Trang chính » Biên Khảo, Học Thuật, Lịch Sử, Tư Liệu Email bài này

Nguyễn Trãi: Bề Tôi của Bốn Dòng Vua (phần 5/5)

3 bình luận ♦ 1.02.2018
clip_image001_thumb.jpg

8. Dưới thi Lê Thái tông (tr vì 1434 – 1442)

Tháng 5, Thiệu Bình I (1434), Nguyễn Trãi thảo biểu cầu phong cho Lê Nguyên Long. Bọn Nội Mật viện Nguyễn Thúc Huệ, Học sĩ Lê Cảnh Xước yêu cầu thay đổi vài chữ. Quan Nhập nội Hành Khiển đáp rằng: “Bọn các người là hạng bầy tôi vơ vét, nạn hạn hán này là do các người gây nên cả.” (Toàn Thư II, 336) (227)

Trước đó vào tháng 4, để cầu đảo vua đã sai rước Phật chùa Pháp Vân về Đông Kinh. Nguyễn Thiên Hựu lại đề đạt vua sửa đức, tha tù oan, thả cung nữ. Như vậy, hạn hán đang tác động mạnh đến cuộc sống đương thời. Tuy sử dụng nhiều biện pháp, trời chỉ xuống cơn mưa nhỏ. Ức Trai riêng tìm ra nguyên nhân khác, đó là do tham quan ô lại hoành hành, phá vỡ hài hòa giữa trời-đất-người. Rõ ràng Nguyễn mắng các quan về việc chẳng liên quan đến chữ nghĩa. Huệ-Xước bẩm lại câu chuyện với hai tướng đầu triều là Đại tư đồ Lê Sát và Đô đốc Lê Vấn. Hai vị giận, bảo Nguyễn rằng: “Làm nên nỗi có thiên tai không phải là do lỗi của bọn ấy, lỗi ở vua và tể tướng thôi, sao ông trách nhau quá như thế?”(Toàn Thư II, 336) (228)

Có lẽ thấy mình hơi lố, Nguyễn xin lỗi: “Thúc Huệ chỉ vì chút tài vét thuế mà chiếm chỗ then chốt của thiên hạ, mỗi khi có sổ sách tâu vào đều muốn vơ của dân về cho quan, để mong hợp ý vua, cho nên tôi nhân việc này mà nói ra thôi, không dám chê bàn gì đến vua và tể tướng cả.”(Toàn Thư II, 336) (229)

Lê Sát còn bất bình nhưng giữ nguyên bản tâu của Nguyễn.

Sát-Vấn thuộc dạng tể thần đầy đủ phẩm cách trượng phu, hai ông không đổ lỗi cho trời hay cho khách quan về cơn hạn hán mà tự nhận trách nhiệm điều hòa việc nước trước thuộc cấp. Dù địa vị tột bậc, họ vẫn gọi Nguyễn là “công 公”, ông. Dù giận riêng, họ vẫn nhìn nhận tài năng hàn mặc của quan Thừa chỉ. Hai đại công thần ít học hết sức tôn trọng người nhiều chữ, chính sự phải đạo của họ góp phần gây dựng nước Đại Việt mới thịnh trị. Nên nhớ, nhà thơ Ức Trai đương cơn bực tức gọi đồng liêu là “nhĩ 爾”, mày.

Nguyễn Trãi chuyên soạn thư từ cho vua từ năm 1423. Có lẽ quen nếp từ khi còn kháng chiến, ngự văn đều được Lê Lợi đích thân chỉnh sửa hay gợi ý chỉnh sửa cho phù hợp; lúc này, việc đóng góp văn bản rơi xuống tay Nội mật viện hay Hàn lâm viện vì Thái tông còn nhỏ. Với đại bút như Ức Trai hẳn việc đó rất đau lòng.

Tháng 12, Thiệu Bình I (1434), triều đình họp bàn việc bỏ áo tang Lê Thái tổ. Nguyễn Trãi đề nghị mặc áo trắng thêm 27 ngày nữa.

Tháng 3, Thiệu Bình II (1435), hình quan chiếu luật đề nghị xử chém bảy thiếu niên tái phạm tội ăn trộm. Lê Sát chần chừ vì ngại giết nhiều người. Vua nhờ quan Thừa chỉ tư vấn. Nguyễn Trãi hùng hồn dẫn Kinh Thư và sách Đại Học khuyên vua dùng nhân nghĩa, theo ông pháp lệnh không bằng nhân nghĩa. Sát và Ngân chắc không lạ gì ý tưởng đó; tuy nhiên, họ cần giải pháp cụ thể hơn lời thuyết lý có thể đã được nhà nho Ức Trai giảng giải quá mức cần thiết. Như một thách thức thực tiễn, hai tể thần đề nghị giao tội phạm cho bọn Nguyễn Trãi-Thiên Tước để giáo hóa.(230) Ức Trai tạ rằng: “Chúng là hạng trẻ con ương ngạnh, ranh mãnh, pháp chế của triều đình còn không trừng trị được, huống hồ bọn chúng tôi đức mỏng, cảm hóa thế nào được.” (Toàn Thư II, 350-351)(231)

Ta thấy điều gì ở đây? Chúng tôi thấy bốn điểm nổi bật như sau:

– Nguyễn Trãi rất có uy vọng trong triều đình Lê Thái tông. Ông được hỏi ý kiến về các vấn đề thậm nan giải.
– Hình luật đầu đời Lê hết sức nghiêm ngặt. Trộm tái phạm phải tội tử hình. Có lẽ Lê Thái tổ cần ổn định cấp tốc xã hội rối loạn, thiếu đói thời hậu chiến nên ban luật khắc nghiệt.
– Lê Sát, đại tướng từng giết vô số giặc Minh qua các trận Thi Lang, Khả Lưu, Tây Đô, Xương Giang, Chi Lăng…. lại ngại giết bảy tên trộm. Ông chính là hiền nhân thầm lặng, xa lạ với loại người “khát máu”, tính cách Keith Taylor gán cho các đầu lĩnh khởi nghĩa. Không riêng Lê Lợi, bầy tôi thân tín của Ngài như Lê Sát, Lê Vấn, Lê Ngân đều hiểu phải ngồi trên lưng ngựa để lấy thiên hạ, nhưng không thể từ lưng ngựa cai trị thiên hạ.
– Nguyễn Trãi đậm tính cách nhà truyền giáo, thiếu tố chất của người hoạt động chính trị-xã hội đủ kỹ năng áp dụng quan niệm triết học vào cuộc sống.

Dù Nguyễn Trãi nói và làm chênh nhau, các quan đầu triều vẫn xem Ông là bậc thầy ngoại hạng, họ đồng lòng tiến cử quan Hành khiển Thừa chỉ, quan Trung thư Thị lang Trình Thuấn Du, sáu văn thần khác cùng vài đại thần nữa vào hầu Kinh diên, tức dạy vua học.

Cùng năm Thiệu Bình II (1435), Nguyễn Trãi trình vua xem tác phẩm Dư địa chí.

Tháng giêng, Thiệu Bình IV (1437), vua sai Nguyễn Trãi và Lỗ bộ ty giám Lương Đăng làm loan giá, nhạc khí, dạy tập nhạc và múa.

Nguyễn Trãi dâng bản vẽ khánh đá, tâu rằng: “Kể ra, đời loạn dùng võ, thời bình chuộng văn. Nay đúng là lúc nên làm lễ nhạc. Song không có gốc thì không thể đứng vững, không có văn thì không không thể lưu hành. Hoà bình là gốc của nhạc, thanh âm là văn của nhạc. Thần vâng chiếu soạn nhạc, không dám không dốc hết tâm sức. Nhưng vì học thuật nông cạn, sợ rằng trong khoảng thanh luật, khó được hài hoà. Xin bệ hạ yêu nuôi muôn dân, để chốn xóm thôn không còn tiếng oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của nhạc." (232)

Khánh đá là nhạc cụ quan trọng từ thời cổ đại. Khánh đá cùng với chuông đồng từng được Khổng tử nhắc đến khi Ngài bàn về nhạc. Khánh treo thành dãy, tức biên khánh, gồm nhiều mảnh đá mắc trên giá gỗ. Nhạc công dùng búa gỗ gõ vào đá để tạo ra âm thanh. Bản vẽ của Nguyễn Trãi hẳn dùng để chế tạo các phiến đá thuộc biên khánh. Chúng phát ra những nốt nhạc khác nhau nên các phiến đều có trọng lượng, hình dáng, độ dầy mỏng khác nhau. Thiết kế, gia công khánh đá không dễ dàng, đó là công việc tổng hợp của nhà soạn nhạc, nhạc công và nghệ nhân chế tác đá.

clip_image001

Biên khánh đào được từ mộ Hầu tước Cơ Ất (477 TCN – 433 TCN), nước Tằng (Hồ Bắc, Trung Hoa)
https://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/9/9a/Bianqing_from_Marquis_Yi%27s_tomb.jpg

Đối với nhà nho, nhạc gồm cả vũ đạo. Khái niệm về nhạc trong lời tâu không do Nguyễn Trãi nghĩ ra, Ông chỉ lập lại ý tưởng của các triết nhân Trung Hoa thời cổ. Sách Lễ ký ghi rằng: “Nhạc cực hòa, lễ cực thuận 乐极咊礼极順,”[72] tn cùng ca nhc là hòa, tn cùng ca l là thun. Lại ghi: “Thanh âm chi đạo, dữ chính thông hĩ 声音之道与與政通矣,” [73] Đo ca âm thanh thông vi chính tr vy!(233)

Điểm sáng của Ức Trai là lời tự thú rất lương thiện rằng Ông không đủ khả năng soạn nhạc, hòa âm và phối khí cho dàn nhạc cung đình.

Triều đình biết rõ điều đó nên phân công lý thuyết gia Nguyễn Trãi cùng làm việc với nhà hoạt động thực tiễn Lương Đăng. Tiếc thay, hoạn quan nằm ngoài tứ dân, luôn nhận sự khinh miệt từ nho gia nên hợp tác khó thể thành công.

Tháng tư, Thiệu Bình IV (1437), vua muốn xem thủ chiếu và thi văn của Hồ Quý Ly. Nguyễn Trãi tìm được vài chục bài quốc âm dâng lên.

Tháng năm, Thiệu Bình IV (1437), Nguyễn Trãi tâu xin trả lại nhiệm vụ cùng Lương Đăng thiết định nhã nhạc do sở kiến hai người khác nhau.

Tháng năm, Thiệu Bình IV (1437), Lỗ bộ ty đồng giám kiêm tri Điển nhạc sự Lương Đăng dâng nhạc mới, mô phỏng nhạc nhà Minh. Nhạc có hai loại, loại tấu trên điện đình và loại tấu dưới sân, bao gồm cả tám loại âm thanh (da, bầu, trúc, tơ, gỗ, đất, kim, đá).

Tháng mười một, Thiệu Bình IV (1437), triều đình công bố nghi thức lễ nhạc do Lương Đăng mới định.

Hành khiển Nguyễn Trãi, Tham tri bạ tịch Nguyễn Tuyển, Đào Công Soạn, Nguyễn Văn Huyến, Tham nghị Nguyễn Liễu dâng sớ phản đối. Các quan phê phán lễ nhạc mới không theo đúng quy chế xưa, sai khác so với quy định nhà Minh đương thời, lại pha lẫn phong cách Phật giáo. Hơn nữa, họ cho rằng Lương Đăng là hoạn quan, không đủ tư cách thiết định triều nghi.

Lương Đăng phản ứng hòa nhã, ngỏ ý chờ quyết định của nhà vua. Tuy nhiên Đăng vẫn bị Nguyễn Liễu tấn công kịch liệt, quy kết tội tày trời “chuyên hoại thiên hạ 專壞天下”, mt mình làm hng thiên h. Hoạn quan Đinh Thắng bênh vực đồng nghiệp, đòi chém đầu Nguyễn Liễu. Vụ việc trở nên nghiêm trọng, phải chuyển sang hình quan xử lý. Kết cuộc, Nguyễn Liễu bị thích chữ vào mặt và đày đi châu xa.

Trừ phần bàn luận mang tính kỹ thuật về cái chưa được trong lễ nhạc của Lương Đăng, ý kiến các quan về cá nhân khổ chủ như sau:

“Muốn chế tác lễ nhạc, phải đợi có người rồi hãy làm, được như Chu Công(234) thì sau mới không có lời chê trách. Nay sai kẻ hoạn quan(235) Lương Đăng chuyên định ra lễ nhạc, chẳng nhục cho nước lắm sao!….. Vả lại, Đăng là đứa hoạn quan, thần trộm lấy làm ngờ lắm.”(236)

Nhu cầu xây dựng nghi vệ, lễ nhạc của triều đại mới là có thật và cấp bách. Theo chế độ tập quyền, so với các triều trước, tầm vóc triều Lê lớn lao hơn nhiều. Uy nghi thiên tử, phong độ bách quan cần thiết để giao thiệp với lân bang, cũng để tạo ngưỡng vọng từ dân đen tinh thần còn rã rời sau động loạn. Lương Đăng rõ ràng có năng khiếu mỹ thuật và âm nhạc. Trừ những vị xem Chu Công là mẫu mực, không ai phản đối họ Lương. Dù chưa hoàn hảo, quan Lỗ bộ ty giám đáp ứng được những gì chính quyền cần vào thời điểm đó.

Các học giả Việt Nam như Trần Văn Khê, Trần Quốc Vượng…. đều ủng hộ nhà văn hóa Nguyễn Trãi. Họ cho rằng Ức Trai bảo vệ truyền thống dân tộc còn Lương Đăng sáng tạo kiểu lai căng.

John K. Whitmore đồng ý với hai cụ Trần. Ông cho rằng xung đột xảy ra giữa hai quan điểm, một thiên về truyền thống hơn của Nguyễn Trãi, một mới mẻ hơn của thanh niên Lương Đăng, là sản phẩm từ nhà trường thời Minh thuộc.[74]

Keith Taylor đánh giá theo hướng hoàn toàn khác. Ông nghĩ Lương Đăng không thích tiền lệ mang tính sách vở mà hướng về những gì bản thân thấy là tốt. Có vẻ Taylor nhìn Lương như một nghệ sĩ thực thụ. Vị sử gia dựa vào sự kiện nhà vua trẻ tuổi yêu cầu Ức Trai sưu tầm thơ quốc âm của Hồ Quý Ly để suy đoán rằng Nguyên Long ham thích sự phiêu lưu và tự phát trí tuệ, những tính chất đề kháng nho học chính thống Tống-Minh. Do vậy, quốc vương ngả về phá cách của Lương Đăng thay vì lắng nghe đề xuất uyên bác từ Nguyễn Trãi.[75]

Tạ Chí Đại Trường nhìn thấu suốt tranh cãi này. Ông cho rằng Lương Đăng làm nhạc theo “tinh thần dân tộc có sáng tạo”, không quá Hán hóa như đám nho thần. Quả thật như vậy, nhóm Nguyễn Trãi xem hoạt động thiết trí lễ nhạc của Chu Công Đán là mẫu mực, chê bai họ Lương về cách đánh chuông khi vua ra-vào không đúng quy định cổ, bài bác lối thiết kế và bố trí ngự tọa sai khác điển chế nhà Minh.

Thực tế, Lương Đăng định số tiếng chuông báo hiệu vua ra chầu bằng số hạt chuỗi tràng của nhà sư, lại có bài nhạc mang chủ đề rất lạ là “cứu nhật nguyệt giao thực nhạc 救日月交蝕樂”, nhc cu nht thc nguyt thc. Đó là dấu vết của văn hóa Đại Việt xưa khiến nhà vua và các đại thần dễ dàng chấp nhận. Có lẽ Lê Thái tông cũng giống Trần Nghệ tông, hai Ngài đều hiểu rằng: “Nam bắc các đế kỳ quốc bất tương tập dã 南北各帝其國不相襲也”, Nam hay bc đu có đế vương riêng không phi noi nhau. Tư duy của bậc chủ tể đương nhiên phải khác với tư duy của nho gia vốn được đào tạo để làm bầy tôi người khác.

Nhóm nhà nho không sành soạn nhạc, hòa âm, phối khí nhưng quyết liệt phản đối quan Lỗ bộ ty giám. Họ tự nhận thiếu khả năng định lễ nhạc nhưng khăng khăng đề nghị chờ có người hiểu biết rồi hãy thực hiện. Vì sao thế? Chờ đến bao giờ khi những nghi lễ trang trọng thể hiện sức mạnh nhất thống của triều đại đang lên vô cùng cần thiết? Cụ Tạ đành phải trách nhóm Nguyễn Trãi thành kiến quá quắt, không hiểu cả lý lẽ bình thường.

Điều gì nằm sau thái độ dường như khó hiểu đối với người đời nay của các nho thần? Chúng ta thấy ngay nguồn cơn khi đi vào điểm cơ bản nhất của lý thuyết âm nhạc Trung Hoa.

Người Hoa Hạ cổ liên kết năm thanh “cung, thương, giốc, chủy, vũ” với các khái niệm: “thái cực, thiếu dương, thiếu âm, thái dương, thái âm”, “quân, thần, dân, sự, vật” hay “lách, phổi, gan, tim, thận”… Nhạc không chỉ phản ánh, hỗ trợ vận động hài hòa bên trong cơ thể người mà còn phản ánh, hỗ trợ vận động hài hòa trong xã hội và vũ trụ. Nhờ bản chất “hòa”, “nhạc” ảnh hưởng ngược trở lại “lễ”, củng cố và thúc đẩy trật tự qui định bởi trời hay vua vận hành bình ổn. Với nho sĩ, một người lỡ âm lỡ dương như hoạn quan Lương Đăng không đủ tư cách chế tác lễ nhạc. Nguyễn Liễu mạnh miệng kết tội Lương Đăng “chuyên hoại thiên hạ” từ góc nhìn này. Một kẻ bản thân khiếm khuyết sự “hòa” không thể chủ trì kiến tạo hài hòa.

Qua hai lần tranh luận được sử sách ghi chép, chúng ta phát hiện cả hai lần Nguyễn Trãi đều có hành vi tấn công cá nhân (ad hominem) đối tượng tranh luận.(237) Vì vậy, nếu ngày nay phải chứng kiến hành động thay mặt quan tòa của giới “có chữ”, nên mỉm cười khoan thứ vì thói quen đó của trí thức Kinh có lịch sử hết sức sâu dầy.

Nguyễn Trãi có tự phát hiện điểm yếu của mình? Dường như có! Nhưng Ông phần nào xem đó là điểm mạnh. Hãy tìm hiểu bài thơ dưới đây:

偶成

喜得身閒官又冷
閉門盡日少相過
滿堂雲氣朝焚柏
遶枕松聲夜瀹茶
修己但知為善樂
致身未必讀書多
平生迂闊真吾病
無術能醫老更加

Ngu thành

Hỉ đắc thân nhàn quan hựu lãnh
Bế môn tận nhật thiểu tương qua
Mãn đường vân khí triêu phần bách
Nhiễu chẩm tùng thanh dạ thược trà
Tu kỉ đãn tri vi thiện lạc
Trí thân vị tất độc thư đa
Bình sinh vu khoát chân ngô bệnh
Vô thuật năng y lão cánh gia

Ngu thành

Mừng được thân nhàn, việc quan rãnh rỗi,
Khép cửa suốt ngày ít giao thiệp với ai.
Sớm đốt gỗ bách, hơi khói đầy nhà,
Khuya nấu trà, nghe thông reo quanh gối.
Dưỡng mình chỉ biết lấy việc thiện làm vui,
Tiến thân chưa hẳn phải đọc nhiều sách.
Vu khoát chính thực bệnh suốt đời của ta,
Vô phương cứu chữa, càng già càng nặng.

Từ năm 1434 đến năm 1437, tần suất xuất hiện thường xuyên trong Toàn Thư tiết lộ sự bận rộn của Nguyễn Trãi. Khá chắc chắn là nhà thơ chỉ rỗi việc sau khi mâu thuẫn với Lương Đăng bùng nổ với hậu quả một đồng chí của Ông chịu án lưu đày. Tự nhận “thần vô học thuật bất tri cổ chế 臣無學術不知古制”, thn vô hc thut, không biết quy chế c, họ Lương mù tịt điển phần lại được vua chọn thay vì chọn sĩ nho danh tiếng Ức Trai. Người đọc thấy rõ tâm trạng ngỡ ngàng của tác giả xao động bên dưới bề mặt bình lặng. Dường như, do ủng hộ Tham nghị Nguyễn Liễu, Ức Trai bị hạ tầng công tác.

Ông cô độc giữa hương trà, hương gỗ bách và tiếng thông reo. Mùi tinh khiết kèm âm thanh cao nhã tạo ấn tượng cả đời nhơ hết, mình Nguyễn sạch; cả đời say hết, mình Nguyễn tỉnh.

Khó thể phủ nhận cuộc sống thanh bạch của quan Thừa Chỉ, nhưng ông có tỉnh hay không thì nên xét lại. Với tư cách nhà quản trị xã hội, vua Lê cần người làm được việc. Ngài cần gì ở nhóm người to tiếng mà kết quả công cán thì phải chờ đến thời điểm chưa biết rõ? Khái niệm, quy chế Hoa Hạ hai ngàn năm trước ích gì cho triều đình Mường kiêu hãnh vừa bức bách đại quân Trung nguyên rút lui quên cả chờ mệnh thiên tử?

Câu 5 với hai chữ “tu kỷ 修己” cung cấp thêm manh mối giúp xác định thời điểm tác phẩm ra đời. Nguyễn Trãi đang suy gẫm về nhạc xưa. Nhạc ký chép câu trả lời của Tử Hạ với Ngụy Văn hầu nội dung miêu tả sự hài hòa cực điểm của cổ nhạc. Theo Tử Hạ, người quân tử dựa vào đó để bàn luận, cũng theo đó để học cổ, để tu thân ở nhà rồi tiến đến bình thiên hạ.[76] Câu 6 gợi liên tưởng sự thành công vẻ vang của đối thủ ít học Lương Đăng.

Nguyễn cũng tự ý thức bản thân có lúc nói năng thiếu thực tế. Nhưng đệ tử Khổng Mạnh truyền bá giáo lý Khổng Mạnh có gì sai? Dĩ nhiên, Nguyễn xem giá trị Nho giáo là tài sản chung của nhân loại chứ không thuộc riêng Hoa Hạ. Lại tồn tại dĩ nhiên khác, để thay thế giải pháp chưa hoàn hảo cần một giải pháp tương đối hoàn hảo hơn. Đề xuất chờ người tầm cỡ Chu Công xuất hiện mới làm lễ nhạc không cho thấy ưu điểm nổi trội nào. Vua Lê đã hành động theo lý trí, Nguyễn Trãi vật vã với niềm tin.

“Vu khoát” thành bệnh nan y không chỉ tạo khoảng cách giữa Nguyễn và đa số triều thần mà còn tạo phiền toái cho con cháu.

Thut hng XXIII

Bình sinh nhiễm được tật sơ cuồng,(238)
Con cháu nhiều ngày chịu khó dường.(239)
La ỷ(240) lấy đâu chăng lưới thưới,(241)
Hùng ngư(242) khôn kiếm phải thèm thuồng.
Ao quan thả gửi hai bè muống,
Đất bụt ương nhờ một lảnh(243) mùng.
Còn có một lòng âu việc nước,
Đêm đêm thức nhẫn(244) nẻo(245) sơ chung.(246)

Tạm hiểu như sau: Cuộc sống khiến ta nhiễm bệnh điên nhè nhẹ, Do vậy con cháu phải thương khó dài ngày. Lấy đâu ra lụa là mà không rách rưới? Chẳng kiếm được gấu hay cá nên cam cảnh thèm thuồng. Gửi trồng hai bè rau muống ở ao công, Nhờ ương một luống mồng tơi trên đất Phật. (Tài sản) còn lại chỉ tấm lòng lo âu việc nước, Đêm nào cũng trằn trọc đến cử chuông sớm mai.

Viên quan lớn tuổi bộ cánh xuề xòa, ăn uống sơ đạm, mắc tật suốt ngày rao giảng đạo lý Khổng Mạnh hẳn là ác mộng cho mọi người gần gũi. Khổ thay, cụ già cũng biết người thân chịu đựng vì mình. Hình ảnh con cháu nheo nhóc cùng ám ảnh thiếu ăn cho thấy tác giả không chỉ bị cách hay giáng chức mà còn bị cắt giảm lương bổng. Nguyễn làm quan nhưng cả họ chắc không nhờ được gì nhiều. Ức Trai ghét hối lộ tham nhũng, “thanh chức” của ông cũng không cho phép thực hiện những hành vi như vậy. Do đó, cuộc sống nhà thơ hoàn toàn lệ thuộc vào ân huệ triều đình. Mỗi lần bị kỷ luật, Nguyễn rơi ngay vào tình cảnh túng quẫn. Ức Trai nghèo do gánh nặng gia đình lớn gồm nhiều vợ, con, cháu…. chứ chưa hẳn nhà vua muốn gây khó cho ông.

Ý chính bài thơ ẩn khuất trong hai từ ghép “la ỷ” và “hùng ngư” mà Trần Trọng Dương đã giải thích tường tận.[77] “La ỷ” nói về thuật làm bầy tôi, kiểu bầy tôi nhờ có đủ quyền lực mà tài năng bộc lộ. “Hùng ngư” nói về lựa chọn giữa sinh mạng và đạo nghĩa theo hướng sẵn sàng hy sinh vì nghĩa.

Câu 3 thông báo tình trạng bị thất sủng, câu 4 tuyên bố chấp nhận mọi hậu quả miễn bản thân hành xử đúng đạo lý. Về thời điểm sáng tác, nếu đặt vào giai đoạn hậu “tranh cãi lễ nhạc” sẽ hợp lý hơn vào giai đoạn chờ án vườn Lệ Chi. Hoàng đế mất ngày 4 tháng 8 năm Đại Bảo III (1442), Nguyễn Trãi bị hành hình ngày 16 cùng tháng. Mười hai ngày chịu giam cầm vì liên can tội giết vua chắc chắn tù nhân không thể thoải mái đến mức nhờ được người trồng rau bên ngoài. Đời Lê Thái tông, ăn trộm tái phạm bị xử chém. Hầu thiếp mang tội giết vua, dù ngộ sát, người chồng tránh sao khỏi tru di tam tộc? Việc trồng rau còn ý nghĩa gì khi cầm chắc cái chết? Ai đủ can đảm hỗ trợ tội nhân dính líu án đại nghịch cải thiện bữa rau? Hai câu 7, 8 vẫn mạnh mẽ, thầm kín thể hiện mong mỏi ngày được phục vụ trở lại. Ước muốn đó gần gũi với tâm lý viên quan bị biếm truất hơn là tâm lý tử tù.

漫興其二

九萬摶風記昔曾
當年錯比北溟鵬
虛名自嘆成箕斗
後學誰將作準繩
一片丹心真汞火
十年清職玉壺冰
優遊且復言余好
俯仰隨人謝不能

Mn hng k II

Cửu vạn đoàn phong(247) ký tích tằng
Đương niên thác tỷ bắc minh bằng(248)
Hư danh tự thán thành cơ đẩu(249)
Hậu học thuỳ tương tác chuẩn thằng
Nhất phiến đan tâm chân hống hoả
Thập niên thanh chức ngọc hồ băng
Ưu du thả phục ngôn dư hiếu
Phủ ngưỡng tuỳ nhân tạ bất năng.

Đ chơi lúc hng – K II

Nhớ xưa từng cưỡi gió bay cao chín vạn dặm,
Bấy giờ nhầm so mình với chim bằng biển bắc.
Than mình vì hư danh mà trở thành vô dụng,
Kẻ hậu học ai chịu lấy ta làm chuẩn thằng!
Một tấm lòng son nóng rực như lửa lò luyện đan,
Mười năm công việc thanh liêm (tiết tháo) trong như bầu ngọc.
Lại nói rằng ta thích làm quan nhàn,
Cúi ngửa theo ý người thì xin tạ, không có khả năng đó.

Có lẽ trong quãng cuối 1437 – đầu 1439 Nguyễn Trãi được giao việc gì đó rất tầm thường chứ không bị cách tuột thành dân đen. Trước va chạm với Ty Lỗ bộ, Ức Trai giữ chức Nhập nội Hành khiển tri Tam Quán sự. Khi dâng biểu tạ ơn lên hoàng đế cuối năm 1439, Nguyễn tự hào vì được giao lại việc trông coi Tam Quán mà ông cho là vinh dự cao tột của Nho gia. Điều đó chứng tỏ Nguyễn đã bị ngừng chức vụ này. Thời gian quan lạnh Ức Trai sáng tác rất nhiều thơ, bối cảnh đôi khi là nơi ẩn cả, tức kinh đô, đôi khi thấp thoáng cảnh nước non Côn Sơn. Những câu “Gia sơn đường cách ngàn dặm, Ưu ái lòng phiền nửa đêm” (Tự thuật IV), Gia sơn cũ còn mường tượng, Thân sự già biếng nói năng” (Tự thán XXVIII) cho thấy Nguyễn tuy thường về Côn Sơn nhưng chủ yếu vẫn phải có mặt ở kinh thành. Và dù ở kinh thành, Nguyễn hầu như đứng ngoài hoạt động triều chính.

Ở “Ngẫu thành” đã bình giải bên trên, Nguyễn tuyên bố “mừng được thân nhàn”, ở đây nhấn mạnh lần nữa “ta thích làm quan nhàn”. Vì sao Ông nhấn mạnh sự hài lòng với hoàn cảnh? Hãy đối chiếu “Mạn hứng kỳ II” với “Tự thán V”. Cả hai đều được sáng tác nhằm thời đoạn hoạn lộ khấp khểnh (cuối 1429 – đầu 1432; cuối 1437 – đầu 1439) và cấu trúc của chúng khá giống nhau. Một Nôm một Chữ nhưng cả hai đều nhớ về tuổi trẻ năng nổ thành công trái ngược tuổi già rảnh rang mà lận đận. Chúng lại giống nhau ở “Cửa quyền quý ngại lượm chân tay” và “Phủ ngưỡng tùy nhân tạ bất năng”, Không th cúi nga theo ý người. Sẽ thấy rõ nhân cách đáng kính của Ức Trai nếu tham chiếu ý chỉ Hoàng thái hậu Nguyễn thị Anh ban cho Thái úy Lê Thụ, Lê Khả:

Sách xưa có câu Vic người làm tt, thì tri hòa nay quan gia còn tr thơ, trm rt lo s, cái t ngày nay, hoc có người hùa đng vi nhau mà tiến c không công bng, hay cy thế công thn tim đ mà cho v con chúc thác người quyn thế, hay cho gia nô làm hi lương dân, hoc có k ra vào nhà quyn thế đ cu khi ti…..”[80]

Đầu Lê sơ, kẻ mắc tội có thể vào cửa sau nhà quyền thế chạy xin miễn giảm. Hành động vạy vọ phổ biến đến mức hoàng gia biết rõ, xem như một trong nhiều cái tệ. Hai bài thơ đều là hồi đáp cho những người khuyên Nguyễn vận động ngầm để qua tai ách. Nhà thơ phủ nhận cách ấy vì ông chưa bao giờ nghĩ rằng mình có tội. Ức Trai chấp nhận mọi mất mát để giữ đạo lý nho gia.

Thế vì sao nên nỗi? Hai chữ Cơ-Đẩu dẫn từ kinh Thi kín đáo nêu quan điểm của Nguyễn về việc đề xuất của mình bị bác bỏ. Thơ Đại Đông ghi lại than thở của dân các nước phương đông dưới sự lấn bức của nước Chu. Người dân phía đông làm lụng cực nhọc nhưng phải nhường quyền lợi cho dân nhà Chu phía tây kiêu kỳ. Nguyễn muốn trách nhà vua đã thiên vị đồng hương. Cha ông cũng từng dùng thơ Đại Đông để ngầm trách vua Trần thiếu công bằng.

Ức Trai cùng lúc có ba luồng suy nghĩ rất khác nhau lúc tuổi già ít việc:

– Sốt ruột khi tách rời công việc quan trọng của triều đình: “Còn có một lòng âu việc nước”, “Nhất phiến đan tâm chân hống hỏa”…
– Tự hài lòng khi bị chỉ định chức quan lạnh: “Hỉ đắc thân nhàn quan hựu lãnh”, “Ưu du thả phục ngôn dư hiếu”…
– Thường xuyên nghĩ ngợi thú quê: “Giang sơn cách đường ngàn dặm”, “Quê cũ ưa làm chủ cúc thông”…

Vậy thực sự Nguyễn muốn gì?

Ức Trai trước sau vẫn là nhà nho, ước vọng cao nhất là được hành đạo để mang hạnh phúc đến thương sinh. Thật bất hạnh nếu mất cơ hội cống hiến “hết tấc lòng hồng hộc”. Vui với chức nhàn có phong thái quân tử như Triển Cầm nhưng đó chỉ là biện pháp tự trấn tĩnh trước điều nghịch lý. Còn quê nhà giống như điểm tựa tinh thần, một nơi truyền và duy trì sinh lực để đi hết đường dài.

Quả thật, khi bị truất, Nguyễn mừng quan rãnh, thân nhàn. Tuy nhiên, thời gian dư thừa nhiều quá dẫn đến suy nghĩ thay đổi. Ông thấy mình vô tích sự cho mọi người.

T thán XXIV

Ngồi coi tháng lọn lẫn ngày qua,
Luống phụ triều đình, luống phụ nhà.
Đầu kế(250) lăng căng(251) những hổ,(252)
Thân hèn lục cục(253) mỗ(254) già.
Giang sơn cách đường ngàn dặm,
Sự nghiệp buồn đêm trống ba.(255)
Nợ cũ chước(256) nào báo bổ,
Ơn thày, ơn chúa lẫn ơn cha.

Tạm hiểu như sau: Ngồi xem năm tháng trôi qua, Vừa phụ lòng triều đình vừa phụ truyền thống gia tộc. Búi tóc xộc xệch thật đáng xấu hổ, Thân nhàn rỗi quê mùa đã già. Quê cũ xa xôi ngàn dặm, Nửa đêm trăn trở buồn cho sự nghiệp. Làm cách nào trả được nợ cũ? Là công ơn của thầy, của vua và của cha.

Tương tự việc xác lập lễ nhạc cho triều đại, mọi công việc triều đình vẫn trơn tru dẫu thiếu nhóm Nguyễn Trãi. Không dung hòa được với người khác quan điểm để xây dựng hợp tác hiệu quả, Ức Trai đã dạt ra bên lề. Nhà Lê chưa đủ thời gian un đúc thế hệ nho gia mới đủ số lượng tạo ảnh hưởng lên triều chính. Điều hành bởi các võ tướng, thực trạng quan trường đầu đời Lê Thái tông được Toàn Thư miêu tả như sau:

“Bấy giờ quan tể tướng đều là đại thần khai quốc, không thích Nho thuật, chuyên lấy việc sổ sách, giấy tờ và kiện tụng để xét thành tích của các quan, bọn lại thuộc phần nhiều chiều hót quan trên, cho nên quan trong ngoài có chức nào khuyết thì tiến cử để bổ dùng. Bọn hãnh tiến chán ghét học thuật, theo nghề đao bút. Giám sinh cũng muốn bỏ việc học hành mà xin vào làm lại, cho nên cấm không cho thi….”(Toàn Thư II, 359)(257)

Lê Nguyên Long có vì từ chối đề nghị về lễ nhạc của nhóm nho thần đầy định kiến hay vì thờ ơ Nho thuật mà trở nên hủ bại trong cai trị? Thực tế là không.

Qua lời bàn trong Toàn Thư, một trí thức đời Lê Trung hưng nêu ý kiến về giai đoạn Lê Thái tông cầm quyền như sau:

“Vua là bậc hùng tài đại lược, quyết đoán chủ động. Khi mới lên ngôi, nghiền ngẫm tìm phương thức trị nước, đặt chế độ, ban sách vở, chế tác lễ nhạc, sáng suốt trong chính sự, thận trọng việc hình ngục, mới có mấy năm mà điển chương văn vật rực rỡ đầy đủ, đất nước đã đổi thay tốt đẹp.”(Toàn Thư II, 378) (258)

Dân gian thì nhận xét: “Đời vua Thái tổ Thái tông, Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn.”

Người thiệt thòi chính là Nguyễn. Quan nhàn ít việc, bỏ chức lại chưa dám. Thôi thúc đóng góp cho đời mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Lời thơ mềm mỏng, thoáng chất tự kiểm. Tác phẩm nhiều khả năng ra đời cuối năm Thiệu Bình VI (1439) khi Nguyên Long chuẩn bị ban đại xá, đổi niên hiệu (Toàn Thư II, 374). Cũng có thể Nguyễn dâng “Tự thán XXIV” lên vua hoặc lên người có trách nhiệm duyệt đại xá để thổ lộ tâm nguyện. Nhiều chỉ dẫn cho thấy nhà thơ được Thái tông phục hồi nhân sự kiện này, “Gián nghị Đại phu kiêm tri Tam Quán sự tạ biểu”, thường được gọi là “Biểu tạ ơn”, thể hiện nhiều chi tiết ủng hộ giả định như thế, như:

– “Lục thập tàn khu thủ chức dĩ an ư bản phận, Cửu trùng sủng ốc tự thiên phục hạ ư tân mông 六十殘軀守職已安於本分九重寵渥自天復荷於新蒙;” Sáu chc tui thân tàn, chc v đã yên phn mn; chín trùng tri chiếu xung, móc mưa li đi ân trên.
– “Khởi kỳ khất hài cốt chi niên, khước hữu bái vân tiêu chi mệnh 豈期乞骸骨之年却有拜雲霄之命,” Nào ng lúc hài ct xin v; li được mnh vân tiêu ban xung.[81]

Lời tạ thể hiện rõ lúc sáu mươi tuổi (1439), Nguyễn Trãi đang an phận với chức nhàn. Ông vừa có ý định về vườn thì được ân sủng của hoàng đế. Như vậy, từ lúc yết kiến Lê Lợi ở Lỗi Giang đến khi chịu án tru di, không có giai đoạn nào Nguyễn Trãi từ quan về cư trú hẳn tại Côn Sơn.

Trở lại chính trường một cách vẻ vang, Ức Trai được đồng liêu Nguyễn Mộng Tuân tặng thơ ca ngợi hết lời, suy tôn ông là bậc văn bá, người “kinh bang hoa quốc 經邦華國”, sa sang và làm đp cho nước xưa nay chưa từng có, là sao Bắc đẩu trong giới Nho học…… Tuân còn đề cập vai trò nắm chính quyền hai đạo của Ức Trai mà Toàn Thư hay tác phẩm của chính nhà thơ đều không ghi chép. Dưới đây là một khổ thơ hồi đáp từ Nguyễn Trãi.

次菊坡贈詩

太平天子正崇文
喜見黃金礫瓦分
美玉不勞求善價
猗蘭終自吐清芬
羡君已作儀庭鳳
愧我應同出岫雲
兩眼昏花頭竟白
涓埃何以答君恩

Th Cúc Pha(259) tng thi

Thái bình thiên tử chính sùng văn(260)
Hỷ kiến hoàng kim lịch ngoã phân
Mỹ ngọc bất lao cầu thiện giá(261)
Y lan chung tự thổ thanh phân
Tiện quân dĩ tác nghi đình phụng
Quý ngã ưng đồng xuất tụ vân(262)
Lưỡng nhãn hôn hoa đầu cánh bạch
Quyên ai hà dĩ đáp quân ân

Ha thơ Cúc Pha tng

Thời thái bình, chính là lúc thiên tử sùng nho học,
Mừng thấy vàng được phân biệt với gạch đá.
Ngọc tốt không cần mất công treo giá,
Lan quý sau cùng cũng tỏa hương thơm.
Muốn được như ông làm chim phụng chốn triều nghi,
Thẹn tôi giống mây bay ra khỏi hang núi.
Hai mắt đã mờ, đầu đã bạc,
Làm thế nào mảy may đền đáp ơn vua?

Tại sao Thái tông tái dụng Nguyễn Trãi? Vì ngài là vị vua hùng tài đại lược. Chế độ quân phiệt với lãnh tụ xuất sắc, trong điều kiện thuận lợi nhất định, có thể tập trung toàn lực để phát triển nước nhà nhanh chóng. Nhưng muốn duy trì sự thịnh trị bền vững lại cần đến vai trò của trí thức, đặc biệt là loại trí thức đúng với mọi định nghĩa của từ này như Ức Trai. Vừa xử lý xong các nhóm phản nghịch ngoài biên cương, Hoàng đế tổ chức ngay kỳ thi hội vào tháng 3 năm Đại Bảo III (1442).

Sự hả dạ của Nguyễn rất rõ. Ông ví đạo Nho với vàng, ngọc tốt và lan quý. Lòng tin kiên trì vào Đạo khiến thế hệ nho gia gồm Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân, Trình Thuấn Du… dần dần có ảnh hưởng đậm hơn đến nền tảng triết lý cai trị đồng thời góp phần đào tạo nhiều tài năng cho vương quốc. Hệ thống hành chính quan liêu kiểm soát nhân lực chặt chẽ hơn, huy động tài nguyên vật lực dễ dàng hơn. Cơ cấu điều hành của Đại Việt từ dạng gần gũi với Chiêm Thành đã phát triển qua giai đoạn khác. Bằng phương thức quản lý xã hội tiên tiến, Lê Thánh tông đã huy động đủ lực để giải quyết rốt ráo mâu thuẫn kéo dài nhiều thế kỷ giữa Chiêm và Việt.

Quan Gián nghị Đại phu đã già, ông sợ không còn nhiều thời gian đền đáp ơn vua. Ngược lại, Nguyên Long chứng tỏ mình là bậc quân vương hào hiệp. Ân sủng không chỉ nhuần thấm đến Ức Trai mà còn đến người vợ lẽ xinh đẹp của ông. Vua triệu Nguyễn thị Lộ vào cung ban chức Lễ Nghi Học sĩ, cho hầu bên cạnh. Bà rất có ảnh hưởng đến Thái tông, ngài từng theo lời khuyên của bà bắt giam hạng đàn bà ngỗ nghịch (Toàn Thư II, 376), hạ chức gia thần cũ của Thái tổ là Lê Lễ. (Toàn Thư II, 395)

Năm 1442, Lê Thái tông kinh lý miền đông, gặp Nguyễn Trãi tại chùa Côn Sơn. Trên đường về, trong lúc cùng Nguyễn thị Lộ nghỉ lại vườn Vải (nay thuộc huyện Gia Bình, Bắc Ninh) thì vua băng. Triều đình khép bà Lộ vào đại tội, tru diệt cả ba họ nhà quan Thừa Chỉ.

Toàn Thư khéo viết để che bớt lỗi của hoàng đế nhưng cách trình bày khiến mọi người đều hiểu sự việc. Thảm kịch tiếp theo diễn tiến phù hợp với điển chế phong kiến. Nguyễn thị Lộ chỉ là người thiếp, thân phận hèn kém trong xã hội xưa, khó thể trách bà sao không từ chối ý trời. Bản thân Nguyễn Trãi chắc chắn kinh hoàng trước thảm họa. Cả hai chẳng làm chi nên tội nhưng đều phải chết theo đúng quy phạm đương thời.

Triều đình giết luôn hai thái giám Đinh Thắng, Đinh Phúc với lý do Nguyễn Trãi, trước khi chịu chém, tỏ ý hối hận vì bỏ qua lời họ nói. Thắng, Phúc từng ngăn cản Ức Trai đưa thiếp mọn vào cung chăng? Cũng có thể! Nhưng hợp lý hơn là Thần phi Nguyễn thị Anh xuống tay vì hai vị chịu trách nhiệm sắp xếp lịch hầu hạ vua của các phi tần.

Sử gia đời sau bàn rằng: “Nữ sắc chi vi nhân hại dã thậm hĩ Nguyễn thị Lộ nhất phụ nhân nhĩ Thái tông bế chi nhi thân băng Nguyễn Trãi thú chi nhi tộc diệt khả bất giới tai 女色之為人害也甚矣阮氏路一婦人耳太宗嬖之而身崩阮廌娶之而族滅可不戒哉,” N sc làm hi người ta quá lm. Th L ch là mt người đàn bà thôi, Thái Tông yêu nó mà thân phi chết, Nguyn Trãi ly nó mà c h b dit, không đ phòng mà được ư? (Toàn Thư II, 377)

Luận về phụ nữ, nhà nho phát biểu thật “khó nghe”, dịch giả làm tăng tính “khó nghe” thêm; tuy nhiên, vẫn thuận tai hơn những câu chuyện sáng tác bởi các nhà lập thuyết âm mưu sau này.

Nguyễn Trãi trưởng thành trong thời loạn. Về cuộc sống, Ông tự thán: “Nhất sinh lạc thác 一生落魄…”, Mt đi luân lc.. Trước cái chết, Ông hối tiếc không nghe lời Đinh Thắng, Đinh Phúc. Cả sinh lẫn tử dường như đều lầm lỡ.

Chú thích:

(227) Nguyên văn: 爾軰聚歛臣罹此旱灾爾等所致也. (Toàn Thư IV, 333)
(228) Nguyên văn: 致天灾非此属過也在君相耳公相責何太甚耶. (Toàn Thư IV, 333)
(229) Nguyên văn: 叔惠以掊克小才居天下樞要每有奏簿皆欲損民㱕官以求合上意故僕因事而发耳非有所訊議君相也. (Toàn Thư IV, 333)
(230) Việc võ tướng chế nhạo các nhà nho “lắm chuyện” thường xảy ra. Về sau, Ngô Thì Du điển hình hóa mối quan hệ khó khăn theo cách rất hài hước qua Hoàng Lê nhất thống chí với nhân vật Ngô Thì Nhậm. Thấy Ngô Văn Sở chủ quan trong việc giữ an ninh Bắc hà, Nhậm nhắc nhở mối đe dọa từ Đại Thanh. Sở trả lời: “Lúc ấy phiền ông làm một bài thơ để lui quân giặc. Nếu không làm được như thế, thì túi dao bao kiếm chính là phận sự của kẻ võ thần, can gì phải quá lo?” [71]
(231) Nguyên văn: 彼頑猾群童朝廷法制所不能懲况廌等德薄安能化之. (Toàn Thư IV, 341)
(232) Nguyên văn: 夫世乱用武時平尙文今興禮樂此其時也然無本不立無文不行和平為樂之本聲音為樂之文臣奉詔作樂不敢不尽心力但学術踈淺恐聲律之間难以諧和願陛下爱養元元使閭里無怨恨愁嘆之聲斯為不失樂之本矣. (Toàn Thư IV, 346)
(233) Ngoài thiên Nhạc Ký thuộc Lễ Ký, để hiểu ý Nguyễn Trãi nên tham khảo các phát biểu của Khổng tử về nhạc trong Luận Ngữ; chương Lương Huệ vương, Mạnh tử; cũng nên xem thêm bàn luận của các âm dương gia trong chương Trọng Hạ kỷ, Lã thị Xuân Thu.
(234) Chu Công: tức Chu Công Đán, đại thần nhiếp chính thời Chu Thành vương (trị vì 1042 TCN – 1021 TCN). Ông xác lập lễ nhạc, củng cố quyền lực nhà Chu, có ảnh hưởng văn hóa lớn đến các triều đại sau.
(235) Kẻ hoạn quan: nguyên văn là “tiểu thụ 小竪”, k hu hèn mn trong ni cung.
(236) Nguyên văn: 制禮作樂必待人後行如周公而後無間言今使小竪梁簦專定禮樂國得不辱乎 ……且登小竪繞步御座近君之側臣窃疑之. (Toàn Thư IV, 352)
(237) Về sau, Lê Cảnh Xước ăn hối lộ 20 lạng bạc nên bị tạm cho về làm dân, Nguyễn Thúc Huệ bị gián quan đàn hặc lỗi cai trị tồi và đi sứ nhục mệnh. Nguyễn Trãi đả kích đúng người, nhưng việc kết án hay đàn hặc là của hình quan hoặc gián quan, không phải của Hành khiển tri Tam Quán.
(238) Sơ cuồng: điên nhẹ.
(239) Dường: như thế, chỉ sự “dấm dẳng” của tác giả.
(240) La ỷ: lụa là.
(241) Lưới thưới: rách rưới, quần áo không tươm tất.
(242) Hùng ngư: gấu và cá.
(243) Lảnh: luống.
(244) Nhẫn: đến.
(245) Nẻo: khi.
(246) Sơ chung: chuông buổi sớm.
(247) (248) Cửu vạn đoàn phong, bắc minh bằng: dẫn điển từ Nam Hoa kinh, “Bằng chi tỷ ư Nam Minh dã, thủy kích tam thiên lý, đoàn phù diêu nhi thượng giả cửu vạn lý, khứ dĩ lục nguyệt tức giả dã 鵬之徙於南冥也水撃三千里搏扶搖而上者九萬里去以六月息者也,” Chim bng, lúc bay qua bin Nam, cánh đp làm cho sóng nước ni lên ba nghìn dm dài; nó nương theo gió trt mà ct lên chín muôn dm cao, và bay luôn sáu tháng mi ngh. [78] Hai câu đầu than nhầm nuôi mộng lớn.
(249) Cơ đẩu: điển tích từ Kinh Thi, “Duy nam hữu cơ bất khả dĩ bả dương, Duy bắc hữu đẩu bất khả dĩ ấp tửu tương 维南有箕不可以簸扬维北有斗不可以挹酒浆,”[79] Phương nam có sao Cơ (cái sàng) nhưng không sy go được, phương bc có sao Đu (chén đng rượu) nhưng không múc rượu được. Câu này tự than mình có danh nhưng vô dụng.
(250) Kế: búi tóc.
(251) Lăng căng: xơ xác.
(252) Hổ: thẹn, xấu hổ.
(253) Lục cục: quê mùa.
(254) Mỗ: tôi, ta.
(255) Đêm trống ba: nửa đêm.
(256) Chước: cách.
(257) Nguyên văn: 時宰執皆開國大臣不好儒術專以簿牒詞訟責成有司吏属多曲事上官故内外官鈌即保除用其倖進之徒厭學術事刀筆監生亦欲廢讀書而求入吏者故禁之. (Toàn Thư IV, 346)
(258) Nguyên văn: 帝雄才大畧剛斷有為即位之初厲精求治定制度頒經籍制禮作樂明政慎刑此及數年典章文物粲然大僃海内丕变. (Toàn Thư IV, 357)
(259) Cúc Pha: hiệu của Nguyễn Mộng Tuân, người đỗ Thái học sinh cùng khóa năm 1400 với tác giả.
(260) Văn: tức “tư văn” của Khổng tử, Nho học.
(261) Chương Tử Hãn, Luận Ngữ có đoạn: Tử Cống viết: “Hữu mỹ ngọc ư tư, uẩn độc nhi tàng chư, cầu thiện giá nhi cố chư ?”. Tử viết: “Cố chi tai! Cố chi tai! Ngã đãi giá giả dã 子貢曰:”有美玉於斯,韞匵而藏諸?求善賈而沽諸?”子曰:”沽之哉!沽之哉!我待賈者也!”, Ông T Cng hi rng: Gi như có mt ht ngc tt ti đây, thì nên b nó vào hp mà giu chăng? Hay là cu cho được phi giá mà bán đi chăng?. Đc Khng T đáp rng: Nên bán đi! Nên bán đi! Nhưng ta còn đi giá”.[82] Câu này ca ngợi nhà vua anh minh.
(262) Xuất tụ vân: chữ dùng bởi Đào Tiềm trong “Quy khứ lai từ”. Ở đây, Nguyễn Trãi nói về tình trạng vừa thoát cảnh quan nhàn.

Tài liu tham kho:

[71] Ngô gia văn phái, Hoàng Lê nht thng chí, bản dịch Kiều Thu Hoạch, Nxb Trẻ (tái bản 2015), trang 428.
[72] Nguyễn Tôn Nhan chú dịch, L Ký, Nhc ký, Thiên 19, Nxb Văn Học (1999), trang 180 – 184. Sách dùng bản nguồn kiểu chữ giản thể, chuyển lại phồn thể như sau: 樂極咊禮極順. Chúng tôi mạn phép dịch lại theo cách hiểu của mình.
[73] Nguyễn Tôn Nhan chú dịch, L Ký, Nhc ký, Thiên 19, Nxb Văn Học (1999), trang 163 – 167. Chuyển lại phồn thể như sau: 聲音之道與政通矣.
[74] Xem John K. Whitmore, Religion and Ritual in the Royal Courts of Dai Viet, ARI Working Paper, No 128, Dec 2009, bản điện tử: https://ari.nus.edu.sg/Assets/repository/files/publications/wps09_128.pdf
[75] Xem K. W. Taylor, A History of the Vietnamese, Cambridge University Press (2013), trang 196.
[76] Tham khảo Nguyễn Tôn Nhan chú dịch, L Ký, Nhc ký, Thiên 19, Nxb Văn Học (1999), trang 178 – 180.
[77] Xem Trần Trọng Dương, Kho sát ngôn ng thơ Nôm Nguyn Trãi trong môi trường ging dy dch thut kinh đin Nho gia (t góc nhìn liên văn bn), Tạp chí Hợp Lưu (Hoa Kỳ), bản điện tử: https://hopluu.net /a1936/ khao-sat-ngon-ngu-tho-nom-nguyen-trai-trong-moi-truong-giang-day-dich-thuat-kinh-dien-nho-gia-tu-goc-nhin-lien-van-ban
[78] Thu Giang Nguyễn Duy Cần dịch và bình chú, Trang t Nam Hoa Kinh tp I, Nxb Trẻ (tái bản 2014), trang 100 – 107.
[79] Kinh Thi, Tiểu nhã, Tiểu mân chi thập, Đại Đông. Bản điện tử: http://ctext.org/book-of-poetry/da-dong/ens
[80] Lê Quý Đôn, Đi Vit thông s, bản dịch Ngô Thế Long, Nxb Văn hóa – Thông tin (tái bản 2013), trang 124.
[81] Xem Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Nguyn Trãi toàn tp tân biên, tp II, Nxb Văn Học, trang 106 – 109, 198 – 203.
[82] Xem Đoàn Trung Còn biên dịch, T Thư, Lun Ng, Nxb Thuận Hóa (tái bản 2013), trang 138 – 139.

bài đã đăng của Lê Tư

Phần Góp Ý/Bình Luận


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

3 Bình luận

  • Phu kim says:

    Thành tựu nghiên cứu Nguyễn Trãi ở Việt Nam cho đến nay chủ yếu là thành tựu về khảo chứng và xử lý văn bản. Luận giải tư tưởng, nghệ thuật rất hạn chế do lan tràn quan niệm “nghiên cứu” kiểu dữ kiện thì có sẵn, vấn đề là chọn cái nào để viết theo hướng nhất định. Sai lầm tận gốc về phương pháp khiến một thời gian dài hiếm người tạo được kiến thức mới có giá trị về chủ đề.
    Tiếp cận dòng ý thức của Nguyễn Trãi qua thao tác “close reading” mang đến kết quả bất ngờ. Bài viết trên đây đưa độc giả thoát hẳn không gian cũ mòn.

  • says:

    Qua loạt bài 5 phần về Danh nhân Nguyễn Trải, chúng ta thấy rõ hơn về tiểu sử của cụ Nguyễn, một nho sĩ có cuộc đời thăng trầm luôn đi tìm minh chủ. Đa tạ tác giả Lê Tư đã kỳ công nghiên cứu.

  • Toi Nguyen says:

    Bài nghiên cứu lạ và thật lôi cuốn.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)