Trang chính » Bài lưu trữ theo thể loại

Bài thuộc thể loại: Giữa Người Viết & Người Đọc

CHỈ THẤY TÍNH LINH, PHẢI ĐÂU LÀ CHỮ!

1.03.2021
DSCN0076_thumb.jpg

Câu ấy (có phải là câu hỏi thảng thốt trước thi ca không?) Không phải của tôi đâu, mà là của một thi nhân đời Tống nào đó thảng thốt hỏi khi đọc thơ Tô Đông Pha, nguyên văn thế nầy: Chỉ kiến tính linh, bất kiến văn tự (抵 見 性 靈, 不 見 文 字)

Về Lượng Tử, Tiếng Chim Hót, Văn Chương, và Con Người (kỳ 2/2)

4.01.2018
clip_image002_thumb.jpg

Ta phải tuân thủ những nguyên tắc cần thiết của việc trích văn, và phải cẩn trọng trong trích dẫn. Ta cần hiểu đúng và đủ những quy luật về vấn đề đó. Nhưng ta cũng phải biết về những luật trừ, những ngoại lệ, những thủ pháp trong văn học. Vì tất cả những luật trừ, những ngoại lệ đó, những thủ pháp đặc thù trong văn học đó, cộng với các quy thức, luật tắc căn bản, đã một phần làm nên sức mạnh cùng cái quyến rũ của việc viết và đọc.

Về Lượng Tử, Tiếng Chim Hót, Văn Chương, và Con Người (kỳ 1/2)

3.01.2018
clip_image0024_thumb.jpg

Tôi viết bài này vì những người bạn văn (giờ đã không còn) đã cùng chia sẻ rất nhiều điều ngọt bùi với tôi trên con đường văn chương, những người như các anh Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng chẳng hạn. Ông Tôn Thất Phu đã mạ lị họ trong bài của mình,

Nửa Đêm

3.08.2017
shadow-behind-car_thumb.jpg

Càng lúc người bệnh càng chứng tỏ mình không còn hiện hữu nữa. Người bệnh bắt đầu nói sảng, nghĩ sảng, đôi mắt nhìn, nhưng bộ não bắt cái nhìn ấy trở lại một cõi nào đó vô minh chứ không phải nhìn chồng, nhìn con ….

thư ngỏ của tác giả tiểu thuyết “Trung-Việt Việt-Trung” gửi độc giả đức quốc

13.03.2016

không có những tháng năm ở Đức trong nỗi bất hạnh nhất mà cũng là niềm hạnh phúc nhất, không thể có cuốn truyện Trung-Việt Việt-Trung của Đỗ Quyên hôm nay.

Như bao con dân đất Việt, với tôi Việt Nam là quê hương tim máu có được từ cha mẹ,

Tiễn Võ Phiến

5.10.2015
zpfile001_thumb.jpg

Tôi gọi ông là một nhà văn lớn, một tác giả cột trụ, vì trong suốt 90 năm sống như một con người Việt, và với khoảng 70 năm cầm bút, từ trong nước ra đến hải ngoại, ông đã làm giàu có, làm phong phú thêm cho nền văn học Việt Nam biết bao. Bằng chữ viết, cũng như bằng tư tưởng của mình.

Võ Phiến và “Sự Chờ Đợi”

5.10.2015

Tôi được gặp nhà văn Võ Phiến vào năm lên 9 tuổi.

Lúc đó nhà bà ngoại tôi có một căn gác đầy sách, có đủ loại báo chồng chất, có toàn tập Văn, Bách Khoa, Sáng Tạo… Vào những buổi trưa vắng, tôi lên đó một mình, lục lọi, tìm đọc

lời từ biệt

5.10.2015

Đối với ông “nhà văn là kẻ ‘phải lòng’ với cuộc sống và bất cứ giờ phút nào cũng bị cuộc sống thu hút, lấy sự cảm nhận mọi diễn biến của cuộc sống xung quanh làm cái sinh thú của mình.” Chẳng riêng gì nhà văn, bất cứ ai muốn cuộc sống mình thăng hoa, phong phú hơn đều nên áp dụng câu nói này của ông vào bản thân.

PHỎNG VẤN ĐẶNG THƠ THƠ VỀ KHẢ THỂ

4.03.2015
honhuThoTho_thumb.jpg

Một trong những điều có thể gọi là mâu thuẫn của truyện trong sách là diễn biến riêng của chúng thường mập mờ giữa thực và hư, mơ và tỉnh, nhưng những tư tưởng (kết luận) chung của tác giả lại có tính xác quyết (ví dụ: cái giá của một niềm tin tuyệt đối là sự phản bội tuyệt đối). Đây có phải là điều cố tình?

Ngô Hương Giang, hành động đạo văn & những phản ứng kỳ lạ

11.02.2010

Bài “Bàn thêm về cái gọi là ‘đạo văn” của Nguyễn Hưng Quốc” trên Da Màu ngày 10/02/2010 là một trong một loạt những phản ứng kỳ lạ của Ngô Hương Giang, kẻ đã đạo văn của Nguyễn Hưng Quốc.
Đầu đuôi câu chuyện như sau:
Ngày 4/1/2010,…

Bàn thêm về cái gọi là "đạo văn" của Nguyễn Hưng Quốc

10.02.2010

Hiện nay, trong học thuật nói chung, trong văn chương nói riêng đang có sự chồng chéo về khái niệm. Nguyễn Hưng Quốc trong Giáo dục: đạo đức tri thức đã lớn tiếng tuyên bố về cái gọi là “đạo văn” nhưng thực tế, tác giả lại tỏ ra bất lực trước thang bậc quy định thế nào là “đạo văn” và thế nào là “mô phỏng” văn?

Lời trần tình (với vài góp ý cho nền cộng hòa liên mạng)

8.02.2010

Trong mấy ngày qua tôi đã bình tâm tự kiểm và suy xét với khoảng cách cần thiết biến cố media tai tiếng lôi thôi quanh bài dịch “The Death of Postmodernism and Beyond” của Alan Kirby được công bố lần đầu trên Da Màu. Kinh nghiệm dù không vui vẫn là kinh nghiệm quí khi con người khám phá ra ý nghĩa của nó bên dưới những âm thanh và cuồng nộ…

bông súng nở giữa hồ nơi xứ lạ

25.12.2009

Tôi không hiểu Lâm Chương muốn nói gì qua mấy chữ “hồi ký vẫn là hồi ký”, nhưng lại sợ Lâm Chương nhức đầu, nên tôi bắt qua chuyện đồng quê với hồ bông súng trước mặt. Tôi giải thích thêm cho anh về cách rê cá lóc trên những vạt bông súng bằng mồi nhái như vạt bông súng này.

ĐỌC KỊCH kẻ phá cầu của LỮ KIỀU

10.11.2009

Nhưng, qua lời nói hổn hển của người chỉ huy bị thương trở về, chứng nhân cuối cùng của cuộc ám sát, ta bỗng thấy dung nham của sự thật đang trào lên sau tiếng nổ lớn. Như đêm bỗng sang ngày. Như chết bỗng thành sống. Tất cả đã quay ngoắt 180 độ.

Về liên hệ giữa người quan sát, thiết bị đo và vật được quan sát

22.08.2009

Tôi hy vọng một số điều trình bày trên đây có thể đem lại một vài nụ cười chia sẻ cho những ai quen thuộc với lĩnh vực này, vì, dĩ nhiên, đó là những điều được nói đến quá nhiều trong ngành vật lý lượng tử. Đối với độc giả Lâm Trường Phong, tôi xin cám ơn câu hỏi của ông, và mong là những điều tôi trình bày ở đây, phần nào, làm ông vui và thoả mãn.

Đọc “Đường Ta Đi” của Đặng Đình Túy

30.07.2009

Đọc lời ông viết tôi có cảm tưởng như nghe tiếng nói từ tâm hồn của ông. Một giọng nói rất chân tình, chất chứa những quan sát, suy nghĩ, được chắt lọc rồi cô đọng lại thành một vài câu. Cái lối viết có thể dùng một câu thơ mà diễn tả “Bước đi một bước day day lại dừng.” Tôi cứ muốn trở lại với câu viết nghiền ngẫm thêm một ít nữa.

lá Thư Từ Kinh Xáng (Một lời bạt cho Vu Quy)

2.07.2009

Với cái dáng vẻ bề ngoài tưởng chừng như khá giả, giàu có, ấm êm, hạnh phúc ấy, nó lại là niềm đau vô bờ, là những mặc cảm tội lỗi không dứt của những tâm hồn chơn chất quê mùa, của những bậc làm cha mẹ, của những cô dâu hay họ hàng của họ mà không ai có thể đếm được hết biết bao nỗi đoạn trường

văn, hiện thực và nội thức của nguyễn thúy hằng-đặng thơ thơ

7.06.2009

Đọc đi đọc lại, tôi tự hỏi, nội hàm của cái hai tác giả gọi là cảm giác là gì?

Có lẽ là nội thức chăng? S. Freud gọi là vô thức (inconscient) trong phân tâm học, phần lý trí không ‘’với đến’’. C. Jung tìm nó trong những giấc mơ… Tiếp đó, vào đầu thế kỷ trước, A. Breton ra tuyên ngôn siêu thực trong văn chương, phong trào automatisme (tự động) chào đời, Chagall vẽ người kéo vĩ cầm lơ lửng bay như diều

Chia sẻ cùng “Huyết Âm”, thi phẩm vừa xuất bản của nhà thơ Nguyễn Lương Vỵ

2.04.2009

Điều cảm nhận đầu tiên của tôi là cảm được cái khí mạch xuyên suốt các tập thơ , khiến người đọc dễ nhận thấy điều gì nhà thơ trăn trở, đeo đuổi, và cho dù từ tập thơ đầu đến tập mới nhất nối nhau như một dòng suối, nhưng ở mỗi đoạn nó lại thể hiện dòng chảy khác nhau, cái mới lạ của ý tưởng, ngôn từ, nhạc thơ, và trên hết, là những cảm xúc thực của tác giả, đã như truyền được lực đến người đồng cảm.

cuộc chữ chưa bày trăm năm đã cạn

31.03.2009

Là hiện đại hay hậu hiện đại , tôi nghĩ, chàng thi sĩ phố núi có lẽ không quan tâm mà cái quan tâm của anh là viết mới, làm mới theo cái cách mà Amiri Baraka suy nghĩ về thơ của mình : “Thơ của tôi là bất cứ cái gì tôi nghĩ tôi là (…). Đọc Thơ hỏi thơ, có lẽ chúng ta cần xem lại thơ là gì, viết cho ai, viết làm gì … dù là cuộc chữ chưa bày trăm năm đã cạn và phố núi, mưa vẫn ngày …

Tại sao nhiều người đọc “LẠC ĐƯỜNG”?

17.02.2009

Không phải cố tình đóng vai một nhân vật tiểu thuyết, mà tính tiểu thuyết là hoàn toàn tự phát, do khát vọng được sống một cuộc đời đẹp về mặt tâm hồn. Tính cách đó giúp ĐH có những hành động đáng phục, và những hành động đó cũng là những sự kiện mà khi viết lại sẽ lôi cuốn người đọc.

GIỮA KHÔNG VÀ THẬT

13.11.2008

Gửi Nguyễn Thúy Hằng

Tôi bẻ đôi tay giăng ngang dài thòng của nàng

Tôi bẻ đôi chân cao nghệu của nàng

Tôi banh bụng nàng ra

Tôi cho tay vào

Quờ quạng

Sờ soạng

Ruột non ruột già tim gan phèo phổi

Để tìm X

Đặng Thơ Thơ: Giữa Người Viết và Người Đọc

11.11.2008

Sau hết, và trên hết, tôi mong ĐTBKTC sẽ được đọc như một tác phẩm hư cấu, nhiều tầng ngữ nghĩa, xuyên thời gian, đa không gian, dựa vào những yếu tính văn chương trong đó. Tôi cũng mong mỗi độc giả sẽ tìm ra cho họ, và sẽ đem đến cho tác phẩm này, những góc nhìn mới, những góc độ mở, nằm ngoài dự tính của người viết.

Nguyễn Việt Hùng: Về nhà văn Đặng Thơ Thơ

15.10.2008

Tôi không đọc nhiều thơ văn, thỉnh thoảng cũng ghé vài trang mạng và đọc được vài tác phẩm. Tôi có những nhu cầu rất riêng tư về văn chương, những tác phẩm tôi thích …

Nguyễn Viện: Về "Đi tìm bản kinh thánh cuối" của Đặng Thơ Thơ

21.09.2008

Nguyễn Viện
« Con người sinh ra chỉ để làm điều nó phải làm. Chúa đã tạo Giuđa để làm điều Chúa muốn ». Đó là một câu của Đặng Thơ Thơ trong truyện « Đi …

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)