Bài đã đăng của Đỗ Quyên
Với Nguyễn Đức Tùng, ‘thơ văn-kể’ như một thử nghiệm chuyển hóa thơ Việt?

Thời kỳ 3 thực sự là “mùa hoàng kim” cho thơ Nguyễn Đức Tùng nhờ thể tài thơ văn-kể. Và hiện đang thời kỳ 4 – không chỉ với thơ – tác giả tung hoành ngoạn mục, về số lượng sáng tác cùng thi hứng tràn trề, trên hầu hết các thể thơ…
Thơ, như một sự ‘phi vật chất’ nhất
Trong các luận bàn bất tận về thơ, những câu “Đó đâu phải là thơ!”, “Thi ca gì vậy hả?” dễ bùng phát hơn Covid-19! Nhưng mấy ai có thể phản biện điều này: xét tới cùng, một bài thơ chỉ cần có nhạc tính trên nền ngôn ngữ nhất định. Như cách nói cực đoan từ giới thi sĩ hiện đại, làm thơ là làm chữ…
Thơ Tình Tết Trâu | ChuyệnCâu Đối Tết
Hai đứa mình bao năm đây mãi
Bảo toàn đối ý sánh cân nhau
Trọn vẹn đối lời đôi bên hài hòa thanh và loại
Tết là Tết suốt đời
Không khắc giờ ngơi
các ngón tay cuối năm| tất niên đêm năm trước
Mỗi mầm là một
Tù nhân lương tâm
Bước ra khỏi Thỉnh nguyện thư
Vừa được ký
đỗ quyên: văn chương thiếu nhi/thiếu niên không phải là "văn học chuẩn"

Về mặt tư tưởng văn chương thiếu nhi/thiếu niên, văn chương tôn giáo và một vài dạng khác tương tự là các hình thái văn-học-phục-vụ-chính trị, nếu hiểu chính trị theo nghĩa là một hình thức của tư tưởng có định hướng, mục đích, lý tưởng. Nghệ thuật thể hiện các văn chương như thế thường nằm trong một khuôn viên riêng, phải “đóng kịch”.
Nhật Tiến của 20 năm trước (hay là: Trung thực, một phẩm chất hàng đầu của người cầm bút)

Nhưng nếu buộc cho tôi cái nhãn hiệu chủ trương “văn dĩ tải đạo”, như một số văn hữu đã từng giễu tôi, thì cũng oan cho tôi, vì tôi làm gì có cái đạo nào để mà tải! Tôi viết văn chỉ nhằm mục đích phô bày với người đọc những kinh nghiệm, hoàn cảnh, tâm trạng mình từng chứng kiến hay trải qua.
Một bộ ba toàn diện và căn bản về sự sống còn của loài người trên trái đất

Quả thế! Bạn đã có trong tay trong óc mình một “tập đại thành” về hầu hết các đề tài sinh tử của nhân loại cổ kim đông tây được văn chương hóa: Bộ ba tiểu thuyết (Trilogy) giả tưởng tiên tri của nhà văn – triết gia Séc Vlastimil Podracký…
ngụ ngôn giữa đời thường: việt nam giữa canada; ta giữa tây; dân tộc giữa nhân loại (kỳ 3/3)
Giữa nền văn học Việt đương đại, đây là sáng tác có thể nói rất đặc biệt về đề tài – nội dung hậu chiến, xuất sắc về hình tượng nghệ thuật thể hiện, sang chấn về triết lý hiện sinh, và sáng chói về nhân văn – nhân tính. Một cây bút phải được/bị những gì để có thể “đẻ” nổi tác phẩm vẹn toàn đến vậy? Nếu “bị” thì đời ơi, sao nhẫn tâm hành hạ để chữ nghĩa phải thét lên đến thế? Giá như bt ra đời từ thời hậu Đổi mới, sẽ có cơ trở thành một “con dấu” của dòng văn chương hậu chiến tranh, nhánh “văn chương chấn thương”. (Chứ thời Đổi mới 1986 – 1992 ắt hẳn không chịu loại truyện này đâu).
ngụ ngôn giữa đời thường: việt nam giữa canada; ta giữa tây; dân tộc giữa nhân loại (kỳ 2/3)
Không dành cho những bạn đọc chuộng lối diễn tả mạnh bạo hành vi và cuồn cuộn từ vựng của Trần Vũ, hay cù cưa thổ ngữ tâm tình gái đất Mũi ở Nguyễn Ngọc Tư. Thật ra, văn chương McAmmond Nguyen Thi Tu kết hợp thuần thục 3 hình thức: văn nói kể chuyện một lèo “có sao nói vậy người ơi” ở cánh phụ nữ gia đình; văn viết tường thuật chi tiết, chính xác và khoa học của báo chí; và văn giảng chuẩn mực, bao quát, lý giải trong giới mô phạm. Chị làm chủ, thấm sâu các hình thức ngôn ngữ.
ngụ ngôn giữa đời thường: việt nam giữa canada; ta giữa tây; dân tộc giữa nhân loại (kỳ 1/3)
Trong đầu bài có 2 điểm cần xác định trước, vì qua đó chúng ta dễ dàng vạch ra đường-thẳng-văn-chương truyện ngắn McAmmond Nguyen Thi Tu.
Một là từ “ngụ ngôn”. Dù xa dẫu gần, đó là hình thái thi pháp bao trùm nghệ thuật viết văn của tác giả. Ngay từ các dòng mở ở Lời nói đầu [[1]] cho tập truyện đầu tay của nữ văn sĩ, Giáo sư Larry J. Fisk đã sơ kết: “Những truyện đó, theo đánh giá khiêm nhường của tôi, đáng được coi là những truyện ngụ ngôn – không phải ở một thời điểm hay không gian xa xôi – mà là bài học cổ điển của thế kỷ 21”. Chúng tôi chịu liền! Và cũng xin được cẩn trọng khái quát cho toàn bộ sáng tác của nhà văn kể từ khi chị rời khỏi Việt Nam.
hiện-thực-hiển-nhiên
Anh nào có thể đọc xong
dù mươi dòng
truyện nhỏ nghe tên đã muốn nằm lăn
Giấc ngủ trưa thứ ba*
đẻ sách – chương kết – kỳ 2
Và do đấy, cái cuộc cách mạng trường kỳ Không Ăn Thịt Người Đẻ Sách từng xảy ra ở Việt Nam với khai mở là phong trào Thơ Mới, sau được nâng thành các khuynh hướng, chủ nghĩa như Sáng Tạo, Nhân Văn – Giai Phẩm, Hiện thực Xã hội chủ nghĩa và Đổi Mới chỉ có thể là màn đầu trực tiếp cho một cuộc cách mạng Ăn Thịt Người Đẻ Sách đã và đang được thực thi.
Tuyên ngôn của Chủ Nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách (1) – chương kết – kỳ 1/2
Tất cả những trào lưu văn học, từ trước tới nay, đều do thiểu số văn nhân thực hiện, hoặc đều mưu cầu lợi ích cho thiểu số văn nhân. Cao trào Ăn Thịt Người Đẻ Sách là một phong trào độc lập của khối đại đa số các loại nhân, mưu cầu lợi ích cho khối đại đa số các loại nhân. Giai tầng Ăn Thịt Người Đẻ Sách, tầng lớp tận cùng dưới đáy của văn học hiện tại, không thể vùng dậy, vươn mình lên nếu không làm nổ tung toàn bộ cái thượng tầng kiến trúc bao gồm những tầng lớp cấu thành văn học.
đẻ sách – chương 3: diễn đàn tóc (kỳ 3)
Như thường lệ, lưỡi luôn tận tụy với bất kỳ những gì không là nó. (Lưỡi chỉ phản bội lưỡi mà thôi!). Không sao. Hiện tượng tận tụy nào đó của kẻ bản chất không trung thành rất cần cho các thi sĩ. Lưỡi là gì? Lưỡi, thực ra, là cái bút của thân thể lên trang đời. Bút và các phương tiện tương tự trước và sau nó – từ cây que, lông ngỗng đến mouse – xét cho cùng là các biến thể lưỡi.
đẻ sách – chương 3: diễn đàn tóc (kỳ 2)
Trang giấy của Nhà thơ Tự-ăn-tóc trở mình, bắt đầu lại muốn cong cong. Chúng nói với nhau lần thứ 101, tất nhiên bằng ngôn ngữ của giấy (đừng nhầm với ngôn ngữ trên giấy!): “Thiệt không gì ngán bằng việc phục vụ các tay chủ đã hiền lành lại chậm lụt.” Ngón tay út nhà thơ bèn buông các sợi tóc và khỏa thân trong không trung…
đẻ sách – chương 3: diễn đàn tóc (kỳ 1)
Các bác sĩ tỉnh Dharamphur (Ấn Độ) đã giải phẫu lấy ra cuộn tóc rối nùi như quả bóng nặng 1,2 kg từ bao tử của một thiếu nữ 16 tuổi. Suốt năm cô thường than phiền bị đau thốn bụng. Được biết từ thơ ấu, cô có chứng tật lạ đời: thường bứt tóc, bỏ vào mồm nhai nuốt. Cha cô nói: “Càng lớn lên nó mê ăn tóc nhiều hơn.
Tớ tịnh khẩu ♦ Phận Thúy Kiều số Tố Như
Xếp hàng thẳng băng
tuần tự (khiếp, kỷ luật Đức!)
sau rèm cửa xanh
những văn bản Truyện Kiều các kiểu
nước đức & châu âu, đến và đi – 2
… Chúng mình từng tới Trại này
Trú mưa tránh nắng tháng ngày buồn xưa
Giờ đâu mưa nắng nắng mưa
nước đức & châu âu, đến và đi – 1
qua mỗi một di tích danh
lam em lại kể về một
đoạn trường mình trải thủ đô
cổ kính Tây Âu đây cũng
Tiểu thuyết châm biếm ‘đẻ sách’ của Đỗ Quyên

Đẻ Sách tiểu thuyết châm biếm của Đỗ Quyên Người Việt Books, 2018
Sách phát hành qua Amazon và Người Việt Books …
Việt Nam đây, đất nước đâu?
Việt Nam đấy, đất nước đâu?
Đông A hào khí người sau có còn…
Việt Nam đây, đất nước đâu?
Sài Gòn lục tỉnh xưa rồi, Sơn Nam…
ba trích ghép trường ca đỗ quyên
Trong thơ
em cởi hết mình
Kể cả những kỹ xảo cuối cùng của thi pháp
Trên giường
em kín vô cùng
Bảo toàn dòng văn hiến tới tận từng sợi tóc.
từ truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch, trở lại một số cái khó của văn học: phần 3. Phương pháp nghệ thuật hay lối viết robot? & phần 4. Chức năng của văn học… & phần 5. Kỹ thuật viết…
Maugham thì bảo: “Truyện ngắn phải sao cho người ta không thể thêm vào đó chút gì cũng không thể rút ra chút gì.” (Ngang ngửa với thơ rồi còn gì!) Hai cụ tổ nói và bảo, chỉ đúng trở lên. Dưng mà lên đến thời tiền hiện đại thôi. Rất nhiều truyện ngắn hiện đại và đa số truyện ngắn hậu hiện đại cứ lung tung beng “gió theo lối gió, mây đường mây”
Từ truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch, trở lại một số cái khó của văn học- phần 1. Cổ tích hóa truyện hiện đại và hiện đại hóa truyện cổ tích & phần2. Tự truyện như là thi pháp thể loại
Nhưng các nhà văn muốn tạo cổ-tích-mới sẽ có thể từ đó mà sinh sự. Bằng cách lệch-cổ-tích của riêng mình.
Đỗ Ngọc Thạch cũng là nhà văn như thế!
Về thể loại, ông thường cho truyện ngắn của mình[viii] được cổ tích hóa theo đủ ba dạng quen thuộc mà nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn Đổng Chi[ix] từng chỉ ra: Thần kỳ/hoang đường; Thế sự/sinh hoạt; và Lịch sử.
thư ngỏ của tác giả tiểu thuyết “Trung-Việt Việt-Trung” gửi độc giả đức quốc
không có những tháng năm ở Đức trong nỗi bất hạnh nhất mà cũng là niềm hạnh phúc nhất, không thể có cuốn truyện Trung-Việt Việt-Trung của Đỗ Quyên hôm nay.
Như bao con dân đất Việt, với tôi Việt Nam là quê hương tim máu có được từ cha mẹ,
trung-việt việt-trung (phần 31 – phần chót)
Một cuộc quan sát về các phương diện quân sự, chính trị, ngoại giao… Nói chung là một cuộc quan sát lịch sử và văn hóa với tầm mức quy mô, nếu không nói là hết sức quy mô. Cuộc quan sát mà người viết luôn đứng về phía Tổ quốc mình với mong muốn tác phẩm của mình như một hiến kế trị quốc, một cách dâng sớ triều đình kiểu hiện đại;
trung-việt việt-trung (phần 30)
Hoàng Tri Phong nói rất vô tư trước đám đông gần trăm người rằng, cậu ta cùng 2 thủ lĩnh khác sẽ nhịn ăn bắt đầu từ giờ phút này cho đến khi Lương Đặc khu trưởng chấp thuận thương thảo với người biểu tình về chương trình cải cách bầu cử: “Đến giờ này chúng ta đành chịu trả giá. Tôi buồn quá, vì cảnh sát đã dùng bạo lực. Chúng tôi buộc lòng phải tuyệt thực
Bình Luận mới