Bài thuộc thể loại: Tiểu luận
đọc kịch lữ kiều: “tôi tin vì nó phi lý”- phần 2: ngôn ngữ- chỉ dẫn sân khấu- không gian&thời gian nghệ thuật-logic

Trong thể loại kịch, thành công của yếu tố chỉ dẫn sân khấu cho thấy tài năng kép của tác giả. Nghĩa là tác giả vừa có khả năng của một kịch tác gia, vừa có khả năng của một đạo diễn. Lữ Kiều có tài năng kép đó. Vì vậy, kịch của Lữ Kiều rất dễ dàn dựng, bởi vì ông đã chuẩn bị khá đầy đủ mọi chi tiết, cả âm thanh, ánh sáng, hành động, cử chỉ, biểu cảm… cho nhân vật và cảnh vật.
ĐỌC KỊCH LỮ KIỀU: “TÔI TIN VÌ NÓ PHI LÝ”- Phần 1: Đề Tài- Kết Cấu- Nhân Vật

Càng để lửng, kịch tính càng cao; càng bí hiểm, càng gây tò mò, có lẽ đây mới là cái đích sáng tác của Lữ Kiều: “kể cái gì” không quan trọng bằng “kể như thế nào” – người đọc như đang thưởng thức nghệ thuật tạo xung đột theo kiểu sóng sau xô sóng trước chứ không phải nội dung của kịch. Trong những lời cuối cùng của Bóng Đen, có mấy câu hô ứng với nhan đề vở kịch: “Thưa quý ngài. Quý ngài sẽ không hiểu gì cả. Chúng ta đều là những vai phụ… Chúng ta chờ đóng vai chính…”.
Ngụy Biện

Bằng động thái không quan tâm tới trách nhiệm, để hoàn tất dịch vụ, các biện sĩ Hy Lạp truyền đạt lời giảng của mình với kỹ thuật lập luận và lối tu từ mà không quan tâm tới nội dung đạo đức. Ngược lại, những kẻ thán phục họ đã hoan nghênh họ như là những thủ lãnh của tinh thần khai sáng nhân bản từ thế kỷ 5 TCN.
đi tìm vài góc khuất trong văn chương trần thị ngh- phần 2: NGƯỜI TA KHÔNG SINH RA NHƯ LÀ, MÀ TRỞ NÊN, ĐÀN BÀ–HỘI CHỨNG NHÂN SINH & ÁC TÍNH
Như đã nói ngay từ đầu, đọc NgH là đọc văn hơn là đọc truyện hay đọc chuyện. Người không thích, đọc, chỉ thấy NgH viết nhăng viết cuội. Người thích, mới đọc, không rõ mình thích cái gì. Đọc rồi, thấm, bỗng tìm thấy ở cái văn phong này một hiệu ứng rất lạ: tất cả mọi thứ quan hệ tình cảm nhân sinh (tình yêu, tình bạn, tình gia đình, tình thầy trò…), quan hệ xã hội (tôn giáo, chính trị, văn nghệ, nghề nghiệp…), và cuối cùng, quan hệ với chính bản thân mình, từ lâu nay vốn mang một khuôn mặt êm ái, trơn tru, thân thiện, tình cảm bây giờ bỗng trở nên lỏi chỏi, rạn nứt, trục trặc và có lúc mang vẻ giả trá, ngụy tạo một cách lạ lùng. Nhất là vì, không có tác giả nào mà cái “tôi” được phơi bày một cách rạch ròi, chi li và tiêu cực trong văn chương đến vậy bằng NgH. Tất cả các nhân vật “tôi” dường như đều tự khỏa thân, bóc mẻ và cào xước chính mình.
Đi tìm vài góc khuất trong văn chương Trần Thị NgH – Phần 1: Gỏi Chữ- Lăng Ba Vi Bộ
Vài truyện sáng tác trong thời gian đầu (mà NgH gọi là thời kỳ quá độ, thí mạng cùi), còn tập trung hay xoay quanh một chủ điểm nào đó, nhưng càng về sau, trong các thời kỳ “biên độ”, “ế độ” và “cá độ”,[6] theo cách xếp đặt của NgH, truyện càng đa-tuyến, đa-đề-tài, tỏa ra, lan rộng. Nhiều đề tài pha trộn vào nhau. Chọn một đề tài nào đó đôi khi chỉ là cái cớ chỉ để nói về những đề tài khác. Kể một chuyện nhưng là cái cớ để kéo ra những chuyện khác. Có thể nói, đề tài không chi phối, mà lắm khi lại là hậu quả của (những) câu chuyện.
ngụ ngôn giữa đời thường: việt nam giữa canada; ta giữa tây; dân tộc giữa nhân loại (kỳ 3/3)
Giữa nền văn học Việt đương đại, đây là sáng tác có thể nói rất đặc biệt về đề tài – nội dung hậu chiến, xuất sắc về hình tượng nghệ thuật thể hiện, sang chấn về triết lý hiện sinh, và sáng chói về nhân văn – nhân tính. Một cây bút phải được/bị những gì để có thể “đẻ” nổi tác phẩm vẹn toàn đến vậy? Nếu “bị” thì đời ơi, sao nhẫn tâm hành hạ để chữ nghĩa phải thét lên đến thế? Giá như bt ra đời từ thời hậu Đổi mới, sẽ có cơ trở thành một “con dấu” của dòng văn chương hậu chiến tranh, nhánh “văn chương chấn thương”. (Chứ thời Đổi mới 1986 – 1992 ắt hẳn không chịu loại truyện này đâu).
ngụ ngôn giữa đời thường: việt nam giữa canada; ta giữa tây; dân tộc giữa nhân loại (kỳ 2/3)
Không dành cho những bạn đọc chuộng lối diễn tả mạnh bạo hành vi và cuồn cuộn từ vựng của Trần Vũ, hay cù cưa thổ ngữ tâm tình gái đất Mũi ở Nguyễn Ngọc Tư. Thật ra, văn chương McAmmond Nguyen Thi Tu kết hợp thuần thục 3 hình thức: văn nói kể chuyện một lèo “có sao nói vậy người ơi” ở cánh phụ nữ gia đình; văn viết tường thuật chi tiết, chính xác và khoa học của báo chí; và văn giảng chuẩn mực, bao quát, lý giải trong giới mô phạm. Chị làm chủ, thấm sâu các hình thức ngôn ngữ.
ngụ ngôn giữa đời thường: việt nam giữa canada; ta giữa tây; dân tộc giữa nhân loại (kỳ 1/3)
Trong đầu bài có 2 điểm cần xác định trước, vì qua đó chúng ta dễ dàng vạch ra đường-thẳng-văn-chương truyện ngắn McAmmond Nguyen Thi Tu.
Một là từ “ngụ ngôn”. Dù xa dẫu gần, đó là hình thái thi pháp bao trùm nghệ thuật viết văn của tác giả. Ngay từ các dòng mở ở Lời nói đầu [[1]] cho tập truyện đầu tay của nữ văn sĩ, Giáo sư Larry J. Fisk đã sơ kết: “Những truyện đó, theo đánh giá khiêm nhường của tôi, đáng được coi là những truyện ngụ ngôn – không phải ở một thời điểm hay không gian xa xôi – mà là bài học cổ điển của thế kỷ 21”. Chúng tôi chịu liền! Và cũng xin được cẩn trọng khái quát cho toàn bộ sáng tác của nhà văn kể từ khi chị rời khỏi Việt Nam.
Điềm

Bàng hoàng khi hay tin thi sĩ bỏ cuộc chơi, tôi giật mình nhớ lại câu nói đùa của anh Võ Đình: Thi sĩ là những kẻ tiên tri. Rà soát lại hai đoạn mới viết cho Tô Thuỳ Yên, thấy có nhiều chữ, câu làm mình muốn rụng rời. Nào là thiếu máu, tòa vô cảm, vi lô tận, nợ vô thường, tiếng cuời ngắn, âm tàn lửa, nhà chung, hoe đỏ v.v
Như Chiếc Rìu Đập Vỡ Mặt Băng ( Tựa cho tuyển tập Bốn Mươi Năm Thơ Việt Hải Ngoại )

Quê hương như là một ngôn ngữ, cho dù là một ngôn ngữ bao hàm trong mình những chấn thương mà lịch sử, thời đại và sự bất dung của định mệnh đã ghi hằn trong tiếng nói nó, đã được tìm lại. Nó được tìm thấy lại như thời gian. Như một thứ thời gian của văn chương. Le Temps Retrouvé. Như thời gian tìm thấy lại của Proust.
Nhưng ở đây, cái thời gian tìm lại được của kẻ xa xứ là một thứ thời gian thấm đẫm khổ đau.
“Giường và Điểm Tâm”: Một Định Nghĩa Truyện Chớp và Siêu Hư Cấu Đời Sống

Việc Phùng Nguyễn dùng siêu hư cấu đưa chính mình vào trong truyện, và việc anh cho một nhân vật quyết định không bước ra khỏi giấc mơ, hai điều này có liên quan gì với nhau không? Có thể lắm, vì truyện là một thể mơ trong hiện thực và những giấc mơ thì rõ ràng mang tính truyện. Chắc chắn những giấc mơ ấy đầy cảm xúc, vì Phùng Nguyễn đã viết về những giấc ngủ không mơ là những giấc ngủ tê bại mọi giác quan và nhận thức, “cứ như bị thuốc mê”
LÀ THƠ CA VÀ BỞI THƠ CA.

Thơ Ca đã từng là ký ức, thì nay trở thành tấm gương để con người soi vào. Soi vào để thấy riêng mình với những đam mê để sáng tạo những ảo tưởng riêng mình, và để không bị cưỡng ép bởi những bộ máy mộng mơ tập thể đã trở thành ký ức vô ngã của nhân loại.
ĐỌC MỘT BÀI THƠ NHƯ THẾ NÀO
Thật ra, thơ có thể là nhiều thứ khác nhau, có thể là bài hát, sự xúc cảm, một triết lý. Có thể lãng mạn, có thể hài hước, châm biếm, có thể là bản tường trình về lịch sử. Tuy nhiên tất cả liệt kê vừa rồi, trong khi đúng với thơ, cũng đúng với nghệ thuật khác
THƠ CA – CƠN THỊNH NỘ THẦN THÁNH ĐÓ (phần 2)
mỗi người đều có quyền đem vào một đoản thi tất cả những gì mình muốn. Nhưng có một giai thoại do chính Henri Morier kể lại, đượm màu huấn dụ: “Verlaine, khi được Adré Gide hỏi ý về bài đoản thi Những Nguyên Âm đã đáp lại bằng một giọng gay gắt, khi nhắc tới Rimbaud :”Nhà thơ, họ đã nhìn thấy những thứ đó như thế đó, chỉ có vậy thôi.”
thơ ca- cơn thịnh nộ thần thánh đó (phần 1)
Niềm cảm hứng chẳng hề xa lạ với các nhà thơ, chính nhà thơ làm chủ nó, như R. Caillois từng nói: “ Niềm cảm hứng là do nhà thơ tạo ra, chứ không phải nhà thơ được tạo ra do niềm cảm hứng”.
Từ ‘Giấc Ngủ Mười Năm’ đến Ác Mộng Trăm Năm *
Bởi vì tác giả là Trần Lực. Còn được biết đến dưới các bút danh Chiến Thắng, Chiến Sĩ, Howang T.S, Lý Thụy, Nguyễn Du Kích, Nguyễn Ái Quốc, Trần Dân Tiên… trong số hàng trăm tên hiệu được tác giả sử dụng trong suốt quá trình hoạt động của mình. Chức vụ sau cùng của tác giả: Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Dẫn vào thế giới Văn học Phật giáo
Ý nghĩ đầu tiên của một người vừa bước đến văn học Phật giáo, tất nhiên sẽ coi đây chỉ là một nền văn học tôn giáo không hơn không kém, trong tính cách “văn dĩ tải đạo” của nó. Đối với ý nghĩ bàng quan này, một nền văn học như vậy chỉ có nội dung là đủ, còn hình thức diễn đạt chỉ là vấn đề phụ thuộc
Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam (1954 – 1975): Phẩm Tính và Ý Nghĩa (*)

người ta có thể nhìn ra bốn tính chất căn bản của nền văn học này. Có thể xem đó là bốn phẩm tính cốt lõi của văn học miền Nam 1954-1975. Những phẩm tính đó có thể được kể: một, đó là một nền văn học phát triển và mang tính liên tục (bắt nguồn từ văn học tiền chiến); hai, đó là một nền văn học hiện đại, tiếp cận và liên thông với văn học thế giới; ba, đó là một nền văn học mang đậm tính nhân bản và nhân văn; và bốn, đó là một nền văn học khai phóng, đa sắc, và đa dạng.
Alice Munro, Mỹ Học Mới trong Một Thế Giới “Vắng Mặt”
Đứng trong thế giới của những “shades,” bóng mờ, sắc độ, chúng ta sẽ có cảm giác những góc cạnh tiếp nối của một căn phòng bị xóa mờ đi. Những yếu tố làm nên không gian bây giờ là những sắc độ của ánh sáng hơn là giới hạn thực thể của tường, vách, trần, nền. Tương tự, Munro dựng nên thế giới văn bản với những mô hình ngôn ngữ mang tính cách tượng trưng. Chính những diễn ngôn mang tính tượng trưng này đã phủ định, hoặc nâng cấp, hoặc đào mạch, hoặc tạo tính đa nghĩa cho những tường thuật tưởng như là hiện thực, trên nguyên bản.
Phân Biệt Nghiên Cứu Khoa Học và Nghiên Cứu Nhân Văn (Kỳ 3)
Nghiên cứu hướng nhân văn không mang tính công thức, người nghiên cứu làm việc với sự nhạy cảm trí tuệ của mình trước vấn đề nghiên cứu và hướng tới hiệu quả giao tiếp, giá trị đạo đức và thẩm mỹ. Nếu như khoa học đề cao lý tính thì nhân văn không cho rằng lý tính và cảm tính tách rời nhau hoặc cần phải tách rời nhau.
Phân biệt nghiên cứu khoa học và nghiên cứu nhân văn (Kỳ 1 & 2)
Bìa 1 luận văn của Đỗ Thị Thoan có dòng: LUẬN VĂN THẠC SỸ: KHOA HỌC NGỮ VĂN. Từ “khoa học” ở đây có nghĩa gì? Tôi không rõ Khoa Ngữ Văn trường Đại Học Sư Phạm Hà Nội, Việt Nam hay là “phương Đông” đã sáng tạo nghĩa từ “khoa học” khác với nghĩa từ “science” của “phương Tây” như thế nào.
Tính Giễu Nhại và Tinh Thần Hậu Hiện Đại trong những tác phẩm chưa xuất bản của Hoàng Đạo
Tính hậu hiện đại của NCPVKTKH nằm ở chỗ không thể tách rời nội dung tường thuật ra khỏi hình thức của thể loại, là phỏng vấn giả tưởng. NCPVKTKH kết hợp những yếu tố của văn hóa đại chúng, vừa tường thuật, vừa đối thoại kịch diễu nhại của Saturday Night Live trên đài NBC, vừa từa tựa kiểu phỏng vấn và dẫn chuyện của đạo diễn Michael Moore trong Bowling for Columbine, hay Roger&Me, hay Fahrenheir 9/11.
Từ Áo dài “Lemur” đến Thái độ tiêu cực của Tự lực Văn đoàn với Nữ đồng nghiệp cấp tiến Miền Nam

Nguyên nhân của sự mâu thuẫn này–tranh đấu cho nữ quyền bằng văn chương mà chưa cho người nữ bằng xương bằng thịt những quyền đó trên thực tế– theo người viết, là vì Tự lực Văn đoàn không chấp nhận được những phụ nữ ngang hàng với họ về phương diện tri thức
Sự phát triển của Văn Học và Mỹ Thuật có phụ thuộc vào mối quan hệ giữa hai lãnh vực?

Câu hỏi sau cùng hình thành trong tôi có tính khái quát là: Sự tương hợp giữa Văn Học và Mỹ Thuật có phải là điều kiện cần cho sự phát triển của cả hai và ngược lại?
Những câu hỏi này đã theo tôi rất nhiều năm và tôi, mỗi khi có dịp tiếp xúc với các nhà văn, nhà phê bình văn học thân quen, tôi thường đưa ra…
Những tiếng nói cộng hưởng[1]
![Những tiếng nói cộng hưởng[1] biaDuBaoPhiThoiTiet_thumb.jpg](https://damau.org/wp-content/uploads/2012/10/biaDuBaoPhiThoiTiet_thumb-80x80.jpg)
Những tác giả tôi đề cập ở đây, có thể không phải những nhà thơ (nữ) tôi thích đọc nhất ở khía cạnh niềm vui thẩm mĩ, nhưng là những người bằng việc lựa chọn viết như một cách phô bày kinh nghiệm nữ giới và đòi hỏi sự bình quyền cho nữ giới ở các mức độ khác nhau…
Nguyễn Quốc Chánh
Mặc dù là một nhà thơ tiên phong tự bên lề hóa chính mình để thể hiện những quan điểm thơ ca không chấp nhận mọi hình thức kiểm duyệt của chính quyền, việc gọi tên Nguyễn Quốc Chánh là nhà thơ thể nghiệm hay bên lề với tôi dường như đều không thỏa đáng, hay không công bằng…
Cuộc nổi dậy của rác thải[1]
Mở Miệng, tôi muốn coi là một nút thắt để mở ra những câu hỏi khác của thi ca. Vậy, với tôi, Mở Miệng là ai ở vị trí các nhà thơ? Các thực hành thơ của Mở Miệng, nổi bật là cuộc tấn công vào chất liệu với các tên gọi thơ Rác, thơ Dơ, thơ Nghĩa Địa, từng châm ngòi cho những tranh luận nhiều chiều…
Thơ ca của sự phủ định và sự phủ định thơ[1]
![Thơ ca của sự phủ định và sự phủ định thơ[1] dongracvotan_thumb.jpg](https://damau.org/wp-content/uploads/2012/10/dongracvotan_thumb-80x80.jpg)
Ở thời đại của chúng ta, các nhà nghiên cứu, phê bình văn chương và cả người sáng tác dường như muốn đẩy xa hết cỡ chiều rộng và chiều sâu của mối quan hệ thơ ca và chính trị, theo đó, cụm từ tính chính trị dường như đang trở nên hấp dẫn đến nỗi tất cả thơ ca đều có thể mang tính chính trị theo nghĩa nào đó…
Bình Luận Mới
Sống giữa xã hội như những điều William Saroyan tuyên ngôn, rất thú vị. Với điều...
Hay là “anh đang lừa dối tôi,mà sao tôi không biết?”
Hôm nay nhờ có phản hồi mới, mới nhớ ra cái comment này của bản thân tôi từ hồi nào. Chỉ có một câu nói thêm “tôi đang lừa dối anh, mà sao anh không biết”.
Tác giả đã viết quá châm biếm sâu sắc,mong có thêm nhiều truyện ngắn như thế trên Da Màu
Là độc giả của Da Màu lâu ngày, thật thú vị lại được nghe những bài nhạc hay chuyển sang tiếng Việt. Cám ơn Kẻ Jazz cùng Da Màu đã đem âm...
Ga xép, vở kịch hay, đặc biệt Nét đặc biệt thứ nhất là cái không khí hòa huỡn. Ai muốn...
Không bình luận gì cả. Chỉ trích một đoạn từ báo ‘Tuổi Trẻ’ (13/05/2007):...
Người Do Thái thấu hiểu nỗi đau khủng khiếp của chính dân tộc họ, người Nhật thấy rõ sự mất mát đau thương ngay trên đất nước họ… nên ngày nay dân...
Chừng nào thì người Việt có được trở lại các ban kịch (ca,...
Trong khi tôi đồng ý với rất nhiều điều Black Raccoon nói ở trên, nhất là về thói ưa...
Khó mà có nghệ thuật kịch trong một xã hội như VN hiện nay. Thứ nhất, bởi đặc tính...
Không...
Xin cám ơn Black Racoon đã nêu quan điểm của mình về kịch.
Thoại kịch VN Ấy là dưới thời VNCH trước 1975. Có thể nói thoại kịch thời này chia làm hai...
Kịch VN Kịch là thể loại trình diễn, kịch phải được xem, nếu chỉ được nghe trên radio thì cái hay...