Xuất hiện trong kỳ triển lãm A Forest of Signs: Art in the Crisis of Representation (Một Rừng Ký Hiệu: Nghệ Thuật trong Thời Khủng Hoảng của Biểu Tượng) (1989), Untitled/Questions (Vô Đề/Những Câu Hỏi) …
Read the full story »Thú vị biết bao khi tôi được mạo nhận những nhân vật của mình. Tôi thích khám phá tiếng nói của một nhà tiểu họa Ottoman, một người mẹ của hai đứa trẻ đang tìm kiếm người chồng, giọng nói của hai đứa trẻ, âm thanh ma quái của một kẻ sát nhân…
Giờ đây tôi chỉ còn là cái thây ma, cái xác chết nằm dưới đáy giếng. Mặc dù tôi hít vào hơi thở cuối cùng cách đây khá lâu và tim tôi đã ngừng đập, không ai, ngoại trừ tên sát nhân đê tiện đó, hay biết chuyện gì xảy đến cho tôi. Cái thằng khốn kiếp, gã bấm mạch tôi, nghe ngóng…
‘Ông viết cho ai?’ Trong 30 năm qua, kể từ khi tôi bắt đầu trở thành một nhà văn, đây là câu hỏi tôi thường được nghe từ cả hai giới nhà báo và độc giả. Ý định đằng sau câu hỏi thay đổi tuỳ thuộc vào nơi chốn và thời gian, nhưng tất cả đều mang một giọng ngờ vực.
Em là đứa con gái thức dậy trong một đại dương,
nấu món xúp dưa mùa đông cho mẹ chồng,
từng thớ nếm lưỡi bà mọc lên như gai.
Rừng là một tên tuổi quen thuộc trong giới văn nghệ và anh được nhắc đến như là một hoạ sĩ hơn là một nhà văn hay nhà thơ, mặc dù anh cũng đã góp mặt trong văn học một số tác phẩm thơ và văn ký tên Kinh Dương Vương, Dung Nham và nhiều bút hiệu khác.
Hai ngày trước giờ khởi hành, theo thông lệ thì có một cuộc họp đoàn để mọi người làm quen với nhau và cùng dự một bữa cơm thân mật. Trong hơn hai chục đoàn viên có một cô gái ăn mặc rất mô đen tên Hách Mai Ý nêu yêu cầu là trong suốt mười hai ngày của chuyến đi, cô phải được ở riêng một phòng…
ngày tụi mình ngồi với nhau, Vũ ơi có người con gái
lặng lẽ leo lên leo mãi lên những ngón tay
gảy những tổ khúc muộn phiền
vào chiếc ly của đêm toàn nước
nước ơi, lớn lên!
Mong gặp ả lần này
mắc chứng gì, hễ mở
mồm là ngọng lên, ngọng
xuống, ỉ ôi cho đến
ngày tàn, chuyện muốn nói
Tôi tin chắc thằng bé bướu cổ đã không chết, nếu huyện cho xây công viên ở ngay con đường mới trải nhựa của thị trấn, vì tôi biết mình sẽ theo dõi nó, và dành thời gian nài nỉ để nó ăn chút gì đó mỗi lần đi qua chợ. Hoặc tệ lắm tôi cũng tới ngay đó để xem mặt nó lần cuối, trước khi ông Cối già, cán bộ của thị trấn đến vác xác nó đi.
mưa mông lung
vén váy
tìm chồng
nhón chân trên giấy
gót chữ nhẹ nhàng
đêm dài trăm trang
Ta chờ chót kiếp chả hồi âm
còn chăng vài nốt nhạc dương cầm
Ta mang ra đốt [cây đàn cháy]
cháy rụi tình ta ra nước trong
Sau cùng họ đã ném tôi vào thùng rác
cùng với những miếng giẻ rách đầy dầu mỡ,
mớ tóc rụng, những hộp thức ăn rỉ sét,
những vỏ chai bia, băng vệ sinh, xác chuột chết, gián…
Tính tôi thích công bằng. Nói thế chắc quí vị cho rằng tôi nói huề vốn. Ai lại không thích công bằng. Không hẳn như vậy. Vì cái thích của tôi nó cực đoan. Hễ tôi thấy cái gì không công bằng là chịu không nổi, nhất là điều đó do chính tôi làm nữa thì tôi cho như là tội ác…
Tôi làm gã đào binh năm hai mươi
hai tuổi, nửa năm tù, ba tháng quân
trường Lam Sơn ám chướng dưới chân núi
Phượng Hoàng mây phủ. Bạn đồng đội tôi
khóc mỗi chiều nhìn núi. Hắn người Nam
– Em đẹp lắm…
Anh nói với nó, một chút tha thiết, một chút chân thành, một chút đùa cợt… Cố tình nói, dẫu chắc chắn biết rằng nó sẽ làm như tỉnh bơ, như không bao giờ để ý:
– Rẻ tiền.
1. Thành phần nguyên liệu:
– Hàng cây lá xanh, lá đỏ, lá vàng lêu khêu
hành khất trên những con đường lốp xốp;
– Vài rắc nắng yếu ớt, úa-xìu
lói-chói mặt con rạch bốc mùi tanh;
nghe trong tưởng tượng
nghe trong bầu trời
nghe sáng ngày xe đạp đầu dốc
nghe cuối ngày ra biển với trăng
Anh vén tấm màn nhìn ra bên ngoài. Lâu lắm mới bắt gặp một sáng đẹp trời. Không ít, không nhiều. Đẹp vừa đủ cho hàng cây xôn xao gọi lá . Anh muốn nói cái điều anh suy nghĩ từ mấy hôm nay nhưng nghĩ sao lại thôi, thành ra tiếng thở dài loang dần trong tách cà phê đặc quánh.
Chảy theo sông chín rồng ngóng mây bay bảy núi nghe kinh trong hạt bụi cúi xuống nhặt bóng người bóng ma xưa lầm lũi túi mật bỗng khô ran vì trong câu hát xẩm rờm rợp gió bên trời chảy theo sông vọng cổ…
Chàng nhớ luật cấm uống rượu trong trại tỵ nạn. Chàng nhớ tới quyền lực tuyệt đối của cảnh sát, tới sức mạnh vô song của Lực Lượng Ðặc Nhiệm. Chàng nhớ đôi chân ngọc thạch của người con gái mà mãi tới sáng hôm nay chàng mới biết tên; mà từ biết bao lâu chàng vẫn mong được trộm nhìn vóc dáng thân quen trên đồi Tôn Giáo, bên cổng chùa Từ Bi.
Mai ta về khóc ngất dấu sương tan…
I. Một mình chơi. Trong và ngoài vũ trụ Hú mù ta ảo hóa đã nư chưa?! …
**** Như đứa bé chạy về nhà với mẹ Như người đàn ông trên đường về tổ quốc Như chàng trai hò hẹn với …
(hay không mua vẫn bán), ôi chao…
tặng thi sĩ 4 chữ
1. không phải bao giờ những cơn mơ đẹp nhất cũng bắt đầu từ giấc ngủ. …
Khúc xuân tình
Anh đã đi tìm khắp thế gian. Chưa thấy dung nhan nào đẹp như yoni* của em. Yoni ướt sắc màu trừu …
Lá khô đâu mà nhiều như thế này – chắc phải hơn trăm nghìn chiếc chứ không thể nào ít hơn được – hôm nào mình thử đếm cho biết, há anh – em nghiêng …
1 – Dẫu biết rằng em cố hững hờ Ta vẫn chân thành tự nguyện Đều đều mang đến cho em …
Bình Luận mới