Trần Hữu Thục
Văn học Thổ Dân Hoa Kỳ: văn chương là một cách thế hiện hữu
Thổ Dân Mỹ (American Indians) chiếm chưa tới một phần trăm dân số Hoa Kỳ, nhưng đại diện cho hơn một nửa số lượng ngôn ngữ và sắc dân của quốc gia tạp chủng này. Thuật ngữ “thổ dân” bao gồm khoảng chừng hơn 500 nhóm chủng tộc khác nhau sống rải rác trên lục địa Bắc Mỹ (North America) tiêu biểu cho một nguồn suối vô cùng đa dạng về chủng tộc, văn hóa, địa phương, tôn giáo, truyền thống. Như ta biết, từ indian để chỉ thổ dân ở Hoa Kỳ là một lầm lẫn của
Dẫu vậy, trong một nước Mỹ quá đông, quá lớn với vô số vấn đề phải đối phó, thổ dân Mỹ dường như chẳng đóng vai trò gì đáng kể. Chúng ta biết họ qua các phim ảnh nói về dân da đỏ, qua việc họ được cho làm chủ các sòng bạc miễn thuế, hoặc lâu lâu lại nghe nói có một vụ nổi loạn nào đó, ở một nơi nào đó của một vài bộ lạc thổ dân nào đó trong lãnh thổ mênh mông của Hoa Kỳ. Nói chung, họ chẳng gây nên một ấn tượng nào rõ nét. Năm 2002, phi công John Bennett Herrington thuộc bộ lạc “Chickasaw Nation” đã trở thành phi hành gia không gian đầu tiên của thổ dân Mỹ bay trên phi thuyền Endeavour, kéo dài 13 ngày, 18 giờ và 47 phút. Cũng chẳng có mấy ai lưu ý, chỉ trừ những người thuộc bộ lạc Chickasaw của anh ta. Thực ra, bao nhiêu năm qua, những người Thổ Dân Mỹ thuộc đủ mọi bộ lạc trên đất nước này cố gắng không ngừng nghỉ để chứng minh sự tồn tại của họ bằng một hình thức khác lâu bền hơn và hiệu quả hơn: hình thức văn chương. Nhiều học sinh, một khi thông thạo Anh Văn, bắt đầu kể lại các câu chuyện của họ và nhờ thế đã khai sáng ra một thời kỳ gọi là thời kỳ Phục Hưng Thổ Dân Hoa Kỳ (Native American Renaissance) vào cuối những năm thập niên 1960 và đầu thập niên 1970. Có thể nói mốc điểm đầu tiên là năm 1968, khi Scott Momaday, một nhà văn thổ dân cho xuất bản truyện dài House Made of Dawn, kể về một cư dân thành phố gốc thổ dân tranh đấu để phục hồi truyền thống của mình. Tác phẩm này, sau đó, đoạt giải Pulitzer. Đó là tác phẩm đầu tiên của một thổ dân viết về đời sống thổ dân. Sau đó là Leslie Silko với truyện dài Ceremony, mô tả những nghi lễ cổ xưa pha trộn cùng các cuộc tranh đấu hiện tại của thổ dân Mỹ. Ngoài ra, còn có các cây bút khác như Paula Gunn Allen, Linda Hogan, Joy Harjo và James Welch lần lượt xuất hiện trên văn dàn Mỹ, viết trực tiếp về đời sống thổ dân. Nhưng dấu mốc quan trọng nhất phải đợi đến mười ba năm sau. Năm 1981, Geary Hobson, thuộc bộ lạc Cherokee-Quapaw, bang Arkansas – tác giả truyện dài Last of the Ofos (1999), và cũng là giáo sư Anh Văn tại đại học Oklahoma – cùng nhiều người khác tại đại học New Mexico cho xuất bản tuyển tập “The Remembered Earth: An Anthology of Comtemporary Native American Literature” đăng tải những bài viết về thổ dân. Năm sau, tháng 7/1982, Geary Hobson cùng với nhiều nhà trí thức thổ dân khác như Clara Sue Kidwell, Lana Grant, Barbara Hobson, Janet McAdams, Robert Allen Warrior, Gus Palmer và Jerry Bread chính thức đứng ra thành lập “Câu Lạc Bộ Thổ Dân Hoa Kỳ” (NWCA = Native Writers Circle of the America) quy tụ tất cả những nhà văn thổ dân trên khắp nước, giúp họ nhận ra bạn đồng hành nhằm mục đích tạo nên sự hiện diện văn chương (literary presence) được xem như một đóng góp hiệu quả vào quá trình phục hưng. “Trước năm 1968, hầu hết chúng tôi không hề biết những nhà văn thổ dân khác là ai. Khi tác phẩm House Made of Dawn của Scott Momaday ra đời, mọi chuyện như được mở toang ra. Tôi nghĩ thật là một điều tuyệt vời. Cuối cùng, những người thổ dân đã được nhìn nhận. Cảm giác thú vị đó vẫn còn ở nơi tôi mấy chục năm về sau”, Hobson phát biểu. Khởi đầu từ đó, trong suốt ba thập niên vừa qua, hàng trăm nhà văn, nhà thơ gốc thổ dân Hoa Kỳ dồn tất cả nỗ lực để hình thành một nền văn chương với mục đích đề cao và bảo tồn các giá trị văn hóa của riêng họ và để được mọi người thừa nhận. Người thì thực hiện những bản tin nho nhỏ phổ biến trong cộng đồng, người thì xuất bản những tập san nghiên cứu, người thì viết truyện, làm thơ. Đặc sắc nhất là tuyển tập thơ văn thổ dân “Growing up Native American: An Anthology” do Patricia Riley chủ trương. Đây là một tuyển tập gồm hai mươi bài viết của nhiều tác giả, bao gồm những cây bút thành danh như Leslie Marmon Silko, Scott Momaday, Louise Erdrich, Linda Hogan và Ortiz viết trong hai thế kỷ 19 và 20. Họ viết về sự nghèo khổ, về các chính sách của nhà cầm quyền da trắng chẳng hề ngó ngàng gì đến họ, thậm chí còn tìm cách xóa bỏ sự tồn tại của họ trong cộng đồng dân tộc Hoa Kỳ. Họ cũng viết về gia tài văn hóa giàu có, phong phú và đa dạng của họ và những phương cách mà họ sử dụng để giữ liên hệ mật thiết với gia tài văn hóa đó. Họ kể về thời thơ ấu, trong đó, họ bị bắt buộc phải nói chỉ tiếng Anh tại nhà trường. Họ bị trêu chọc, chế giễu, thậm chí bị cô lập nếu dám nói những câu thông thường như “good morning, teacher” hay “thank you” bằng tiếng riêng của bộ lạc mình. Các sự kiện đó bắt nguồn từ chính sách của nhà cầm quyền muốn tiêu diệt hẳn các nền văn hóa thổ dân để đồng hóa các thế hệ tuổi trẻ. Nhà văn Geary Hobson, thuộc chủng tộc Cherokee và Quapaw, trưởng thành ở Arkansas, cho biết ở trường tiểu học nơi ông theo học, học sinh nào lỡ nói tiếng thổ dân thì bị giáo viên “đuổi xuống cuối phòng vì họ không biết phải làm gì với chúng tôi. Giáo viên cho rằng chúng tôi là những học sinh lạc hậu”. Một số nhà văn hồi tưởng lại nhiều điều tệ hại, hậu quả của chính sách giáo dục thù nghịch đối với học sinh thổ dân. Một số chính sách đó có tính cách cưỡng bách đối với học sinh chẳng khác gì áp dụng kỷ luật trong quân đội. Trong vòng hai mươi năm kể từ khi “Native Writers Circle of the America” được thành lập, cộng đồng văn chương thổ dân đã thực hiện một bước nhảy lớn lao. Theo bà Carol Bruchac – tổng biên tập của cơ sở xuất bản “The Greenfield Review Press” tại Greenfield Center (New York) – thì khi mới thành lập vào năm 1984, danh sách tác giả và tác phẩm thuộc “Native Writers Circle of the Americas” chỉ là một trang giấy xếp lại với chừng một trăm tựa sách và ba mươi lăm tác giả. Hiện nay, danh sách đó tăng lên hơn bốn trăm tựa sách và hơn hai trăm năm mươi tác giả. Riêng số hội viên đã lên đến gần sáu trăm người. Vào những năm cuối thập niên 1990, khi số nhà văn thổ dân tăng vọt, cơ sở xuất bản của Bruchac bắt đầu chọn những nhà văn từ vùng Đông Bắc. Các cơ sở xuất bản đại học bây giờ chiếm lĩnh phần lớn thị trường sách báo thổ dân. Những nhà xuất bản lớn như Grove-Atlantic hay Simon & Schuster, đã xuất bản tác phẩm của Sherman Alexie và Leslie Marmon Silko, hai khuôn mặt sáng giá nhất trong nền văn chương thổ dân. “Đó là một hình thức phản kháng. Nếu không có một hội nhà văn, thì người thổ dân sẽ chẳng ai biết đến. Đôi khi, hạn từ “thổ dân” (native) là một ý tưởng trừu tượng. Nhưng khi chúng tôi diễn tả những ý tưởng bằng văn chương, thì chúng tôi có một cách diễn tả có giá trị biểu lộ hoàn toàn những gì thuộc về chúng tôi”, Simon Ortiz – một trong những nhà văn Thổ Dân nổi tiếng nhất hiện nay – phát biểu như thế tại một buổi đọc sách được tổ chức tại “American Indian Community House”, trung tâm thành phố Mahattan, New York. Simon Ortiz sinh năm 1941 tại
Tài liệu tham khảo: