Trang chính » Bài lưu trữ theo thể loại

Bài thuộc thể loại: Truyện chớp

Trong thành phố ♦ Một buổi chiều quạnh quẽ

10.05.2010

Hôm sau, chập choạng chiều, hắn tìm tôi và nói rằng đêm qua hắn đã hiếp rồi xé từng mảnh thịt một ả mỡ màng ở nhà thổ, hắn đã thành đàn ông thực sự. Hắn nói một lúc nào có hứng hắn sẽ xé thịt tôi. Ngôn từ của hắn thẳng băng, mạnh mẽ, chính xác và ẩn chứa sự say sưa khoái hoạt, như có máu chảy giần giật ở trong.

tình yêu- màu cờ

8.05.2010

Tất cả các du học sinh đi Mercedes sẽ ở lại đây. Họ đã mua hết khu nhà mới xây ngay cạnh Phước Lộc Thọ, trả tiền mặt bạc triệu. Họ sẽ lập gia đình và sẽ định cư. Con cái họ sẽ là công dân Mỹ. Tiền đầu tư vào Việt Nam sẽ đi trở ngược vào nước Mỹ.
Cha tôi nói, mất Trường Sa, mất Hoàng Sa, nhưng mình còn có Bôn Sa.

Nàng chưa hề mang xuchiêng

20.04.2010

Mẹ nàng giặt chiếc xuchiêng mà bà đã may cho nàng. Bà treo lên trước phòng nàng như một sự thách đố. Nàng ngắm nhìn nó, trông nó thật dị hợm. Mỗi khi nhìn thấy nó nàng có cảm giác buồn nôn.

Con đường không vui

7.04.2010

Lần này mẹ đã vấp phải một hòn đá, mẹ ngã xuống nhưng mẹ không hề đè lên tôi. Máu mẹ đã chảy ra, điều lạ lùng là máu mẹ không phải màu đỏ. Máu mẹ có màu đen. Tôi ngạc nhiên và tôi nói: “Máu mẹ màu đen.”
Mẹ nói: “Đó không phải là máu, máu mẹ không bao giờ đổ. Con hãy giữ vững lòng tin.”

Ngụ ngôn về con chó?

19.03.2010

Tôi đi vào một cái ngõ và bắt gặp một con chó béc giê. Tôi tránh không nhìn nó, cố gắng bước đi một cách bình tĩnh, nhưng chính vì thế mà tôi không thể xác định được là nó có nhìn tôi hay không. Nỗi sợ hãi khiến tôi hình dung ra trường hợp tồi tệ nhất. Đôi chân tôi run run, tôi chỉ chực chạy.

Con đường

9.03.2010

Nhưng có những điều như thế này mà tôi biết chắc chắn sẽ xảy ra: nếu tôi quay trở về, sẽ có một tiệm sửa xe ở ngay gần điểm xuất phát; khi ấy người chủ tiệm sửa chữa sẽ nói cho tôi hay về sự tồn tại của một tiệm sửa xe nữa ở cách địa điểm tôi quay trở lại chỉ chừng một km.

Cỏ Non

3.03.2010

Trong đêm tối gã không thấy được màu ngon mắt của cỏ nhưng gã cảm nhận được qua bàn tay. Cỏ nằm im trong tay gã, không trôi đi như cát, không xa vời như bầu trời kia. Và gã cảm thấy cỏ cũng đẹp. Cỏ đẹp bình dị như nàng, giá mà gã đủ can đảm nắm tay nàng và đeo vào chiếc nhẫn…

Những nếp nhăn

1.03.2010

Khi tôi nhúng cọ xuống thì những giọt kinh nguyệt tan ra. Tôi bắt đầu phết chúng lên tấm vải trắng mà tôi đã căng sẵn trên giá vẽ. Đầu tiên tôi vẽ một con dao nhọn và sắc. Đằng sau con dao nhọn đó là một khuôn mặt dị hợm. Tất cả đều được vẽ bằng máu.

Mớ hỗn độn

22.02.2010

Lão muốn biết rõ hơn về cái gọi là chính danh. Kẻ có khuôn mặt lợn nói: “Tôi có một người bạn, hắn ta cũng có khuôn mặt lợn. Hắn ta nhận diện được khá nhiều chữ cái. Hắn biết rằng chữ O ít tuổi hơn chữ Ơ bởi vì chữ O không có cái râu xinh đẹp. Hắn thường vỗ ngực và nói hắn còn phân biệt được sự khác nhau giữa chữ O và chữ Ô.

Ruồi đỏ

16.02.2010

Trong một bãi rác bầy ruồi kháo nhau phải kiếm chỗ khác, ngon cơm hơn, tri thức hơn, nâng tầm đẳng cấp.
Chúng tỏa đi khắp nơi, may gặp bầy chó săn ăn xác chết rữa thối trong cuộc thí nghiệm cho chó đội lốt người quàng khăn đỏ.

Không có một khởi sự nào cả

11.02.2010

Khi đến nơi hắn nhận ra thượng đế là một lão già. Lão ngồi bên một bếp lửa. Con chó đang gặm cái bát sứt của lão. Thượng đế không đúng như những gì hắn tưởng tượng, lão không có phép màu và trông vô cùng bẩn thỉu. Thượng đế không giải quyết được những vấn đề của hắn.

Mù rối

8.02.2010

Kẻ giật dây xuất hiện. Rồi có tiếng còi. Cảnh sát bước ra và hắn lẩn trốn. Nhưng hắn vẫn đứng trên cái sân khấu tầm thường vô vị đó. Sân khấu được bài trí rất đơn sơ, nó được trang trí bằng rất nhiều mặt nạ ảo não. Hắn trốn vào trong chiếc mặt nạ ảo não nhất, co rúm người lại và thở dốc.

Nấc thang

27.01.2010

Mẹ chàng bảo rằng đó là những người lạ và chàng nên giữ khoảng cách với họ bởi nếu không họ sẽ ăn thịt chàng.
Và cứ thế chàng lên cao mãi.
Chàng thích thú và đam mê. Chàng tiếp tục bước lên một nấc thang nữa.

Kẻ được bốc hơi ♦ Khung trời biệt lập

26.01.2010

Rất nhanh, một dáng người hiện ra trong nét bút, mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm. Cây bút rơi xuống, một lực hút vô hình cuốn người vẽ vào bức tranh, tan loãng ra rồi phủ chập lên hình người mới vẽ. Có vẻ lốt mới không vừa nhưng có thể tạm thời cư ngụ. Hình nhân chạy mải miết qua cánh đồng…

đoàn kết là đi gần nhau

13.01.2010

Người đầu đoàn nói: “Tất cả phải dựa vào nhau.” Chúng tôi hiểu ý anh ta là phải đoàn kết lại nhưng anh ta không đủ vốn từ để nói rằng: “Tất cả phải đoàn kết, đoàn kết là sức mạnh vô biên”. Cuối cùng thì anh ta cứ nói: “Phải dựa vào nhau”.

Sự ngông cuồng hay là sự bó tay của diễn giải

6.01.2010

Nói đơn giản hơn chúng tôi thấy hắn là một kẻ bịp bợm. Nhưng hắn luôn đúng. Có phải kẻ bịp bợm luôn đúng? Phải, kẻ bịp bợm luôn đúng, bởi đó là sự diễn giải cao độ nhất.
Một ngày nọ hắn đến trong lúc chúng tôi đang ngủ và hỏi: “Thế nào là to lớn?”

Trước mặt hư vô ♦ Gia tài bám víu ♦ Hành lý thú cưng

5.01.2010

Ai biết được giữa sân trường vắng vẻ, lơ thơ cỏ dại mọc hoang kia, có một thằng người nhỏ như chú kiến, cưỡi chiếc mô tô nhỏ bằng hạt gạo, mang trên vai một cái túi xách và một cô bé nhỏ bằng đầu mũi kim đi lang thang ngày này qua tháng khác.

Tấm thẻ ghi giá

4.01.2010

Đáng lẽ cô phải hiểu ra từ lúc nãy. Nhưng dù sao cô vẫn là người thông minh.
Tấm thẻ ấy đã được chỉ định cho cô. Nó trở thành một thứ tên thánh thị trường ban cho cô tại đây, lúc này. Cho một trò chơi, một nghi lễ trình diễn mới.

ĂN CHỮ

3.12.2009

Những bài thơ do con ma viết tuy vẫn mang tên của nhà thơ bắt đầu có một phong cách khác hẳn. Có một cái gì đó cuộn trào bên trong. Con ma viết về một thế giới xa xưa. Những triều đại một thời huy hoàng của nó. Nó ca ngợi xác chết và những nền văn minh cổ.

NỬA VIÊN HAY MỘT VIÊN ĐẠN CHO CÁI TÔI

23.11.2009

Một tay sát thủ được một người thuê bắn chết cái Tôi của một nhà văn chứ không được giết chết ông ta. Với y đã thực hiện nhiều phi vụ dơ bẩn và phức tạp nhưng chưa có vụ nào khó khăn khó hiểu như vụ này. Cái Tôi là cái gì?

Trú Xứ Cuối Cùng/Ngọn Cuồng Phong Cô Độc

23.10.2009

Như bị lột mặt nạ, người lồng lộn căm ghét cơn cuồng phong đầy tai họa và tìm cách trả thù. Ngọn cuồng phong bị xua đuổi khắp nơi nơi, không chỗ nào chôn dấu đành câm lặng nén vào thẳm sâu. Trong mắt người đời, cuồng phong chỉ mang ý nghĩa là tàn phá.

Bên Trong Giá Bìa

29.09.2009

Một ông lão tóc trắng rối bù ngồi xuống chiếc ghế đá, đối diện nó. Mồ hôi thi nhau chơi cầu tuột trên trán ông. Ông thở gấp và lục lọi tìm trong chiếc túi cũ. Ông ngước lên khi đoàn người băng ngang đèn xanh.

Những hoạt động từ thiện

11.09.2009

Tất nhiên, trong mấy ngày liền, khẩu phần ăn, (cả sáng, trưa, chiều, tối…) của thanh thiếu niên trong trại được cải thiện đáng kể, vốn đã rất tốt từ trước rồi lại tốt hơn rất nhiều. Cũng tất nhiên là mỗi “em” đều có một phần quà

trói

20.08.2009

Bé làm cho các đồng tiền run rẩy và quay tít, đá hất trả lại những tờ tiền giấy cho đám người say sưa la hét. Có cái khoảnh khắc ấy là có tất cả. Bây giờ khi nhắm đôi mắt lại, bà biết ai là người đã được cột chặt vào bà trên cái giường nhỏ hẹp này.

Nước

20.08.2009

Xa xa dưới sông có một đàn ngỗng. Họ ngắm đàn ngỗng trong lúc cầm tay nhau. Chẳng mấy chốc hắn sẽ đưa nàng về căn hộ của hắn. Chẳng mấy chốc họ sẽ nằm đó, hút thuốc.

Những bộ phận đẹp

♦ Chuyển ngữ:
18.08.2009

Anh muốn chạm vào cô. Anh muốn chỉ cho cô thấy những ngón chân của cô nằm khít với nhau đến nỗi đường cong mà chúng xếp thành trông giống đường diềm của một mảnh trăng. Anh muốn nói, “Cô thấy không? Một hình bán nguyệt. Thật lạ thường.”

Những hòn đá

♦ Chuyển ngữ:
18.08.2009

Và dẫu rằng mối liên hệ gia tộc giữa các hòn đá thật chặt chẽ, có nhiều hòn đá gan dạ đã thành công và chúng còn mang trên mình những vết sẹo để chứng minh với con cháu rằng chúng đã từng làm một chuyến phiêu lưu tán loạn trong nước sâu ….

Thú đau thương ♦ Niềm an ủi

4.08.2009

Một ngày có đám người đến mở miệng tôi ra, đào xuyên qua gáy tôi làm đường hầm cho tàu lửa chạy. Tôi đau đớn khủng khiếp và mất ngủ hàng mấy tháng trời. Cuối cùng việc phẫu thuật hoàn tất, đường hầm cũng làm xong.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)