí Hợp Lưu ra đời …. Như nhà báo Lê Quỳnh Mai đã trích lời Trần Đạo để ở phần chapeau bài phỏng vấn của cô: “Tạo ra một diễn đàn trong đó mọi nhà văn Giao Chỉ, bất kể hình hài ít nhiều dị hợm của nó trong thế kỷ 20, đều có tiếng nói, đâu phải chuyện chơi. [Khánh Trường] là người làm được điều đó.
Lê Thành Nhơn (1940-2002): những mộng lớn & những tác phẩm còn, mất

Tháng 11 năm nay là tròn 20 năm từ ngày điêu khắc gia Lê Thành Nhơn (1940-2002) qua đời tại Melbourne, Úc, nơi anh định cư từ năm 1975.
Cách đây gần 10 năm khi lang thang quanh trên 200 pho tượng trong công viên điêu khắc nổi tiếng nhất thế giới Vigeland ở Oslo, Norway, tôi nhớ đã tự hỏi không biết hồi còn sinh tiền Nhơn có dịp ghé nơi này—làm sao đã không được!…
Xem tranh Bùi Chát

Lần đầu tiên ra mắt, nhưng Bùi Chát vẽ đã hơn 10 năm. Tranh chất đống ở nhà hàng trăm bức. Hầu hết là tranh khổ lớn…
Trong triển lãm này, ở tư cách giám tuyển, tôi chỉ chọn ra gần 30 bức.
Hành trình của Mẹ: Điêu khắc Ron Mueck

Hành trình của mẹ, đó là một hành trình vô cùng đơn độc. Ca dao Việt đã mô tả cái đơn độc đó bằng hai câu đối đơn giản mà vô cùng thấm thía đối với những ai đã từng trải qua: Đàn ông đi biển có chúng có bạn / Đàn bà vuợt cạn một thân một mình.
Cung Tiến nói về Cung Tiến

Tất nhiên khán thính giả cũng biết, là trong cuộc đời này, không có gì là mới cả, cái gì cũng là cũ, nhưng mà tôi thấy rằng sau một thời gian tôi làm âm nhạc theo tonalité của Tây phương, bây giờ tôi muốn làm cái gì của Đông phương, của Việt Nam, cái đó dẫn tôi đi làm cái mà tôi khoái, mà hiện giờ tôi khoái nhất là làn điệu quan họ Bắc Ninh.
Đọc Tuyển tập II – Chân Dung Văn Học Nghệ Thuật & Văn Hóa của Ngô Thế Vinh

Nhớ xưa Vua Tự Đức đã viết: “Để lại cho con vàng đầy rương không bằng (để lại cho con) một quyển sách.” Nhà văn Ngô Thế Vinh, với những tác phẩm gần đây, luôn hướng tới những thế hệ tương lai, chia sẻ những mối quan tâm, những trải nghiệm…. Đối với ông, lớp người trẻ … sẽ nhận lãnh trách nhiệm bảo vệ các hệ thống giá trị vĩnh hằng, những chuẩn mực sống động của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền.
Tưởng niệm Giáo sư Trần Quang Hải, người mang chuông đi đánh xứ người

Tiến sĩ Trần Quang Hải (1944-2021) nguyên là con trai của nhà nghiên cứu âm nhạc cổ truyền Trần Văn Khê và là hậu duệ đời thứ năm của nhạc sĩ cung đình Huế Trần Quang Thọ. Chú ba của ông là Trần Văn Trạch, một danh ca và nghệ sĩ hài nổi tiếng…
Chúng tôi không cần tượng đài – chúng tôi bảo tồn lịch sử bằng những cách đáng ghi nhớ hơn

Vào ngày hôm ấy, tôi là hiện thân của nữ điểu Chapungu khi đứng dưới ánh nắng mặt trời chói chang suốt gần bốn tiếng đồng hồ. Khi giờ đã điểm, chiếc cần cẩu tiến vào vị trí …. Dân chúng cũng vậy – họ la, hét, giương tay đấm lên trời, và thu hình bằng điện thoại và máy ảnh. Cánh của Chapungu cùng với cây cần cẩu vươn lên dõng dạc tuyên ngôn ngày tàn của Cecil John Rhodes.
Trịnh Cung, Một kiện tướng trong hội họa

Trong giai đoạn đầu Trịnh Cung cho chúng ta thấy được những ưu tư, khắc khoải của một tâm hồn nghệ sĩ trước cuộc chiến tranh tàn khốc … Qua phần hai, sau hơn mười năm không vẽ được, ông lại có cơ hội cầm cọ trở lại, phần lớn là do chính sách cởi trói. Tuy nhiên, sự ghét bỏ một xã hội ô trọc, bất công vẫn còn đó bàng bạc trong tác phẩm của ông, dẫu rằng màu sắc có sáng hơn, hình thể có nhiều khoảng cách hơn.
Đọc và Dịch “Dance Me To the End of Love” / ”Dìu Nhau Cho Đến Tận Cùng Sắt Son” của Leonard Cohen

Tôi đã chọn động từ “dìu” như một ý tưởng gần nhất với sự hỗ trợ, che chở, trong một tình yêu/hôn nhân bền bỉ và tương đồng …. Khái niệm sắt son của Cohen là một khái niệm tương đối dựa trên Thiền học: tình yêu có thể dài lâu như tuổi thọ của đôi tình nhân, nhưng cũng có thể chỉ bằng một sát na, hay độ thời gian của một bài hát, một bản khiêu vũ.
Hai Ta Ngoài Thế Gian[1]: Điểm Phim Chiến Tranh Lạnh của Pawel Pawlikowski
![Hai Ta Ngoài Thế Gian[1]: Điểm Phim Chiến Tranh Lạnh của Pawel Pawlikowski Cold-War-Polish-cover-_thumb.jpg](https://damau.org/wp-content/uploads/2019/04/Cold-War-Polish-cover-_thumb-80x80.jpg)
Tình yêu của Wictor and Zula cũng làm ta nghĩ đến Truyện Kiều của Nguyễn Du. Như Thuý Kiều, Zula cũng trải qua 15 năm lận đận. Nhưng khái niệm trở về nhà trong Chiến Tranh Lạnh không có một đoạn kết hậu từ khía cạnh phong kiến như cảnh Thuý Kiều đoàn tụ với Kim Trọng và Thuý Vân.
Vỗ Cánh Chim Bay

Khi viết lại, gõ lại những lời nhạc của ông, tôi viết theo trí nhớ, gõ theo tiếng hát vang vang trong trí …. Nỗi xao xuyến bồi hồi một thuở tràn trề sức sống, lý tưởng đầy ắp muốn ôm ghì quả đất muốn níu cả mặt trời, tưởng tượng mình có thể dời sông lấp biển ….
Nữ nghệ sĩ trong thế kỷ 20 và đầu 21

Vào đầu thế kỷ 20, nữ nghệ sĩ đã được thừa hưởng từ những người phụ nữ đi trước qua các cuộc đấu tranh để dành lấy quyền lợi trong thế kỷ 19. Họ được học chung trường mỹ thuật với nam giới, xin học bổng, tham gia vào lớp học vẽ hình họa (có người mẫu)…
Hoạ sĩ Phạm Huy Thông: Nghệ thuật là nơi họa sĩ đấu tranh cho cái tốt hơn mà họ tin tưởng

Nhiều họa sĩ vẽ những đề tài rất “vĩnh cửu”, rất bác học và triết lý, nhưng khi triển lãm thì bẽn lẽn tuyên bố đây là “một cuộc chơi”. Rồi khi đi sâu vào xem tác phẩm, người ta thấy triển lãm đó cũng lờ nhờ như nhiều triển lãm khác, tức là chẳng có tư tưởng hay thông điệp gì mới, chỉ thấy lập loè tính hình thức lười nhác.
NGUYỄN ĐÌNH THUẦN: THẾ GIỚI CỦA NHỮNG HANG ĐỘNG THẠCH NHŨ

Có lần khi xem tranh của Nguyễn Đình Thuần sau khi uống vài ly rượu, tôi chợt nhận ra rằng sự thống khoái của mấy ly rượu cộng với không khí của những bức tranh làm cho tôi thích tranh của anh lạ lùng. Không gian trong tranh bây giờ là không gian của kính vạn hoa luôn luôn biến đổi. Sự sống của những bức tranh như đâm chồi, trổi dậy theo chiều cao, trườn chảy ra theo chiều sâu bằng những vết, mảng màu phi hình dạng sáng, tối, đậm đặc và sung mãn.
Dương Văn Hùng, Nhà Điêu Khắc Vô Ưu
Có người gọi Dương Văn Hùng là Họa Sĩ, có người gọi anh là nhà điêu khắc, bởi vì Dương Văn Hùng tốt nghiệp trường Quốc Gia Mỹ Thuật Sài Gòn bộ môn điêu khắc và hội họa. Theo tôi, nếu cần thiết để chỉ rõ cái nghiệp dĩ của Dương Văn Hùng, chúng ta phải gọi anh là nhà điêu khắc, hơn thế nữa, một nhà điêu khắc tài hoa.
Về tranh Phục Sinh của Khánh Trường
Ở con đường vẽ tranh, Khánh Trường hài hoà không câu nệ. Anh vẽ như là tìm kiếm, mãi tìm kiếm, để mà vui. Vui thôi. Gọi cho to lớn là hành trình, gọi cho gọn lại là chuyến đi dạo phố, của ai kia nửa tập hài cú ngăn ngắn, ngoài cửa là mấy thân chuối ba tiêu xanh nõn xanh non.
NGUYÊN KHAI, Chất Huế Trong Tranh.
Mỗi lần có dịp ngắm tranh Nguyên Khai, tôi thường nhớ đến thơ Đinh Hùng, những bài thơ, câu thơ, chữ thơ thật nhẹ nhàng, thật bay bướm, thật tài hoa. Thơ Đinh Hùng tả nàng thiếu nữ — hơn thế nữa — là Kỳ nữ, là Tiên nữ xuống trần:
Bình Luận mới