Bài thuộc thể loại: Sáng Tác
“Cho Tôi Một Tô Chữ Xào Dòn!”

Thì ra vậy. Hèn gì những khuôn mặt nhìn một hồi thấy quen quen; những khuôn mặt thường xuất hiện ở những hội hè, đình đám, lễ lạc nọ kia. Tôi thấy những khuôn mặt son phấn vây quanh anh chàng đội mũ vải màu trắng. Những cái điện thoại di động đưa lên. Đám đông làm cái sự selfie vung vít. Ánh đèn chớp tắt liên tục trên màn hình.
MẸ TÔI
Bà thích ngồi vui vầy giữa bạn bè, người giúp việc, nghe họ kể mọi chuyện, chỉ mỉm cười chứ không cười lớn tiếng. Mẹ tôi không phải là người ít nói, nhưng thích sự im lặng, đó không phải là sự im lặng khó hiểu, sự nghiêm nghị, sự hờn giận, sự cô độc, mà đó là sự im lặng của khu vườn, có chút bẽn lẽn
Mầu áo chàm

Người ta đã lót chữ zi
Là khi người ấy bỏ đi thuận thành
Tôi đứng dưới trời lửa
nghe mình siêu hùng anh
mạch ngầm

đây phác thảo bài thơ đầu tháng
hãnh diện đề tặng con thằn lằn cụt lưỡi
con thằn lằn không cãi lại không chửi tục
ngón tay

Người khách cắn răng đưa tay ra, bàn tay phải, nhắm mắt lại. Người chủ nhà nhấc thanh đao lên, to bản, lưỡi sắc bén như lá lúa.
Miệt Ukraine

Tôi và cô ấy cùng mang một lòng yêu nước cay đắng. Ai đó có thể nhận xét, đây là một thứ yêu-ghét. Tôi cũng từng nói, đây là một tình yêu nhuốm màu khổ hạnh. Còn cô ta thì nói, đó là tình yêu bất chấp đau khổ. Đó cũng là cách chúng tôi yêu nhau, qua nỗi đau và một chút điên rồ.
Tác giả & dịch giả

Chàng trẻ tuổi trong ảnh là nhà thơ Mỹ Paul Christiansen, cử nhân (BA) tại đại học St Olaf (Northfield, Minnesota), Cao Học Mỹ thuật (MFA) tại Florida International University (Miami, Florida). Thơ của anh đã xuất hiện trên các tạp chí văn học nghệ thuật uy tín của Hoa Kỳ…
thầy bói

Tại sao tôi phải ra đi?
Tự do không phải là một ý tưởng. Tự do là một kinh nghiệm cá nhân, không thể chia sẻ.
Nhưng tôi có cần tự do không?
Nhiều người không cần nó. Họ cần thứ khác, như hạnh phúc.
Mọi thứ có linh hồn không?
Chúng tôi vẫn hạnh phúc trong thời kỳ chiến tranh

Tháng thứ sáu,
của một triều đại bất hạnh trong căn nhà bằng tiền,
trên con đường bằng tiền trong thành phố bằng tiền trong quốc gia bằng tiền, quốc gia vĩ đại bằng tiền của ta …
Sài gòn 1985

sài gòn 1985
tôi thấy rõ mình trong đoàn người ấy
tôi là thằng bé đi bộ
bằng đôi dép nhựa đứt quai
cận ngày 30 tháng tư, thì lên
phận phước gã
duỗi dài (ruột ngày 30 tháng tư đổ tháo
đặt một bên mồm
kiểu bậc thang
tháng tư. không trận và lũ cóc kèn

không có bông hoa nào nở giữa tháng tư
những trụ đèn vẫn chết ngoài đông hải
lâu rồi
ánh sáng ngư trường mê hoảng
vẫn vọng rọi suốt đầm dạ trạch
đi nuôi tù "cải tạo"

“Đi nuôi tù cải tạo” mọi sự không dễ dàng như khi ta đọc 5 chữ ấy. Sau những tháng ròng rã chờ đợi với những hồi hộp, lo âu, khi nhận được thư từ những miền xa xôi để biết người thân hiện bị giam cầm ở đâu, gia đình còn phải đương đầu với những khó khăn khác để có thể cầm trong tay mảnh “giấy phép thăm nuôi”.
thủy táng

Tôi cúi mặt nhìn kỹ đôi dép sợ chúng sút ra, nhưng không, chúng vẫn nằm đó, ôm lấy đôi bàn chân nhỏ bé lướt qua mạn thuyền như chân của con chim hạc, vừa cất mình đã kêu lảnh lót vang xa trên mặt nước.
nhìn lại tháng tư ♦ âm vọng tháng tư
búa liềm nhuộm màu đỏ tươi của máu
cờ xí biểu ngữ chồng chéo ngổn ngang
tương lai chết ngợp trong cái bóng đen quá khứ
trùm khắp chụp rộng một cõi hỗn mang
Giọt nước mắt hướng dương
quyển sách sử nằm im bên lề
hôm qua ta bán bánh mì, ta là thương gia
ta trân quý lịch sử nước ta
nên hôm nay ta ngồi đây chờ giặc
Đốt Cháy Mùa Hè
Tôi sẽ đốt bản thảo này. Tôi muốn nhớ mãi vẻ quyến rũ mãnh liệt của núi rừng mùa thu. Cái khô khan của cỏ cháy nắng, cái dòn rụm của rêu cháy nung nóng, mùi của trái dâu đen dập nát. Để mang lại cho nàng tất cả những điều này.
Tôi sẽ đốt cháy mùa hè này — tôi muốn nàng như là tôi muốn mùa thu. Một khi mùa hè qua đi, thì mùa thu đến. Với mùa thu, nàng sẽ có mặt ở đây. Nàng nói nàng sẽ đến khi mùa thu về. Có phải là mùa thu này không?
Làm sao hiểu nỗi đau
chồng cầm tay vợ con
phía bên này biên giới
quay vội
làm như họ sẽ trở về sau một cuộc du hành
chờ tôi khóc tiếng khóc bên trong của đoàn tàu đi qua lòng núi
nụ cười trên mặt phật tổ
tôi vẽ một người đàn bà
thẳng đuột
thản nhiên nhìn những người đàn ông
nối bước
đi ngang đời mình.
tung tích về một giấc mơ thất truyền
Hắn đi về phía cửa sổ
và nhìn xuống đường
hàng cây dưới chân hắn như một bãi bồi nồng đượm mùi của ánh sáng và những giấc mơ còn ngái ngủ.
Ở đâu đó, những con chim bặt tiếng nhưng nỗi nhớ mong của chúng làm rộn lên những đám mây rực rỡ kéo ngang bầu trời
Lyubka Cô-dắc

Ngôi nhà của Lyubka Shneiveis nằm trên góc đường Dalnitskaya và Balkovskaya tại quận Moldavanka. Nhà bà có một hầm rượu, một quán trọ, một cửa hàng yến mạch, và một chuồng nuôi một trăm …
nghĩa trang của loài ma

Tôi không dám hỏi mật mã của ngôn ngữ nguyên thuỷ đó được viết bằng những ký tự gì. Tôi sợ anh ta sẽ đưa cho tôi xem.
Sứ mạng của Djo

Tôi biết Djo từ hồi trước chiến tranh. Djo là một con chó đực, lúc đó đi long rong, lưỡi thè ra, trên những con đường nhỏ đầy tuyết phủ tại khu bên kia sông Moscova. Tổ tiên nó chắc chắn không phải loại chó quý bởi vì Djo có những cẳng chân ngắn cong queo và một cái đầu to quá cỡ lông dựng lởm chởm.
Thơ tuyển của Iya Kiva

Một nửa kia nói giọng cô gái anh hãm hiếp
chắc chắn, không bao giờ, không đời nào
cô ta yêu anh
cô nguyền rủa anh chết và mẹ anh
Ngực Đứa Bé trong Cây Vĩ Cầm

Người nhạc sĩ đang lên dây đàn vĩ cầm, có tiếng kêu khẽ của một đứa bé đang bừng tỉnh bên trong. Đứa bé ngồi trên tấm trải giường, nỗi buồn phiền của vĩ cầm choàng lên tiếng rừng cây thì thầm, tiếng gió rít lúc nửa đêm, và những suy nghĩ của mẹ nó.
CÁI MŨI

Một việc cực kỳ quái lạ đã xảy ra ở St. Petersburg vào ngày 25 tháng Ba. Ivan Yakovlevich, một lão thợ cạo sống trên đường Voznesensky (họ của lão không còn trên bảng hiệu, và tấm bảng chỉ cho thấy hình ảnh một quý ông cằm đầy bọt xà-phòng cạo râu, cùng một dòng chữ ghi “Chúng tôi cũng nhận chích lể”, lão thợ cạo ấy, một sáng sớm tỉnh giấc,
Người Đàn Ông Nhỏ Bé Và Biển Cả

Một ngày nào đó, cậu sẽ đi con tàu viễn phương, qua bên kia bờ đại dương, đến một nơi mà mẹ cậu từng chỉ tay, nói: “Ukraine ở đằng kia.” Thực tế, cậu không tin phải mất nhiều ngày để đến bờ bến đó. Cậu có thể nhìn thấy nơi tận cùng của biển không quá xa.
Người Nga, con số bí ẩn?

Chưa có một thời đại nào thông tin đa dạng nhiều như hôm nay. Chưa có thời đại nào tin tức truyền bá nhanh chóng và dễ tìm kiếm như hôm nay. Vậy mà hình như cũng chưa lúc nào người dân Nga lại có vẻ “bí ẩn“ như lúc này. Họ đang nghĩ gì, cảm giác ra sao khi người mà họ tin tưởng trao quyền đã hiện nguyên hình là một kẻ xâm lược
Bình Luận mới