Văn chương Hmong
Dân tộc nào không có truyền thống viết thì dường như không hiện hữu.
Mai Neng Moua
Cũng như thổ dân Mỹ, người Hmong cũng là thổ dân, thổ dân Đông
– 10 triệu ở Trung Quốc
– 1 triệu 200 ngàn ở Việt
– 400 ngàn ở Lào
– 300 ngàn ở Thái Lan
– 100 ngàn ở Miến Ðiện
Trong thời chiến tranh Việt
Sau mấy chục năm định cư, họ dần dần hội nhập vào đời sống Hoa Kỳ. Khả năng hội nhập của họ khá nhanh và thành công. Ðiển hình nhất là hiện nay, họ đã có một người trở thành Thượng Nghị Sĩ tiểu bang (điều mà chính người VN với dân số cả đến một triệu rưởi người vẫn chưa có). Cảnh sát ở thành phố
Là một dân tộc sống theo kiểu du canh du cư, người Hmong bảo toàn truyền thống văn hóa của họ qua truyền khẩu. Theo truyền thuyết, họ đã từng có chữ viết nhưng bị thất lạc nhiều thế kỷ trước không rõ vì lý do gì. Hình thức chữ viết chỉ mới hiện hữu trong khoảng năm mươi năm trở lại đây nhờ một số nhà truyền giáo dùng mẫu tự La Mã tạo ra (như đối với người Việt
Người có công khai sinh ra nền văn chương đó là một phụ nữ Hmong, có tên là Mai Neng Moua. “Dân tộc nào không có truyền thống viết thì dường như không hiện hữu”, Moua quả quyết. Moua ra đời tại Lào vào tháng 5/1974 trong một gia đình có ba người con. Khi cô lên ba tuổi thì cha cô chết. Vài năm sau, gia đình cô rời khỏi Lào đến một trại tạm cư ở Thái Lan. Năm 1981, gia đình di cư sang Hoa Kỳ, lúc đầu tạm trú ở
Năm 2001, nhân một buổi đọc sách, tập san "Paj Ntaub Voice" do Moua mang lại tình cờ được một biên tập viên của "Minnesota Historical Society Press" lưu ý. Cơ sở này có nhiệm vụ thu thập tài liệu về đời sống của cư dân cùng Thượng Trung Tây Hoa Kỳ (Upper Midwest). Kết quả của lần gặp gỡ đó là năm sau, 2002, một tuyển tập văn chương Hmong có tên là “Bamboo Among the Oaks” được cơ sở “Minnesota Historical Society Press” ấn hành. Ðó là một tuyển tập gồm nhiều truyện ngắn, truyện ngụ ngôn, thơ và tiểu luận của mười hai tác giả, hầu hết đều từ hai mươi đến ba mươi tuổi, định cư ở Hoa Kỳ. Ðề tài chung là tìm lại căn cước của mình. Một số khác đề cập đến những mối tình dị chủng. Moua đóng góp cho tuyển tập bằng một số bài viết về căn bệnh thận của cô với cảm giác bị người tình da trắng bỏ rơi. Theo John Van Vliet, phát ngôn viên của cơ sở "Minnesota Historical Society Press", tuyển tập "Paj Ntaub Voice" được những nhà giáo dục và những người quan tâm đến văn hóa Á châu tìm mua. Từ tháng 10/2002 đến nay, đã bán được gần sáu, bảy ngàn ấn bản.
Nổi bật trong tuyển tập, ngoài Moua, có Ka Vang và May Lee. Ka Vang, hai mươi sáu tuổi, sinh ra ở một căn cứ quân sự ở Lào và là một cây bút có bài trong tuyển tập – cho biết: "Tôi viết là để cho người ta hiểu mình. Tôi không bao giờ cố ý nói giùm cho thế hệ hay dân tộc tôi" (…) "Có một năng lực lớn trong tôi cần phải được phát tiết ra. Nó có quan hệ với những rào cản, những tranh chấp, xung đột mà tôi đối phó với tư cách là một phụ nữ Hmong thuộc thế hệ định cư đầu tiên", cô nói. May Lee, hai mươi ba tuổi và có hai bài đóng góp trong tuyển tập, cho biết, cô bị dằn xé giữa một bên là quá khứ và một bên là đời sống hiện tại. "Tôi bắt đầu viết vì tôi được truyền cảm hứng bởi những người mà tôi đọc. Bây giờ thì tôi chủ động hơn. Chúng tôi chẳng có tài liệu gì để chứng minh. Chúng tôi bị bắt buộc phải kể lại câu chuyện của chúng tôi. Chẳng còn ai để làm điều đó".
Nhờ văn chương, chỉ trong vòng một thập niên, tiếng nói của người Hmong đã được nghe tại nhiều nơi trên thế giới. Họ đã viết về họ, kể những câu chuyện của họ, bởi nếu không, họ có “nguy cơ phải thừa nhận những hình ảnh mà những người phi-Hmong vẽ ra về họ”, theo lời tựa trong tuyển tập “Bamboo Among the Oaks”. Riêng Moua, “người sáng lập” nền văn chương Hmong, tuy hãnh diện về thành quả của mình, nhưng cũng có điều làm cô băn khoăn. Cô biết rất rõ rằng hầu hết người Hoa Kỳ đều chẳng biết gì nhiều về người Hmong. Trong khi kể những câu chuyện liên quan đến cuộc sống của người Hmong bằng Anh văn, rất nhiều điều đã mất đi vì không dùng được tiếng nói của tổ tiên cô. Anh văn là một ngôn ngữ nói thẳng trong lúc văn hóa Hmong thì dùng chữ tinh tế hơn.
Moua hiện nay vẫn là chủ biên của tạp chí “Paj Ntaub Voice” đồng thời kiêm nhiệm chức giám đốc điều hành “Viện Nghiên Cứu Mỹ-Hmong” (Hmong-American Instutute for Learning), một tổ chức phi lợi nhuận có mục đích bảo tồn và phát triển văn hóa Hmong. Năm 2003, cô nhận được học bổng nghiên cứu của “Bush Foundation”, qua đó, cô cùng mẹ về lại Thái Lan và Lào vào mùa hè 2004 để thu góp tài liệu nhằm viết lại hồi ức của cô về cuộc sống người Hmong thời gian qua.
Nhận xét về các nhà văn Á Châu nói chung, Elaine Kim, giáo sư nghiên cứu về người Mỹ gốc Á tại đại học Berkeley, California, cho rằng trong khi những người di dân da trắng "cố tìm cách hòa tan vào xã hội mới (một cách tự nguyện) thì những nhà văn da màu lại muốn gìn giữ các đặc tính riêng biệt của họ. Văn chương Hoa Kỳ được đánh dấu bởi xu hướng của những nhà xuất bản muốn những nhà văn trở về với chủng tộc của họ, ngay cả khi những nhà văn này trình bày những đề tài không bị giới hạn bởi văn hóa của họ".
Tài liệu tham khảo:
…vân vân…