Bài đã đăng của Đinh Từ Bích Thúy
Đinh Từ Bích Thúy sinh năm 1962 tại Sàigòn, Việt Nam và rời Việt Nam tháng Tư 1975. Sinh sống ở vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn và hành nghề luật trong Bộ Giao Dịch Cổ Phần Hàng Hóa (Commodity Futures Trading Commission) của chính quyền liên bang Hoa Kỳ. Tốt nghiệp cử nhân danh dự song khoa văn chương Anh Pháp năm 1984 và tiến sĩ Luật năm 1987 tại University of Virginia (Charlottesville, Virginia).
Viết tiểu luận, phê bình phim và dịch thơ trong hai ngôn ngữ Việt, Anh. Cùng với Martha Collins, đã dịch hợp tuyển thơ Cốm Non (Green Rice) củaLâm Thị Mỹ Dạ(Curbstone Press, 2005),được tuyển chọn trong danh sách Kiriyama Notable Book của năm 2006.
Đã cộng tác với Thế Kỷ 21, Hợp Lưu và các tạp chí văn chương Anh ngữ như Manoa, Amerasia Journal và Rain Taxi Review. Hồi ký Luggage and Shoes đã được in lại trong bộ textbook cho học sinh trung học, Asian American Writers (Nextext: 2001); và trong tuyển tập Once Upon A Dream: Twenty Years of Vietnamese-American Experience (Andrews & McMeel: 1995).
Indira

Khi nhìn thấy chân dung của Indira Gandhi trên TV vào thập niên 70, Mai biết nàng đã tìm thấy câu chuyện của đời mình. Mai tin rằng với thời gian, nàng cũng sẽ biết cách phát ngôn đầy thẩm quyền như Indira. Phụ đề tiếng Việt trên TV cho thấy Indira là một người phụ nữ rất mạnh mẽ, không bao giờ chịu lép vế bọn đàn ông thiển cận và ngoan cố.
Thơ song ngữ của Duy Đoàn

Những bài thơ của Duy Đoàn thiên về thử nghiệm và những đối chiếu cấu trúc trong hai ngôn ngữ Việt, Anh. Thơ của anh thoạt nhìn tưởng ngô nghê, nhưng thật ra tinh tế trong cách chất vấn cấu trúc ngôn ngữ, hao hao giống cách chơi chữ của Nhóm Mở Miệng cách đây gần hai mươi năm.
Lâm Thị Mỹ Dạ: Giao Hưởng của Mâu Thuẫn*

Cho dù tính thống nhất giữa bản gốc và bản dịch, hoặc giữa tác giả và dịch giả chỉ là ảo tưởng, cho dù những mâu thuẫn ở chính nguyên bản, hoặc giữa các biên giới ngôn ngữ, văn hóa, và chính trị vẫn chưa được hòa giải, nguyện vọng của dịch thuật là bảo tồn sức sống đa dạng của văn bản, chính vì không có bản dịch nào, cũng như không có khuynh hướng nào, nên được coi là … bất di bất dịch.
‘Wild Dances’ Soi Rọi Vào Hậu Quả Của Cuộc Chiến Xa Xưa*

Trong nhiều trường hợp, tính cách nghệ sĩ bẩm sinh của Wlliam Lee Adams được thể hiện như một chiến thuật công kích, làm tăng khả năng tự vệ của anh. Phương pháp có vẻ nghịch lý này đã giúp anh khá hữu hiệu ngay từ thời niên thiếu. Sớm nhận thức được rằng “sống mạnh dạn và chân thật [như một người đồng tính] có thể lôi kéo thêm nhiều người về phía mình hơn là đứng co rúm bên lề.”
Dịch Thơ Thanh Tâm Tuyền: HÃY CHO ANH KHÓC BẰNG MẮT EM / NHỮNG CUỘC TÌNH DUYÊN BUDAPEST

Sự liên kết và cô đọng qua tựa đề Anh ngữ “Let Me Cry Through Your Eyes Budapest My Love” cũng phản ảnh ý nguyện của tôi – là bản dịch, cũng như tình yêu của “anh” với người tình/người dân Budapest, và/hoặc với bất cứ sinh linh nào trên thế giới đang bị bạo quyền áp bức — không bị gián đoạn bởi không gian hay thời gian.
Đọc Thơ Lưu Diệu Vân: Bản Thân Đàn Bà và Vận Tốc Thời Gian | A Review of She, Self-Winding by Luu Dieu Van

Với cách dùng chữ bí hiểm nhưng súc tích, với những mâu thuẫn chua cay và thú vị, thơ của Lưu Diệu Vân làm người đọc nghĩ đến những chuyện cổ tích không thần tiên, những bài hát nhạc blues, những khoảng cách khó thở, gần như vượt ra ngoài ngôn ngữ. Thơ của Lưu Diệu Vân đôi lúc đượm nét trào phúng táo bạo của Hồ Xuân Hương.
hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 29.08 – 02.09.2022: mùa hè chụp thời gian đánh mất

Via Carlo Alberto, rione Esquilino, Rome, Italy – Bữa tiệc cuối cùng của mùa hè (Summer’s Last Supper), 2022
(Elyse Dinh-McCrillis)
trái: một con mèo tam thể được nuôi sống … tự do trong công …
Dịch Giả Trần C. Trí: “đối diện với những biến hoá muôn màu”

Theo dịch giả Trần C. Trí, những độc giả tìm đến Trong Vườn Mắt Em hy vọng sẽ được bay bổng đến nhiều vùng đất xa xôi, lạ lùng, đồng thời cũng được giáp mặt tương đối gần gũi với ngôn ngữ của tác phẩm, do các truyện ngắn được chuyển ngữ trực tiếp từ tiếng Tây Ban Nha mà không phải thông qua bản dịch tiếng Anh hay tiếng Pháp, tránh được tình trạng “tam sao thất bản.”
Đền Thờ Apollo Không Còn Nữa: Salman Rushdie và Khái Niệm Lật Đổ Thẩm Quyền

Theo Salman Rushdie, chữ ‘dịch’ (translation) có nguồn từ tiếng La-tinh có nghĩa là ‘băng qua.’ Vì đã băng qua khoảng cách thế giới, chính chúng ta là những con người được dịch, được phát minh lại. Thường thì một cái gì đó luôn luôn bị mất trong quá trình diễn dịch; đồng thời, nhà văn tin rằng cũng có nhiều điều được tái sinh.
hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 02.05–08.05.2022: Thy Phú và nhiếp ảnh “phản kháng” của cộng đồng Việt tỵ nạn

Hình (1), trang bìa quyển Warring Visions: Photography and Vietnam của Giáo sư Thy Phú; hình giữa (2) ảnh chụp một gia đình tỵ nạn vừa đến trại trong cuộc triển lãm Vietnam …
hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 4.4 – 4.10. 2022: nghệ sĩ Maria Prymachenko (1909 -1997)

Maria Prymachenko, Con thú tai to đang gặm tôm hùm (1983)
Vào ngày 28 tháng 2 năm 2022, quân Nga đã đốt phá Bảo tàng Lịch sử Địa phương Ivankiv, một thành phố phía …
Ta Bay Đi Như Hạt Bồ Công Anh / I Fly Away in the Shape of a Dandelion Seed

Mèo lăm lẳm nhìn nốt đỏ trên ngực ta / tâm điểm của chim hồng tước / làm ta phải tháo chạy như hạt bồ công anh/
They notice a red spot on my chest / like a linnet’s, / so I’m forced to take flight in the form of a dandelion seed:/
“Ổng Đi Rồi – Và Cờ Mỹ Vẫn Bay!”

Tôi đặc biệt thích hình lá cờ Mỹ đơn côi nhưng hiên ngang phất ở phía trái tấm hình, bay trên tòa nhà Thượng Nghị Viện thuộc điện Capitol, trong lúc trực thăng Trump bay ngang rồi mất hút, hy vọng là mãi mãi.
Những Bất An của Hiện Thực: đọc văn chương (thiếu nhi) để đặt câu hỏi cho đời sống

Có độc giả nào, dù nhỏ tuổi, đã đọc một văn bản mà không suy nghĩ và chất vấn nội dung? Có truyện cổ tích hay sách thiếu nhi nào hoàn toàn nhẹ nhàng và ngăn nắp? Hay một truyện cổ tích/ tác phẩm thiếu nhi thường vừa là trái cấm vừa là sự cứu rỗi, bao hàm bóng tối, sự đe dọa của hủy diệt, nhưng cùng lúc dẫn độc giả trẻ đến một nhận thức mới? Ngay cả những truyện cổ tích có đoạn kết được coi là hậu thì khái niệm “hậu” được ai định nghĩa?
Basho & Mandela

Như Basho từng nói—
đây là con đường hẹp lên miền sâu thẳm—như Mandela từng nói
sự phân ly ngẫu nhiên sau trở thành phân ly như hợp tấu
nhịp nhàng
Cánh Rừng Biết Đi

Ký ức tập thể của họ bắt đầu khai quật những điển tích mà họ đã từng đọc từ thời thơ ấu, những điển tích sâu kín và bí hiểm như vô thức, như chuyện Tôn Ngộ Không nhảy vạn dặm nhưng vẫn không thoát khỏi bàn tay năm ngón kiên cố như núi rừng của Đức Phật Như Lai. Họ nghĩ đến thảm kịch Macbeth không thoát được “rừng” Birnam biết đi ….
Installation câm theo Warhol, Dada và Celan

Hãy tưởng tượng, một không gian rộng lớn, im lặng của chợ Costco … chung quanh treo chân dung phóng lớn của những người đeo khẩu trang với các kiểu vẽ sặc sỡ, và ở giữa là mười diễn viên đứng cách nhau hai mét, với khẩu trang lụa lập lòe dưới ánh đèn màu, ra dấu với nhau bài thơ Corona (Hào Quang) của Paul Celan, như một hợp tấu câm vượt qua mọi ngôn ngữ và khổ ải.
Nụ Cười Nho Sĩ

Nụ cười nho sĩ thoảng qua, đẹp như nụ hàm tiếu, nhanh hơn một sát na, nhanh hơn cả ánh sáng chăng? Minh không nghĩ chàng tưởng tượng ra điều nho sĩ trong tranh mỉm cười với chàng, tuy lúc chàng nhìn lại thì khuôn mặt nho sĩ đã nghiêm lại như tượng, với đôi môi là một vệt đen vừa mơ hồ vừa hà khắc.
“Sẵn sàng là thượng sách!”*

Trong cách thu thập những sắc, túi, ví, bóp, Mai muốn chúng vừa trống trải vừa tiềm ẩn, vừa vô dụng vừa khả dụng, vừa ở trong, và ngoài thời gian. Sự thu thập là một cách chế ngự không gian và thời gian. Trong cách thu thập, nhưng không dùng những thứ nàng thu thập, Mai cố duy trì sự căng thẳng tuyệt diệu giữa đam mê và viên mãn.
Mặt Trăng Màu Đỏ / The Moon is Red

LENIN: Hỡi đồng chí Shakespearinov, hãy tóm tắt sứ mệnh của đồng chí với nhân dân.
SHAKESPEARINOV: (hướng thẳng về phía khán giả) Tôi, một công dân Nga xô, phải du hành về quá khứ để trở thành một thi hào Anh, và sẽ phải liên tục ca tụng mặt trăng.
Trên Thế Gian Chúng Ta Có Thời Lộng Lẫy

Hai bà cháu ôm ghì thân mẹ như tấm bè cho đến khi mẹ chìm vào giấc ngủ. Dần dà chúng mình cũng lặng im, trong lúc tấm bè chở mọi người xuôi dòng, trên con sông lớn đục màu gọi là nước Mỹ, sung sướng thiệt tình.
Đọc và Dịch “Dance Me To the End of Love” / ”Dìu Nhau Cho Đến Tận Cùng Sắt Son” của Leonard Cohen

Tôi đã chọn động từ “dìu” như một ý tưởng gần nhất với sự hỗ trợ, che chở, trong một tình yêu/hôn nhân bền bỉ và tương đồng …. Khái niệm sắt son của Cohen là một khái niệm tương đối dựa trên Thiền học: tình yêu có thể dài lâu như tuổi thọ của đôi tình nhân, nhưng cũng có thể chỉ bằng một sát na, hay độ thời gian của một bài hát, một bản khiêu vũ.
Thi Ca Như Cơm Ăn, Bánh Mì: Một Phản Biện về Bàn Tròn Thi Ca

Thơ đúng nghĩa luôn luôn sống động, như cơm ăn, bánh mì, hơi thở, hộ chiếu hữu cơ của tình cảm và tư tưởng. Hãy thảo luận về thơ như ta kể chuyện về một cá nhân, một người bạn thân, thay vì một tổng thể, hay hình ảnh lập lòe nhưng vô cảm của Time Square ngoài cửa sổ xe buýt..
Hai Ta Ngoài Thế Gian[1]: Điểm Phim Chiến Tranh Lạnh của Pawel Pawlikowski
![Hai Ta Ngoài Thế Gian[1]: Điểm Phim Chiến Tranh Lạnh của Pawel Pawlikowski Cold-War-Polish-cover-_thumb.jpg](https://damau.org/wp-content/uploads/2019/04/Cold-War-Polish-cover-_thumb-80x80.jpg)
Tình yêu của Wictor and Zula cũng làm ta nghĩ đến Truyện Kiều của Nguyễn Du. Như Thuý Kiều, Zula cũng trải qua 15 năm lận đận. Nhưng khái niệm trở về nhà trong Chiến Tranh Lạnh không có một đoạn kết hậu từ khía cạnh phong kiến như cảnh Thuý Kiều đoàn tụ với Kim Trọng và Thuý Vân.
Đường Đến Điểm Hẹn Da Màu: Nghịch Lý Zeno hay “Lần Trở Lại của Cá Voi?”

Cuộc chơi của chúng tôi thì vẫn còn dài, và sẽ vượt qua chính cuộc sống của chúng tôi. Cuộc chơi này giống như nghịch lý của Zeno, vì bước tiến từ điểm A đến B vẫn vô định. Hy vọng của chúng tôi được dựa trên khả năng truyền tải của những biên bản qua những biên giới đã, vẫn và sẽ còn bị kiểm duyệt.
Đọc thơ Jane Miller: Cách Nhận Diện ‘Kẻ Thù Vô Hình Mặc Áo Giáp’

“Kẻ thù vô hình mặc áo giáp” vừa là hồn ma của những ẩn dụ đã chết qua tiến trình lịch sử của một ngôn ngữ, vừa là yếu tố có thể hồi sinh ngôn ngữ. Vì vậy, câu hỏi của Jane Miller là xúc tác, là sáng thế, và người đọc chỉ có thể giác ngộ nếu chấp nhận ngôn ngữ là một khái niệm diệu ảo và bất trắc …
Lê Minh Hà: Lịch sử hình thành từ phận người”

Bắt đầu từ cảm hứng lịch sử, mình đã kết thúc truyện Châu Long bằng câu “ai có thể ân ái với một biểu tượng.” Câu kết, do đó như hơi lạc với mạch nữ quyền, nhưng nhất quán với tinh thần xét lại của Châu Long “Nàng biết mình đã trở thành một biểu tượng.”
Tôi không muốn gặp ánh mắt những bà mẹ nghèo … / I want to unmeet the eyes of mothers ….

Kundera bảo rằng đời lưu vong nhẹ khôn kham nhưng tôi nghĩ nó là một trĩu nặng bủa vây bởi nhẹ hẫng, để giúp kẻ lưu vong nổi trôi không bị chết đuối và cũng không bao giờ dám nhìn lại. Lưu vong là sự diễn lại liên hồi cảnh tượng Pietà trước ánh mắt hai chiều của thần Janus. / My favorite Czech writer thinks of exile as an unbearable state of lightness. I think it’s heaviness enshrouded in lightness, so the exiled can float, and not look backward ….
Bình Luận mới