Trang chính » Tác giả

Bài đã đăng của Tạ Chí Đại Trường

Tạ Chí Đại Trường

Tạ Chí Đại Trường người Bình Định, sinh ở Nha Trang.
Tên đặt là từ hai địa danh của Khánh Hoà có Nha Trang là tỉnh lị.
Học ở Bình Định, Nha Trang, Sài Gòn.
Cử nhân Văn khoa, Đại học Văn khoa Sài Gòn 1962,
Cao học Sử, Đại học Văn khoa Sài Gòn 1964,
Năm thứ nhất Tiến sĩ Chuyên khoa Sử học, Đại học Văn khoa Sài Gòn 1974. Giải thưởng Văn chương Toàn quốc , Bộ môn Sử 1970.
Đi lính 1964-1974.
Tù cải tạo 1975-1981.
Qua Mĩ tháng 8-1994 ở Oklahoma City.
Hiện ở Westminster, California.

Tác phẩm:

- Lịch sử nội chiến ở Việt Nam từ 1771 đến 1802, Nxb. Văn Sử học, Sài Gòn 1973. (Tái bản: Lịch sử nội chiến ở Việt Nam (1771-1802), Nxb. An Tiêm, Hoa Kì 1991; Tái bản: Việt Nam thời Tây Sơn – Lịch sử nội chiến 1771-1802, Nxb. Công an Nhân dân, Hà Nội 2006.)
- Thần, người và đất Việt, Nxb. Văn Nghệ, Hoa Kì 1989; Văn Học xb., Hoa Kì 2000, bản mới; Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội 2006, bản mới.
- Một khoảnh Việt Nam Cộng hoà nối dài, Nxb. Thanh Văn, Hoa Kì 1993.
- Việt Nam nhìn từ bên trong và bên ngoài, bài viết riêng được gộp chung với Nguyễn Xuân Nghĩa, Nxb. Văn Lang, Hoa Kì 1994.
- Những bài dã sử Việt, Nxb. Thanh Văn, Hoa Kì 1996.
- Những bài văn sử, Văn Học xb., Hoa Kì 1999.
- Lịch sử Việt Nam trong tầm mắt người Việt: Một lối nhìn khác. Bài viết cho Williams Joiner Center (UMASS/Boston) 2002.
- Sử Việt đọc vài quyển, Văn Mới xb., Hoa Kì 2004.
- Người lính thuộc địa Nam Kì (1861-1945), bản thảo 1975.
- Sơ thảo: Bài sử khác cho Việt Nam, bản thảo bắt đầu 2005.

Ngoài ra có thể thấy bài rải rác trên các tạp chí Hợp Lưu, Văn Học, Hoa Kì, báo mạng Talawas, kể cả một bài tình cờ ở Văn Nghệ Công nhân, Tạp chí văn học của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam số 40 (4-2006), tt. 71-79.

(Wikipedia tiếng Việt)

Sử Việt thời thổ tả (V)

24.02.2014

Ngày nay người ta vượt qua những mù mờ của lịch sử, những bất tương hợp của quá khứ với các chứng cứ rối rắm để ghép nối tục thờ cúng tổ tiên với truyền thống Hùng Vương bằng cách viện dẫn đến tính chất “sáng tạo truyền thống” của người cầm quyền.

SỬ VIỆT THỜI THỔ TẢ (IV): CHUYỆN GIA PHẢ, TÔNG PHẢ HỌ HÀNG NHÀ TA

8.01.2014

Các “chuyên gia” viết gia phả phồn tạp đến mức có lúc thấy loáng thoáng ở những quảng cáo trên báo chí, sau đó lại lẳng lặng biến mất cùng nhịp với phong trào viết lịch sử Ðảng bộ Cộng sản xuống tận cấp xã phường, rầm rộ đến những năm 1990, chứng tỏ có sự liên hệ, tuy là không đồng đẳng, giữa hai phong trào. Các tay thợ viết gia phả đôi khi chỉ là những “sử gia” của phường xã,

Sử Việt thời thổ tả – Phần III

2.12.2013

Lịch sử thường được coi đáng tin cậy nhất là khi ghi nhận vào lúc, và thời nó xảy ra. Mức độ nhận định thì tuỳ thuộc vào kiến thức thời đại chuyển tiếp vào người ghi chép. Thế mà không phải ai cũng đủ khả năng đi vào những ngóc ngách chuyên biệt của các diễn tiến. Bởi vậy cho nên cách giải mã lịch sử…

Sử Việt thời thổ tả – Phần II

25.11.2013

Cái lợi thế ta/địch lớn lắm dù đôi khi cứ tưởng chỉ là của những “chuyện nhỏ”. Cung Tích Biền muốn lưu giữ các phần viết tiểu thuyết của mình từ các trang báo hàng ngày trước 1975 cũng không được. Về phần Huy Ðức thì không phải chỉ thoải mái đọc Sài Gòn Giải Phóng mà còn tận mắt ghi chép…

SỬ VIỆT THỜI THỔ TẢ – Phần I

18.11.2013

Có điều tệ hơn, trong khi bàn về Cao Lỗ, ngày nay người ta còn xác quyết rằng chuyện Trọng Thuỷ Mị Nương là có thật để nói đến “bài học lịch sử” về sự mất cảnh giác dẫn đến tình trạng mất nước. Chuyện nỏ thần “bắn một phát giết 300 người, xuyên qua hơn chục người”, giết hàng vạn người…

Khi Lịch sử nhận chân hình bóng Thần, Người…

30.09.2013

Bổn phận của sử gia là phải đem thần trở lại thành người, dựng lại thần cho thành dáng người. Nếu chỉ dừng lại ở tính cách chuyên môn chung chung thì đó chỉ là điều phải có khi xếp đặt sự việc cho là đúng với những gì đã xảy ra. Nhưng vì còn muốn xét lại tâm ý cá nhân…

CON ĐƯỜNG BÌNH THƯỜNG CỦA CÁC ĐỒNG TIỀN “AN NAM”

31.01.2013
annam1_thumb.jpg

Tiền còn mang dạng truyền thống khác, không phải chỉ là vật trung gian để trao đổi mà còn là vật chứng nhận quyền uy …. Các tay nổi dậy, muốn chứng tỏ sự hiện diện của họ … đều cũng đúc những đồng tiền mà vì tính phù du của những cuộc nổi dậy đã gây khó khăn đoán định cho người sau.

Chuyện Giác và Tôi

3.10.2012
NMG-TCDT-PN-TC_thumb.jpg

Rồi lại biết Giác có giải Văn Bút, nhớ được không phải vì tên sách Bóng thuyền say mà vì tôi cũng có thể có giải năm đó nếu Văn Bút không đòi nạp trình đến năm bản đánh máy trong lúc tôi chỉ có ba bản, và giải Tổng Thống chỉ đòi có chừng ấy mà lại còn nhiều tiền hơn…

Bài Sử Khác Cho Việt Nam–Chương XX (Kết)

11.04.2012

Vậy là bắt đầu của dân tộc Việt không có rồng Lạc, tiên Âu gì hết. Sống ở thời đại văn minh thì hãy nhìn sự vật ở mức độ bình thường dù rằng cứ tưởng đó là tầm thường. Để khỏi sống bằng ảo tưởng, hoang tưởng, khỏi phải lừa mình, dối người, gồng xác lên gân che giấu mặc cảm tự ti lâu dài…

Bài Sử Khác Cho Việt Nam–Chương XIX

10.04.2012

Thời bình dẫn theo sự hưởng thụ có ngay trước mắt mà ước vọng lí tưởng còn quá xa vời nên phải có những toan tính lắt léo, tuy không đủ lấy thúng úp voi nhưng cũng ghìm giữ được sự thật một thời gian, hay có thể ghìm giữ lâu dài khi cố không buông bỏ quyền lực.

Bài Sử Khác Cho Việt Nam – Chương XVIII

9.04.2012

Ngày (đúng ra là đêm) 9-3-1945 được ghi trong lịch sử là thời điểm quân đội Nhật Bản lật đổ toàn bộ chính quyền thuộc địa ở Đông Dương do người Pháp xây dựng trong hơn 80 năm. Tất nhiên là vì quân Nhật đã đóng ở Đông Dương từ 1940, đã đặt nhiều cơ sở thâm nhập, tạo dựng nhiều tầng lớp thân thuộc…

Thần, Người và Đất Việt

23.07.2011
tcdt_tndv_thumb.jpg

Thần, Người và Đất Việt Sử Tạ Chí Đại Trường
… quá khứ sâu đậm ảnh hưởng thần linh, “có đất …

Sơ thảo: Bài Sử Khác cho Việt Nam – Chương XVII

4.11.2010

Chữ “quấc ngữ” biểu hiện tiếng Việt bằng văn tự La tinh như thế, lúc đầu, chỉ mang chừng ấy tác dụng chứ chưa cho thấy là một phương tiện đảo lộn văn hoá to lớn như sẽ tỏ rõ theo với thời gian. Chính sách lúc đầu vẫn là mang tính cách thuyết phục, tờ Gia Định báo (1865) là một thứ công báo viết bằng thứ chữ mới…

Sơ thảo: Bài Sử Khác cho Việt Nam – Chương XVI

28.10.2010

Đạo nghĩa lấy từ kinh sách tuy có thể bị chê bai chỉ vì không chống lại được với súng đạn nhưng nó cũng tạo được một hình ảnh lí tưởng để người ta ôm ấp khi bị thất bại. Cứ nghĩ một anh Tú tài mù, văn thơ triết lí thô thiển, mà được tôn vinh quá khả năng đó, chỉ vì đã đưa nhiều nhiệt tình quăng ra giữa cả một tình thế sôi động: “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà…”

Sơ thảo: Bài Sử Khác cho Việt Nam – Chương XV

26.10.2010

Sự nhu nhược vài trăm năm đã trở thành truyền thống khiến cho Gia Long phải suy nghĩ để dằn nén trong hành động của mình. Nhưng dù sao thì đây là lần đầu tiên vùng đất phương Nam này giành được một tên nước có phần theo yêu cầu của chính mình chứ không phải là An Nam của chủ nhân thuộc địa ban cấp, hay là Đại Việt vay mượn của nước Nam Hán…

sừ liệu quốc nội và nền sử học dân tộc chủ nghĩa Việt (phần 2)

19.10.2010

Tổ quốc xã hội chủ nghĩa đã tan rã thì phải quay về truyền thống quyền lực cụ thể cho nên chủ nghĩa huyết thống được đề cao, đầu tiên là sự tôn thờ người Khai sáng triều đại. Lãnh tụ đi vào Miền Nam có biến dạng một chút thành một thứ như là Giáo chủ của một loại Đại đạo Tứ kì Phổ độ cũng chẳng sao, có vô chùa, ngự trong đền thờ là được.

Sử Liệu Quốc Nội và Nền Sử Học Dân Tộc Chủ Nghĩa Việt Nam (phần 1)

18.10.2010

Bởi vì yếu tố yêu nước được đặt làm tiêu chuẩn đánh giá công trình sử học nên mới có chuyện thiên vị ông Quang Trung … cho ông có công thống nhất đất nước, lại cho ông “mở đầu sự nghiệp thống nhất,” đẩy ông Gia Long vào địa vị thứ yếu, theo đuôi lượm lặt thành quả của người khác.

Sơ thảo: Bài Sử Khác Cho Việt Nam

19.03.2009

Sơ thảo: Bài Sử Khác Cho Việt Nam Biên khảo lịch sử mới nhất của sử gia Tạ Chí Đại Trường. Đã xuất hiện trong chương trình …

Sơ Thảo: Bài Sử Khác Cho Việt Nam* – Sách báo tham khảo

7.03.2009

Tạ Chí Đại Trường, người Bình Định, sinh ở Nha Trang, tên đặt là từ hai địa danh của Khánh Hoà có Nha Trang là tỉnh lị. Học ở Bình Định, Nha Trang, Sài Gòn.
Cử nhân Văn khoa, Đại học Văn khoa Sài Gòn 1962, Cao học Sử, Đại học Văn khoa Sài Gòn 1964, Năm thứ nhất Tiến sĩ Chuyên khoa Sử học, Đại học Văn khoa Sài Gòn 1974.

Sơ Thảo: Bài Sử Khác Cho Việt Nam* – Chương 14

5.03.2009

Người ngoại quốc (thương nhân, giáo sĩ) có một chút cách biệt (John White 1819) thì nhìn ra nguyên nhân suy sụp là ngay chính nơi tình hình phát triển quyền lực của nhóm người cầm đầu. Đó là bước phát triển có định hướng rõ rệt, theo tổ chức của một chính quyền Á Đông, với một sự thu xếp đòi hỏi những chi phí lớn lao đi theo với sự bành trướng quyền lực, làm tăng tiến kiêu ngạo bản thân, những điều vốn thường hay dẫn đến sự đổ vỡ như thường thấy ở các tập đoàn cai trị tương tự.

Sơ Thảo: Bài Sử Khác Cho Việt Nam* – Chương 13

3.03.2009

Sử quan Nguyễn nói về ngày ra đi của những người dựng nước ở Đàng Trong như sau: “… Mùa đông, tháng 10 (1558), chúa bắt đầu vào trấn Thuận Hoá… Những người bộ khúc ở Tống Sơn và những người nghĩa dũng xứ Thanh Hoá đều vui lòng theo đi…” Tất nhiên không phải toàn là những người trung thành vì đến cả thế kỉ sau, ngay từ bên trong dòng họ cầm quyền ta vẫn gặp những người trở cờ.

Sơ Thảo: Bài Sử Khác Cho Việt Nam* – Chương 12

26.02.2009

CHƯƠNG XII:
ĐÀNG NGOÀI và ĐÀNG TRONG
Vấn đề danh xưng và hướng phân li
Sau trận 1672, quân Trịnh “chia binh đóng đồn ở các đường trọng yếu châu Bắc Bố Chính, phòng giữ nghiêm nhặt, lấy …

Sơ Thảo: Bài Sử Khác Cho Việt Nam* – Chương 11

24.02.2009

Ít ra thì cuộc tranh chiến Đông Việt Tây Việt trong thế kỉ XVI lại chứng tỏ một lần nữa về tình trạng bất lực của một chính quyền tập trung ở Đông Kinh, không đủ khả năng để đàn áp các thế lực cát cứ địa phương. Điều này còn thấy rõ thêm trong những tranh chấp dai dẳng về sau tuy rằng các sử quan vẫn đặt Lê ở địa vị chính thống…

Sơ Thảo: Bài Sử Khác Cho Việt Nam* – Chương 10

20.02.2009

Dù rằng ngày nay có người cố tìm dấu vết thương nghiệp trong đời Lê sơ nhưng rõ ràng là ngoài các chứng cớ thành lập chợ búa, đã không thấy những hoạt động ngoại thương ảnh hưởng đến triều đại mà lại còn thêm các hành động hạn chế ngay từ trên triều đình.

Sơ Thảo: Bài Sử Khác Cho Việt Nam* – Chương 9

17.02.2009

Thế là có chính sách được gọi là “quân điền” mượn của phương Bắc, làm căn bản cho những quy định điều hành sít sao hơn của các triều sau. “Các đại thần” đó là những nho gia thoát khỏi những kềm hãm của tầng lớp tông tộc cũ, được tiếp xúc rộng rãi hơn qua những năm biến loạn Hồ, Minh thuộc, đến lúc này có một thời mới trước mắt để áp dụng kiến thức từ những kinh sử họ học được.

Sơ Thảo: Bài Sử Khác Cho Việt Nam* – Chương 8

10.02.2009

Chiến tranh với Nguyên thu nhận một lớp người Tống không phải chỉ làm việc phụ trợ quân lực Trần Nhật Duật mà còn có ảnh hưởng trong việc buôn bán, sản xuất, thêm một lớp nho sĩ Tống thúc đẩy kiến thức của nho sĩ nội địa khiến cho họ càng thêm kiêu hãnh.

Sơ Thảo: Bài Sử Khác Cho Việt Nam* – Chương 7

5.02.2009

Một đất nước suy sụp vì tầng lớp lãnh đạo tàn tạ đã không đáp ứng được với tình thế mới mà thời gian đưa đẩy tới. Tuy nhiên Trần thay Lí không phải chỉ là sự thay đổi tông tộc bình thường, chỉ đem lại những tiến bộ nâng cấp so với triều trước, như cho tới gần đây người ta vẫn xếp Lí Trần vào một giai đoạn lịch sử chính trị, xã hội khó tách rời.

Sơ Thảo: Bài Sử Khác Cho Việt Nam* – Chương 6

31.01.2009

CHƯƠNG VI:
MỘT GIAI ĐOẠN TÔNG TỘC TRỊ NƯỚC
Triều mới, đô mới và thời mới
Cho tới gần đây (và với một số lớn người mày mò kinh sách) thì nhà Lí (và Trần) là triều vua …

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)