Trang chính » Bài lưu trữ theo thể loại

Bài thuộc thể loại: Nhận Định

Truyền giáo và quốc ngữ

22.11.2023
clip_image002_thumb.jpg

Sự tôn sùng chữ quốc ngữ nằm trong mặc cảm tự ti của người bị trị, dẫn đến tinh thần vọng ngoại cao độ, còn tồn tại đến ngày nay: Hiếm thấy sách, báo nào trích dẫn một câu văn, một lời nói, có ý nghĩa của người Việt, mà toàn trích dịch lời các tác giả Âu, Mỹ, như thể nước ta không có nhà văn, nhà thơ, nhà tư tưởng nào cả.

ông đại sứ và ông tổng thống: nhìn lại cuộc đảo chánh 1-11-1963 tại sàigòn 60 năm trước (kỳ 3)

17.11.2023
image_thumb.png

Kennedy chẳng có thù oán gì với Diệm, công nhận Diệm có thành tích tốt, vẫn vững vàng sau mười năm chống Pháp, chống Cộng. “Dù sao, có thể đến lúc chúng ta phải có giải pháp về Diệm, và tôi nghĩ điều đó sẽ là giai đoạn cực kỳ quan trọng”. Kennedy đã nói với Lodge như vậy …. “Phải có giải pháp về Diệm” là thế nào? Kennedy không nói rõ, và đã trao cho Lodge toàn quyền xem xét và quyết định.

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 7)

15.11.2023
clip_image004_thumb.jpg

Khi Dương Nghiễm Mậu viết [về quyết định ở lại của ông], tôi đoán chắc ông không ngờ Cộng sản sẽ chiếm được hoàn toàn Miền Nam và, bởi thế, tưởng lầm Sàigòn vẫn sẽ là chỗ trú ẩn cuối cùng cho người dân vô tội chỉ mong được sống trong Tự Do, như ông. Tôi có cơ hội liên lạc với ông sau này, nhưng đã không bao giờ hỏi: “Có bao giờ ân hận với quyết định ấy?”

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 6–phần B)

10.11.2023
clip_image002_thumb.jpg

Nếu căn cứ trên hơn mươi vấn đề thượng dẫn cùng nhận xét, phát biểu hay phản bác của nhà văn Mai Thảo, nhà văn Nhật Tiến, nhà văn Võ Phiến, kịch tác gia Hà Thúc Như Hỷ và tài liệu dẫn chứng, vị trí và ảnh hưởng của Nhã Ca tại Văn Học Miền Nam 1959-1975 chắc chắn sẽ không giống như chân dung mà Olga Dror đã vẽ ra …

Sự lãng quên

9.11.2023
sulangquen

 

Tuy lịch sử không nói đến, nhưng nếu chịu khó lục lọi đây đó, người ta sẽ tìm ra một giai thoại khá thú vị về việc bản Tuyên ngôn Độc lập của Việt Nam được Hồ Chí Minh soạn thảo …

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 6–phần A)

9.11.2023
olga-dror_thumb.jpg

Tôi sẽ đề cập tới những chi tiết “không phản ảnh đúng đắn hay đầy đủ một phần văn sử của Văn học Miền Nam và lịch sử của người Việt tỵ nạn tại Hoa Kỳ” mà tiến sĩ Olga Dror đã trình bày trong Bài Giới Thiệu cho quyển Mourning Headband for Hue, mà bà đã dịch từ tác phẩm Giải khăn sô cho Huế của Nhã Ca.

Chúc Mừng Quán Văn đạt tới số 100

8.11.2023
Hop-mat-Quan-Van-11-05-2022-Van-Mieu-Quoc-Tu-Giam-Ha-noi_thumb.jpg

Từ 2011 – 2023 là 12 năm, anh [Nguyên Minh] đã ra được 100 số báo. Như vậy tính trung bình hơn một tháng thì có một số Quán Văn chào đời, với tiêu chí Sáng tác – Tư liệu – Nghiên cứu văn học, góp mặt người viết từ khắp mọi nơi trên thế giới … không chỉ giới thiệu những tác giả sinh sống trong nước mà còn với người đang ở “biển ngoài.”

ông đại sứ và ông tổng thống: nhìn lại cuộc đảo chánh 1-11-1963 tại sàigòn 60 năm trước (kỳ 2)

7.11.2023
clip_image002_thumb.jpg

[Đối với] Tổng thống Diệm, sự tham dự của quân chiến đấu Mỹ sẽ đưa tới chuyện quân đội Việt Nam phó thác trách nhiệm trên vai người Mỹ được coi là mạnh và trang bị đầy đủ hơn nhiều. Diệm chống điều này, “Nếu chúng tôi không thể thắng cuộc tranh đấu này bởi chính chúng tôi, với nhân lực của chúng tôi nhưng với sự hỗ trợ quý báu của các bạn [chỉ] về vật liệu và cố vấn, nó sẽ không còn là một chiến thắng có thể đạt được.”

Cảm nhận nhân đọc “Dưới những gốc nho biển” (phân đoạn 10-18) trong tiểu thuyết Đường Về Thủy Phủ của nhà văn Trịnh Y Thư

6.11.2023
duythanh

 

Bản vẽ Duy Thanh [1931-2019].
 
Những phân đoạn này thuộc vào phần có tựa là “Dưới những gốc nho biển,” nằm trong tiểu thuyết Đường Về Thủy Phủ. Tuy nhiên, cũng như phân đoạn [1-3] tôi …

Ông Đại Sứ và Ông Tổng Thống: Nhìn lại cuộc đảo chánh 1-11-1963 tại Sàigòn 60 năm trước (kỳ 1)

1.11.2023
image_thumb.png

Trong 60 năm qua, hầu hết các tác giả người Việt đều nói rằng, nguyên nhân chính của cuộc đảo chánh ngày 1-11-63 là Tổng thống Kennedy muốn đưa quân Mỹ tới chiến đấu ở VN, trong khi ông Diệm chống lại, nên Mỹ phải lật ông Diệm để thực hiện đường lối của mình. Trong khi ấy, các tài liệu chính thức của Mỹ cho biết, sau Thế Chiến thứ Hai, các Tổng Thống Mỹ không ai chủ trương đem quân Mỹ tới chiến đấu ở Đông Dương.

Cảm nhận nhân đọc phân đoạn 1-3 tiểu thuyết “Đường Về Thủy Phủ” của nhà văn Trịnh Y Thư

24.10.2023
Phế tích của ảo ảnh, tranh sơn dầu của họa sĩ Phan Chánh Khánh, 30”x30”, lấy cảm hứng từ tập thơ Phế tích của ảo ảnh của nhà thơ Trịnh Y Thư.

Với tôi, Trịnh Y Thư, trước hết là một nhà thơ, với thi phẩm Phế Tích Của Ảo Ảnh; là một nhà văn, với các tác phẩm Chỉ Là Đồ Chơi, Theo Dấu Thư Hương; …

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 5)

17.10.2023
clip_image014.jpg

Một nền văn học nghệ thuật có những văn nghệ sĩ không quỵ xuống ca ngợi kẻ bắt mình hoặc/và quay sang đấu tố đồng nghiệp …. Một xã hội 1954-1975 vẫn giữ được lễ nghĩa … Một cộng đồng vẫn có nhiều người tiếp tục tình nguyện nghiên cứu về VNCH và Văn Học Miền Nam dù đã xa quê hương cũ nửa thế kỷ … thì đã chứng tỏ cộng đồng ấy càng giữ được danh dự mà họ tốn công xây dựng trong 20 năm 1954-1975.

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 4)

9.10.2023
Nguyen-Ngoc-Lan-Thanh-Van-LM-Chan-Tin_thumb.jpg

Tuy nhiên, phủ nhận hoàn toàn nỗ lực của chính phủ VNCH [cho mặt trận tâm lý & văn hóa] thì không chính xác. Chính phủ VNCH đã bảo trợ cho tạp chí văn hóa, Trung Tâm Văn Bút Việt Nam….Những cuốn phim như Người tình không chân dung có cả quân lính tham dự …. Nếu nhắc tới Chiến Sĩ Cộng Hòa, không thể không nhắc tới nhật báo Tiền Tuyến.

Mùi cộng sản

9.10.2023
Nguyen-Ngoc-Lan_thumb.jpg

Có thể nhiều người không đồng ý, nhưng riêng Sức Mấy cảm thấy miền Nam nên hãnh diện về việc đã nuôi dưỡng … những người như Trịnh Công Sơn hay Nguyễn Ngọc Lan. Họ đã không góp công, [mà] còn góp phần làm trở ngại cuộc chiến giữ miền Nam. Nhưng sự có mặt của họ tại miền Nam khiến cho sự hy sinh của các chiến sĩ có ý nghĩa. Đó là sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam … giữa chính nghĩa và phi nghĩa.

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 3)

22.09.2023
Tu-Binh-va-Hoa-Binh.jpg

Tuy Chính Luận cho đăng các tin tức khác liên quan đến các bản tuyên cáo hay cáo trạng của Linh mục Trần Hữu Thanh nhưng không đăng nguyên văn bản tuyên cáo. Theo Sóng Thần, chỉ có thêm 2 nhật báo đăng bản cáo trạng đó. Hơn 40 năm sau, vào tháng 2.2015, tôi biết được lý do không đăng của Chính Luận qua một bài viết cặn kẽ của Đinh Từ Thức trên Diễn đàn Da Màu ….

từ một góc california – gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 2)

19.09.2023
49136547522_a06aba1ddc_c_thumb.jpg

Câu hỏi đương nhiên phải đặt ra là: Sóng Thần nhắc tới “nhân dân Miền Nam VN”, nhưng có đúng toàn thể làng báo cùng toàn dân và toàn quân Miền Nam đồng ý với Linh mục Trần Hữu Thanh về các tin tức liên quan tới các bản Cáo trạng Chống Tham nhũng? Có đúng toàn dân và toàn quân đều ao ước Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức ….

Từ một góc California – Gìn giữ tấm dư đồ như nâng niu áo trận (kỳ 1)

14.09.2023
Song-Than_thumb.jpg

Chân dung VNCH bao gồm mọi khía cạnh của một xã hội có tự do, có pháp luật dù có hạn chế tại Miền Nam. Do đó, muốn trả lời đầy đủ cho các thắc mắc [về khái niệm Tự do ở miền Nam trước 1975], tôi tìm hiểu, không phải về các tờ báo nằm vùng, mà về [Sóng Thần], một tờ báo không-Cộng sản và không-nằm vùng của Miền Nam đã đụng độ với chính quyền.

Lâm Thị Mỹ Dạ: Giao Hưởng của Mâu Thuẫn*

13.08.2023
LTMD-in-Green_thumb.png

Cho dù tính thống nhất giữa bản gốc và bản dịch, hoặc giữa tác giả và dịch giả chỉ là ảo tưởng, cho dù những mâu thuẫn ở chính nguyên bản, hoặc giữa các biên giới ngôn ngữ, văn hóa, và chính trị vẫn chưa được hòa giải, nguyện vọng của dịch thuật là bảo tồn sức sống đa dạng của văn bản, chính vì không có bản dịch nào, cũng như không có khuynh hướng nào, nên được coi là … bất di bất dịch.

LÂM THỊ MỸ DẠ, THƠ LÀ CÁI ĐẸP

10.08.2023
Minh-hoa-LTMD_thumb.jpg

Tư duy thơ ở Mỹ Dạ đặc biệt: lớn lên trong môi trường không thuận lợi, một đứa bé gái sẽ có một ao ước mãnh liệt được nói, được viết … nhưng ngược lại chính con người ấy sẽ tự kiểm soát chính mình. Những chữ độc địa sẽ bị cắt bỏ bởi bản thảo, những câu thơ sắc như dao sẽ bị làm mòn đi. Nỗi ngọt ngào của tiếng Việt, của nữ tính, đôi khi cũng làm hại chúng ta.

Trong Tác Phẩm Của Milan Kundera, Tính Dục Giao Hoà Với Sự Đả Phá

♦ Chuyển ngữ:
18.07.2023

Vào giữa thập niên 1980, khó lòng mà nói ngoa về chỗ đứng quan trọng của Milan Kundera đối với nền văn chương Hoa Kỳ hay ở bất cứ nơi nào khác trên thế giới. Sau Kafka, ông là nhà văn Tiệp Khắc nổi tiếng nhất, và tiểu thuyết của ông mang lại tin tức từ xã hội trí thức Đông Âu đang run sợ dưới sự đe doạ của làn sóng áp bức Xô Viết.

Milan Kundera: Cái cười cái nhẹ cái quên

12.07.2023
clip_image002.jpg

Đối với riêng tôi, Kundera là người thầy dậy tôi viết văn, mặc dù tôi chưa bao giờ có cơ hội gặp ông ngoài đời. Tôi sẽ không cảm thấy một chút mặc cảm nào nếu có ai đó bảo tôi viết giống Kundera, lý do dễ hiểu, tôi đọc gần như toàn bộ sáng tác của ông…

Đọc trường ca Bầy Chim Di Trú của Nguyễn Đức Tùng

4.07.2023
BIA-CUA-BAY-CHIM-DI-TRU_thumb.png

Bầy Chim Di Trú gồm bảy bài thơ dài kết hợp lại trong chủ đề chống chiến tranh. chống thù hận, chống cái ác đang liên kết với nhau thành một thế lực đe dọa nhân loại. Điều nối kết bảy bài thơ là hình ảnh và tiếng nói của một con người đi băng qua mặt đất, mang trong tâm tư những hồi ức về một quá khứ êm đềm, và nhờ ánh sáng của hồi ức đó soi đường cho những ước vọng, phương hướng, và hành động. Bảy bài thơ đi chung với nhau tạo thành một trường ca theo kiến trúc riêng của nhà thơ, trong đó các bài hỗ tương nhau về mặt ý nghĩa, hoặc khai triển trên nền suy tưởng, hình ảnh và vọng âm của những bài đi trước

TRẦN C. TRÍ: HỘI CHỨNG PHÂN THÂN

21.06.2023
image_thumb.png

[Trong những truyện của Trấn C. Trí,] ám ảnh về sinh-tử mãnh liệt đến nỗi người đã chết vẫn cứ kề cận và trò chuyện, kẻ còn sống đếm ngược để chờ giờ lâm tử. Thậm chí cái số điện thoại đã quá vãng vẫn reo trong cuộc gọi đường dài … Họ … nằm yên đâu đó dưới huyệt mộ trả lời interview theo vận hành của con cơ trên bảng cầu cơ, hoặc hiện hình trong bức ảnh cũ, hoặc từ ngoài mưa bước vào …

đọc nguyễn tiến đức

20.06.2023

Bất chấp cái tình đời nhàn nhạt, cái cảnh đời mài mại, dưới ngòi bút của ông, mỗi mảnh vỡ ra đều có nhịp đập hoan lạc riêng trong chính cái thân phận tan nát của nó.

Dâm tà và hậu hiện đại

14.06.2023
design_quarterly__women-and-post-modernism_thumb.jpg

Phần lớn những bài phê bình vinh thăng Nguyễn Viện đều cho ông là nhà văn hậu hiện đại. Mà thực chất tư tưởng của ông chỉ là bạo hành và hạ nhục người phụ nữ. Sự hạ nhục người phụ nữ không mới mà cũng không hậu hiện đại. Nó cũ như trái đất, như Thánh kinh.

Đàn bà trong văn chương Nguyễn Viện

9.06.2023

… tôi không thể không suy nghĩ về người đàn bà trong văn Nguyễn Viện. Hình như các nhân vật nữ – được Đặng Thơ Thơ dẫn chứng – bước vào văn chương từ ‘thế giới ảo’ của nhà văn mà không đi qua một cửa ngõ nào của thực tại.

Nữ Quyền­­­─ Điểm Mù trong Văn Chương Nguyễn Viện

30.05.2023
Anna-Weyant_Some-Dolls-Are-Bigger-Than-Others_2019-806x1024_thumb.jpg

Nhưng, văn chương Nguyễn Viện không phải là nơi để phụ nữ nương náu, có đất sống, hay lên tiếng nói. Tương quan nam nữ trong truyện của anh là tương quan thống trị─bị trị y như tương quan nhà nước─người dân. Vì vậy, văn chương Nguyễn Viện là một tầng áp bức nữa, thêm vào những áp bức từ nam giới, áp bức của truyền thống và văn hoá phụ hệ, lẫn áp bức của cơ chế nhà nước trong một xã hội hậu cộng sản, tư bản đỏ. Nhân vật nữ của Nguyễn Viện bây giờ bị tròng thêm cái ách nữa: sự áp chế đến từ chính tác giả

Mối Tình Của Viết

5.05.2023
M-C-Escher-Relativity-1953_thumb.jpg

Không hài lòng phải chăng là căn cước của nghệ sĩ? Không hài lòng cuộc đời, không hài lòng con người, không hài lòng số mệnh, không hài lòng tình yêu, không hài lòng hầu hết, để sáng tác cái ước mơ hài lòng, để không hài lòng cái sáng tác đó, và sau cùng, chắc chắn, không hài lòng cái chết.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)