Thư Tòa Soạn »

25.03.2024

 

Triển lãm Joan Brown (1938-1990) tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Đương Đại Hạt Orange OCMA, từ 26 tháng 1 – 2 tháng 6, 2024.
Hình ảnh: Yubo Dong- Ofstudio
Với hơn 40 tác phẩm hội hoạ …

Read the full story »
Chào mừng bạn đọc đến với tạp chí văn chương Da Màu

Mộng của mộng

3.04.2017

Người xuống bếp, thật dễ để tìm bếp trong căn nhà nhỏ thế này, nhưng trong bếp cũng chẳng có gì ăn. Thế là người bước ra khỏi cửa. “Làm ơn cẩn thận”, lũ trẻ reo lên, đẩy những vòng bánh xe của chúng qua trước mặt người, chúng reo hò khắp phố

Buổi Ra Mắt Sách Người Tỵ Nạn của Nguyễn Thanh Việt

31.03.2017
seattle-library_thumb.jpg

Với người Việt tỵ nạn, bốn mươi năm đã chuyển qua một thế hệ trưởng thành mới, giới trẻ được đánh thức bởi tiếng nói của một nhà văn cùng tuổi tác với họ – bỗng nhiên làm khích động quá khứ tỵ nạn tưởng đã ngủ quên. Cuốn sách cũng được đưa ra đúng lúc, trong thời điểm vấn đề refugees đang cực kỳ căng thẳng trên thế giới nói chung và nước Mỹ nói riêng.

UNTITLED DOCUMENT * tâm huyết

31.03.2017
VNM-Untitled_thumb_thumb.jpg

có quá quắt không?
này nhá- giả như anh già (lão)
lồng ẩn dụ “kiếp sau” bằng hình ảnh đàn khảy tai trâu/ruồi bâu
vào thơ
thì thực bí hiểm

như trẻ thơ

31.03.2017

Những người đi buôn bán thời gian cũng chẳng lãi lời gì
Mà vẫn thấy họ kể đủ điều về cuộc sống
Tôi chỉ còn ước mình là đứa trẻ
Đi nhặt nhạnh rất nhiều niềm vui
Giữa bao la cây cỏ nói tiếng người.

Ngàn Phố Ngàn Sâu

10.03.2017

Bấy giờ dòng sông tong teo như một thân thể tật nguyền, tôi cảm thấy buồn như đứng trước người thân bị bệnh; kỷ niệm thời niên thiếu đến với tôi; những vết hằn trên thân xác, dòng sông đều chứng kiến.

Xích lô * Ảo lộ

6.03.2017

Ngày ra chở gió hoang đường
Chở mây Thành nội chở buồn qua em
Vắng người về chở xác đêm
Vắng tình về ngủ bên thềm hoa phai

Giáo sư Lê Văn Khoa và Ảnh Nghệ Thuật Trừu Tượng

3.03.2017
Pic5.LeVanKhoa_thumb.jpg

“Do You See What I See” là loạt ảnh tôi nhìn thấy người và thú từ vỏ thân cây, mà tôi không biết có ai khác thấy không, nên tôi hỏi “Do you see what I see?” Có thể hiện nay ít người chấp nhận loại ảnh này, nhưng đó là lối tôi khai phá từ đầu thế kỷ 21. Một nhiếp ảnh gia Trung Hoa đã in một quyển sách loại ảnh này. Gần đây Photographic Society of America có mấy bài viết về ảnh nghệ thuật trừu tượng. Những hình ảnh này tương tự như hình ảnh tôi bắt đầu khai thác từ đầu thập niên 60.

Đêm.ngày.hình nhân.

3.03.2017

Tôi tựa mình vào đêm
cố nhìn cho rõ
bọn hình nhân đang nhún mình qua khe trống thời gian
nhìn thật rõ hình như chúng là bọn sứ thần đi từ cung cự giải đến cung ma kết
rồi từ chí tuyến đông

Rác thải * Tháng Giêng buổi tối

3.03.2017

Trong căn nhà đuối lửa
những vũng lầy lặng lẽ biến thiên từng ngày trên đồ thị nhân loại
Loài nhuyễn thể cảm nhận thế kỷ bằng những những xúc tu hữu cơ
vô cảm trước cuộc nổi dậy của rác thải

Bờ Bên Kia- Chương 6: Phần độc

2.03.2017
Levitan_thumb.jpg

Khi tiếng ngáy của Moni kéo từng tràng dài trong phòng ngủ thì cái bóng khô cứng của bà ấy lượn lờ trong khu vườn hương thuỷ thảo. Mùi hương thuỷ thảo ngọt như vanille bay vật vờ, bay vào tận phòng ngủ làm tôi hoang mang. Cái gì là thật, cái gì là giả? Tiếng ngáy, cái bóng? Mùi tử đinh hương giữa mùa đông? Tất cả những thứ kỳ quái này đều là sản phẩm điên loạn của Moni.

Tiếng chim thất tiết

2.03.2017

Khi toàn thân tôi giờ nầy đang lạnh cóng. Nhìn như kẻ mãi rong chơi nhưng thật ra đang dáo dác tìm bóng nắng. Ngồi buồn. Níu lấy chùm nho của những bàn tay hào phóng.

Mê tỉnh

2.03.2017

Những bản tay bạch tuộc quấn lấy nỗi đau bằng xúc tu
Chúng như một căn bệnh khó gỡ
Sao cứ phải tự đẩy mình xuống vùng tuyệt vọng
Cứ cơm áo bình thường, cứ ngoan ngoãn bình thường

khi những con chữ mất ngủ

2.03.2017

từng ngày mùa đông
giấc mơ treo mình tạm trú trong ngọn đèn ảo ảnh
vi lượng ánh sáng vút lên từ sâu thẳm khái niệm
chui nhanh vào mắt bướm đang nghĩ về những đường bay

Nguyễn Phi Khanh Nhà nho khoáng dật, sầu muộn và lỡ thời (phần 3/4)

1.03.2017

Hay nhắc đến thiếu thốn và cố sức hài lòng với nó chứng tỏ Ứng Long sống trong ám ảnh giàu sang. Cái nhàn của Chu Văn An xuất phát từ tâm nguyện, cụ từ tạ mọi ân sủng của triều đình một cách quyết liệt cực đoan. Cái nhàn của Ứng Long mang màu sắc thời thượng, nó giống như vật trang sức thanh tao giúp các nhà nho bớt căng thẳng trên đường lập công danh.

ngoài kia trời xám màu đông * mùa ám * giao thừa

1.03.2017
Minh-ha-Nguyn-Man-Nhin_thumb.jpg

mùa tái sinh các bó hoa giặt sáng
tiếng ầm ầm của quỷ sứ kêu vang treo lủng lẳng dưới bóng đèn chùm
tôi gặm mòn ngoại ô màu xám tro gây nghiện

những hình hài thắt nút

1.03.2017
DinhPhuong-NhungHinhHaiThatNut_thumb_thumb.jpg

Tiếng chầy giã nhịp tình liến thoắng
rôm rốp thân phận người đàn bà việt nam
làm con làm vợ làm mẹ quanh mùa
hình hài thắt nút những khối u mãn tính

Hóng

1.03.2017
VNM-Hong_thumb_thumb.jpg

trở nên hùng hồn (do
đó chuyện tập ấy vẫn
còn đang tiếp tục!) thực
ra chất giọng thét sao

hùng hồn tôi cốt tập
chẳng qua cũng chỉ cốt
nói với hư vô- vâng
tôi muốn nhắm vào hư

CON CƯỠNG

28.02.2017

Nhưng con cưỡng đó rất ngu, từ lúc tôi ở cho đến ngày dọn đi nó không nói được câu “có khách đến” lấy một lần, dù ông chủ nhà đã dụ nó bằng đủ món từ đậu phộng đến hạt dẻ. Vậy mà khi hai thằng học kiến trúc thuê phòng ở đây không biết bằng cách nào đã dạy cho nói một cách trơn tru câu: Đồ chó đẻ!

Quán cơm chay

28.02.2017
clip_image002_thumb.jpg

Trong thời gian ngắn tôi ngồi chờ ở đó, ni cô chủ quán ra chào hỏi niềm nở và trò chuyện với tôi. Khi nói về các món ăn, cô giới thiệu:

“Các món ăn nầy ở đây, anh sẽ thấy, làm rất công phu giống y như thật. Có nhiều món tôi bảo đảm anh ăn vào sẽ không phân biệt được là thật hay giả”.

XƯƠNG HÌNH CHỮ T

27.02.2017

Thời gian tôi ở Đại Đội Hắc Báo tăng cường cho Sư Đoàn Hỏa Tuyến dài chừng…, tôi chẳng nhớ rõ, và đấy là chuyện về sau. Chuyện tôi nhớ lại lúc này, chuyện có liên quan tới anh D., viên thiếu úy có viết văn, tôi không biết anh D. viết văn từ thuở nào. Khi gặp anh, có lúc tôi gọi anh là thiếu úy D., có lúc là nhà văn XYD. Tôi từng đọc truyện ngắn của anh trên tạp chí Văn

Bờ Bên Kia – Chương 5: Áo lụa Thượng Hải

16.02.2017

Ừ, thì Chấn có cặp mắt đen thẫm và khuôn mặt kiểu Á Châu rất đẹp. Gã nhìn tôi cười, bất chợt tôi cũng cười đáp lại. Nụ cười của Chấn rất điệu đàng, hao hao như nụ cười của mấy nam tài tử Hồng Kông hay Hàn Quốc gì đó. Những khuôn mặt hay xuất hiện trên màn ảnh DVD nhà mạ, tôi cố nghĩ như vậy. Mép môi bên trái của Chấn hơi trễ xuống mang một chút mỉa mai giễu cợt rất điện ảnh. Mà tôi thì không thích ai đóng phim giễu cợt mình.

Nguyễn Phi Khanh- Nhà nho khoáng dật, sầu muộn và lỡ thời- phần 2/4

15.02.2017

Ứng Long có xu hướng trầm trọng hóa điều mình chịu đựng, ngoài thủ pháp văn chương, nó phản ánh tâm hồn quá nhạy cảm theo hướng tiêu cực. Hai câu đầu đưa chúng ta ngược về bài hành Lũng Tây nổi tiếng, khi Trần Đào (812 – 885) nhìn thấy đống xương bên sông Vô Định, di cốt lương nhân của nhiều phụ nữ xuân sắc, những người vẫn ngỡ chồng mình sẽ trở về.

chuông xuân trên núi

15.02.2017

ngươi nén phận người
ném đi, lót đường. ném đi
phi đời ảo tưởng
lời hứa xưa hướng chàm lợi ích
ngầm nô dịch
thảo dân thành nghịch đói cho sạch
thị nghịch rách cho thơm
chim về phố cũ hồn mơ

quốc doanh

15.02.2017

Suýt đổ/phải gượng hết sức
đứng (trân trối!) ngó lũ bồ câu
đồng thời ngắm khuôn mặt thánh nữ đồng trinh Maria
gió từ biển thổi
thốc/đột nhiên xoắn
cắp lấy đuôi từng con bồ câu bay đi

Nghi lễ thụ phấn

14.02.2017

Dưới vòm lá xa xôi
lũ chuột khuya gặm mòn thị xã
lặng lẽ tẩy trần
nghe tiếng rắn gọi tình cắn nát những bóng cây buồn bã

ba trích ghép trường ca đỗ quyên

14.02.2017

Trong thơ
em cởi hết mình
Kể cả những kỹ xảo cuối cùng của thi pháp

Trên giường
em kín vô cùng
Bảo toàn dòng văn hiến tới tận từng sợi tóc.

hậu sản* đo đạc * chí [hoét] * bốn vờ

13.02.2017

cứ ôm lấy chẳng chịu buông*
chí phù mả tổ thuồng luồng hải nam
quen luồn trôn chẳng chịu làm
cơm thừa canh cặn tận tham đáy nồi

cơn xuất huyết của tiềm thức * phía sau xác ý nghĩ

13.02.2017

oằn lưng qua ngõ quèn
gió
khâm liệm tiềm thức bầy ruồi
chết kín
rác thải khinh khích cười
giữa bầu tim nhân thế.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)