Trang chính » Bài lưu trữ theo thể loại

Bài thuộc thể loại: Bàn Tròn

Chữ/nghĩa trong tranh cử tổng thống Hoa Kỳ

16.07.2016
PresidentialManners_thumb.jpg

Thực ra, Hillary chẳng hề viết văn.

Còn Sanders thì chẳng muốn làm thơ. Thậm chí, ông quên luôn cả người làm thơ cho mình. Do một tình cờ trong khi đi lục tìm hồ sơ của Sanders tại Burlington tháng 6 năm 2015, một thông tín viên của tờ Guardian Anh, tìm thấy một bài thơ viết tay có tựa đề là Burlington Snow (Tuyết Burlington).Tác giả là một nhà thơ tên tuổi Hoa Kỳ, Allen Ginsberg

Thư ngỏ gởi bà Tôn Nữ Thị Ninh

15.06.2016
Kerrey-and-FUV_thumb.jpg

Theo tôi ông Bob Kerrey không phải là “một biểu tượng của quá khứ đen tối” vì cụm từ ấy mông lung … quá. Nói ông là “biểu tượng cho tội ác chiến tranh”thì đúng hơn; … đúng hơn nữa là “biểu tượng cho tội ác chiến tranh của lính Mỹ”(vì không chỉ có lính Mỹ mới phạm tội ác chiến tranh); Nhưng tôi ngờ ngay cả sửa lại như vậy vẫn có người tranh cãi. ( Còn trung úy William L.Calley thì sao?)

Nói chuyện cờ nhân 100 năm Ngày Cờ Mỹ

14.06.2016
image_thumb.png

Hầu như một nghịch lý: Quốc Kỳ tượng trưng cho lòng ái quốc, nhưng các chế độ đề cao quốc kỳ, cưỡng bách dân chào cờ, và chào nhiều, thường chết yểu. Trong khi chế độ cho dân đốt cờ, hoặc từ chối biểu lộ lòng trung thành với quốc kỳ, thường sống lâu, và sống mạnh.

Nói chuyện với Tru Sa về Ảo Giác Mù

6.06.2016
IMG_3707_thumb.jpg

Viết, với tôi không bao giờ là tiến thân, không bao giờ vì kim tiền, không bao giờ để có ghế trong hội nhà văn. Viết, đấy là con đường tranh đấu duy nhất và hiệu quả nhất để tránh sự hóa thân thành đà điểu rúc cát. “Đừng Sợ hãi” – nhà văn Võ Thị Hảo đã trao tôi chữ này và đấy cũng là nguyên lý viết của tôi, giết cái sợ.

TÀ GIÁO

25.05.2016
image_thumb.png

Ngoài những thí dụ chém giết nhau xưa nay vì quan niệm chính/tà trong tôn giáo, chữ “tà giáo” còn được dùng thường xuyên để bịt miệng những ý kiến và tư tưởng bất đồng với những hệ thống tín ngưỡng được cho là “chân chính”.

Ba gánh xiếc to trên một quê hương nhỏ

24.05.2016

Nhạc sĩ Tuấn Khanh không xác định có bao nhiêu gánh xiếc. Nếu chỉ có một gánh, đích thị đó là gánh xiếc diễn trò bầu cử. Nhưng trước một tác phẩm nghệ thuật, người thưởng ngoạn có quyền tự do suy luận theo ý riêng mình. [Người viết nghĩ] có tới ba gánh xiếc to cùng đua nhau diễn trò trên một quê hương nhỏ.

Trả lời góp ý về Tính Dục và Ngừa Thai

24.05.2016
Baby-suffering-from-Zika-Virus_thumb.jpg

Ý của ông Trí và BBT là mức độ tội “nặng hay nhẹ”. Ý của người viết là mức độ “có tội” hay “vô tội” trước khi nói tới “nặng hay nhẹ”. Có lẽ cả hai phía tranh luận đều “đúng” với hiện tình tranh cãi trong GHCG.

Góp Ý về Bài Giáo Hội Chuyển Mùa: Tính Dục và Ngừa Thai trong Giáo Hội Công Giáo (Phần II)

19.05.2016
BirthControl_thumb.jpg

Luật về ngừa thai của Công Giáo có ảnh hưởng ít nhất tới 100 triệu con người. Luật thì nghiêm, nhưng giáo dục về luật quá sơ sài, và người giữ kỷ cương, thi hành luật là các linh mục lại biết rất ít, và không hề có kinh nghiệm về vấn đề tế nhị này, liệu việc thi hành luật có ổn không?

Góp Ý về Bài Giáo Hội Chuyển Mùa: Tính Dục và Ngừa Thai trong Giáo Hội Công Giáo (Phần I)

18.05.2016
BirthControl-Catholocism_thumb.jpg

Vấn đề ngừa thai có vẻ được xem như một yêu cầu thúc bách trong những trường hợp đặc biệt, có tầm ảnh hưởng lớn – tới một nhóm người “lớn” (về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng): các phụ nữ của những nước Nam Mỹ (một nhóm “lớn”), và các nữ tu Công Giáo (vị thế “lớn”). Thế còn những phụ nữ “bé” miệng thấp cổ âm thầm chịu đựng thì sao?

Nói Chuyện Với Nhà Văn Nguyễn Thị Hoàng Bắc về Gió Mỗi Ngày Một Chiều Thổi

28.04.2016
IMG_3533_thumb.jpg

…một giọt nước tràn ly cuối cùng đã xảy ra, Tổng Biên Tập duyệt lại lần cuối, và tìm ra một cái lỗ hổng lớn mà cô BTV cấp dưới đã không nhận ra: họ yêu cầu tôi không được gọi cuộc chiến Nam Bắc VN là huynh đệ tương tàn! Bây giờ thì tôi biết họ né cái gì rồi. Dẫu sao, vẫn phục lăn cách đọc tinh vi, chi ly cực kỳ của các BTV có huấn luyện bài bản, có kinh nghiệm văn chương lẫn lột mặt nạ những tên biệt kích văn nghệ (là tôi chăng, hở trời!?)

ĐẠO VÀ ĐỜI – HỒI ĐÁP TÁC GIẢ ĐINH PHƯƠNG

27.04.2016
Croisade_des_pauvres_thumb.jpg

Chữ “tà giáo” có một đặc điểm khá lý thú: Người ta không bao giờ dùng chữ nầy để diễn tả tôn giáo của chính họ cả, bất kể họ là ai và tôn giáo của họ là gì. Người ta chỉ dùng “tà giáo” cho những tôn giáo của người khác. Còn tôn giáo của họ, dĩ nhiên luôn luôn là “chính giáo”. Các “tà giáo” có những tín điều mà họ, và tôn giáo họ, cho là “xấu”.

Đạo Và(o) Đời: Bổ Khuyết và Hồi Đáp Những Góp Ý Trên Da Màu

26.04.2016
Biblical-wisdom_350_210_90_thumb.jpg

Nhờ đọc [các] bài phản hồi, tôi chợt nghĩ ra một ý niệm hy vọng có thể giúp chúng ta phân biệt rõ ràng hơn: (a) mối liên hệ Đạo-Đời, đối với Giáo Hội, là mối tương quan giữa đời sống tâm linh và thực tại của mỗi người; (b) đối với Xã Hội, là mối tương quan giữa tổ chức tôn giáo và tổ chức chính trị trong đời sống con người.

Mùa Phục Sinh, nói về: Giáo Hội chuyển mùa (phần II)

30.03.2016
clip_image001_thumb.png

Trong Đại hội Thế giới về Gia đình (2015), Giáo Hoàng Francis tuyên bố: “Tín hữu Thiên Chúa Giáo không được miễn trừ trước các thay đổi trong thời đại của mình …. Không được miễn trừ trước các thay đổi của thời đại, nghĩa là Giáo Hội cũng phải thay đổi cho hợp thời. Không thay đổi kịp, sẽ lâm vào tình trạng lạc hậu, trước khi bị đào thải.

Mùa Phục Sinh, nói về: Giáo Hội chuyển mùa (phần I)

29.03.2016
clip_image002_thumb.jpg

Vào một ngày quan trọng hàng đầu trong cuộc đời giảng đạo, Đức Giê Su, trên lưng lừa mượn tạm của dân làng, cùng các môn đệ tiến vào thành Jerusalem – đây là dịp duy nhất Ngài không di chuyển bằng đôi chân của mình. Nhưng qua hàng ngàn năm, các vị Giáo Hoàng có lệ ngồi trên kiệu như vua chúa ….

Kẻ tà đạo*

16.03.2016
clip_image002_thumb9_thumb.jpg

Nhưng có thật Salman Rushdie đã tấn công tôn giáo không? Hay, bên dưới những tranh biện có tính phiến diện, thậm chí đạo đức giả ấy, có sự hiểu sai khá nghiêm trọng về bản thể của tiểu thuyết?

Nền Đệ Nhị Cộng Hoà

14.03.2016
History-of-the-Vietnamese_thumb.jpg

Trong khi sự hiện diện của Mỹ đã giảm xuống rất nhanh vào đầu những năm 1970, viễn cảnh về một nền văn hóa dân tộc ở miền Nam Việt Nam đã tập trung vào nhiều đề tài rộng lớn hơn cuộc chiến. Điều đó hoàn toàn khác biệt với miền Bắc Việt Nam, nơi mà tư tưởng và văn hóa hoàn toàn phụ thuộc vào chiến tranh và nền chính trị.

Những tranh cãi xoay quanh cuộc triển lãm “Những Thế Hệ: 40 Sắc Màu Giữa Đen Và Trắng”

12.02.2016
1-ann-phong-Clothes-In-The-Sea-acrylic-66x50-2015_thumb.jpg

Sài Gòn như một con rắn tư bản đang ăn thịt chính người dân Việt Nam sống trong chế độ xã hội chủ nghĩa, lại hướng ngoại, mơ về một tương lai Mỹ quốc. Sài Gòn được minh hoạ như một giai tầng xã hội thấp nhất của những công nhân ngồi may vá những quần áo giầy dép hàng hiệu Nike, Calvin Klein đắt giá mà không được dùng chúng.

Phỏng vấn Xuân Bính Thân– Thụy Khuê: “Thẳng thắn trong nhận định và thận trọng với tài liệu”

10.02.2016
clip_image002_thumb.jpg

Nếu chúng ta cứ tiếp tục lười biếng mãi, thì sẽ không ai viết sử hộ mình cả. Kể cả về cuộc chiến Đông Dương 1945-1954, lẫn cuộc chiến Việt Nam 1954-1975. Khi tài liệu về phiá Việt (cộng sản) chỉ là tuyên truyền, không thể dùng được,

Đặng Thơ Thơ, không có biên độ giũa thực và hư

28.01.2016

lịch sử nhìn từ âm bản là một thách thức với lịch sử trên bề nổi hay lịch sử dương tính (…) âm bản của một tấm phim là một hiện thực dưới dạng chưa khai triển, nó chưa hình thành nhưng sẽ, nó còn là một tiến trình phía trước, của tương lai, của những thế hệ di dân ngoài nước. Nó còn giữ trong chính nó nhiều bí ẩn của phòng tối. Nó chống lại việc đóng hồ sơ, việc khóa sổ một lịch sử riêng chung

Phá Sản

27.01.2016
clip_image002_thumb.jpg

Phá sản kinh tế tài chánh là một thảm cảnh không ai muốn mình lâm phải.

Có một loại phá sản khác, cũng là thảm cảnh nhưng ở tầm vóc to lớn hơn nhiều. Đó là phá sản chủng tộc.

Về loạt tác phẩm “Giành lại Độc lập của Việt Nam”

25.01.2016
ThanhHa-NamQuocSonHa_thumb.jpg

Phá tung các bài hát nổi tiếng, câu trích dẫn và các bài phát biểu chính trị thành các âm tiết không viết hoa, tôi muốn bóc khỏi các văn kiện này những sức mạnh xưa nay của nó, nhằm tạo ra một kiểu trò chơi xếp chữ, trong đó mỗi âm tiết mang quyền lực như nhau.

Biến Động ở Cologne

19.01.2016
clip_image002_thumb.jpg

 
Chú Thích:  Bài nầy có thể được xem là phần “bổ túc” của bài Văn Hóa Cưỡng Hiếp vừa đăng ở Da Màu.
 
Cologne là một thành phố cổ nằm bên bờ sông Rhine của Tây …

Ba câu hỏi cho Hoàng Hưng

1.01.2016
HH-c-Th-T-Chicago-2003_thumb.png

Một nền văn học Tự do, Nhân bản đòi hỏi các tác giả phải sẵn sàng lên tiếng bảo vệ Tự do của bản thân và đồng nghiệp, Tự do của người đọc, Tự do của tất cả mọi người, phản kháng mọi hành vi phản nhân văn của bất kỳ ai, bất kỳ thế lực nào. Đó chính là “thái độ chính trị” mà không nhà văn đích thực nào có thể né tránh dưới chiêu bài “nhà văn không làm chính trị”.

ISIS – Mối tương quan với Hồi Giáo

29.12.2015
clip_image002_thumb.jpg

Vô số tín đồ trong khối Hồi Giáo thật ra đều ghê sợ và oán ghét ISIS. Chính họ là nạn nhân lớn nhất và bị xem là một trong các kẻ thù hàng đầu của ISIS. Ngay cả một số quốc gia và giáo hội Hồi Giáo ở Trung Đông cũng lên án ISIS vì chúng cũng tuyên chiến với họ.

THẾ HỆ NHÀ VĂN TRẺ: CHIẾN TRƯỜNG, TIẾNG CHIM HÓT VÀ HOA

28.12.2015
clip_image0021_thumb.jpg

Hầu hết các tác phẩm của các nhà văn miền Nam, lăn lộn nơi chiến trường đều phản ánh trung thực những gì đã và đang xảy ra trước mắt họ và trong ý nghĩ của họ, không né tránh, không che lấp, lên gân đánh bóng

ISIS – Căn Nguyên và Giải Pháp Cần Thiết

22.12.2015
clip_image002_thumb.jpg

Có thể nói cuộc tấn công vào Iraq của Mỹ là lý do lớn nhất đưa đến hiện tượng ISIS ngày nay. Không có cuộc tấn công nầy, nhóm phiến quân vô danh của Abu Musab al-Zarqawi đã không có cơ hội để lớn mạnh và đổi lớp nhiều lần để dần dần trở thành ISIS.

ISIS – Vài Dữ Kiện Căn Bản

17.12.2015
clip_image002_thumb.jpg

Thế giới Tây Phương đã sai lầm khi cho rằng ISIS chỉ là một nhóm khủng bố nhu dốt, vô học. Thật ra ISIS có vẻ như am hiểu tâm lý của những thanh thiếu niên chúng đang chiêu mộ hơn các chính quyền Âu Mỹ.

Nhìn lại phong trào văn nghệ phản kháng tại Việt Nam từ 1986 đến 1989

16.12.2015
Lam-sao-2011_thumb.jpg

Ở đây thật sự chúng ta có Tự Do. Bạo Lực thật ra ở rất xa, nhưng cái ám ảnh về Bạo Lực đã khiến chúng ta kéo nó lại gần, không giết được nó, chúng ta giết lẫn nhau, chúng ta hành hạ lẫn nhau, chúng ta chụp nón cối cho nhau. Không khéo, chính chúng ta, chớ … chẳng phải Bạo Quyền hay Bạo Lực nào cả, sẽ làm mất cái Tự Do mà chúng ta theo đuổi cả cuộc đời …

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)