Trang chính » Bài lưu trữ theo thể loại

Bài thuộc thể loại: Văn Chương Thiếu Nhi

văn chương thiếu nhi/thiếu niên- phần 2: chiếc áo màu thời gian & tổng kết chuyên đề

18.12.2020
20201022_142845_thumb.jpg

Tôi muốn bắt đầu bằng một lời cám ơn trân trọng dành cho những nhà văn đã tham gia phỏng vấn và trả lời những câu hỏi của Da Màu do Đinh Từ Bích Thuý soạn. Những câu hỏi của chuyên đề vừa tổng quát hành trình đọc, vừa giúp chúng ta đi sâu vào từng tác phẩm đã tạo dấu ấn riêng trên mỗi cá nhân, và một cách nào đó đã hình thành chúng ta là những người viết hôm nay.

Chiếc đồng hồ vàng

11.12.2020

Bà nội nói bà bị mất chiếc đồng hồ đeo tay bằng vàng. Bà hỏi tôi có lấy chiếc đồng hồ đó không thì cho bà xin lại, nếu tôi muốn tiền bà sẽ cho tôi tiền, nhưng tôi hãy trả lại cho bà chiếc đồng hồ đó vì đó là kỷ niệm ông tặng bà nên bà rất quý nó.

Mười Một Tuổi

10.12.2020
th-20_thumb.jpg

Điều mà chẳng ai hiểu về ngày sinh nhật và chẳng ai nói với bạn là khi bạn mười một tuổi, bạn cũng là mười, là chín, là tám, là bảy, là sáu, là năm, là bốn, là ba, là hai, và là một tuổi. Vào ngày sinh nhật thứ mười một, bạn thức dậy, tưởng là sẽ cảm thấy mình mười một tuổi, nhưng lại chẳng cảm thấy gì cả.

Văn Chương Thiếu Nhi/Thiếu Niên- Phần 1: Đối Thoại với Đỗ Quyên

4.12.2020
th-15_thumb.jpg

Vậy có nên định nghĩa lại văn học chuẩn là văn học dành cho tất cả, trẻ em và người lớn? Văn học chuẩn phải mang tính phổ quát, thu nạp, không loại trừ, không dành riêng cho một thành phần nào?
Cũng như ý kiến của Đỗ Quyên đưa ra, câu hỏi trên của tôi cũng chỉ là một gợi ý trong việc nhìn lại cách phân loại

Sự thành thực và lòng trắc ẩn khiến tôi vẫn nghĩ về tác phẩm/ nhà văn ấy. Ngược lại, tôi từ bỏ họ.

2.12.2020
TB13987-06_thumb.jpg

Tôi vẫn nhớ hiệu sách ở ngay sát Bờ Hồ (đường Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội). Hiệu sách sau này biến thành một cửa hàng không còn dấu vết gì của sách vở nữa. Và vừa rồi, tôi cùng con gái đến xem triển lãm ảnh “Hà Nội 1967 – 1975” của Thomas Billhardt – một nhiếp ảnh gia người Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức); bồi hồi khi thấy một tấm ảnh đúng góc phố ấy với hiệu sách thiếu nhi của tuổi thơ tôi.

Những Bất An của Hiện Thực: đọc văn chương (thiếu nhi) để đặt câu hỏi cho đời sống

20.11.2020
clip_image004_thumb.jpg

Có độc giả nào, dù nhỏ tuổi, đã đọc một văn bản mà không suy nghĩ và chất vấn nội dung? Có truyện cổ tích hay sách thiếu nhi nào hoàn toàn nhẹ nhàng và ngăn nắp? Hay một truyện cổ tích/ tác phẩm thiếu nhi thường vừa là trái cấm vừa là sự cứu rỗi, bao hàm bóng tối, sự đe dọa của hủy diệt, nhưng cùng lúc dẫn độc giả trẻ đến một nhận thức mới? Ngay cả những truyện cổ tích có đoạn kết được coi là hậu thì khái niệm “hậu” được ai định nghĩa?

tháng ngày ê a

17.11.2020

Chữ nghĩa có thể không làm ta may mắn và sung sướng, nhưng cho ta những hạnh phúc rất không ngờ, một cách vô cùng thực tế. Nó làm tôi nhãng đi được cơn bệnh năm ngày ba trận, cho tôi khả năng nghĩ xiên xẹo ngược xuôi, và cứ thế, đồng cảm được với nhiều người ngay cả khi giữa chúng tôi không có gì giống nhau hay gần gũi. Nhưng điều gì cũng phải nhìn cả hai chiều. Chữ nghĩa làm khó tôi cũng nhiều, nhiều hơn là tôi tưởng, trước tiên là làm tôi khó yêu khi đến tuổi yêu

“tìm lại những rung động cũ”: vi lãng trả lời phỏng vấn chuyên đề văn chương thiếu nhi

12.11.2020

Những năm tiểu học, bắt đầu từ những truyện cổ tích, ngụ ngôn, thần thoại về thời những vua Hùng, dã sử, cận sử, có lẽ là những cái đọc hấp dẫn nhất, kéo tôi khỏi đời sống khó khăn để bước vào mơ mộng …. Tôi vẫn nhớ lại hình ảnh vua Quang Trung … lẫm liệt, ấn tượng khiến tôi nhiều ngày lấy bút chì vẽ lại ngài, với gươm treo ngang hông, đội nón có chúp nhọn trên đỉnh, đồ lại, vẽ lại từ một tấm hình nào đó trong trang truyện.

khi còn bé tôi đọc sách

11.11.2020
paper-book-sculptures-jodi-harvey-brown-_thumb.jpg

Những câu hỏi lớn có thể được đặt ra khi một đứa trẻ tiếp xúc với văn học. Tôi sẽ làm gì? Tôi có nên lấy vợ hay lấy chồng không? Tôi có nên đi làm cách mạng không? Tôi có nên tự tử không? Đừng sợ những câu hỏi ấy, rồi chúng sẽ tự tìm được cách trả lời.

đỗ quyên: văn chương thiếu nhi/thiếu niên không phải là "văn học chuẩn"

6.11.2020
Quyn_thumb.jpg

Về mặt tư tưởng văn chương thiếu nhi/thiếu niên, văn chương tôn giáo và một vài dạng khác tương tự là các hình thái văn-học-phục-vụ-chính trị, nếu hiểu chính trị theo nghĩa là một hình thức của tư tưởng có định hướng, mục đích, lý tưởng. Nghệ thuật thể hiện các văn chương như thế thường nằm trong một khuôn viên riêng, phải “đóng kịch”.

Tru Sa: “đừng quên trận chiến giữa đứa con với chính cha mẹ mình”

4.11.2020
tru-sa_thumb.jpg

Người trẻ bây giờ năng động, giàu sức sống, dám nghĩ dám làm, dám cắt đứt thứ lề thói tam đại đồng đường nên tôi hoàn toàn hy vọng về một sự giáo dục tinh thần, từ chính những người mẹ người cha chứ không phải nền giáo dục trục lợi trên sách giáo khoa. Đừng quên, luôn có một cuộc chiến đợi chờ trước mắt, trận chiến giữa đứa con với chính cha mẹ mình.

không đi qua được bi thảm làm sao biết được sự cao cả

3.11.2020

Đề tài tính dục và bạo lực là đề tài rất cần được tiếp cận ở mảng văn chương này, nhưng phải tôn trọng thế giới xúc cảm của trẻ, phải có một ranh giới để bảo vệ thế giới đó.
Nói thế, với tôi có nghĩa là chả có đề tài nào phải tránh, chả cần phải bịt mắt trẻ em trước sự bi thảm nào. Đấy là cuộc đời mà.

Nguyễn Lệ Uyên: Văn Chương Thiếu Nhi/Thiếu Niên

29.10.2020
BachKhoa11_2

Mỗi khi nhìn thấy bà cụ già một mình băng qua đường đầy xe cộ, những đoạn clip học sinh đánh nhau và đánh thầy cô, phụ huynh nhiếc móc thượng cẳng tay hạ cẳng …

Phạm Hạ Mỵ Châu: không phải kết thúc nào cũng có thể có hậu

26.10.2020

Năm 1975, tôi mới chỉ là cô bé mười một tuổi, đang học lớp 5. Hầu hết những tác phẩm thiếu nhi tôi được đọc trước năm 75 là do bố tôi mua cho tôi …

thuở mơ làm văn sĩ

23.10.2020

Hòa kéo tôi ngồi xuống bóng mát của một cây bàng rồi nói :

– Mình phải đổi phương pháp làm việc. Chứ giữa tớ và cậu, chẳng ai chịu ai. Viết hộc máu mồm suốt đêm, rút cục là bài đứa nào cũng bị sổ toẹt !

Tôi cãi:

– Cậu “sổ toẹt” tớ vô lý. Tớ thề với cậu là khi viết tớ không nhớ đến truyện Anh Phải Sống của Khái Hưng một tí nào.

Hòa cười:

– Cậu thề với tớ thì được, nhưng làm sao cậu thề được với trăm ngàn độc giả nếu như tác phẩm của cậu được in ra.

MÙA CHƯA XANH LÁ

23.10.2020
clip_image002_thumb.png

Tôi còn nhớ cây bút Ngọc Minh có đăng một truyện ngắn trong tờ Tuổi Ngọc với nhan đề là “Giữa Tường Trắng Lặng Câm”, trích từ bài “Ru Ta Ngậm Ngùi” của Trịnh Công Sơn. Vì muốn ra vẻ thời thượng, tôi cũng bắt chước chọn một nhan đề cho truyện ngắn của mình dựa theo lời ca của người nhạc sĩ mà tôi cũng ưa thích. Thế là truyện ngắn “Mùa Xanh Lá Vội” của tôi (trích từ bài “Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng”

Dọn Nhà

22.10.2020
Dn-Nh_thumb.jpg

Mặc dầu đây là lần đào thoát đầu tiên của chúng tôi nhưng đã là lần di chuyển thứ mười mấy từ nơi này sang nơi khác. Chưa bao giờ chúng tôi ra đi nhẹ nhàng như vậy. Không nôi mây chất cột đầy vở sách, không giường gỗ long mộng tháo bỏ đùm đề. Không soong nồi chảo quánh xỏ xâu vun cao một giỏ cần xé. Không chén kiểu, tách cổ lót rơm nâng niu trên tay xách.

“Cổ tích thời mới lớn”: Nguyễn thị Minh Ngọc trả lời phỏng vấn chuyên đề thiếu nhi

21.10.2020
Pic-5-Minh-Ngc-ngy-mi-ln_thumb1_thumb.jpg

Vì tôi được, và cả bị, xem quá nhiều những cuốn truyện dành cho đủ mọi lứa tuổi khi tôi ở tuổi đang lớn, nên phải chọn ra những tác phẩm thiếu nhi hoặc thiếu niên nào đã gây ấn tượng sâu đậm trong giai đoạn này, tôi khá hoang mang … Mà đôi khi cũng khó phân định ranh giới này. Một số truyện của Andersen và Oscar Wilde dường như được dành cho người lớn chớ không phải chỉ dành cho trẻ nhỏ như nhiều người tưởng.

“Mộng ảo với Quỷ Thần: Cung Tích Biền trả lời phỏng vấn chuyển đề thiếu nhi

20.10.2020
Fables-La-Fontaine_thumb.jpg

Sách cần đọc hồi còn bé mà ngoài hai mươi tuổi mới ghé mắt “thăm” thì chẳng còn lúc nào đọc lại. Cảm giác ư? Nó lạ lùng lắm. Tôi đến với sách thiếu nhi khi vợ tôi sẵn lòng đẻ ra cho tôi một lũ con. Rồi lũ con đẻ tiếp bọn cháu nội ngoại.

Đọc Trên Đỉnh Địa Cầu Đang Xoay

19.10.2020
clip_image002_thumb.jpg

Ui, đọc lại hoài. Mỗi lần đọc đều thấy khác. Vừa thấy lại chính mình lúc đọc nó lần đầu và những lần sau, vừa thấy các nhân vật cùng lớn theo mình. Họ già hơn, ngắc ngứ hơn, hoang mang bế tắc hơn, bi quan hơn. Đặc biệt là Meursault trong L’Étranger của Camus, Maltby trong The Pastures Of Heaven của Steinbeck, và hình ảnh George Milton bắn vào đầu Lennie Small từ phía sau trong Of Mice and Men. Ám ảnh dễ sợ.

Chuyện Bé Phượng – Chương 20-21

16.10.2020

Phượng níu tay nó lại, sợ hãi: “Đừng, đừng. Ăn mày xấu hổ lắm.”

Con Cúc nhè ngay lưỡi vào sát mũi nó rồi nói:

– Xấu cái cục…c…Bộ mày tưởng trên thế gian này có một mình tao ăn mày thôi chắc.

– Nhưng từ thuở bé đến giờ tao chưa quen một đứa nào đi ăn mày cả.

– Thôi đi cô! Thế bọn mồ côi nhà các cô không phải đi xin người ta thì dễ cơm nó ở trên giời rơi xuống đó chắc.

Tình Yêu U Mê: Trả Lời Phỏng Vấn cho Chuyên Đề Văn chương Thiếu Nhi/Thiếu Niên

15.10.2020
the-fisherman-and-the-Jinni_thumb.jpg

Trong truyện “Bác Đánh Cá và Con Quỉ’ có một hoàng hậu đi tư tình cùng một tên mọi. Tên mọi này vô cùng gớm ghiếc, “môi trên như vung nồi, môi dưới trễ ra như có thể đãi sỏi cát được. Hắn đang nằm dài trên đống lá mía, người thối tha bởi hàng trăm thứ bệnh.” Thế nhưng hoàng hậu say mê hắn ….

Nhà văn cần tránh tham gia “đánh cắp” tuổi thơ

14.10.2020

Khi đọc Con Thuý, Chim Hót Trong Lồng, tôi thấy đó là những tác phẩm hay; tuy nhiên, tôi chưa mơ mộng làm nhà văn. Chính Ý Thức Mới Trong Văn Nghệ và Triết Học của Phạm Công Thiện tôi đọc năm 18 tuổi, và Con Đường Sáng Tạo của Nguyễn Hữu Hiệu đọc năm 23 tuổi mới khiến tôi muốn trở thành một người viết.

Có một ngôi Sao Sa

14.10.2020
doll_thumb.jpg

Tiếng chuông cuối cùng vừa dứt,

lũ búp bê bắt đầu cử động.

Chúng từ các quầy, kệ

ngồi dậy,

Quá Khứ Thăng Hoa: trả lời phỏng vấn cho chuyên đề thiếu nhi/thiếu niên

12.10.2020
V-th-Thanh-Mai_thumb.jpg

Chiến Hữu của Eric Maria Remarque là một tác phẩm tuyệt đẹp phô bày sự thăng hoa giữa tình bạn và tình yêu, trong khung xã hội phi Cộng sản mà lẽ ra phải là của chúng tôi nhưng chỉ còn có thể sống qua tiểu thuyết. Quyển truyện Trần Vũ đưa cho tôi xem khi chúng tôi là hai bạn thân chung lớp chung bàn. Tôi đã nhớ hoài ấn tượng về sự thăng hoa này trong những thập niên quá khứ khi nghĩ về kỷ niệm giữa chúng tôi.

Trước khi thất trận

9.10.2020
clip_image002_thumb.png

Truyện dài đầu tiên tôi đọc trong đời, năm lên 7 tuổi, là cuốn Thằng Vũ của Duyên Anh do anh cả tôi mua làm quà sinh nhật cho em út. Tôi rất ngạc nhiên vì tựa sách mang tên mình nên tò mò mở ra xem và bị cuốn hút vào câu chuyện của thằng Vũ với con Thúy, thằng Vọng…

Những Sáng Kiến Tuổi Thơ: Trả Lời Phỏng Vấn cho Chuyên Đề Văn Chương Thiếu Nhi/Thiếu Niên

8.10.2020
BAO-THIEU-NHI_thumb.png

Tôi mê truyện tranh, mà phải màu mới đẹp, nên đành bấm bụng mua thêm một số truyện tranh đó bằng nguyên bản tiếng Pháp để thưởng thức cho mãn nhãn. Cùng với việc bắt đầu cho thuê sách, tôi nảy ra ý “Việt hoá” các cuốn truyện tranh bằng tiếng Pháp của mình. Công việc này hết sức tỉ mỉ. Tôi phải cắt giấy theo đúng khuôn của các lời đối thoại của nhân vật trong sách, chép lời đối thoại từ trong các bản tiếng Việt (tôi không đủ sức tự dịch những lời đối thoại trong nguyên bản), rồi dán đè lên phần đối thoại trong bản chính.

Thời Thiếu Niên Đọc Sách Của Tôi & Những Sinh Hoạt về Báo Thiếu Nhi

7.10.2020
quy-bn-bo-thiu-nhi-Khai-Tr_thumb.jpg

Ngoài các báo như Trẻ Em, Nhi Đồng Họa Bản, Cậu Ấm Cô Chiêu, tuổi trẻ chúng tôi còn được cung ứng rất nhiều loại sách mỏng chỉ 32 trang, như Truyền Bá, Hoa Mai, Hoa Xuân, Sách Hồng … đăng trọn mỗi kỳ một truyện của một tác giả nổi tiếng như Khái Hưng, Nhất Linh, Tô Hoài, Đỗ Đức Thu, Trần Tiêu …. phần sau và cả trang bìa trong cũng còn có các mục linh tinh khác như ô chữ, tò mò, vui cười, danh ngôn, thủ công ..v..v..

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)