“Lại hỏi về tác giả. Lại hỏi về tác phẩm. Cứ hỏi hoài, hỏi hoài. Chừng nào rảnh, hãy hỏi cái thời đại ấy – cái ngôn ngữ ấy, cái giống dân ấy – nó thế nào mà thơ như thế, người làm thơ như thế.” –NHN
mồồột nghìn nắm nôố lềệ zặc Tầu
mồồột chăm năm đôố hồộ zặc Tây
haaá á á aaii mươi năm nồội chiến từng ngày
za tài cùa mẹ đề lại cho con
za tài cùa mẹ từng tứng từng từng
ta rum túm tum tum tùm (1)
những giây phút cuối cùng của con cặc tôi
cũng khá cảm động (2)
không có microphone
nó càng phải gắng gượng thều thào to lên
để mọi người quanh giường bệnh có thể nghe
con cặc tôi xin lỗi đã làm cái của nợ báo đời
làm tôi ba xạo với đàn bà
làm tôi lo lắng không có tiền làm sao dám sinh con
mỗi đứa con như nợ một căn nhà
làm tôi dè dặt hoài nghi sợ hãi vì aids
làm tôi thích tiện nghi thủ dâm
làm tôi nơm nớp ăn ngủ không yên
vì tình trạng sức khỏe của nó
con cặc tôi nhắn lời chào trìu mến ngượng ngùng
tới những cái lồn dễ thương và những đôi môi xinh đẹp
đã từng nâng niu âu yếm nó
nhưng nó chưa từng được gặp mặt một lần
buồn bã bên này màn latex
con cặc tôi rơm rớm nước mắt
run run đưa tay lên cổ sửa lại cà vạt
cố thu chút tàn lực cuối cùng
tỏ lời hối tiếc ăn năn
đã không làm rạng danh người đi trước
và không có gì để lại cho thế hệ sau này (3)
_______________________________________
LTS: 1) Một màn lừa bịp độc giả. Trò màu mè không che đậy được những âm thanh nhàm chán, vô nghĩa. 2)Theo lời kể lại thì cảm động ngang ngửa với các bài diễn văn. 3) Đoạn này rõ ràng lạc đề, tác giả ngang nhiên nhét đại “nợ núi sông” vào để làm hài lòng những người thích loại đoạn kết này. Về hình thức quá nặng phần trình diễn, nội dung thì tác giả đã nói quá lố, làm trầm trọng thêm ra. Theo kinh nghiệm lịch sử của chúng ta, không có thế hệ cặc nào để lại được gì cho một thế hệ khác cả, ngoài những bài diễn văn.
(đăng lần đầu trên Tạp Chí Thơ, 1998)
Xin cám ơn các bạn đã đọc (vài lần nữa?) và phản hồi.
Về đoạn trích dẫn nhập, chẳng phải lạ lùng gì, mà là chuyển trực tiếp những âm thanh từ Khánh Ly Hát Cho Quê Hương Việt Nam, bản gốc thời 1970, băng cassette và máy Sanyo một loa. Bài này chắc nằm trong số ít được hát lại/xào lại nhất, vì chỉ cần hó hé “20 năm nội chiến từng ngày” là đủ đi cải tạo lao động. Tôi nghĩ vì thế nên bản gốc Khánh Ly đã nằm trong ký ức chung của mọi người.
Tôi không có trong thế giới nghiêm và buồn và nhạy cảm mà bạn Hiếu đề cập, nên chuyện viết cũng đơn giản. Tôi gửi nơi này không đăng, thì nơi khác, hay thích thì tự in lấy. Thời làm tạp chí Thơ, qua bạn bè, các đại học, thư viện, và tự bán khi rảnh, tiêu thụ 1000 cuốn thơ không phải quá khó khăn.
Tự do là tự do. Lợi dụng quái gì ở đây.
“Đội lốt” để làm gì? Để được “cho phép”? Để vừa tốn tiền vừa làm phiền bạn bè chạy các cửa, hết thiến lại thu hồi, rốt cục cũng là 1000 cuốn nằm ăn bụi xó xỉnh tiệm sách trong một thị trường 80 triệu người, 90% biết chữ? Để có rùm beng sự kiện thì nhà xuất bản thu lợi bằng in lậu?
Trao đổi chơi cũng vui. Nhưng hy vọng sẽ tới lúc các bạn rảnh hơn và đề cập đến bài thơ nói gì.
Nếu vẫn chưa rảnh, nhưng còn hứng và nhã ý, tôi còn những bài khác, ý và phong cách dĩ nhiên khác, hy vọng sẽ giúp vui.
Thôi đừng sợ chữ nữa nhé.
@Nguyễn đăng Thường: tôi gọi những bài văn xuôi viết theo hình thức giống như thơ, dùng để khen, chê, xỏ xiên, chụp mũ cá nhấn, nâng bi lãnh tụ v.v.. là vè. Vè, cũng như thơ, có bài hay bài dở.
@Vương trung Hiếu: rất đồng ý với anh rằng việc lợi dụng sự tự do sáng tạo để đưa những điều dơ dáy, bẩn thỉu vào thơ ca là điều chẳng hay ho gì.
Tuy nhiên, bài thơ của NHN, theo tôi, không nằm trong trường hợp này. Đối với tôi đây là một bài thơ hay. Những từ ngữ “tục tĩu” xem ra rất cần thiết để diễn đạt tư tưởng của tác giả.
Mến chào anh Điền L.
Nhận xét của anh về “thơ” tôi rất đúng. Đâu phải ai cũng có thể là Nguyễn Du, Bùi Giáng như trở bàn tay, phải không anh? Nhưng tôi sẽ ráng cải thiện, lột xác, bỏ vần về để phục vụ độc giả, nhứt là anh, kẻ có “con mắt tinh đời” (Nguyễn Du?)
Anh đã giúp tôi giác ngộ.
Cám ơn anh vô cùng.
Quý mến.
Theo ý tôi Vương trung Hiếu không cần phải thanh minh thanh nga phản hồi bài vè của Nguyễn đăng Thường. Straw Man Fallacy là một trong những cách người Việt hay dùng để lý luận với nhau. Không khá được!
Tui nghĩ, một trong các đặc tính của người cầm bút là họ đứng về phía lẽ phải và người yếu thế. Trong các xã hội tự do dân chủ, càng dễ thấy chuyện này.
@ Hàng ngày, bật tv hay đọc báo, người ta có thể xem được không biết cơ man nào là chương trình sitcom hoặc bài báo, tranh vẽ trào lộng, trào phúng. Trào lộng ý nhị hóm hỉnh – humour có thể nhằm vào toàn xã hội, mục đích để chọc cười xả stress, vô thưởng vô phạt. Nhưng trào phúng mỉa mai – satire thì khác. Trào phúng nhắm vào hầu hết những tai to mặt bự đương quyền. Nghệ sĩ của Mỹ họ không từ ai hết. Họ chọc ghẹo từ ông tổng thống tới bà dân biểu. Họ châm chọc rất sâu cay, độc địa. Nhưng hầu hết, họ ít văng tục một cách trần trụi. Có điều đáng nể, là khi họ trào phúng mấy nhân vật quyền lực là họ nói thẳng, họ vẽ thẳng. Công chúng nghe và xem là biết liền đối tượng bị châm chọc là ai.
@ Văn học VN cũng có các thể loại trào lộng hoặc trào phúng. Cả văn học dân gian lẫn văn chương bác học, như của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương, Vũ Trọng Phụng, Chu Tử, Duyên Anh…
Đàn ông có một cái nêm
Đàn bà nứt nhuỵ lại chêm mẽ đèn
Đàn bà sáng rực ao sen
Đàn ông giử của nọc chèn hai bên
(Con Nhứt Nọc, ca dao hô bài chòi)
Đang cơn nắng cực chửa mưa tè
Rủ chị em ra tát nước khe
Lẽo đẽo chiếc gầu ba góc chụm
Lênh đênh một ruộng bốn bờ be
Xì xòm đáy nước mình nghiêng ngửa
Nhấp nhỏm bên bờ đít vắt ve
Mải miết làm ăn quên cả mệt
Dang bang một lúc đã đầy phè
(Tát Nước, Hồ Xuân Hương)
Của đáng tội, đọc dân gian và nghệ sĩ VN trào lộng, tui như người nếm ly rượu nếp Hóc Môn Bà Điểm với cá lóc nướng trui nước mắm me ớt hiểm. Bây giờ đọc những tác phẩm “giễu nhại” tui thấy chưa … đã lắm.
– tình trạng [ẩn dụ con cặc] các cây đa cây đề cứ ngang nhiên cướp microphone ra sàn biểu diễn hò, hét [ngoài này không lộ liễu như bên trong nước] cầm chắc vẫn còn tiếp tục. thì, chỉ một bài thơ thế này, rõ ràng “một con én không tạo nổi mùa xuân” nhưng, chí ít cũng làm cho một số người thỏa dạ, khiến được một số người, nhột, đâm hậm hực, cảm ơn thi sĩ.
TÔI ỦNG HỘ THƠ CA VIẾT VỀ:
Đường sá ổ gà
lụt lội
ùn tắt
tanh hôi
rác rưởi
hàng rong
ăn xin
bụi đời
nheo nhóc
đói khổ
bần cùng…
NẾU MUỐN PHÊ PHÁN, HÃY PHÊ PHÁN, THẬM CHÍ:
………………….
công an
cán bộ
lãnh tụ
bắt bớ…
NẾU SAI THÌ CỨ PHÊ PHÁN. TÔI ỦNG HỘ HẾT MÌNH.
CHƯA BAO GIỜ TÔI KÊU GỌI THƠ PHẢI:
……………………………..
phải đẹp
phải sạch
phải bóng
phải láng
phải xinh
phải ngộ
như lăng Bác Hồ?
NÓI THẬT: TRÊN 20 NĂM CẦM BÚT, CHƯA BAO GIỜ TÔI CÓ MỘT BÀI VIẾT NÀO CA NGỢI ĐẢNG, CA NGỢI BÁC HỒ. AI MUỐN CA NGỢI THÌ CỨ CA NGỢI, TÙY Ý MUỐN CỦA HỌ.
NHỮNG ĐIỀU TÔI MUỐN NÓI VỀ BÀI “GIA TÀI”, TÔI ĐÃ VIẾT RÕ Ở PHẦN BÌNH LUẬN TRƯỚC ĐÂY.
@Vương Trung Hiếu
Đường sá ổ gà
lụt lội
ùn tắt
tanh hôi
rác rưởi
hàng rong
ăn xin
bụi đời
nheo nhóc
đói khổ
bần cùng
công an
cán bộ
lãnh tụ
bắt bớ
nhưng thơ
phải đẹp
phải sạch
phải bóng
phải láng
phải xinh
phải ngộ
như lăng Bác Hồ?
Một số người cho rằng những tờ báo viết có đăng thơ hiện nay ở VN (theo cách gọi thông thường là báo chính thống), những tờ này kiểm duyệt gắt gao nên khó lòng thỏa mãn sức sáng tạo của nhà thơ. Điều này có phần đúng, song cũng cần nhớ rằng cho phép thỏa mãn sự sáng tạo không có nghĩa là chấp nhận tất cả, đưa tất cả lên phương tiện thông tin đại chúng, kể cả việc lợi dụng sự tự do sáng tạo để đưa những điều dơ dáy, bẩn thiểu vào thơ ca. Tôi cho đó là một hình thức đội lốt thơ ca. Trong nhiếp ảnh, chụp ảnh khỏa thân là một nghệ thuật, nếu không khéo sẽ cho ra đời những bức ảnh phi nghệ thuật, trần trụi và thô thiển, có thể dẫn tới sự khiêu dâm. Trong thi ca cũng vậy, nếu không khéo sử dụng từ ngữ sẽ gây ra sự phản cảm đối với người đọc. Còn nếu cố tình viết những câu chữ không ra tiếng Việt, đưa những từ ngữ tục tĩu vào thơ và gọi đó là sự cách tân, là tự do sáng tạo, là thơ hiện đại thì cần xem lại. Sự tục tĩu, bẩn thỉu trong thơ ca có từ lâu rồi, nhưng thử nghĩ xem, những người làm thơ như thế có trở thành nhà thơ lớn, được đông đảo công chúng ngợi khen hay không. Cách biến tiếng Việt thành những chữ bất thường có thể gây hiệu ứng tích cực trong trường hợp nào đó, nhưng trong bài thơ trên, cộng với cách diễn đạt dung tục liệu chúng có thể được người đọc thích thú hay không.
Trước đây, tôi từng viết rằng chê thì phải có dẫn chứng, nếu chê mà không dẫn chứng thì thiếu thuyết phục. Mong bạn đọc thông cảm trong trường hợp này, tôi không tiện trích dẫn bởi sự dơ bẩn của cách diễn đạt trong bài thơ kể trên. Nếu muốn quí vị có thể đọc kỹ và nhận xét….