Trang chính » Bài lưu trữ theo thể loại

Bài thuộc thể loại: Tư Liệu

Ở Tù Với Trần Dạ Từ Và Bạn Hữu

26.04.2010

Mọi người nhìn nhau, không thấy ai đấu tố. Sau đó cũng không thấy hình phạt. Chúng tôi cũng chỉ lặng lẽ cười với nhau. Ít lâu sau, khi nghe tin anh Nguyễn Mạnh Côn chết, lại nghe kể trước khi chết miệng anh còn kêu cơm cơm. Tự nhiên, tôi bỗng thấy mình khóc.

Sự Hình Thành của Quán Văn (trích Phóng bút Cũng Cần Có Nhau)

22.04.2010

Quán Văn lúc nào cũng đông vui. Nhưng phải đợi đến sự kết hợp diệu kỳ giữa Trịnh Công Sơn và Khánh Ly, Quán Văn mới trở nên một hiện tượng và mang dấu ấn rõ rệt… Hát và Lắng Nghe đã trở thành một nhu cầu cần thiết cho tuổi trẻ hôm nay giữa vùng đạn bom tủi nhục…

Lá thư văn nghệ gởi một người vừa mới quen

14.04.2010

Người ta sanh ra ở đâu sẽ hấp thụ cái tinh chất ở vùng đất đó cho tới già đời; đừng ai mong mình sẽ là tiên khi mình sinh ra nơi ruộng lúa bùn lầy, lung vũng. Cái chính là mình biết lấy cái lung vũng, bùn lầy ấy làm cái chất tinh tuý ngọt ngào bao la bát ngát của thiên nhiên nuôi sống mình lớn dậy. Đó chính là cái tinh chất làm nên nét đặc thù của mỗi con người ….

CHẠM MẶT TỬ THẦN

9.04.2010

Sau khi Toại ngã đạn, Trịnh Công Sơn đã sáng tác ca khúc Nhân Danh Ai, dành riêng cho Ngô Vương Toại. Bài ca lên án những ai dùng bạo lực để cố cướp lấy tính mạng của đồng loại. Mặc dù hồi đó thuộc nằm lòng ca khúc này… giờ này tôi cũng chỉ nhớ lõm bõm được một câu: Nhân danh ai anh đến đây bắn vào người…

Đọc Trịnh Công Sơn- Một Người Thơ Ca – Một Cõi Đi Về

1.04.2010

Một người yêu nước, tài năng, có nhân cách lớn lao như Trịnh Công Sơn mà nhiều tác giả ca ngợi trong sách này, cớ sao nhà nước Cách mạng lại đưa đi học tập cải tạo? Bạn bè Trịnh Công Sơn sau giải phóng đa phần là thành phần Cách mạng như các ông Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Duy, Thái Bá Vân sao lại làm lơ khi Trịnh Công Sơn bị bắt đi học tập oan?

Hành Lý và Giầy

4.02.2010

Tôi đã biết mơ trong ngôn ngữ lạ, nhưng tôi vẫn viết, đọc, và nói tiếng Việt hàng ngày. Tôi đã mất, nhưng tôi vẫn còn Việt Nam. Tôi sống trong và bên ngoài quá khứ. Tôi hòa mình với những biến chuyển, nhưng tôi cũng đứng bên lề của thời gian.

Tư liệu của Trần Thị Trường gửi cho Da Màu

19.01.2010

Da Màu nhận được từ bà Trần Thị Trường những bức thư điện tử và hình chụp sau đây. Xin công bố thể theo lời yêu cầu của bà để làm minh bạch một số sự việc quanh buổi hội thảo Thơ Đến Từ Đâu.

ĐẦU NĂM, HỎI CHUYỆN NGƯỜI BẠN CŨ

14.01.2010

Khó lường nhất là những cảm tình viên của nhà nước, những nhân vật nguỵ quân tử, ẩn hiện khắp nơi trong cộng đồng Việt nam lưu vong. Cho tới khi nào, ở trong nước vẫn còn những kẻ lớn tiếng khẳng định: “Ở Việt nam không có chế độ kiểm duyệt sách báo”, thì tôi e rằng, mục tiêu cao cả kia chỉ là những lời “phát biểu linh tinh” vô nghĩa và vô vọng.

Như chuyện thần tiên

30.10.2009

Khởi đi từ những truyện ngắn đầu tay thời còn nằm ở Quán Văn, HNT bỗng trở nên một hiện tượng văn chương thời thượng. Truyện HNT thu hút độc giả mọi giới, ở khắp mọi nơi, sau đó. Ngay cả làng văn lớn bé cũng xúm nhau lại khen chàng nức nở

Một chút Trần Phong Giao

28.10.2009

Viết nhiều, gửi nhiều nhưng mãi đến năm 1967, lần đầu tiên tôi mới có tác phẩm được đăng trên báo văn học Sài Gòn. Đó là một bài thơ: Cuồng ngâm (tạp chí Văn số 97, mùa hè 1967). Thú thì thú, nhưng tôi vẫn chưa “toại nguyện” vì thích truyện hơn.

Đi tìm “bài thơ trên xương cụt” của Chinh Ba

27.10.2009

Mấy ngàn trang sách, bao nhiêu công sức đổ ra, ít ra phải được đền bù tương xứng. Không phải là chọn lựa bừa bãi. Một bài văn mà nhà văn Nguyên Minh vẫn còn in khắc vào tâm trí sau 44 năm không thể nào là một bài văn đọc-xong-rồi-bỏ được.

Năm nhà văn nữ dưới mắt họa sĩ Chóe

24.10.2009

Nhà thơ Chu Ngạn Thư vừa chuyển cho tạp chí Da Màu một số hí họa của họa sĩ Chóe dành cho Giai Phẩm Văn số đặc biệt “Năm Nhà Văn Nữ nổi tiếng nhất của văn chương tiểu thuyết hiện nay”.

Học hành tục ngữ, ngôn ngữ

20.10.2009

Bài này viết cho mạng Da Màu, trả lời thắc mắc của vài bạn đọc Da Màu về ngôn ngữ. Nó chỉ có nội dung ngôn ngữ học thuần túy, từ tốn đóng khung trong việc chữ nghĩa. Vô bổ cho nhiều người.

Trò chuyện với bạn về Trần Phong Giao

19.10.2009

Đó là một lần duy nhất tôi có thể thong thả ngồi uống nước chè xanh, trò chuyện với anh, tại nhà riêng của anh, được nhìn thấy anh trong bộ quần áo bình dị mặc ở nhà và được ngắm nhìn hai bức tranh sơn dầu rất đẹp của họa sĩ Đinh Cường và hoạ sĩ Rừng mà anh đã treo trang trọng trên bức tường đối diện với salon chúng tôi đang ngồi.

hội chứng "Xuân Tóc Đỏ"

16.10.2009

Đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày mất nhà văn Vũ Trọng Phụng, thời gian gần đây lại rộ lên thông tin trên các trang báo về việc một người có tên Vũ Trọng Khanh tự xưng là con trai duy nhất của nhà văn còn sống tại nước ngoài. Sự kiện này đã làm cho ông Nghiêm Xuân Sơn là chồng của bà Vũ Mỵ Hằng – con gái độc nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng hết sức tức giận…

Tủ sách của Trần Phong Giao

6.10.2009

Với những người mới gặp anh lần đầu dễ cảm thấy khó chịu vì cái vẻ như là hơi “kênh kiệu thờ ơ” của anh. Thật ra, anh chỉ lạnh với người lạ trong giao tế buổi đầu, nhưng quen anh lâu mới thấy anh là người rất tử tế và nồng nhiệt

Trần Phong Giao và những người viết trẻ

6.10.2009

Vậy mà trên tạp chí Văn, ở mục trang Sinh Hoạt Văn học Nghệ thuật, dưới bút hiệu Thư Trung, ông luôn luôn viết về chúng tôi, đề cập đến chúng tôi, và cất lời thống thiết vì chúng tôi.Thật khó tìm một tạp chí có người thơ ký tòa soạn lại chú tâm về cuộc hành trình của những người mang màu áo đồng phục như chúng tôi như thế.

Mật mã Nabokov: lần đầu gặp gỡ laura, tác phẩm dở dang và cuối cùng của văn hào

2.10.2009

Khi được biết con trai Nabokov là Dmitri đang dự tính cho phép xuất bản bản thảo dở dang và cuối cùng của nhà văn, tôi càng cảm thấy bị ray rứt, đến độ đề nghị trong một buổi hội thảo văn chương là Dmitri nên thiêu hủy quyển sách ….

Lê Ngộ Châu, 160 Phan đình Phùng

2.10.2009

Huỳnh văn Lang là bí thư Liên Kỳ Nam Bắc Việt Nam của đảng Cần Lao mà Ngô Đình Nhu làm tổng bí thư. Năm đầu, 1957, ông Lang điều khiển tờ báo, viết bài về kinh tế khi Phạm ngọc Thảo viết về quân sự, chính trị

Hai cái chết “bất đắc kỳ tử”

18.09.2009

… sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt, khả năng hội họa của Bửu Chỉ và thơ văn của Thái Ngọc San chỉ được xử dụng một thời gian ngắn ở tòa soạn tạp chí Sông Hương, và số phận của họ trở thành một bi kịch đáng ngờ xảy ra sau đó.

Nhớ Nguyễn Thụy Long [1938-2009]

14.09.2009
NguyenThuyLong_Saigon2001__thumb.jpg

Những bài viết của Nguyễn Thụy Long dành cho tuần báo Việt Mercury cũng như cho tạp chí Văn đưa chúng tôi lại gần nhau. Tôi biết anh có cuộc sống vất vả, gia đình lạnh lẽo, đời sống xã hội chua cay, nhưng lúc sau này anh vẫn viết và sống bằng chính ngòi bút của mình.

Bửu Chỉ: Bằng chính mình đến với cuộc đời

10.09.2009

Đối với Bửu Chỉ, mặt trời, mặt trăng còn là biểu hiện của thời gian. Thời gian ám ảnh Bửu Chỉ không nguôi. Con người khi còn trong trứng nước đã bị treo lơ lửng trên thập giá của thời gian. Thời gian là tên trấn lột đểu cáng, trêu ngươi. Con người đuổi theo nó đến hụt hơi mà chẳng bao giờ kịp để đòi lại những kỷ niệm êm đềm, những khoảnh khắc bình yên, những bạn bè, những người yêu dấu.

Sœur Sourire, Nụ cười hay nước mắt ?

10.09.2009

Trong valise hành lý mang vào tu viện, cô Jeannine có cất giấu một tấm hình của danh ca Elvis Presley. Hẳn đây là thần tượng của cô nên có thể nói rằng khỏang thời gian này là thời gian đẹp nhất trong đời của người nữ tu trẻ vì bản nhạc của cô đã đứng hàng đầu, liên tục 4 tuần lể trong chương trình nhạc « Hit-Parade ». Soeur Sourire đã đánh bật nhiều tên tuổi trong đó có cả ông vua nhạc rock này.

Da màu Phỏng Vấn Mục Sư Trần Nguyên Đán

9.09.2009

Theo Mục sư, có phải sự kết hợp giữa văn chương và đời sống, hoặc giữa văn chương và tôn giáo, cũng là một sự “sa ngã hạnh phúc”?
-Ôi, câu hỏi này khó quá cô Thúy ạ. Thôi để tôi xin trả lời ngắn gọn. Sự kết hợp giữa văn chương và tôn giáo (nói chung) với tôi, là một hạnh phúc mà không …sa ngã (cười).

thuở mơ làm văn sĩ: cách sống của nguyễn đức sơn (chương 11)

7.09.2009

Tôi vào quán cắm một chiếc tăm lên miệng và đi xuống bếp …. Nhất quyết phải no bụng, nếu để bụng đói mà chết là là làm nhục miền Nam no ấm tự do. Dưới sự lãnh đạo anh minh của chí sĩ Ngô Đình Diệm, người ta từng nói thế nhiều rồi, tôi bực bội. Chính nghĩa và tà thuyết là vàng thau lẫn lộn, ở cả miền Nam lẫn miền Bắc.

Vĩnh biệt nhà văn Nguyễn Thụy Long

5.09.2009

… Hai giờ rưỡi sáng, tôi đạp xe đạp vào phi trường tiễn mẹ. Phi trường đêm ấy lồng lộng gió. Tiễn mẹ đi đêm ấy, tôi linh cảm thấy không bao giờ còn được gặp mẹ nữa. Dáng cụ xiêu xiêu đi vào phòng cách ly, cụ lại dúi cho tôi những đồng tiền Việt Nam còn sót lại trong túi, như hồi mấy chục năm về trước…

Khóc Nguyễn Thụy Long

4.09.2009

Chia tay nhau lũ người lận đận
Nhìn nhau buồn chẳng nói năng chi
Cùng một kiếp thương vay khóc mướn
Được thua gì rồi cũng phải đi
Cuộc thế trăm năm là vậy đó

Chu Sơn Trả Lời Thắc Mắc của Độc Giả về Bài Viết “Ngô Kha và Cuộc Chuyện Trò Cuối Năm”

17.08.2009

Sau từng ấy thời gian (trên dưới ba mươi năm) với ký ức một kẻ trầm luân đã đến tuổi xấp xỉ cổ lai hi mà khẳng quyết bức thư (của anh Kha gởi cho tôi) được phục hồi y nguyên bản là một khoa trương không cần thiết, dễ gây ngộ nhận, và rất đáng chê trách.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)