Bài đã đăng của Nguyễn Tường Thiết
Giòng Sông Thanh Thủy, một chúc thư văn học của Nhất Linh

Trong lúc điều đình với chính quyền[ Ngô Đình Diệm], Nhất Linh chỉ chấp nhận rời khỏi tòa Đại sứ Trung Hoa Dân Quốc nếu có lời cam kết không bắt giữ ông và người bạn của ông là Trương Bảo Sơn. Chính quyền Ngô Đình Diệm đã giữ lời hứa này, nhưng chỉ giữ một nửa: ông Trương Bảo Sơn bị bắt giam vào ngày 12/12/60 đúng một tháng sau ngày xẩy ra cuộc binh biến 11/11/60.
Một chút tri kỷ muộn màng

Như anh Minh nói chúng tôi quen biết nhau khá muộn khi cả hai chúng tôi đều đã bước qua tuổi 60. Do duyên văn nghệ chúng tôi quen nhau đúng 20 năm trước. Năm 2002, anh Minh lúc ấy là chủ bút tờ Thế Kỷ 21 thực hiện ở Nam California một số báo Tưởng Niệm Nhất Linh nhân ngày 7 tháng 7.
Viết, trong bóng rợp của người cha

Hồi đó tôi chưa viết văn, chưa hề có truyện nào đăng trên báo, chỉ thỉnh thoảng viết một truyện ngắn đưa ông xem và ông rất thích. Nhưng chính qua những lần nói chuyện như thế mà chúng tôi thấy rõ mối đồng cảm giữa hai bố con trong văn chương. Tuy thế cha tôi không hề khuyến khích tôi đi vào con đường văn của mình, mặc dù hồi đó ông đã khuyến khích vài cây bút trẻ trở thành những nhà văn có tên tuổi.
Xóm Cầu Mới, một hoài bão lớn của Nhất Linh

Theo lời bà Vinh thuật lại với tôi sau khi thân phụ tôi qua đời thì Nhất Linh tìm gặp bà Vinh mục đích là để nói lời giã biệt vì sau đó mấy ngày ông phải ra tòa xử ông trong vụ án liên quan đến cuộc đảo chính ba năm trước và sau phiên toà có thể ông phải đi tù không biết ngày nào trở về (thực ra khi gặp bà Vinh Nhất Linh đã có sẵn ý định tự vẫn vào ngày 7-7-1963). Trước khi ra về Nhất Linh đưa bản thảo cuốn Xóm Cầu Mới cho bà Vinh và nhờ bà Vinh đốt bản thảo này đi với lý do đây là một tác phẩm dang dở chưa hoàn tất.
Hai Vẻ Đẹp của Nhất Linh

Tôi tự hỏi tại sao bức tranh này lại là cảnh phố chợ ở Sài Gòn mà không phải là cảnh chợ Hà Nội hay một làng quê đất Bắc? Dịp nào mà cha tôi trong thập niên 20 của thế kỷ trước đã có phòng triển lãm tranh ở Sài Gòn và Nam Vang?
Chuyện bên phố cũ
Câu chuyện ấy mẹ tôi kể tôi nghe tự hồi nào nhỉ? Không thể nhớ. Thỉnh thoảng nó xuất hiện loáng thoáng trong mớ ký ức mịt mờ của tôi về thời thơ ấu. Mà tự cái thuở xa vời vợi ấy bây giờ có cố nhớ lại cũng chẳng thể nhớ rõ mà đoan chắc chuyện gì. Chẳng hạn có chắc gì mẹ tôi đã trực tiếp kể chuyện ấy cho tôi nghe?
Chai rượu khai xuân
Tôi nghĩ tới một ngày nào đó tôi sẽ ngồi trên chiếc ghế ấy để nhìn lại cảnh cũ mà người xưa không còn để ngậm ngùi hồi tưởng một thời xa vắng đã qua trên nửa thế kỷ. Ngồi uống cà phê ở đó tôi biết là mình sẽ có một cảm giác rất riêng tư nó không thể giống cảm giác của bất kỳ một người khách nào của quán La Poste, bởi vì tôi là người duy nhất ngồi đó mà có cảm tưởng như được ngồi lên chính tuổi thơ của mình…
Hình Bóng
Tôi bước rón rén trên mặt sàn gỗ. Ở nhà dưới tiếng dấp nước bỗng ngưng bặt. Tôi linh cảm từ dưới nhà có đôi mắt nhìn lên. Khe khẽ tôi nằm bò xuống sàn, dán mắt vào khe ván. Qua một kẽ hở rất nhỏ tôi bắt gặp đôi mắt chị Dự ngước nhìn lên trần nhà. Đôi mắt to của chị. Đôi mắt ánh lên tia sợ hãi.
Giới thiệu Đỉnh Gió Hú
Tác giả
Emily Bronte (1818-1848)
và
Wuthering Heights
*
Emily Bronte sinh năm 1818, con một vị mục sư nghèo và nghiêm khắc người Ái-nhĩ-Lan, mẹ là người Anh. Nữ sĩ là người thứ tư trong số sáu chị em, …
Tuyến Đường Ga Ấm Thượng
Mấy tháng trước tôi lên Sở Công An quận Năm xin giấy phép ra bắc thăm nuôi chồng. Theo thủ tục tôi đem giấy khai sinh và một cái thư của chồng tôi viết từ trại cải tạo chứng minh có người nhà ở tù. Thư phải kèm cả phong bì có đóng dấu, phải nói rõ tên tuổi, số tù, ở trại nào, lại còn phải chỉ rõ đường đi nước bước để người trong này ra thăm không bị lạc đường. Trong khi chờ giấy phép tôi sửa soạn đồ ăn thăm nuôi cho nhà tôi. Hồi đó bánh mì không được mua tự do. Mua cái gì cũng phải trình hộ khẩu.
TIẾNG PHÁO GIAO THỪA
Có tiếng pháo nổ ran ở bên ngoài. Khi tôi bước ra thì ở bên bờ suối cha tôi đang cầm bản họa đồ và chỉ cho bác Phiếm căn nhà đang xây cất. Thanh Ngọc Đình chỉ mới có khung và mái rạ. Trông nó phảng phất như dẫy nhà ngang của trại Cẩm Giàng tức căn nhà Anh Sáng mà hình ảnh còn in lại mơ hồ trong trí nhớ tôi.
tấm cạc giáng sinh
Sáng nay nhà tôi đi làm. Trước khi ra cửa nhà tôi nói với tôi: “Chết chửa! Christmas đến nơi rồi mà em chưa có thì giờ viết card cho mấy con bạn. Thôi, năm …
Con bé năm tuổi
Buổi sáng tôi đi làm. Tôi bước xuống cầu thang apartment. Cuối chân cầu thang một con bé đang ngồi vuốt ve một con mèo. Thấy tôi bước xuống, nó ngửng lên nhìn vào mắt …
Con thạch sùng
Con thạch sùng bò ngược trên trần nhà. Màu da nó ngà ngà tiệp màu vôi. Nó đuổi theo một con thạch sùng khác đang chạy dọc theo một bóng đèn nê-ông dài ở góc tường. Quang nhìn thấy nó lúc anh ở vị trí nằm ngửa tay ôm ghì đầu Vi nhìn lên trần.
MÙA XUÂN TRÊN PHỐ
Tình cờ tôi có mặt ở University District. Khu phố bao bọc trường đại học Washington nằm ở phía đông một thành phố miền tây bắc, thành phố quê hương của những quán cà-phê Starbucks trên thế giới. Tôi đứng ở sau lưng Cathy. Mùi cà-phê thơm tỏa từ quầy hàng che lấp mùi phở chắc còn quyện vào áo quần hai người. Tôi không quen biết Cathy. Tôi chỉ biết cái tên….
Đẹp như kiếp Bohémien
Trước mặt tôi là một tờ giấy nhỏ. Tất cả còn lại ghi dấu kỷ niệm của tôi với nàng. Tờ giấy chỉ là một phiếu tính tiền, mặt trước in hình màu vàng óng của một cốc bia sủi bọt. Cắt ngang cốc một hàng chữ lớn EDELWEISS. Phía dưới là một hàng chữ nhỏ Das edle weisse aus den alpen. Dưới nữa là những cột và hàng kẻ của phiếu tính tiền với những hàng chữ nhỏ mà vị trí trên cột cho tôi phỏng đoán ý nghĩa của chúng.
Bình Luận mới