Trang chính » Biên Khảo, Giới thiệu tác giả Email bài này

Giới hạn từ tôi – Bên trong đoản khúc

Chan-Dung-Doan-Hoang-Kien1_thumb.jpg

 

Chan-Dung-Doan-Hoang-Kien1

Họa sĩ Doãn Hoàng Kiên

Bằng chất liệu thân cây tre luống to, ngắn dài sơn đỏ trắng ghì xiết nhau tạo từng tổ hợp nghệ thuật. Họa sĩ Doãn Hoàng Kiên đã chiêm nghiệm bốn năm ròng rã để chuyển hội họa giá vẽ, sắp đặt giới hạn này sang giới hạn ý niệm, vượt qua hy vọng đời sống hiện tại là giới hạn tạm thời.


Gioi-han-1

Giới Hạn

Nói về giới hạn người ta nghĩ về cái Barrier. Họa sĩ vay mượn hình tượng Barrier một cách thấu đáo tài tình, xem là suy tưởng ngay tới từng ý niệm khác nhau; nó ám ảnh khuôn mặt người, đồng hồ cát thời gian – giới hạn bên trong vách ngăn tâm hồn.

Trong không gian rộng, bằng hiệu ứng ánh sáng hiện ra những sợi dây thừng buộc mỏ nuốt theo kiểu neo tre. Tôi thấy những tổ hợp (sắp đặt) xoắn kết  bày biện trật tự, rối rắm chồng chéo nhau, cái thì siêu thực bay lơ lững như thứ từ trường vô thức. Nó ý nghĩa từng vấn đề với 3 tổ hợp sắp đặt, anh vẽ chúng ra từng mô hình chủ thể với tên gọi: Mê cung của tâm hồn, Vườn treo, Lễ tốt nghiệp rực rỡ hai màu trắng đỏ, mỗi góc cạnh ngụ ý mục đích rõ nhưng không dừng lại trên đường biên ranh giới.

Me-cung-Tam-hon

Mê cung của tâm hồn

Le-Tot-Nghiep

Lễ tốt nghiệp

P1010563

Vườn treo

Với 60 tác phẩm sơn dầu vẽ “đầu người”, “người da đen” đủ sắc thái chia ra từng chủ thể với tên: Người gác cổng, Cái bóng của bố tôi, Cuộc chơi, Đêm của bóng tối, Đếm ngược, Giới hạn 1.2.3, Thứ hai, thứ ba…đã hiện lên hai mặt trái phải của con người trong thế giới ánh sáng của một đời sống là tàn tro, và chúng là đường chân trời giới hạn trời-đất. Nó vẽ lên tiếng kêu thời gian hình hài ma quái – đổ vỡ chạm khắc bầu trời đan chéo chồng lên vượt qua rào cản để đạt đến vô hạn. Anh viết :” Tôi – giới hạn những sẻ chia tôi, Tôi – giới hạn cả những ước mơ tôi… Nhưng sao tôi không thấy bình yên – Nhưng sao tôi không vui – Nhưng sao tôi thấy sợ?”. Đó là quan điểm bi hài – ý nghĩ anh muốn nói về xã hội con người chà đạp dẫm lên sự đổ vỡ trên khuôn mắt méo móc, barrier đỏ trắng tượng trưng đổ lên đầu người, chính cả thân hình họa sĩ xác nhập trượt dài lên khúc gậy sơn đoản khúc (Barrier) núp sau bóng người ma quái hiện hữu.

Cai-Bong-cua-Bo-toi

Cái bóng của bố tôi

Xem ngẫm suy, người ta chợt thấy bên trong mình có thứ giới hạn của hy vọng, đức tin bị cháy vụn, thứ ngày xanh xao cô độc ám sợi tơ mong manh vàng vọt, thứ hai đến chủ nhật sắc nồng nàn chín đỏ, giới hạn khuôn mặt da đen ám ảnh chõng ngược quay cuồng. Tiến sĩ Natalia Kraevskaia, Quỹ Trao đổi và Phát triển Văn hóa Đan Mạch – Việt Nam, nhận định tác phẩm của anh: “ Sự vấp ngã trong những động thái của tâm hồn con người, những giới hạn bên trong và bên ngoài, đặt chúng ta vào mê cung của những quyết định sai lầm, những do dự và hoang mang…"

Tuy nhiên, người xem ý thức cái Barrier đời thường đó, họ hình dung ra người bảo vệ, người lính canh gác, họ bất ngờ bắt gặp ngay trước mắt hàng rào cản liên tưởng về ngăn cản văn hóa-xã hội-chính trị-thực tại… Tại triển lãm anh bày diện thân cây tre sơn đỏ trắng, dây thừng cho để người thưởng ngoạn sờ xoạn cây Barrier, từ nhóm tự buột và sắp thành mô hình nhỏ để thấy tính tự do, tự tại của bản năng sinh tồn.

toi-voi-Toi

Tôi với Tôi

Nhìn chung, họa sĩ Doãn Hoàng Kiên ám ảnh Barrier cả trong giấc mơ. Và giấc mơ siêu phàm đó thành hiện thực lan tỏa rộng, nên đa phần ai cũng có thể nói về giới hạn chính mình. Đó là mối tương tác ngữ cảnh thực tế trong đời sống hàng ngày.. Theo nhà thiết kế thời trang trẻ Lê Nguyễn An Nhiên khi nói về “Giới hạn” mình trong công việc cô tâm sự:"Với nghề Thời trang, tôi nghĩ đến Giới hạn giữa sự sáng tạo và tính ứng dụng, giữa cái tôi cá nhân và cái chung của số đông, riêng về tình yêu thì không bao giờ giới hạn. Nó là vô hạn (vượt rào cản)". Với nhà thơ Nguyễn Hữu Hồng Minh thì khác hẳn vì anh đồng cảm từ trong tập thơ Chất Trụ ( 2002). Hỏi về giới hạn, nói đến vấn đề giới hạn, nhà thơ này nghĩ  nó là biên giới cuối cùng của con người không thể vượt qua. Những dang dở như tất yếu của mỗi cá thể. Về giới hạn anh khẳng định: “Tôi hình dung một nỗ lực đã thất bại. Có thể rất buồn nhưng không bi quan, bi lụy. Bởi mỗi chúng ta không phải gạch đá cũng chẳng phải thánh thần." Hay tôi nỗ lực vượt qua những ba-ri-e đời sống như những ước mơ…Và Minh cảm xúc đọc vài câu thơ bởi chúng là trụ cột liên tưởng đến giới hạn : "Tôi mất, cái tên còn / Cái tên ở ngoài tôi / Tôi thuộc về tôi không thuộc về nó / Tôi từ tên tôi…". Còn riêng Lê Anh Hoài nhà báo đồng thời là nghệ sĩ tổng hợp  đã nhập trình diễn nghệ thuật đương đại người tham dự chính kiến triển lãm “Giới hạn” anh quan điểm cảm nhận theo chiều hướng rò ràng, định kiến hơn : "Con người sống trong xã hội cũng đã phải chịu đựng các giới hạn trong sự tương tác. Tuy nhiên xã hội càng thiếu văn minh thì sự chịu đựng này càng lớn. Với triển lãm của Kiên gợi mở những suy nghĩ vể cá nhân và xã hội. Trong thế giới đương đại, những vấn đề về giới hạn càng trở nên mạnh mẽ, xung đột."

Nhung-Ngay-Trong-Tuan

Những ngày trong tuần

Như một nghệ sĩ xiếc, họa sĩ Doãn Hoàng Kiên từng đứng lên sợi dây với độ cao với cây kiếm thăng bằng, anh sẽ nghĩ về giới hạn: vượt nguy hiểm an toàn bằng vô hạn. Trong đầu tôi cứ hiện ra bức tranh “ Người làm Xiếc” của họa sĩ Picasso – có điều gì đó u buồn và giới hạn phía trước gắn bó tài năng – tinh thần rèn luyện, bám chặt anh, và những ma lực hút con người anh vào những ước mơ không giới hạn.

Huỳnh Lê Nhật Tấn

———————————————–

 

Họa sĩ Doãn Hoàng Kiên (1970 – )

– Tốt nghiệp trường nghệ thuật Xiếc Việt Nam khóa 7 (1983-1988)
Làm việc tại đoàn xiếc Việt Nam. Diễn viên biểu diễn nghệ thuật xiếc – tiết mục Thăng bằng kiếm trên thang, biểu diễn nhiều nước trên thế giới "
– Tốt nghiệp Đại học Mỹ thuật Hà Nội khóa 44 (2000-2005)
Tham gia Triển lãm : Đôn ki hô tê, Ánh mắt trẻ -2004, Nam Cao, Graphic Mai Gallery, Nhóm Rèn Kiếm
– Hội Tụ Ánh Sáng diễn ra trong chuỗi sự kiện trong Studio Nghệ sĩ Đào Anh Khánh
– Năm 2009 Triển lãm cá nhân hội họa giá vẽ & nghệ thuật sắp đặt “Giới hạn”, Viet Art Center, Hà Nội

bài đã đăng của Huỳnh Lê Nhật Tấn

Phần Góp Ý/Bình Luận


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)