Trang chính » Biên Khảo, Chuyên Đề, Ngày 30 tháng Tư, Phỏng vấn Email bài này

Huỳnh Lê Nhật Tấn: Cái Mặt Nạ Tuồng Chia Hai

tranh-HLNT_thumb.jpg

Lưu Diệu Vân: Dù muốn dù không, chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng biến cố 30 tháng Tư đã tạo nên những ranh giới vô hình: ranh giới thời gian giữa văn chương trước và sau 1975, cũng như ranh giới không gian trong và ngoài nước. Theo ý riêng của tác giả, biến cố này đã (và đang) đem lại những ràng buộc hay tháo gỡ nào trên nền văn học Việt Nam. Và nếu không có biến cố này, văn phong/đề tài/ý thức trong sáng tác của tác giả sẽ khác với bây giờ không, và nếu có, khác như thế nào?

tranh HLNT

Kẻ Vô Minh – tranh Huỳnh Lê Nhật Tấn

sơn dầu – (75 x 95)cm

 

Khi nói đến nền văn học Việt Nam trước và sau 1975. Tôi cảm giác nó như cái mặt nạ tuồng chia làm hai. Một bên cõi ánh sáng chói lòa hiện ra sự nền dân chủ tư do thánh thiện, trí năng bền bỉ, trăm hoa đua nở hướng đến nền văn minh nhân loại. Bên kia thì đen tối vô minh trong sự dối trá, nhồi sọ tư tưởng cộng sản theo trại chăn nuôi bầy đàn ca tụng, đối kháng mọi thứ sau khi đất nước hai miền Nam Bắc thành một.

 

Đó là một là cái mặt nạ sau 30 tháng Tư, đã chia đôi ranh giới tạo ra sự khác biệt nền văn chương Việt Nam. Một bên là văn học miền Nam bị xóa sạch trong hệ thống giáo dục, từ ngữ hành chánh quốc gia thay đổi, tủ sách gia đình bị đốt thành tro, các nhà xuất bản, nhà in bị tịch thu hoặc hợp thức cổ phiếu nhà nước quản lý thu hồi. Mọi sách trước 1975 họ xem chúng trở nên đối kháng chính quyền nhà nước, ai tuyên truyền ca ngợi xem như kẻ phản động truy tố tù tội. Chính vì kẻ nào tàng trữ đều phải sợ hãi, đốt thành tro tàn. Có thể nói nó là biến cố bi kịch của đất nước Việt Nam. Hai là thay vào đó nhà nước cộng sản đưa ra hệ thống giáo dục tư tưởng mới, các nhà văn mang tên chủ nghĩa xã hội tha hồ sáng tác, ca ngợi tư tưởng chủ nghĩa cộng sản. Nó đã mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác của kẻ thắng cuộc, nền văn minh nhân loại bị phản bác trong tác phẩm tư tưởng nhà thơ, nhà văn thời đó. Các nhà văn theo con đường cộng sản, họ bị ràng buộc ức chế mà không thể hiểu cốt lõi văn chương đích thực. Do thiếu sự tự do sáng tạo vẫn luôn đè trong não những thức giả tạo chủ nghĩa không tưởng.

Mặc dù văn học miền Nam trước 1975 chấm dứt trong nước. Theo tôi biết thì một số nhà văn thuộc nhà nước quản lý (Hội văn học nghệ thuật) vẫn lén lút đọc các tác phẩm các nhà văn miền Nam. Họ từng ngày đã nhận thức ra được văn chương cần cởi bỏ sự trói buột thời gian dài. Bởi giá trị nhân văn bản chất con người đều nằm trong văn học hay nói chung là văn hóa nghệ thuật.

Với biến cố lịch sử chiến tranh Việt Nam trong đó văn học góp nên cánh cửa mở ra chân trời mới. Và có nhiều tác phẩm ra đời trước 1975 trong hoàn cảnh này như cuộc chiến tranh tâm lý miền Nam, chiến tranh tâm lý miền Bắc. Có thể nói chúng ta càng so sánh thấy rõ bộ mặt và khuynh hướng rõ rệt hai chế độ giữa miền Nam, Việt Nam Cộng Hòa và miền Bắc, Vit Nam Dân chủ Cộng hòa. Chính cái biến cố 30 tháng Tư đó đã tạo ra câu chuyện văn chương kỳ thù, bi kịch đau đáu bên trong sự tụt hậu xuống dốc trong nước. Tại hải ngoại các nhà văn miền Nam vẫn luôn sáng tác và duy trì nên văn chương Việt. Điều quan trọng là xuất hiện các nhà văn, nhà thơ thế hệ sau 1975. Họ thực sự không được chính kiến và nhận thức qua tác phẩm. Tuy nhiên, họ khách quan và tìm đọc các tác giả văn học miền Nam 1954 -1975 hiểu thông qua lịch sự

Từ vấn đề trên tôi nhớ đã đọc cuốn Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc, Từ Thực Dân Đến Cộng Sản của cố tác giả Hoàng Văn Chí. Còn đối kháng cuốn Bọn Nhân Văn Giai Phẩm Trước Tòa Án Dư Luận, nxb Sự thật, 1959, đã thấy rõ bộ mặt thật của chủ nghĩa xã hội miền Bắc trong nền cai trị đất nước ảnh hưởng cho đến nay. Vào trọng tâm hơn thì cố nhà văn Võ Phiến đã viết xong cuốn Tổng Quan Văn Học Miền Nam, đã nhận định rõ từ tác giá, nhà xuất bản, giai thoại của một biến cố đau buồn của vườn hoa văn học nở rộ hoàn mỹ. Hay tác giả Thụy Khuê (thuykhue.free.fr/) đã viết rõ nhà văn miền Nam như Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ, Mai Thảo, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Đức Sơn, Nguyễn Sỹ Tế, Trần Thanh Hiệp, Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Quách Thoại, Tô Thùy Yên, Cung Trầm Tưởng, Nguyên Sa…

Nhìn chung từ góc độ lăng kính nền văn chương Việt Nam. Nếu nền văn học miền Nam tồn tại đến này. Tôi nghĩ điểm khởi của nó sự sáng tạo tuyệt đối, tư duy phát tỏa ra nghĩa là tự do trong nền dân chủ hòa nhập với thế giới ngày nay. Điều quan trọng tư nhân, các văn nghệ sĩ tự do xuất bản, không bị rào cản kiểm duyệt. Họ tạo cho đời sống tình thần cho người dân hương hoa như muôn loài nấm mọc khắp nơi bên cánh rừng ngôn ngữ mầu nhiệm biến hóa muôn ngàn.

Hiện tại văn chương Việt Nam đang bắt đầu nối lại cây cầu ranh giới. Và chúng ta nên nhìn giá trị nhân bản từ chiến tranh lòng hận thù. Với trong nước nhà nước Việt Nam nên bỏ mọi cái giả tạo để đạt đến con đường hòa nhập. Vì nhà nước Việt Nam luôn độc quyền xuất bản và kiểm duyệt từ nhà xuất bản, hoạt động báo chí từ 1975 đến nay. Có thể nói nó là vấn đề làm giới văn nghệ sĩ bị trói bịt miệng không có tiếng nói từ trái tim sáng tạo của mình. Vậy trong cái khổ đau và biến cố 30 tháng Tư. Nay chúng ta nhìn lại đất nước Việt Nam trọn vẹn mang hình chữ S, với hơn bốn mươi năm chính quyền Việt Nam cai trị mọi thứ vẫn diễn ra từng ngày. Tôi và tất cả những người làm nghệ thuật, trong đó là người viết sáng tác thơ văn trong nước, đều mong có đôi cánh bay xa trong nền văn chương chính nghĩa là độc lập sáng tạo, tự do xuất bản và một đất nước hướng đến nền dân chủ theo thế giới toàn cầu.

bài đã đăng của Huỳnh Lê Nhật Tấn

Phần Góp Ý/Bình Luận


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)