I returned to my family house the first time after more than twenty years. Its appearance had not changed much. It was still the same three-compartment house painted plain white, its facade only disturbed by several partially opened doors. At the back was the kitchen and before the entrance was a small garden. Only a barely discernible discoloration which had changed the wall in spots from white to the golden color of tripe soup and the deep carbuncles sprouting here and there gave any indication that time had passed. The roof tiles, ordered by my father long ago before the Japanese invaded Indochina, had retained their original crimson color. And in the same spot, in the tenth row if I were to count up from the gutter, the same tile was still missing. A thin layer of green mildew had also spread over part of the exterior, running from the wall on one side of the house to the foot of the hibiscus hedge next to which my father was standing.
– Heh, is it Nu coming home? Where have you been? Come here-I can no longer see very clearly.
I was startled but anxious and excited by the prospect of seeing loved ones after so many years. Clumsily putting down my luggage, I darted into the courtyard. I wanted to clasp my father’s frail frame in my arms and tell him of my abiding love and respect. But exactly at that heart-rending moment he calmly sat down on a wooden plank. His feeble hands sluggishly search for that brown piece of felt that he kept at his side for as long as I could remember. He stopped over and raising those pale, ghastly arms gently took off his glasses for a polish. I could no longer see any vitality in those eyes stared fixedly but failed to reflect any glitter. He sat unmoving on the plank before me with the innocent look of a child and the imperturbable demeanor of a blind man. It dawned on me that the man who just a moment ago greeted my return with so much warmth was not my father. My real father sat in the garden now, dazed and bewildered, absorbed in a world that only he knew , while his most precious possession-the decorative stone which he’d brought from China lay ignored and exposed to the harsh sun at the end of the garden.
He sat absolutely still. His only sign of physical activity was his preoccupation with the old piece of felt, tattered even to the embroidery which spelled his family and given middle names, like the relic of an opulent past. He gently cleaned and recleaned the two thick, scratched lenses, and my voice and the calls failed to reach him.
Until then, I had not been appreciative of the gravity of his illness. Now, discovering the reality in all its manifestations, actually seeing with my own eyes the picture of him sitting there and vacuously feeling those bent frames, folding and unfolding that filthy rag, lovingly caressing the cane he’d once wielded against the French, I knew that Nu-his name for me when I was little-had been gone from his life for a long time now.
When I followed my mother into the house, I saw Grandfather lying on the plank bed. The same Chinese cupboard still occupied its prized place in the corner and from the same altar that had been there when I was small a faint aroma of incense trailed across the room. In the still air, I detected the faint fragrance of eagle-wood. Grandfather dozed, breathing heavily, and something in his posture suggested that he had spent the last twenty years in this exact place, decaying. My mother opened a shutter, enlarging the square of light that had been allowed to filter into the room. The sound provoked movement: Grandfather struggled to turn his face towards me. Like my father, Grandfather had become mentally unhinged, but unlike my blurry-eyed father he still had full possession of his eyesight. Suddenly my feet were pinned to the entryway because-my God, how my grandfather’s eyes flared with the fire of hatred as they finally focused upon me. The irises threatened to explode out of the two baleful eyes that dominated an otherwise pasty face. This glare that I had purposefully avoided for the last twenty years now filled the house with loathing. Grandfather’s legs and lower body were paralyzed but his fingers scratched and yanked at the bed as if to will his crippled body whole again. He struggled to speak, but only incomprehensible sounds escaped from his toothless mouth. My mother pushed him down and covered him with more blankets: She caressed the wrinkled forehead while his body contorted as if his brain was undergoing convulsions. She hummed a soft melody, as though lulling a child to sleep. Transfixed at the door, I was caught by a beam of amber light that threaded its way through the panes, particles of dust glinting in its luster.
My mother gently fanned Grandfather’s face and wiped it with a damp cloth. She cared for him with a patience that would have driven an ordinary person insane. The heavy air stirred around the mahogany bed. Time stopped moving on the bowl of sygyzium nervosum extract my mother fed by the spoonful to Grandfather. A very long time later, when the bowl was finally empty and Grandfather had drifted off, she stood up:
– Please don’t upset him. Let him rest. He often has attacks of rage because of his paralysis. Please go inside and change while I work-I’ll call you when the other relatives arrive.
That was the gist of our conversation. My mother did not express any curiosity about my life for the past twenty years. She hadn’t changed much. Still the same stature, the same unyielding gestures and unwavering voice. Like my father, she had showed very little enthusiasm at my return. In silence I carried my luggage to the back of the house, taking care not to pass by my grandfather’s bed. In the afternoon, the silence in Quan Than street was unbroken. A few dead leaves rustled, soulless…
Back for the time in twenty years in the house where I spent my childhood, I could not sleep. The room in which I found myself was small and simple, the closet dusty. At the head of the bed, the curtains were teased into motion by a faint breeze. I glanced at the sparse furniture, at the climbing betel outside the window that looked into the back of the Temple of Literature, then back again. Half of me was awake and alert to each and every snore that came from my grandfather in the next room, the other half was adrift on the sea of the past. Outside in the street the arjun leaves twirled in the wind, mimicking the turbulence in my soul, torn between the two realities of the past and present.
I had the middle room, between my parents and my grandfather. I felt imprisoned by the regular breathing of my loved ones. The hours ticked away. Several times during the night my father cried out in his sleep. The sound rose and coalesced into the moon floundering between two banana leaves. After each cry, everything once again became submerged in the silence of the Hanoi night, not the peaceful silence of prewar Hanoi, but the oppressive, melancholic and irredeemable gloom of thousand of years past. Once every so often I thought I saw the silhouettes of men, out late, passing the pagoda, and I heard their voices, at times clear, at times muffled. From time to time, I shivered in the silvered light of the cold moon suspended high in the sky. At one point, I heard noises in the kitchen.
That was the night I first met Nhai. When I went down to the kitchen, she was emptying large pails of coal into containers. The noises I’d heard earlier were the sounds of her dragging the bags from the garden into the house. She was very young, maybe sixteen. Noticing me; she flashed a friendly smile, as if she and I had known each other for a long time. With unaffected charm, she emptied the bags of coal and offered me a bowl of juice, while talking at the same time. I liked her. In the kitchen, smoke grew from the hot coals that Nhai lit to cook sweet rice. Deftly, she rearranged the coals, tasted the rice, split the wood, sieved rice into the big earthen jar, and adjusted her hair each time it escaped her bun. She was not beautiful in the classic sense and did not possess the grace of women from Hanoi, her two hands were coarsened from heavy work and her breast were full compared to other women at puberty. To compensate, she had a charming face, a brilliant smile, coquettish eyes and a full figure. Her voice was also sexy, although it could be a little harsh at times:
– I’m ecstatic that you’ve come. I usually find myself in here at night, after spending the whole day out in the rain or in the sunlight. I’m dying of boredom.
– Where have you been all day? Why haven’t I seen you since I came back?
– Where else? At Dong Xuan market. I would have been back earlier, if it wasn’t for that hare-brain Doan.
– Did you have fun at the market? There’s this shop called Dao-did you go there?
– Of course I didn’t have fun. I went to buy coal, not shop around. She pulled a wry face, her hands still quickly emptying the bags of coal. Her hairbun swayed back and forth every time she turned to do this or that. Looking at those large bags of coal, I was happy to see that my parents seemed to be well situated and not forced to burn wood like so many other families.
– How did you ever manage to buy so much coal? I thought it was very hard to come by here.
Nhai turned and looked at me strangely.
– Coal?
– Yes…isn’t the Bureau of Energy rationing it?
– What ration? There’s plenty in the market: I carry a load back here every month.
Satisfied with her answer, Nhai happily proceeded to soak sweet rice in water so that tomorrow she could make fermented rice for Grandfather. She had been living with my parents for the past ten years or maybe more. She spoke as if to herself:
– My natural father died young and my mother remarried. Father and Mother adopted me because after you left for the South, the house was too empty.
Sitting behind her, I could see each drop of sweat briefly spotting her snowy white neck, then rolling down her back. Flames from the red hot coals permeated the kitchen with heat. Nhai’s thin layer of clothing clung to and revealed her robust body. Every once in the while she stopped what she was doing and turned to me, smiling, showing a row of perfect teeth. From time to time she ran her fingers through her hair, trying to keep the rebellious strands that escaped form her bun in place. In the house behind the temple, night was silent and melancholic, disturbed only by the hissing sound of the coal fire and Nhai’s soft voice, shrill at times from excitement. She told me of a house filled with a negative energy generated by my parents, of Grandfather’s sudden fits of madness, of my father’s insanity, of my mother’s growing aloofness. She also touched on her relationship with Doan, a youth who had been courting her and who tried in every way to touch her hands, feet, breasts.
– It’s a sort of sensation, sister Nu. I don’t know why, but I sort of like it. While confessing, Nhai avoided my eyes and kept her face slanted towards the stove. The glowing coals burned in her eyes like a consuming passion. Her fingers toyed with the chopstick, drew unrecognizable pictures on the floor. We stayed up late talking, until the finished her work. Then we went one after the other into the house. My room was also hers. After putting out the light, Nhai giggled and expressed a desire to sleep with me. The room had only narrow bed and I didn’t have the heart to make Nhai sleep on the floor since, after all, this was as much her room as mine. As I drifted off into a sleep full of dark images from the past, I felt her hand slipping under my clothes, her breath caressing my neck. My agitation and frequent shifting caused her body to touch my face, my breasts, my stomach, while the door opened and closed with each gust of wind and the candle in my grandfather’s room flickered weakly all night long.
When I woke up the next morning, the door had stopped creaking and the candle was out. Only the rat-tat sound of a bag tied insecurely to a bicycle that was trying to climb the hill in front threaded its way into the house, though not loudly enough to destroy the oppressive silence. The midday sun beat down on the window panes, shone on my bed and made my head swim. The short jacket that Nhai had worn the night before hung on the closet door, swaying in the wind. I lay without moving, feeling lethargic and heavy, as if someone had choked the life out of me. Only after a long while did I get up and make my descent.
I washed and combed my hair, then returned to the main hall. Grandfather still lay listlessly in the same place. His heavy breathing that sounded more like whimpering resounded at intervals. I found my father in the courtyard by the plank hear the hibiscus. His two hands were weakly cleaning his glasses as if by doing this, he might regain his eyesight. He never saw me. Under the glittering sun, yesterday’s plot was acted out once again, with the same actors, the same plot, the same actions. His eyes were vacant, his lips trembling. Once in a while he managed to pull a clear though from the past.
– Where is Phu? Go get the rickshaw and fetch Mr. Phan over here for a game. He isn’t there? OK, then bring the rickshaw back inside.
So it went, on and on. At times he spoke loudly to himself, then just as suddenly lapsed into silence, as if he had unexpectedly fallen into a deep chasm. I stood as if planted on the stairs, gazing with pity at this wretchedness until my mother came back from the morning market. She threw me a look of deep and ugly contempt, then went to my father. She gently caressed his shoulders and flicked away some dust before detaching herself to go in and care for Grandfather. I stood there feeling worthless, wanting to help but not daring to do anything. There was an invisible chasm between us, one that unnerved me to the point of inaction. I didn’t dare do anything unless she suggested it first herself. Again, just as I had yesterday, I watched her carry Father out for his daily toilet, then wash and feed him. That work had lasted until the afternoon. My mother went into the kitchen to reheat the food Nhai had prepared the night before.
– Father and Mother, please go ahead and eat, I said.
– Please, not at all, my mother replied.
She coldly took the chopsticks, picked up each strand of swamp cabbage and set in my father’s bowl, then added a bit of the traditional sweet and sour soup. My father ate silently, as bewildered and soulless as a trained monkey.
In the evening, after I’d returned from applying for a temporary residence, I found that my aunt and uncle had come for a visit. With them were a couple of my parents’ friends who had also come when they’d learned that I’d returned from the South.
That night was again sleepless for me. The same noises, the same images that I’d experienced the night before entered the room again, their clarity pressed on me by the rays of the bright moon shining through the quivering door. I lay still, my ears straining after every wild cry uttered from my father’s nightmares, blending with the heavy death rattle of my grandfather’s breathing.
When I heard the familiar noises start again in the kitchen, I rose and went down to meet Nhai.
– Where have you been all day?
– I went to the market to sell betel nut for Mother, then to the train station to meet an acquaintance.
– Who?
– Phu. He was coming back from the highlands. But he’d hardly arrived when he started becoming restless.
– Is he from there?
– No, he’s from Hanoi, from the district of Buom. He was sent to the mountains only after he joined the guerillas.
– Still, after all these years? I asked Nhai in surprise, for not even in Hanoi did I expected so little would change since the war of independence from the French. But Nhai was even more taken aback than I. She opened her eyes wide and looked at me as if I was completely out of it.
– What do you mean all these years? It happened only recently.
Absorbed in her work, she paid no more mind to my questions. She spilled the area nuts on the floor and tied them into bundles of five. I helped her arrange the betel leaves into a pile and spread each with a thin layer of lime water so that they would be ready for sale at the market tomorrow.
– Tell me what you said to Phu that took so long?
Nhai blushed a deep red. Her eyes shone. For a while, she did not speak but continued to add coals to the oven as if trying to avoid the topic. Her black hair flickered in front of the fire as if flirting with it. Nhai knelt as she worked. Then, no longer able to contain her feelings, she confided excitedly to me in her Northern accent:
– Sister Nu, please don’t tell Mother and Father, but I have a lover.
She stopped, then continued.
– It’s not Doan; he’s such a fool. It’s Phu. Last night we left the vegetable flail at the train station and visited the city. He rented a rickshaw and took me to West Lake. It was wonderful. But sister, why do men like to hold our hands and caress our back so much?
– Did you just hold hands? I teased her. Suddenly she was transformed, as if an older, more mature person had assumed her place. She asked earnestly:
– Sister, have you ever kissed anyone?
She stared at me without blinking. At this point, I realized it was more serious than I had thought-Nhai had fallen in love for the first time. She looked at me with crazed look of a woman who had given her entire self to love.
The kitchen door was yanked ajar. A male shadow pushed inside furiously, his voice deafening me as he shrieked out:
– Where have you been, bitch? Out with men again?
My father welted her face with a swinging blow. The cane that he’d so meekly caressed in the morning now lashed with lightening speed at her body. Things were happening so quickly I didn’t have time to react before she was prostrate on the floor, an easy target for even more lashes. The two arms that just that morning I’d seen weak were now unnaturally powerful as with each motion he continued to impose his wrath on my adopted sister.
– I beg you, Father, stop.
– You whore. How dare you call me father! You’ve brought shame upon this whole family.
– Father, please, I beg you.
But he continued to vent his rage as if he never heard her. I drew into a corner, immobilized with fear. I wanted to jump in, take the beating for Nhai, stop my father. But my limbs felt glued to the earth. A strange thought occurred to me: my father was a mighty and he still hadn’t noticed my presence in the kitchen. He was incredibly strong that deranged night, and, I mute and helpless, could do nothing to stop him. That night he didn’t wear his glasses and in his eyes I saw no insanity, only fury. His arms beat a rain of lashes onto Nhai’s already battered body while I, invisible and terrified, could only shudder in horror and do nothing to stop that frightful sight. When I finally aroused myself from my pitiable condition after he left, I found Nhai twisted and contorted with pain, trembling. I embraced her and cried out along with each of her sobs of despair.
Afterwards, I brought her to our room and helped her change. We spent the night in each other’s arms on her narrow bed, which had once been my narrow bed. She cried all night from sorrow and pain,-Please don’t leave me, sister, I’m going to die. Phu, Phu. Her cries gradually became fainter, but her wounded body kept on twitching in pain. I drifted into exhausted sleep. In my dreams I lashed out against each contusion on her body. I clasped her in my arms in order to know that I could still feel pain. Was it my hands or hers that massaged the wounds to reduce our mutual pain? I only remember that in my half-awake state I touched and felt each wound on her feverish body.
I awoke. The blanket at my feet revealed a comatose body, seemingly near death. In those first minutes, the thought entered my mind that Nhai was only a still life from a collective memory, that she was only an image reflected onto the bed. But in reality Nhai was still there, delirious. Her eyes were slightly closed and her breasts moved with each breath; her knees were bent towards her stomach in a fetal position. It was a long time before I could regain my composure and think about the events of the night before. I went into the living room, into the light of a troubled day. The house was still immersed in a silence which hung in the air like a sluggish, poisonous vapor. I wanted to find my mother and tell her that Nhai had grown up and that this situation could not last. I wanted to ask her about my father’s strange behavior. But my mother had left early that morning, my grandfather lay breathing heavily on his deathbed and my father sat in the garden caressing his glasses. It was if he were a different man than the one who had meted out last night’s punishment. From time to time he threw a bewildered glance into the house. I asked myself how Mother could endure living in a household with two such madmen, one paralyzed in his body, the other in his mind. For the first time since I’d come back, I went to light some incense at the ancestor’s altar. The photos of my grandmother and other relatives glared at me with baleful eyes. I was finally called back to reality by Nhai:
– Sister Nu, I have decided to leave the family.
She stopped at the living room door, a small bag in her hands; her feet had hesitated at the prospect of walking past my grandfather’s bed. She looked at me with forlorn eyes:
– I have to go. If I stay, Father will kill me. Please take care of them for me-I’ll be eternally grateful.
She removed my hands and after emitting a broken sob headed determinedly for the door. The daylight caught her at the altar, followed her along the tiled floor, then stopped at Grandfather’s bed. At that moment, oh God, Grandfather drew his body erect and clawed at her. The vein-broken whites of his eyes blazed. Angry, broken words escaped from his lips and enveloped her. His upper body became erect as if wanting to stand up; his long fingernails clawed blindly at her eyes and face. The horrid scene nailed me to my place. Last night’s spectacle seemed on the verge of reoccurring. Overwhelmed by a sense of horror and overtaken by a weakness so complete, I could only stare at the scene unfolding before me. My brain reeled with each vengeful motion. Although within reach, Nhai and Grandfather seemed far away. At exactly that time, my father entered the room. I heard myself calling to him for help. But just like the night before, he didn’t see me and instead lashed his cane without respite into Nhai’s face, her back, her body. The two only stopped after she’d fallen unconscious onto the floor. Once again, I carried her into the room. Once again, I wiped her face with a damp cloth, and consoled her and cried with her.
During the next day, Nhai was kept locked in her room. In between bouts of crying, she spoke to me resolutely, her eyes full of loathing:
– Sister, I can’t live without Phu. I’ll have my revenge. After we take power, they’ll see. Phu wouldn’t forgive anyone.
At these times she bewildered me totally. The thought entered my mind that the constant abuse had robbed her and her sanity.
– You’re delirious, child. Please go back to sleep. Fish without salt get tainted, disobedient children will go to the dogs. Father and Grandfather beat you because they love you.
– Love? They think I’m a servant. You’ll see; soon we’ll take over.
– Take over what? What government? You’re talking nonsense again. A grown daughter has to obey family rules. No one here considers you a servant.
– Oh God, the whole country is in upheaval, fighting for its independence, and you still are in the dark. Oh why am I so cursed-even you don’t understand. You’ll see; I swear I’ll denounce them, force them to beg for mercy.
She cried in hatred and desperation. Her tortured eyes fixed me with a look of pure anger, born of a woman whose first love has been violently torn from her. But Nhai couldn’t maintain her anger very long, for often my father would appear at the door, his cane ready to beat her down once again. Sometimes my grandfather would also come in to help to hand out the punishment, all the while muttering abuses in the archaic language used thirty years ago. At such times, he didn’t seem a bit paralyzed. Each time both men ignored me and I could only gape, motionless with horror and silence. In fact they exhibited such normalcy that I began to grapple with the shadowy fantasy that they faked paralysis only to deceive my mother. But my mother seemed not to take notice of these events. She simply continued doing her daily chores. Every time she returned my father was back on his plank in the courtyard, absorbed in wiping his glasses, dazed, an innocent smiled fixed on his face. And Grandfather had once again become a cripple engaged in the process of disintegrating with the passage of time.
Since my return to the house behind the temple and my forced witness to Nhai’s sufferings, the turmoil within me had grown so great that I felt myself becoming feebleminded. I wanted many times to tell Mother that she was being deceived, but each time my determination was undermined by her unyielding eyes. Each time I encountered her, I felt I was someone who had not fulfilled her duty. I knew that only she and her sanity could rescue Nhai. Finally, one morning, before my father and grandfather woke up, I approached her with trepidation and told her Nhai’s story. She stared at me every time I asked her to love and treasure my adopted sister. Her already steely eyes grew icier.
– You have outstayed your welcome here. Please leave. And don’t ever come back. Thus she rejected me, without saying one word about Nhai. I trembled, trying to hold on to that invisible umbilical cord that connects mother and child.
– I beg of you, let me stay and take care of you and father. He left me; I don’t know where else to go. Please let me stay home to take care of all of you. I beg you, please love you daughter.
– I have no daughter and regret having adopted a traitor. Did you think that you would forget the misery your brought upon this family? How could I forget it was you who denounced this family, you who incited those men to interrogate and torture Grandfather until he lost his limbs and shock my husband with electricity until he lost his mind?
Once again, like the first time, I left Hanoi alone. Yes, you understand now that I am Nhai, the girl who ran away from her family to join her lover Phu who was with the Viet Minh. I am Nhai who returned home after the change of power and informed against my adopted father and grandfather until they were too broken even to beg for the mercy-and so I fulfilled the wrathful oath I’d made after they beat me. Phu left me also after the unification of our country. Only the house behind the Temple of Literature remains, a stain for the times.
Tran Vu, 1988
About the Author
TRAN VU
Born in Saigon in 1962, Tran Vu left Viet Nam by boat at the age of sixteen. He spent a year in the Palawan refugee camp in the Philippines before the Red Cross brought him to France in December 1979. Still a minor and without a word of French when he arrived, Tran Vu was housed in a series of state orphanages and was put through high scholl and college by the French government. He now lives in Paris, where he works as a computer analyst. Tran Vu has published two collections of short stories in Vietnamese with overseas Vietnamese publishers in the United States. His work has appeared in English in Granta, The Dragon Hunt published by Hyperion and in fives anthologies of Vietnamses fiction in translation. ( Hyperion 04.1999).
NGÔI NHÀ SAU LƯNG VĂN MIẾU
TRẦN VŨ
Tôi trở về ngôi nhà của gia đình sau hơn hai mươi năm xa cách. Ngôi nhà chừng như không thay đổi mấy ở mặt tiền. Vẫn ba gian tường quét vôi trắng, điểm một vài khung cửa khép hờ, một chái bếp ở hiên sau và mảnh sân con vuông vức nơi lối ra vào. Dấu tích của thời gian chỉ ẩn hiện lờ mờ từng đốm ố trên vách tường cũ, đã ngả màu cháo lòng và loang lổ đây đó như những vệt mụt nhọt thâm sâu. Ngôi nhà vẫn giữ được màu ngói đỏ mà Thầy tôi thuê người lợp trước ngày Nhật chiếm Ðông Dương. Vẫn còn nguyên một mảnh ngói mẻ nằm ở hàng ngói thứ mười từ máng xối đếm lên. Cả lớp rêu xanh rì bám vào bờ tường chạy viền theo bên hông nhà ra đến chân hàng giậu hoa dâm bụt nơi Thầy tôi đang đứng.
– Kìa cái Nụ về đấy à? Ði đâu mãi thế? Ðến gần Thầy xem, mắt Thầy lòa rồi không nom rõ…
Lòng tôi vụt xốn xang, bồi hồi. Cái thời khắc hồi hộp chờ đợi gặp lại người thân sau bao năm chia cách. Tôi lóng cóng đặt xắc hành lý, hấp tấp bước như chạy vào trong sân. Tôi muốn ơm choàng lấy thân thể mảnh dẻ của Thầy, nói cho người hiểu rằng tôi luôn luôn thương kính người. Nhưng ở lúc tôi xúc động nhất, Thầy tôi bình thản tự nhiên ngồi xuống tấm phản gỗ kê ở gần bên. Hai cánh tay vốn yếu của người chậm chạp lần tìm mẩu vải nhung nâu, mà từ ngày khôn lớn tôi chưa bao giờ thấy người rời ra. Người cong cánh tay xanh mướt, khẽ đỡ cặp kính thuốc xuống lau chùi. Cặp mắt Thầy tôi bỗng dại hẳn đi khi người tháo được đôi kính. Người ngồi yên như thế ở tấm phản trước mặt tôi, tia nhìn ngây thơ như đứa trẻ, ngây dại như là người không còn trông thấy gì, kể cả tôi. Như thể cái con người vừa vồn vã chào mừng tôi trở về nhà tức thời, không phải là thầy. Thầy tôi ngồi ngơ ngác trong sân, chìm đắm vào một thế giới mà chỉ mình người biết. Người không thấy cả hòn non bộ quý mà người đặt mua tận bên Tàu, bây giờ vẫn còn đây, đã cạn nước nằm trơ trẽn phơi xác nơi cuối vườn.
Thầy tôi im lặng, lâu lâu cúi xuống mải miết với mẩu vải nhung sờn cũ. những đường chỉ sợi viền vàng thêu tên họ chữ lót của người đã tả tơi, như mảnh di vật của một thời phú túc. Người mân mê lau chùi hai tròng kiếng dầy trầy trụa, không còn nghe thấy bất cứ một âm thanh hay thứ tiếng động nào khác.
Tôi không rõ Thầy tôi lòa và yếu thần kinh đến múc độ nào, song cái hình ảnh thực tế đầy đủ từng đường nét, chi tiết cảnh Thầy ngồi thẩn thờ hàng giờ tẩn mẩn sờ mó mày mò gọng kính thuốc cong queo, tỉ mỉ xếp gấp cái khăn nhung cáu bẩn và nâng niu cây gậy chống kiểu Tây thuở xưa, cái hình ảnh bệ rạc suy nhược đó rằng cái Nụ – như người thường gọi tôi bằng cái tên tấm bé – đã ra khỏi cuộc đời người từ lâu lắm rồi.
Lúc tôi theo Mợ tôi bước vào nhà, Cố đang nằm trên sập gụ. Vẫn tủ chè Tàu kê nơi góc, vẫn bàn thờ gia tiên với một nén hương sắp tàn, và mùi hương trầm phảng phất trong không khí tịch mịch yên lặng vây lấy sập gụ. Cố vẫn nằm đó, thiêm thiếp, khò khè, như chưa hề đòi đi đâu hai mươi năm nay. Mợ tôi mở hé một tấm phên liếp cho ánh sáng rọi chiếu thêm vào gian buồng. Nghe tiếng động, thân hình Cố bỗng lúc lắc, cái đầu hình sọ rung rung muốn xoay lại. Cố cũng bị yếu thần kinh, nhưng khác với Thầy là Cố không lòa. Bàn chân tôi đột ngột chôn xuống nền đất đã gỡ mất phần gạch lát nơi ngạch cửa, vì trời ơi – đôi mắt Cố mới tóe lửa dữ dội làm sao khi Cố xoay được đầu đăm đăm nhìn trừng về hướng tôi. Cố giương cặp mắt lớn qua khổ trên khuôn mặt xọm khô nhão nhoẹt. Ðôi con ngươi muốn vỡ ra ở hai hố mắt đầy tròng trắng, lăn tăn lia tia nhiều gân máu. Ánh mắt nhìn trắng dã mà hai mươi năm nay tôi trốn tránh, lúc này hiển hiện phừng phừng lửa giận trong gian nhà. Cố bị bán thân bất toại nên hai chân và nửa người dưới bất động, song nửa người trên với mười lóng tay co giật cào cấu, chụp bắt liên hồi vào chiếu giường như muốn dựng dậy cái xác thân đã tàn phế. Một chuỗi âm thanh không rõ tiếng, líu ríu thoát ra từ lỗ miệng móm méo. Mợ tôi đè mạnh Cố nằm xuống. Ðắp thêm chăn cho người. Bà vuốt vầng trán nhăn nheo của cái thân xác còn đang co giật như bị động kinh, thì thầm à ơi như ru con. Ðứng ở bậc cửa, tôi thu tiếp trọn vẹn vùng ánh sáng của nắng vàng hoe, loe từ phên cửa, lờ mờ lớp bụi giăng giăng theo từng chập. Mợ tôi phe phẩy quạt mây. Bà dấp dấp khăn ướt đắp lên mặt Cố, chăm sóc cho cụ bằng những động tác nhẫn nại đến điên người. Không gian đặc quánh quanh cái sập gụ của Cố bằng gỗ cẩm lai. Thời gian ngừng hẳn ở bát nước vối Mợ tôi đút từng thìa nhỏ vào giữa cặp môi nhăn nhúm. Phải lâu lắm Cố mới húp hết bát nước vối. Chờ đến khi Cố nằm yên thiu thiu ngủ, bà mới đứng lên.
– Chị đừng có chọc Cố, để yên cho cụ ngủ. Cụ bị liệt không đi đứng được nên thường hay lên cơn uất. Thôi chị vào buồng trong thay áo, để tôi làm việc. Tỵ nữa họ hàng có ghé, tôi sẽ bảo chị ra chào.
Mợ chỉ chuyện trò với tôi ngần ấy. Không có đến một lời thăm hỏi. Hai mươi năm mà bà không hề thay đổi. Vẫn ngần ấy dáng vẻ, từng ấy cử chỉ cứng rắn cùng lời nói không khi nào biểu lộ tình thương. Giống Thầy tôi, bà không mấy vồn vã khi hay tin tôi về thăm nhà. Tôi rỡ hành lý, lẳng lặng đem cất vào buồng trong, và cẩn thận tránh đi ngang giường cụ Cố. Buổi chiều, con đường Quan Thánh lặng lẽ như tờ. Một vài phiến lá bay rơi lao xao, xào xạc, vô hồn…
*
Ðêm đầu tiên ở trong ngôi nhà mình đã sống qua thời hoa niên cách đây hai mươi năm tôi không sao chợp mắt được. Tôi thao thức hết nhìn gian buồng nhỏ đơn sơ, một kệ tủ đóng bụi mờ, một cánh riềm cửa phập phồng tung bay lên xuống ở đầu nằm, rồi lại nhìn ngắm hàng cây trầu bà giồng ngoài ô cửa sổ trông ra phía Văn Miếu. Tâm thần tôi cũng phập phồng kỳ lạ, nửa tỉnh táo nghe tiếng ngáy khò khè của Cố ở buồng bên, nửa đuối vào vùng tâm thức của cảnh trí cũ. Tiếng gió đưa những chiếc lá bàng khua rời rạc trên mặt đường như tiếng cánh cửa tâm linh ở trong tôi chợt mở, chợt khép kẽo kẹt lần lữa dằng co với thực tại và quá khứ. Gian buồng tôi ở giữa, hai bên là buồng của Thầy Mợ tôi và cụ Cố. Tôi như bị vây lấy bởi tiếng thở đều đều của những người thân thuộc. Nửa đâêm có tiếng mớ của Thầy tôi mê sảng từng chập rồi tắt lịm vào bóng trăng đong đưa chơi vơi giữa hai tàu lá. Không gian lại chìm vào trong cái khuya khoắt của đêm Hà Nội u trầm tịch lặng. Không phải cái yên lặng thanh bình của Hà Nội thời tiền chiến, mà là cái không khí trừ tịch, cô quạnh vắng vẻ, đìu hiu của vũ trụ đã có từ ngàn năm trước. Có một thoáng tôi lờ mờ tuởng mình trông thấy những bóng người đi khuya về ngang Văn Miến, tuởng nghe được tiếng chuyện trò của họ lúc rõ lúc câm, tôi rùng mình đến mấy lần vì vẻ lạnh lẽo, toát ra từ ánh trăng tròn mọc cao vút. Ðúng lúc đó tôi nghe được rõ ràng những tiếng động sệt sệt sau gian bếp.
Tôi gặp Nhài lần đầu tiên buổi tối ấy. Lúc tôi xuống bếp, Nhài đang vần những bao than lớn mở trút vào bồ. Thứ tiếng động nặng sền sệt mà tôi nghe khi nãy, là tiếng động của mấy bao tải than mà Nhài kéo lê từ sân sau vào bếp. Nhài còn trẻ lắm, chỉ vào độ đôi tám. Trông thấy tôi, Nhài nở nụ cười cầu thân, tươi cười như thể tôi và Nhài đã quen biết nhau từ trước. Song, ở dáng vẻ tự nhiên không kiểu cọ, vừa rỡ than vừa mời tôi bát nước vối, vừa kể chuyện của Nhài làm tôi có cảm tình với Nhài ngay. Chái bếp khuya, tù mù khói bay tỏa bốc tự đám than hồng Nhài vừa nhóm để nấu xôi. Hai cánh tay Nhài thoăn thoắt, khều tro lửa, giở nắp nồi xem xôi, tước củi nhỏ, sàng gạo ăn cho vào lu, vừa sửa lại búi tóc mỗi khi trễ xuống gáy. Nhài không đẹp lắm, không có nét thanh lịch của thiếu nữ Hà Nội, đôi bàn tay hơi thô vì làm việc nặng, ngực vú đầy căng so với lứa tuổi dậy thì. Nhưng bù lại Nhài có khuôn mặt duyên dáng, nụ cười tươi hàm tiếu, ánh mắt sắc lẻm đưa tình và thân hình đầy đặn. Nhài còn có giọng nói truyền cảm, dù có hơi sắc ở những thanh cao.
– Có chị làm bạn, em mừng quá. Cả ngày giời đụt mưa nắng, tối về quần quật sau chái bếp, em đến mà chết mất!
– Nhài đi đâu cả ngày, mình về nhà từ buổi trưa mà không gặp?
– Ra chợ Ðồng Xuân chứ đi đâu! Ðáng nhẽ đã về sớm kia, tại cái nhà anh Ðoàn dớ dẩn!
– Chắc Nhài thích đi chơi lắm nhỉ? Có hay dạo phố ở hàng Ðào không?
– Ấy, đi gánh than ấy chứ! Chơi gì!
Nhài bĩu môi trả lời, hai bắp tay vẫn thoăn thoắt xúc than cho vào bồ. Búi tóc con gái đong đưa từng chặp mỗi lúc Nhài xoay mình với cái này, lấy cái nọ. Nhìn những bao tải than trong lúc ở Hà Nội “gạo châu, củi quế”, tôi mừng cho Thầy Mợ tôi hãy còn phong lưu khá giả, chưa đến nỗi phải đun củi như nhiều gia đình khác.
– Sao mua được than nhiều thế? Mình tưởng ngoài này hiếm lắm chứ?
Nghe tôi hỏi, Nhài quay lại ngó chăm chăm vào mặt tôi rất ngạc nhiên.
– Than đá ấy à?
– Ừ, chứ không phải mua theo phiếu ở cửa hàng cung cấp chất đốt à?
– Tem phiếu gì, ngoài chợ ấy ra mua mà vác về! Tháng nào mà em chẳng đi gánh về cho Mợ.
Nói rồi Nhài vui vẻ đi ngâm nếp, bảo để thổi cơm rượu ngày mai cho Cố. Nhài về ở với Thầy Mợ tôi mười mấy năm rồi. Giọng kể của Nhài đều đều gần như độc thoại.
– Bố đẻ em mất sớm. Bu em lấy chồng khác. Thầy Mợ nhận em về làm con nuôi vì khi ấy chị vào Nam rồi nhà cửa cô quạnh quá.
Ngồi sau lưng Nhài, tôi trông rõ những giọt mồ hôi ẩm lấm tấm bám vào ngấn cổ trắng ngần của Nhài, rồi chảy lăn xuống lưng áo. Hơi nóng tỏa ở ngọn lửa than làm cho chái bếp nóng rực. Làn vải nội hóa mỏng dán sát vào da thịt Nhài phô bày tấm lưng chắc khỏe. Lâu lâu Nhài lơi tay việc, quay nhìn tôi cười khoe hàm răng hột bắp nhỏ đều. Thỉnh thoảng Nhài vuốt lại lọn tóc kẹp không kỹ, buông lẳng lơ trước trán. Ðêm trong ngôi nhà sau lưng Văn Miếu khuya vắng, tịch mịch, chỉ có tiếng lửa than tịch tạch từng lúc, và tiếng kể chuyện của Nhài thì thầm đôi lúc lanh lảnh lên giọng. Nhài kể về ngôi nhà nhiều khí âm của Thầy Mợ tôi, về những cơn điên loạn bất chợt của cụ Cố, về bệnh đãng trí mất hồn của Thầy, và về tánh tình mỗi ngày một lãnh đạm của Mợ. Nhài cũng nhắc về Ðoàn, gã thanh niên theo đuổi Nhài, thường hay tìm cớ đụng chạm vào tay châ, ngực Nhài.
– Mà lạ lắm chị Nụ, em cũng thích để cho cái nhà anh Ðoàn rờ rẫm…
Khi nói câu ấy Nhài tránh nhìn mắt tôi, mặt hơi nghiêng về bếp lửa. Những ngọn lửa than hồng cháy rạo rực trong mắt Nhài lúc đó. Mười ngón tay Nhài mân mê đôi đũa bếp, di di trên mặt đất phẳng phiu vẽ những hình vật vô hình. Hai chúng tôi chuyện trò khuya lắm, đến khi Nhài làm xong hết việc, cả hai mới trở lên nhà. Căn buồng của tôi cũng là căn buồng của Nhài. Lúc thổi tắt ngọn đèn dầu tờ mờ, Nhài cười khúc khích tỏ ý muốn ngủ chung với tôi. Gian buồng chỉ có một chiếc giường tre mỏng manh, tôi lại không nở để Nhài nằm đất, dầu sao đây cũng là buồng của Nhài từ sau khi tôi bỏ nhà đi. Trong giấc ngủ dầy đặc bóng mây đen của quá khứ, tôi mường tượng một bàn tay Nhài luồn vào trong áo mình, từng làn hơi thở của Nhài phà vào cổ tôi. Những cơn trăn trở khiến thân thể của Nhài chạm vào mặt, vào ngực, vào bụng tôi, và tiếng phên cửa kẽo kẹt cùng ánh bạch lạp thắp suốt đêm bên buồng cụ Cố.
*
Khi tôi tỉnh giấc, phên cửa đã thôi kẽo kẹt. Ánh bạch lạp cũng đã tắt. Chỉ có tiếng một vòng bánh xe đạp mệt nhọc, đang rướn mình trên con dốc trước nhà. Tiếng động phọc phạch của một túi đồ nào đó buộc không kỹ trên yên xe, len lỏi được vào nhà, không đủ phá tàn bầu không khí vây trùm yên lặng. Khung cửa sổ hâm hấp nắng trưa, rọi vào chỗ nằm làm tôi nặng đầu váng vất. Nhài đã ra khỏi buồng từ khi nào. Bộ áo cánh khi đêm Nhài mặc, treo ở cánh cửa tủ đong đưa, phất phơ… Tôi nằm bất động trên giường, thân thể nặng nề như vừa qua cơn bóng đè. Mãi tôi mới ngồi dậy được và bước xuống nhà dưới rửa mặt.
Lúc tôi chải đầu xong trở lên nhà trên, Cố vẫn còn nằm thiêm thiếp nơi sập gụ. Tiếng thở khò khè vang lên từng chập, gần như rên rỉ. Thầy tôi đã ra ngồi ngoài sân, nơi tấm phản kê gần dậu hoa dâm bụt. Hai cánh tay người yếu ớt lau chùi tròng kính, như cố gắng tuyệt vọng sau cùng muốn tìm lại sư tinh anh cho đôi mắt. Thầy không hề trông thấy tôi. Dưới màu nắng lấp lánh, cảnh tượng của ngày hôm qua hiện ra trở lại, với ngần ấy cử chỉ, động tác của người. Tia mắt người còn nguyên sự ngây dại, ở đôi môi run rẩy lâu lâu lắp bắp một câu nói tỉnh táo… của cách đây mấy mươi năm về trước.
– Anh Phu đâu rồi? Ðánh xe đi rước cụ Phan sang chơi tổ tôm xem nào!
– Không có nhà à? Thôi được rồi cất xe đi…
Cứ như thế, từng lúc bất chợt người to tiếng hầu chuyện một mình, rồi bỗng nhiên ngừng bặt rơi vào một vùng yên lặng sâu thẳm. Tôi đứng chôn chân trên bậc tam cấp, chứng kiến hình ảnh tiều tụy của người cho đến lúc Mợ tôi từ phiên chợ sớm về. Bà ném cho tôi cái nhìn không mấy yêu thương, lẳng lặng đến bên Thầy lùa mười ngón tay gầy guộc vào trong mái tóc đã bạc trắng của người, săm soi nhổ từng sợi tóc ngứa. Bà âu yếm vuốt vai Thầy, phủi dăm hạt bụi dính vu vơ trước khi rời ra để vào hẳn nhà trong chăm sóc cho cụ Cố. Tôi vẫn đứng đó, thấy mình thừa thãi, muốn phụ giúp bà nhưng không dám. Có một phiến chắn vô hình, kinh khủng giữa tôi và bà, khiến tôi không thể mở lời làm bất cứ điều gì trước khi bà lên tiếng. Cũng như hôm qua, tôi đứng nhìn bà bồng Cố xuống sập gụ, cho đi tiêu đi tiểu, lau mình mẫy Cố rồi cho ăn uống. Ngần ấy công việc làm xong thì trời đã quá trưa. Mợ tôi xuống bếp hâm thức ăn, những món mà Nhài đã làm sẵn hồi tối.
– Thầy Mợ xơi cơm…
– Không dám, mời chị.
Mợ tôi lạnh lùng cầm đôi đũa, gắp bỏ từng cọng rau muống vào bát của Thầy, chan thêm ít canh cua. Thầy lặng lẽ ăn, ngơ ngác vô hồn như một con đười ươi được tập luyện thuần thục.
Buổi chiều, tôi đi làm giấy cư trú tạm thời trở về thì gặp cô chú tôi đến thăm. Ði cùng với cô chú còn có một vài người quen của Thầy Mợ tôi, nghe tin tôi về Bắc, đến chào hỏi.
*
Tối ấy, tôi lại mất ngủ. Bao nhiêu tiếng động, hình ảnh của đêm qua trở về trên cái nếp màn cửa rung hờ, thả ánh trăng soi chập chờn lên trần nhà mờ đục. Tôi nằm im thao thức nghe tiếng mớ của Thầy tôi mê sảng, hòa điệu vào tiếng thở khò khè của cụ Cố chỉ còn là một thân xác gần kề miệng lỗ. Ðến khi nghe tiếng lục đục quen thuộc ở gian bếp, tôi trở dậy bước xuống nhà dưới thì gặp Nhài.
– Ði đâu cả ngày nay không về?
– Ra chợ, buôn cau cho Mộ, rồi lên ga hàng Cỏ đón người quen.
– Ai thế?
– Nhà anh Phú chứ ai vào! Gớm cái nhà anh này mới từ miền cao về đã táy máy…!
– Này quen ai mà ở tận miền cao?
– Không, trước anh Phú ở Hà Nội, phồ hàng Bưồm ấy chứ! Nhưng từ hồi anh ấy vào khu, họ bắt đi công tác ở miền cao.
– Mấy chục năm rồi mà vẫn vậy cơ à?
Tôi ngạc nhiên hỏi Nhài, không ngờ từ ngày kháng chiến đánh Tây đến bây giờ ở ngoài này vẫn không thay đổi mấy. Nhưng điều lạ lùng là Nhài ngạc nhiên còn hơn cả tôi. Nhài tròn xoe mắt nhìn tôi không hiểu.
– Làm gì mà mười mấy năm, chỉ mới gần đây thôi mà.
Nhài trả lời rồi không chú ý đến câu chuyện nữa, trút cau từ trong thúng ra đất, lựa năm trái một buộc túm vào nhau. Tôi phụ Nhài xếp những lá trầu và rỡ vôi tán mỏng gói lại từng túm nhỏ. Nhài bảo để mai gánh ra chợ bán.
– Này gặp Phú nói chuyện gì mà lắm thế, mãi giờ này mới về. Kể mình nghe xem nào.
Vừa nghe tôi hỏi, Nhài đỏ mặt, cả hai đôi má ửng hồng và vụt lính quýnh. Nhài như muốn lảng chuyện bằng cách cho thêm than vào bếp lửa nước sôi. Tối nay Nhài thắt bím, hai bím tóc lẳng lo đùa giỡn trước ngọn lửa bếp. Nhài quỳ gối làm việc, nhưng rồi không giữ được tâm tình mình, Nhài tâm sự bằng giọng Bắc quê hơi đỏng đảnh pha tiếng cười khúc khích.
– Chị Nụ! Chị đừng khai với Thầy Mợ nhé, em có người yêu rồi!
Nhài ngừng một chút, dôi mắt long lanh rồi tiếp.
– Không phải cái anh nhà Ðoàn đâu, ấm ớ dớ dẩn lắm. Phú đấy! Hồi chiều chúng em gửi gánh rau ở nhà ga, đi dạo phố. Phú thuê xe kéo đưa em đi dạo hồ Tây thích quá chị Nụ ạ. Mà này chị Nụ, sao đàn ông con giai họ hay thích nắm tay, vuốt lưng mình thế chị Nụ nhỉ?
– Chỉ nắm tay thôi mà mãi tối mịt mới về cơ à?
Tôi hỏi lại Nhài, chỉ để đùa chơi. Nào ngờ vẻ mặt Nhài thay đổi, nghiêm trọng hẳn. Ðôi má Nhài thêm đỏ hây hẩy ngọn lửa than.
– Chị Nụ! Chị đã hôn ai chưa?
Nhài nhìn sững mặt tôi không chớp mắt. Lúc đó tôi mới biết cuộc tình đối với Nhài trầm trọng hơn tôi tưởng vì là mối tình đầu. Nhài ngó tôi bằng cặp mắt dễ sợ của một thiếu nữ sẵn sàng chết sống vì tình. Cái cõi sống cũng như chết mà Nhài dám tiến đến vì đã trao thân cho Phú.
Cánh cửa gian bếp bỗng xịch mở. Một bóng người đàn ông lao vào, giọng khản đục hét quá to trở thành chuỗi âm thanh võ rìn rịt.
– Mày đi đâu cả ngày giời hôm nay, con khốn nạn?! Mày theo giai đấy phỏng?!
Thầy tôi bất ngờ xuất hiện, tát trái vào giữa mặt Nhài. Cây gậy chống kiểu Tây mà người nâng niu thường khi quất vùn vụt xuống người Nhài vừa ngã chúi xuống nền đất. Diễn biến nhanh đến nỗi tôi không kịp có phản ứng, và Nhài thì nằm co quắp giữa gian bếp chịu trận. Hai cánh tay, Thầy toi mới ban sáng còn yếu ớt, bây giờ mạnh mẽ khác thường, lên xuống vùn vụt quất tới tấp vào người Nhài.
– Ối, con lạy Thầy!
– Con khốn nạn, con đĩ rạc! Mày muốn làm nhục tao hay sao mà còn gọi tao bằng Thầy.
– Ối, Thầy ơi! Con van Thầy, trăm lạy Thầy.
Thầy tôi như không nghe thấy tiếng kêu van của Nhài, người lồng lên vun vút cây gậy không ngừng tay vào người Nhài. Tôi thu rút người trong góc bếp, tê cứng rũ liệt vì sợ hãi. Tôi muốn lăn vào chịu đòn thay cho Nhài, muốn can Thầy tôi ra, nhưng chân tay dính chặt vào mặt đất. Trong đầu tôi có cái ý nghĩ kỳ lạ là Thầy tôi mạnh kinh khủng, khác thường ngày nhiều lắm và Thầy dường như không để ý nhận thấy sự có mặt của tôi nơi xó bếp. Phải, đêm đó Thầy tôi mạnh lắm, dẫu tôi có xông vào cũng không ngăn nổi người. Hai cánh tay người tiếp tục quất xối xả xuống tấm thân bầm dập tóe máu của Nhài, và tôi như một kẻ vô hình co rút trong góc bếp chứng kiến một cảnh tượng ghê gớm mà không thể can thiệp. Thầy tôi đêm ấy không đeo kính, nhưng đôi mắt người không có vẻ điên dại, chỉ đỏ ngầu vì tức giận. Ðến khi người bỏ lên nhà trên rồi thì Nhài hãy còn nằm co quắp, run lẩy bẩy. Tôi ôm cứng lấy Nhài và cùng khóc thút thít theo từng tiếng khóc uất nghẹn của Nhài.
Sau đó tôi đỡ Nhài dậy, dìu lên buồng, thay quần áo cho Nhài. Hai chúng tôi ôm nhau ngủ trên chiếc giường nan tre của Nhài, mà cũng là chiếc giường của tôi ngày xưa. Nhài khóc tấm tức suốt đêm, tiếng khóc ứa ra tù những vết thương bật máu. “Em chết mất chị Nụ ơi… đừng bỏ em, Phú ơi, anh ơi…”. Tiếng khóc tấm tức của Nhài nhỏ dần, nhưng thân thể lằn roi vẫn oằn oại, dẫy dụa. Tôi thiếp vào giấc ngủ rã rời, bải hoải cùng với tấm thân thương tích đó. Hình như tôi đã mê đi với những vệt roi lằn đỏ, bầm tím, ăn sâu vào lưng Nhài. Ti ôm cứng lấy thân thể Nhài để tưởng là thân mình biết đau đớn. Ðôi tay tôi hay đôi tay Nhài lần xoa nắn làm dịu vết đau của cả hai. Tôi chỉ nhớ trong trạng thái nửa thức nửa mê, đã ôm vòng lấy trọn vẹn và chạm vào từng vết roi trên da thịt Nhài hâm hấp nóng.
*
Tôi thức dậy, tấm chăn đay hất trễ duới đùi, phô bày một thân thể Nhài say ngủ mê man gần nhu chết rồi. Trong giây phút thức giấc đầu tiên, ý nghĩ đến với tôi trước tiên là Nhài chỉ là một hình ảnh bất động, được ghi nhận ăn sâu vào tiềm thức và còn ở lại trên mặt giuờng. Nhưng Nhài vẫn nằm ở đó, cạnh tôi, say ngủ bằn bặt. Ðôi mắt Nhài khép hờ, bộ ngực rướn lên theo làn hơi thở và đầu gói khẽ co về trước bụng. Phải mất nhiều phút tôi mới bình tâm và nhớ lại tất cả những gì đã xảy ra. Tôi bước ra gian buồng khách, đang chìm mờ trong thứ ánh sáng ngày xao xác. Ngôi nhà vẫn chìm trong cái không gian thênh vắng, tẻ lặng, không một tiếng động mạnh và không có lấy một chút sinh khí. Tôi muốn nói chuyện với Mợ tôi về Nhài, muốn nói với bàrằng Nhài đã lớn và tình trạng này không thể kéo dài. Tôi cũng muốn hỏi Mợ tôi về thái độ kỳ quặc khác thường của Thầy đêm qua, nhưng ngôi nhà hoàn toàn im vắng. Mợ tôi đã đi đau mất biệt từ sớm, chỉ còn Cố nằm chờ chết nơi sập gụ. Thầy tôi thì vẫn ngồi ở ngoài sân mân mê gọng kính thuốc, như thể cái người đàn ông hung dữ đánh đập Nhài đêm qua không phải là người. Cố vẫn thở khò khè và Thầy tôi chốc chốc lại ném vào nhà tia nhìn ngây dại vô hồ của người. Tôi tự hỏi làm sao Mợ tôi có thể sống trong ngôi nhà này với hai người đàn ông điên loạn bất bình thường. Một nặng một nhẹ, một tàn phế thể xác, một tàn phế trí tuệ. Tôi đến thắp nén nhang đầu tiên từ khi về Hà Nội, trên bàn thờ tổ. Những bức hình của Nội, của Cố bà, của tất cả những người đã chết trong gia tộc nhìn tôi chầm chầm. Tôi chỉ giật mình thoát ra khỏi những tia nhìn rờn rợn ấy khi nghe tiếng gọi của Nhài.
– Chị Nụ ơi, em quyết định thoát ly thôi…
Nhài thập thò ở cửa gian buồng khách, cầm nơi tay một bọc gói nhỏ. Bước chân Nhài chần chừ chưa dám bước qua chỗ cụ Cố. Nhài nhìn tôi bằng ánh mắt van lơn sầu héo.
– Em đi chị Nụ ạ, ở đây Thầy đánh em chết mất. Chị lạy Thầy Mợ hộ em, chị Nụ… Em đội ơn Nụ…
Nhài vùng vằng gỡ tay tôi, sau tiếng nấc xăm xăm tiến ra cửa. Ánh sáng ngày đón Nhài ở bàn thờ tổ, men dần trên nền lát đá hoa và dừng lại ở chỗ cụ Cố. Vì khi ấy… trời ơi khi ấy, Cố bật dậy từ sập gụ hai tay bấu vào người Nhài. Ðôi tròng mắt trắng dã trong hai hố mắt đỏ lăn tăn tia máu hôm nào tôi về nhà phóng thẳng giữ rịt lấy người Nhài. Chuỗi âm thanh líu ríu, gãy vụn từng mảnh the thé vây lấy Nhài. Cả nửa thân hình trên của Cố ngồi dựng dậy như muốn đứng thẳng người, trong lúc mười móng tay dài cào cấu vào mặt Nhài. Cái cảnh tượng khủng khiếp đó đóng dính tôi tại chỗ. Tôi cảm giác rõ ràng như đêm qua rằng mình ở ngoài cảnh tượng ấy, không thể can thiệp, không thể đến gần dằng lấy Nhài trong tay Cố. Rõ ràng là Nhài và Cố ở gần tôi nhưng rất xa, diễn biến trước mắt nhưng tôi bất lực không thể ngăn cản. Thầy tôi bước vào đúng lúc ấy. Tôi nghe mình gọi tên người, van xin người giúp đỡ. Nhưng như tối hôm qua Thầy tôi hoàn toàn không trông thấy tôi, hươi cây gậy chống quất tới tấp, xối xảvào mặt mũi lưng mình Nhài. Họ chỉ ngưng tay khi Nhài đã ngất lịm trên mặt đất. Vẫn tôi là người bồng ẳm Nhài vào buồng trong. Vẫn tôi là người lấy khăn ướt lau mặt cho Nhài và dỗ dành an ủi, khóc với Nhài.
*
Những ngày sau đó Nhài bị nhốt trong buồng không được phép ra ngoài. Giữa những cơn khóc lóc vật vã, Nhài tỉnh táo nói bằng cặp mắt đầy căm phẫn, oán hận.
– Nụ ơi, em không thể sống xa Phú. Rồi em sẽ trả thù! Cướp chính quyền rồi chúng nó sẽ biết! Phú sẽ không tha đứa nào!
Những lúc ấy tôi cảm tưởng rằng Nhài đã điên loạn. Bị đánh nhiều quá, Nhài đã mất đi sự sáng suốt của một người bình thường.
– Nhài ngủ đi, đừng nói nhả. Cá không ăn muối cá ươn. Thầy Cố thương mới đánh.
– Thương gì! Chúng xem em như con ở nhà này. Ðể rồi Nụ xem, cướp chính quyền nay mai thôi!
– Cướp gì? Chính quyền nào? Nhài lại lảm nhảm nữa rồi. Con gái lớn phải lo việc nhà, có ai xem Nhài là tôi tớ đâu.
– Trời ơi! Cả nước sôi sục dành độc lập mà Nụ không hay! Trời ơi, sao em khổ thế này, cả Nụ cũng không hiểu. Ðể rồi Nụ xem, em thề với Nụ là em sẽ đấu tố bọn họ đến dở sống dở chết…!
Mắt Nhài long lên, nhìn tôi dễ sợ lúc ấy. Sự hận thù của đứa con gái mới biết đến yêu lần đầu bị tước đoạt tình yêu và nhục dục sinh lý. Nhưng Nhài cũng không gào la, phẫn nỗ được lâu. Thầy tôi thường xuất hiện ở ngưỡng cửa với cây gậy chống vụt xối xả vào người Nhài. Nhiều lúc Cố cũng bước vào phòng tiếp tay Thầy đánh phạt Nhài. Những khi đó, Cố không có vẻ gì là bán thân bất toại, lẩm bẩm chửi rủa bằng thứ ngôn ngữ của cách đây ba mươi năm về trước. Cả Thầy và Cố đều tảng lờ không công nhận sự hiện diện của tôi bên Nhài. Cả hai tỉnh táo và bình thường đến độ tôi có cảm tưởng là họ giả điên, giả liệt để lừa dối Mợ tôi. Vì mỗi khi bà có mặt ở nhà, cả hai lại trở về cái tình trạng mất trí, ngây dại va tàn phế thường nhật. Mợ tôi làm như không hay biết chuyện của Nhài, ra vào làm công chuyện nhà như không có gì xảy ra. Mỗi lần Mợ tôi có ở nhà là Thầy lại trở ra ngồi ở tấm phản con kê ngoài sân, im lìm mải mê lau chùi gọng kính. Người thẫn thờ với nụ cười trẻ thơ vô tội. Và Cố cũng trở thành tấm thân tàn phế, nhão nhoẹt đang tan vữa vì bị thời gian ăn nhấm đến tủy.
Khoảng thời gian trở về sống trong ngôi nhà của gia đình sau lưng Văn Miếu, tôi cũng trở thành gần như yếu thần kinh, mang bệnh tâm thần, vì phải chứng kiến cuộc đời ẩn ức của Nhài. Nhiều lần tôi muốn bảo Mợ tôi rằng bà đang bị Thầy và Cố lừa dối, song cái ý chí muốn nói lên sự thật của tôi luôn bị ánh mắt lạnh như băng của bà chặn lại. Tôi chạm mặt bà luôn với mặc cảm trốn tránh, không làm tròn bổn phận, chưa trả hết nợ cho Nhài. Tuy thế, tôi biết rõ chỉ có mỗi mình bà, người tỉnh duy nhất trong ngôi nhà này là có thể cứu vớt được Nhài. Một buổi sáng, thu hết can đảm, lợi dụng lúc Thầy và Cố chưa thức, tôi kể chuyện Nhài cho Mợ nghe. Bà ngó tôi đăm đăm khi tôi yêu cầu bà phải thương yêu Nhài, đừng lãnh đạm lạnh nhạt với Nhài nữa. Ðôi mắt Mợ tôi lạnh sắt, chằm bẳm đến lạ lùng.
– Chị vào thăm gia đình này như thế là đủ rồi. Liệu thu xếp mà trở ra ngoài ấy, đừng về đây làm gì nữa.
Bà xua đuổi tôi bất ngờ, không đả động gì đến chuyện của Nhài. Tôi chợt thấy mình run rẩy bám víu vào sợi dây máu mủ tình mẫu tử đang muốn đứt lìa.
– Con lạy Mợ, cho con về sống với Thầy Mợ. Anh ấy đã bỏ con rồi, con không biết đi đâu bây giờ. Mợ cho phép con ở nhà này hầu Thầy Cố. Trăm lạy Mợ thương con gái Mợ!
– Tôi không có con gai, nên nhận lầm đứa con nuôi phản phúc! Bộ chị tưởng tôi quên những bất hạnh chị đem đến cho gia đình này à? Tôi làm sao quên chị đã tố khổ gia đình này, đã xui người tra tấn cụ Cố đến tê liệt nửa thân người, đã tra điện chồng tôi đến mất trí?!
Cũng như lần thoái ly đầu tiên, tôi rời Hà Nội có một thân một mình. Phải tôi chính là con Nhài bỏ nhà trốn theo trai rồi gia nhập Việt Minh trở về cướp chính quyền, đấu tố Thầy và Cố nuôi tôi đến dở sống dở chết, như lời thề độc sau lần phải đòn vì ngủ với Phú. Nhưng Phú cũng đã bỏ rơi tôi sau khi giải phóng miền Nam. Chỉ còn ngôi nhà nằm sau lưng Văn Miếu luôn ở đó, đời đời như một vết nhơ.