- Tạp Chí Da Màu – Văn chương không biên giới - https://damau.org -

Ba chuyện tình

 

 

Trước nhất xin cám ơn cô về những điều cô nói trong thư, không phải thư trên giấy trǎ́ng mực xanh mà trên trang máy tính, mù mờ, không dấu; thực ra những điều cô nói trong ấy sẽ không có dấu vết gì trên những giòng chữ sau đây, mà nếu có chǎng thì chúng sẽ bàng bạc phía sau, trong từng lời tôi viết và ngay cả trong những lời tôi không viết ra. Cô yêu cầu tôi kể cho nghe những chuyện tình. Tôi xin chìu ý:“Đã lòng dạy đến, dạy thì phải vâng”. Bây giờ thì cô nǎ̀m xuống, kéo chǎn đǎ́p lên mình đi –tiết trời nơi đây lạnh lǎ́m– để nghe tôi kể những câu chuyện… cổ tích.

 

Chuyện thời xưa

Con sông Bé nước đỏ quạch chảy giữa hai bãi bùn, bên này cũng như bên kia. Bầu trời mầu chì nặng nhọc, những trận gió heo may từng đợt thổi qua làm rúm ró cơ thể mấy con người chờ đò trên bến: vài người đàn bà buôn thúng bán mẹt; một bác ý chừng có việc hầu quan trên tỉnh về, áo dài khǎn xếp trịnh trọng; hai đứa trẻ, chǎ́c là hai chị em, con chị chỉ nhỉnh hơn thǎ̀ng em nửa cái đầu nhưng nó sǎn sóc âu lo vì em như một bà mẹ nhỏ. Người cuối cùng là học Nghiệp. Nhìn đứa con gái nhỏ ông chạnh nghĩ đến cái Nụ của ông, mới mười ba tuổi, cũng âu lo toan tính cũng chǎ́t chiu dành dụm… những đứa trẻ của đồng quê cần cù lao khổ từ tấm bé nên tuổi thơ đã bị thui chột từ bao giờ. Nghĩ đến con, càng thương con ông học càng ngậm ngùi cho thân phận chúng; càng ngậm ngùi cho thân phận chúng ông càng đau buồn cho số kiếp mình. Đúng vào lúc đám khách định sang sông đã nản lòng vì chờ đợi thì bên kia bờ xa, chiếc thuyền nan chậm chạp hướng mũi về bờ bên này, tiếng dầm khua nước mái chèo đụng mạn thuyền gỗ gây những tiếng động đơn độc giữa đôi bờ hiu quạnh. Có tiếng thở phào của những kẻ nôn nao. Cũng vào lúc ấy một người đàn ông cùng hai kẻ tùy tùng xuất hiện nhập vào đám người bờ bên này; sự có mặt của họ chỉ khiến cho đám người chờ quá giang thêm chút bǎn khoǎn. Mấy người đàn bà tỏ vẻ cung kính đối với kẻ vừa đến, cúi đầu kính cẩn chào; người áo dài khǎn xếp còn tỏ ra đon đả hơn nữa, chỉ riêng ông học lạnh lùng bước tránh một bên, đồ chừng kẻ kia thuộc hàng quyền uy ông chỉ lo hǎ́n hống hách chiếm đò sang sông một mình thì bọn dân đen như ông lại còn phải ngồi lại nữa để chờ chuyến sau. Người chèo thuyền trông thấy đám người lố nhố đã toan lên giọng nặng nhẹ bổng trở thái độ khúm núm khi nhận ra ba thầy trò kẻ nọ. Y bước hǎ̉n xuống nước ra sức kéo thuyền đến sát bờ để họ khỏi ướt chân rồi toan đẩy thuyền ra nhưng người quyền uy đã dang tay ngǎn lại, bảo hãy chờ đưa mọi người cùng đi một thể. Học Nghiệp là người bước lên sau cùng, kẻ quyền uy đưa hai tay ra đỡ ông, cực chǎ̉ng đã ông phải đón lấy, chǎ̉ng những y giúp ông bước lên thuyền, y còn đẩy hai tên hầu ra xa lấy chỗ cho ông ngồi. Lúc ông đã yên nơi, y nhỏ nhẹ: “Thì ra thày là thày học Nghiệp dưới làng Hạ. Gặp thày nơi đây thực là may mǎ́n”. Ông học hơi ngạc nhiên nhưng tính kiêu kỳ vẫn khiến ông lạnh lùng, dù vậy ông cũng định nói một điều gì đó cho phải phép nhưng người nọ đã lên tiếng: “Tôi về trấn nhậm nơi này đã lâu, nghe danh thày mãi đến hôm nay mới được cuộc hạnh ngộ này. Nếu thày không chấp trách, tôi xin mời thày ghé qua tệ xá một lần để có dịp chúng ta cùng đàm đạo.”

Sáng hôm sau ông học dậy khá muộn, không vì ông cần ngủ nhiều mà vì ông thao thức mãi suốt đêm qua. Cứ mỗi hành động dù nhỏ nhặt nhất của mình cũng khiến ông soi xét và đánh giá, cho nên hành động dậy muộn này cũng không thoát được nụ cười thầm chế nhạo và tự khinh khi. Không nỗi đau đớn nào lớn hơn đối với kẻ sĩ khi thấy mình dơ dáng vô dụng. Học Nghiệp, nói một cách bóng gió là kẻ cần soi gương hàng ngày. Người xưa bảo rǎ̀ng kẻ sĩ ba ngày không đọc sách, soi gương thấy mặt mũi mình dơ dáng; ông học không phải chỉ thiếu đọc sách mà thôi… Ôi, sách vở mà chi nữa, đọc sách là cầu mong làm người mà ông thì không còn muốn làm người nữa rồi! Tri phủ Hoài sơn, người mà ông gặp trên chuyến đò là kẻ đi thi cùng ông khoa giáp ngọ. Y được chấm ngay phó bảng trong khi ông đã ba lần lều chõng vẫn trở về tay không. Vì vậy cuối cùng ông chỉ là ông “học”, học Nghiệp, một thứ̉ học vị không đáng gọi là học vị, một giải thưởng an ủi cho kẻ lều chõng muôn đời tay không. Gặp buổi nền hán học đến hồi mạt lộ, ông hết can đảm tiếp tục, quay về với chức gia sư bữa đói bữa no. Dù trong nghèo khó hoạn nạn, ông vẫn giữ khư khư hai điều dù hai điều ấy làm thiệt thân ông hơn là nâng ông lên: cái khí tiết của nhà nho và nếp phong lưu của giòng tài tử, thi phú cầm kỳ cùng là món… tửu sǎ́c tai hại: Một trà, một rượu, một đàn bà: ba cái lǎng nhǎng nó quấy ta…nói theo kiểu của một nhà thơ nọ.

Lồm cồm tung chǎn ngồi dậy, ngǎ́m chiếc mùng thủng nhiều chỗ đã được cột túm lại, ông thò hai chân ra ngoài, khoǎ́ng tìm đôi guốc mộc dưới gậm giường. Gian nhà vǎ́ng tanh. Hǎ̉n bà học đã ra đi từ tinh sương còn mấy đứa bé phi lang thang ngoài sân đình thì ǎ́t cũng treo tay sau gáy nhòm vào nhà người mong tìm thấy cuộc cãi cọ hoặc ấu đả chòm xóm mua vui. Còn cái Nụ? Cái Nụ chǎ́c chǎ́n đang giặt áo ngoài ao. Xẫm tối hôm qua vừa về đến nhà ông đã hỏi nó xem chiếc áo lương duy nhất của ông có hãy còn sạch không thì con bé đáp ngay rǎ̀ng áo ấy còn sạch nhưng chiếc áo vải trǎ́ng bên trong thì đã vàng bệch và đầy cáu bẩn nhưng nó sẽ giặt ngay hôm sau để kịp cho thày mặc vì phải đi đâu đấy. Chính những hành động này khiến ông thao thức đêm qua, chả là vì viên tri phủ khẩn khoản mãi, nhất quyết phải mời ông đến nhà cho bǎ̀ng được. Giao thiệp với kẻ quyền thế là điều ông không bao giờ nghĩ đến dù viên quan nọ tỏ ra hết sức thành thực. Y bảo y có bụng liên tài, nhất là với ông mà những bài thơ nôm khinh thế ngạo vật làm cho y vừạ thán phục cái khí phách cùng là tài nhả ngọc phun châu. “Cái phúng thế, lối tự trào, trình tiên sinh, chǎ̉ng qua chỉ là thay thế cách đấm ngực cho đỡ ức của đứa vũ phu, đấy chǎ̉ng phải là điều đáng ca ngợi” học Nghiệp chống chế. “Vả lại, –ông chua cay– tự mình cười mình là hành động của kẻ thất bại; như tiên sinh đây nếu có cười thì là nụ cười rạng rỡ, thỏa thuê, làm gì có cái cay cú của kẻ cùng cực chúng tôi!” Lời qua lời lại rốt cuộc ông học nhận ra phủ quan quả có lòng thành thật và tính khiêm tốn hiếm thấy. Và vì vậy cuối cùng ông học nhận lời mời, phủ quan cho xe đến đón. Tiệc tùng cơm rượu, bình luận thơ văn và sau đó là giải trí vui chơi. Quan cho người đi gọi cô đầu…

–“Hớp rượu đầu không bao giờ ngon, chỉ khiến chát đǎ́ng nơi đầu lưỡi; phải đợi những hớp rượu sau kia, thưa ngài. Hạnh phúc phải được đạt tới bǎ̀ng vô thức. Khi không còn cảm thấy đau nữa, tự khǎ́c ta sẽ biết vui.” Ông học đã ngà ngà, ông say rất nhanh là tại chính ông muốn tự xô ngã mình. Vả lại, người đàn bà trước mặt không phải ai xa lạ, chính là hình bóng tuổi trẻ của ông hiện về.

Làng Hạ có chiếc ao nhỏ, nó tượng trưng cho sự đói nghèo khiêm tốn của nhóm dân bần hàn trong đó có học Nghiệp. Và có cả Huệ, con lý Nhiêu. Cây sung, cây vả là loài thảo mộc ưa nước; ở đâu có nước là ở đấy có mặt giống cây này. Thân chúng ngả nghiêng, cành chúng vươn dài như muốn giang tay với cho được bờ bên kia chiếc ao nhỏ. Từ hồi lên tám lên chín, ông học trưa nào cũng vậy, chờ cho bố mẹ yên giấc lại lén ra ao bơi lội. Bọn ông gồm ba đứa con trai suýt soát tuổi nhau, chúng trèo lên những cành to là là trên mặt nước từ đó buông mình nhảy ùm xuống ao, đánh đá, đùa giỡn cấu xé nhau. Bên kia bờ là mé sau nhà lý Nhiêu có mấy bực cấp đi xuống cầu ao mà đôi khi ba đứa con trai dù ham bơi lội vùng vẫy cũng nhận ra dáng con Huệ xiêu xiêu giặt dũ hoặc rửa bát chén giúp mẹ. Rồi một hôm vì ham việc Huệ vô ý rơi tòm xuống nước. Ban đầu ba đứa con trai vỗ tay cười thích thú sau chờ mãi chǎ̉ng thấy đầu con bé ngoi lên, chúng đâm ngờ ngợ nhìn nhau hỏi ý có nên lặn xuống tìm xem Huệ ở đâu chǎng. Ông học tự để mình rơi xuống giòng nước như bị lôi theo sức mạnh vô hình, ông, của tuổi mười hai vô thức. Cho đến khi đứa bé trai mười hai tuổi nǎ́m được mớ tóc của đứa con gái trong giòng nước ao ngầu đục thì nó mới lờ mờ nhận ra rǎ̀ng có thể nó sẽ đau buốt suốt cuộc đời dài nếu nó không nǎ́m được mớ tóc nọ. Mặc cho mấy đứa bạn đứng vây quanh há hốc mồm sợ hãi, ông học niên thiếu cúi mình ghé sát ngực con Huệ mà lay gọi. Hồi lâu, Huệ phun ra một búng nước, nó hé mǎ́t nhìn bọn con trai bâu chung quanh. Rồi một lúc sau, nó bổng bật dậy ù té chạy vào nhà. Ba đứa con trai còn lại ngơ ngẩn nhìn nhau. Riêng ông học thì lâng lâng như trong mơ, lần đầu nghe thấy một nỗi ấm áp từ ngoài lần da lan vào tận bên trong, một nơi nào đó nơi lồng ngực. Phải chǎng là chiếc áo ướt, phải chǎng là vật gì bên trong cả chiếc áo ướt ấy, phải chǎng là hơi thở con Huệ nghe âm ấm và chua chua, chất chua tháo ra từ dạ dày khi nó nôn oẹ. Thân hình mềm oǎ̀n, mái tóc tơ sũng nước, đôi mǎ́t nhǎ́m nghiền, những cái ấy thuộc về cái mềm mại chưa hề biết khiến cậu bé mười hai tuổi ngẩn ngơ đã đành mà cái mùi chua chua trong mồm Huệ cũng cho cậu một cảm giác gần gũi, thật gần gũi, tưởng chừng như thân xác cô gái bé ấy và thân xác cậu là một. Không phải chỉ cảm giác gần gũi thôi mà là một kết hợp một hòa nhập không thể xóa nhòa được. Từ ấy hai đứa trẻ thân nhau, cùng lớn lên, cùng vui với nhau, cùng chia nhau củ khoai trái bǎ́p. Mãi cho đến ngày đứa con trai cǎ́p sách đến nhà ông đồ ở cuối xóm thụ giáo. Thế giới sách vở là thế giới đàn ông, con Huệ bỗ̉ng chốc bị tách lìa khỏi đời sống của bạn nó. Không biết có phải do linh tính không nhưng Huệ cảm thấy nó đang tụt dần trên những nấc thang xã hội, ngay cả trước khi bố nó nǎ̀m xuống, và chị em Huệ vất vưởng trong tay mẹ, bữa đói bữa no. Cùng với sự tụt xuống những nấc thang là sự lìa xa thǎ̀ng bạn trai duy nhất, Huệ không còn nhìn thấy nó nữa khi mẹ con nàng phải bán mảnh đất và cǎn nhà ra đi. Xa làng Hạ, xa con sông ghi dấu những quǎ̀n quại của giao tiếp đầu đời giữa người với người.

Sự sa sút vật chất là đầu mối cho sa sút nhân phẩm. Chiếc áo không lành sẽ kéo kẻ mặc nó trụt xuống vài nấc thang đǎ̉ng cấp. Một hôm Huệ soi bóng mình xuống mặt ao nhận ra mình đẹp, đẹp tiều tụy và đẹp sầu thảm. Tương xứng với nét đẹp đó Huệ bừng hiểu rằ̀ng nàng sẽ mãi mãi bị bắn xa khỏi vòng trong của nhóm người ǎn trên ngồi trước của xã hội làng Hạ. Nàng sẽ không rơi xuống mà vǎng ra xa. Kẻ nghèo kẻ dốt rơi xuống, nhưng những kẻ không nhận chịu phận nghèo và phận dốt thì sẽ bị đẩy bǎ́n ra như bởi một lực ly tâm vô hình. Vậy mà mỗi bận bị bǎ́n ra xa, họ lại tìm cách ngựợc đường quay vào. Sức kháng cự đó nơi Huệ chỉ nhờ ở mỗi nhan sǎ́c. Nàng nhận ra nó khá sớm qua những cái nhìn, nhìn ngợi khen nhìn thèm muốn ngay cả nhìn e dè sợ hãi. Nàng tự hỏi nàng có làm gì đâu khiến có kẻ phải sợ hãi; đã vậy thì nàng phải biết sử dụng nó để tìm chỗ đứng. Nhưng than ôi, kẻ thèm muốn nàng thì nhiều mà kẻ ôm giữ thì hiếm nên chỗ nằ̀m thì có mà chỗ đứng thì vẫn không.

Ban đầu ông học ngờ ngợ, kẻ xa lạ kia sao thấy như có chỗ gần gũi ? Mái tóc mun như giòng mực tàu đổ xuống bờ vai, những ngón tay mệt mỏi đưa lên vén, cái đầu cúi xuống, vạt áo tứ thân che không kín nổi đôi đùi thon, chiếc lưng eo kiêu kỳ trong thế ngồi không chùng trĩu, một mảnh vai ngà hǎ̀n bởi dải yếm thǎ́m…một trong những vuông nhỏ thân xác đó có tên gọi nào thân quen? Nhưng cái không khí giáo dục trĩu nặng nam nữ thụ thụ bất tương thân đâu có cho phép ông từ thanh xuân đến giờ, biết gì nhiều ngoại trừ món sở hữu duy nhất của ông là bà vợ mà ông mang về nhà tự bấy đến nay. E chừng là cô bé láng giềng thủa nhỏ ấy, ông tự hỏi nhưng lại gạt đi, con bé ghẻ chốc nó bé tí, chân ngǎ́n chủn, lại gầy như que củi làm sao có thể trong vài nǎm đã biến thành tấm nhan sǎ́c chim sa cá lặn này. Mười nhǎm nǎm thấm thoǎ́t có xa gì/Ngoảnh mặt lại đã đến kỳ tơ liễu… Xong khúc hát, tay xẩm kéo đàn nhị dừng lại, khúm núm xin phép “chư quan” chiêu ngụm trà và bẻ cụp mười đầu ngón tay mỏi nhừ. Tri phủ che tay ngáp, ghé tai xin lỗi học Nghiệp lui vào thư phòng, thật ra chỉ là cái cớ để ông học tự do với người cô đầu vì xem ra hai người có mòi như muốn liếc mǎ́t đưa tình nhau. Viên tri phủ vừa đứng lên người đàn bà đã nhích lại gần ông: “Quân tử hồ như quên kẻ hèn mọn này rồi! Thường kẻ đã quen ngựa xe thì không còn muốn quay nhìn về quá khứ nữa.” Học Nghiệp qua giây phút sửng sốt (quả là nàng, quả thực là nàng, ông tự nhủ) định thần, rồi xua tay: “Nàng nhầm đến hai lần: ta chǎ̉ng có ngựa xe mà cũng không hề quên quá khứ. Có điều phút tao ngộ hôm nay mang lại quá nhiều đǎ́ng cay cho nàng mà cả cho ta nữa.” Huệ ngẩng lên nhìn thǎ̉ng vào mặt khách: “Quả là có nhiều đǎ́ng cay cho tiện thiếp thật; nhưng phần chàng sao lại đǎ́ng cay được?” Dường như có giòng nước mǎ́t đã khô trên đôi má hóp và giọng nói phẫn thế trộn với hơi cay của rượu: “Nàng không biết đấy chứ đời ta hồ đã bỏ đi. Giá thử ta là Uy Viễn tướng công thì hôm nay ta đã không quản rước nàng về chia sớt chút vinh hoa. Nàng ơi…” Ông học khi buông ra hai tiếng “nàng ơi” tưởng như tâm tình mình nhẹ đi nhiều lǎ́m. Ông chưa bao giờ được nói với một người đàn bà xa lạ, lại là kẻ trong sâu kín tâm hồn của tuổi mười hai mà ông tin rǎ̀ng ông đã yêu. Tiếng “ơi” đầy yêu thương dễ chừng trong đời ông, ông chỉ có bận này để thốt lên. Nó sâu thǎm thǎ̉m. Và đau yếu. Và xót xa. Và uất hận. Người đàn bà gục đầu lên vai ông, ông không dám cử động, sợ tan mất phút giây hiếm quí mà có lẽ chỉ đến với ông một lần. Họ kể cho nhau về những điều họ đã trải qua kể từ ngày xa nhau, về những kẻ thân thích, về làng Hạ. Nhiều lǎ́m. Không hết được. Rồi có một lúc giọng nàng ríu lại, mơ màng. Ông học là kẻ quen thức đêm, có nhiều khi ông trải qua cả đêm trǎ́ng vì buồn phiền; ấy thế mà hôm ấy ông tin rǎ̀ng đã có một phút giây nào đó ông chợp mǎ́t. Nếu không chợp mǎ́t tại sao ông không nhận ra lúc Huệ đưa tay quàng quanh cổ ông và cả đôi môi Huệ cũng đặt lên đấy. Ôi hai cánh hoa mềm của một loài hoa không tên… Và cũng đã có một phút ông học toan ghì người đàn bà thật chặt vào lòng, buông thả hẳn thân xác ông đang sôi sục bởi ham muốn. Dù không từng trải nhưng bản nǎng của con đực vẫn dạy cho ông con đường gần nhất để đạt tới hòa hợp giữa hai thân xác và, nhiên hậu, hai tâm hồn: con đường vào tâm hồn đàn bà thường lệ vẫn phải bước qua thân xác đã.

Khi tiếng mõ tàn canh gióng đủ ba hồi thì đã nghe bên ngoài lao xao bước chân của bọn lính canh và bọn người nhà quan phủ. Tên mã phu thập thò bên cửa, ngóng xem ông học đã thức dậy chưa để còn lo đưa ông về nhà theo lệnh chủ. Bọn con hát cũng từng người lần lượt trở mình cố kéo dài thêm một chút cơn mộng mơ trước khi trở lại với bần hàn và hất hủi đời thường. Huệ gác hǎ̉n đôi đùi non lên ông học. Nàng say ngủ quá chǎng? Tay chân mình mẩy ông tê điếng nhưng là cái tê điếng của đê mê, ông muốn kéo dài mãi giây phút ấy. Suốt một đời tǎm tối chỉ để đổi được vài giây nguôi ngoai này sao, ông tự hỏi. “Bẩm ngài, quan tôi dạy phải hầu ngài về một khi ngài…“Ta về ngay đây; nhưng không cần anh phải đưa đón. Xin miễn, xin miễn.” Lời nói của tên người làm đã đánh thức ông học, ông cương quyết nâng người Huệ còn mê ngủ đặt xuống chiếu hoa, thǎ̉ng người bước ra.

Ra khỏi dinh quan phủ, ông học ù té chạy. Như một kẻ điên. Cho đến khi ông mệt lử̃. Trông thấy thửa ruộng ủng nước bên đường, ông quì xuống vốc nước bùn phả vào mặt. Những giọt nước mǎ́t cũng cùng lúc trào ra pha lẫn bùn. Ông muốn quị xuống. Và ông cũng mong mình quị xuống được ở đấy để đừng bao giờ trở dậy nữa.

Chuyện thời chinh chiến

Chàng tuổi trẻ tươi cười thầm một mình với ý nghĩ ấy trong đầu: “thật tuyệt diệu khi có một đối tượng đế nghĩ đến và để sống với.” Bước chân chàng hơi khựng lại, nhưng rồi bản nǎng đẩy chàng tiến tới, suýt tí nữa thì chàng bị một cành cây đập vào mặt, nhưng có hề gì khi tâm trí chàng đầy ǎ́p và thân xác chàng nhẹ tênh. Hạnh phúc tượng hình như vậy trong chàng. Chàng đang đi trên phố đông vui, sǎ́c màu rực rỡ? Chàng đang diện bộ cánh đẹp nhất, đang thong dong với buổi cuối tuần cùng bè bạn? Thưa rǎ̀ng không. Chàng đang ở giữa rừng, tay hờm súng, vai lưng cồng kềnh những chǎn màn quần áo thuốc men thức ǎn nước uống đạn dược. Trước mặt chàng là cây rừng đan dày và ba thǎ̀ng đồng đội, thǎ̀ng thứ nhất du đãng Cầu Muối, thǎ̀ng thứ hai cựu thợ sửa máy của hãng Ba Son, thǎ̀ng thứ ba là nông dân gốc Cao lãnh, chúng vừa đi vừa chặt cây vạch lá, vừa lǎ́ng tai cǎng mǎ́t dò dẫm; đàng sau chàng đoàn người nối gót còn dài lǎ́m. Không một lời nói, chỉ những sụt sịt hiệu lệnh và ai cũng gǎ́ng trương cứng mọi giác quan để bǎ́t kịp những hiệu lệnh không lời đó. Mọi người ai cũng cǎng thǎ̉ng chỉ riêng chàng nhẹ tênh thư giãn; mọi người ai cũng âu lo, riêng chàng vui chơi cõi khác.

Vì tình yêu có cánh, nhất là tình yêu đầu đời và mới chớm.

“Và tôi cũng yêu em …và tôi cũng yêu em: yêu em rộn ràng / yêu em nồng nàn /yêu em chứa chan…” Lời của một bản nhạc trẻ chàng vừa nghe lỏm đêm qua như được đặt khít vào hoàn cảnh khiến chàng mê mải lẩm nhẩm dù lời của nhạc sĩ chưa đúng như ý chàng; nếu chàng viết lời nhạc chàng sẽ bảo là tôi yêu em nhất, yêu trên mọi thú vui mọi ao ước mọi chiếm hữu mà tôi có thể có. Mà nào đã có gì giữa chàng và nàng đâu! Có thể bảo là không có gì hết nhưng cái hương vị nồng nàn của hứa hẹn đủ cho chàng sống, có thể sống trường cử̃u, sống như không bao giờ phải chết. Hãy tưởng tượng một ngày phép cuối tuần của người lính trẻ không nhà. Vượt khỏi cổng trại lính thì chàng hướng về thành phố dù thành phố chǎ̉ng là thành phố của chàng. Chàng định sẽ đi lên đi xuống ngǎ́m phố ngǎ́m người cho đến khi đôi chân mỏi nhừ (để tiêu bớt thời giờ) rồi sẽ chọn một quán nước, quán nước xinh-xinh thơ-thơ mộng-mộng có cô hàng xinh-xinh thơ-thơ mộng-mộng mang cái tên xinh-xinh thơ-thơ mộng-mộng ; chàng sẽ gọi mang lên ly cà-phê (cà phê đen có nhiều đá để có thể nhâm nhi thật lâu) tai nghe những bản nhạc quen (có bản vui có bản buồn có bản rên rỉ khóc lóc khiến chàng bực dọc thêm nhưng đôi khi chỉ cần đôi tiếng đôi câu gợi hình đủ cho chàng rưng rưng và nước mǎ́t từ đâu ứa ra khóe: không phải nước mǎ́t luôn gợi buồn, cũng có thứ nước mǎ́t gợi vui gợi đǎ̀m thǎ́m gợi yêu thương gợi ra phút chốc ngǎ́n ngủi nhưng quí giá của hạnh phúc…) Bụng rỗng. Và ngày tàn. Chàng không đủ tiền trả một bữa cơm, chỉ đủ cho bát phở. Bát phở ấy sẽ được ǎn vào cuối ngày trước khi bước lên xe lam về trại. Đúng vào lúc chàng vừa kéo ghế ngồi trong quán phở tồi tàn thì một thǎ̀ng bạn đồng đội chường mặt. Hǎ́n diện civil chải chuốt mặt mũi láng coóng (dân thị thành sành ǎn chơi mà!) ra dấu bảo chàng phải dứt khoát bỏ nơi ấy để đến nơi khác, một nơi hứa hẹn: “Đi boum!” Chàng sẽ được nghe nhạc (nhạc hay, nhạc mới từ tận bên Tây gửi về) sẽ được nhìn ngǎ́m vô số gái đẹp (và giàu) sẽ được nhảy nhót và tha hồ tán tỉnh (hồi ấy người ta gọi là đấu láo). Chàng đang đói ư ? Sẽ có thức ǎn thức uống đầy dẫy…

Thế thì đi.

Hoàn cảnh có tính cách khá trớ trêu và hài hước. Bộ đồ lính của chàng, thân phận chàng cũng như tình cảnh chiến tranh khốn cùng của đám người chung sống trên một mảnh đất đột nhiên biến mất khi hai người đẩy cánh cổng sǎ́t của ngôi biệt thự và bước lên thềm (thềm cao, lát gạch bóng; chàng nghe như bên kia lần cửa, dù cửa chưa mở ra, có son phấn, có âm nhạc, có tiên nữ). Cũng tựa như khi ta bước từ ngưỡng cửa địa ngục sang thiên đường; chàng không biết thiên đường nhưng có lẽ thiên đường cũng đến như thế này là cùng. Hai người chóa mǎ́t không phải vì ánh đèn quá sáng mà vì cảnh tượng bày ra trước mặt họ. Ngoài kia là bão tố nhưng trong này là bếp nồng. Ngoài kia là khóc lóc kêu than thì trong này là du dương âm nhạc. Ngoài kia rách rưới thối tha đổi lại với trong này thơm tho sang cả. Chỉ có bộ quân phục của chàng là lỗi nhịp nhưng nhiều khi sự lỗi nhịp bổng trở nên quí giá. Mọi người nhìn chàng với ánh mǎ́t thiện cảm. Đứa bạn đã biến mất tǎm, chàng một mình trơ vơ nhưng với bản nǎng của thǎ̀ng lính chàng lo việc mưu sinh trước đã. Dãy bàn dài trải khǎn trǎ́ng trên ấy bày đầy thức uống và thức ǎn là nơi chàng tìm đến trước tiên. Chàng nhồi đầy bao tử những chồng sandwich và nước ngọt. Rồi một khi đã no nê chàng bèn chọn một ly rượu cộng với một chỗ ngồi khuất. Rượu có khả nǎng đặc biệt đưa ta vào nguôi quên, dẫn ta đến hứng khởi dù là hứng khởi giả tạo, chốc lát; nhưng quả thật là ly rượu hôm ấy khác với những ly rượu khác, hơi nồng của nó mạnh hơn khiến chàng trong một khoảnh khǎ́c nào đó quên rǎ̀ng chàng là ai và đang ở nơi nào. Trong bóng tối chàng yên tâm để thân xác mình chìm xuống và ý thức sống dậy, ý thức quằn quại của thằng con trai hai mươi tuổi chưa biết tình yêu chưa biết đàn bà mà đã biết rất sớm ý nghĩa phù du của kiếp người. Chàng tưởng chàng có thể ngồi như vậy (sung sướng chán!) suốt đêm nhìn người ta nhảy nhót chuyện trò, ngắm những cô thiếu nữ đẹp (vượt khỏi tầm tay với của chàng) và chờ cho đến khi thằng bạn tái hiện để hai đứa rủ nhau về trại. Sẽ buồn ngủ và sẽ mệt nhưng không sao, miễn là hai chân còn đứng vững trong hàng khi có lệnh tập họp và điểm danh. Sau đó thì hạ hồi phân giải. Đời lính làm sao tính đến ngày mai. Hãy cứ biết có hôm nay…

Ban đầu tiếng nhạc chát chúa khiến chàng khó chịu. Chàng tu liên tiếp nhiều ngụm rượu và bây giờ thì chính hơi rượu lưu thông trong thân thế chàng làm hai lỗ tai chàng lùng bùng. Cái lùng bùng bên trong thân thể đã át mất lùng bùng bên ngoài. Chàng ngồi bệt xuống sàn, duỗi thẳng chân và cất tiếng hát theo điệu nhạc. Hundred miles… Xa lắm phải không hỡi người tình nhỏ. Những chia ly muôn đời gây khổ người đi. “Anh lính ơi, anh hát hay lắm”. Giọng nói của một người con gái cất lên sát sau lưng chàng. Vậy mà chàng cứ tưởng trong góc tối này chỉ mình chàng ngồi. Nàng quay về phía chàng, nhìn bộ đồ chàng đang mặc : –Anh là lính gì vậy ? Ý nàng muốn hỏi chàng thuộc binh chủng nào. Anh là thứ lính dữ, chàng đáp. Nàng cười: lính nào mà chẳng dữ. Đánh giặc, giết người mà không dữ ư? –Nhưng anh chưa giết người… –Trước sau gì rồi anh cũng sẽ giết người. Giết nhau không tốt đâu anh. Hậu phương này đang chối bỏ bọn chàng đây, hậu phương này không hề biết khẩu hiệu “tất cả cho tiền tuyến” ; nhưng cũng là điều hay; thái độ ấy sẽ khiến kẻ cầm súng phải suy nghĩ, phải đắn đo khi đặt tay lên cò súng. Nhưng đối với tuổi yêu đương, chiến tranh rất dễ được đặt vào trong ngoặc; sau vài mẫu đối thoại hai người đã đồng tình đặt nó vào dấu ngoặc đơn và quên phắt đi. Bây giờ đầu óc họ chỉ còn có nhạc và tình. Người con gái lôi chàng đứng lên khi nghe ban nhạc tấu điệu slow dịu dàng. Hãy đưa em đi bản này. Họ dìu nhau ra sàn. Chàng lóng ngóng, hơi ngại ngần không dám ôm chặt nàng, nhưng nàng đã ngả đầu lên vai chàng. Bắt đầu từ đấy họ không rời nhau nửa bước. Lúc thằng bạn quay lại tìm thì chàng đang rụt rè đặt lên má nàng chiếc hôn đầu; thật ra chàng không muốn chỉ hôn lên má; nhưng chàng tin rằng chàng sẽ còn nhiều cơ hội nữa cùng nàng. Bây giờ thì chàng vội vàng, như cô bé lọ lem khi nghe chuông đồng hồ gõ nửa đêm. Hai người bạn chạy vội ra bến xe lam. Chàng vẫy tay hẹn nàng tuần tới. Nhất định bận sau chàng sẽ đặt lên môi nàng chiếc hôn để biết thế nào là mật ngọt.

*

Bắn sẻ hay bắn tỉa là một trong nhiều chiến thuật mà người ta rất ưa dùng trong chiến tranh du kích. Nó có nhiều thuận lợi: sử dụng ít súng đạn, ít nhân số nhưng lại thu về kết quả lớn; ngoài việc hạ được đối phương (từng người một) còn gây được không khí hoang mang, căng thẳng bên hàng ngũ địch. Việc thực hiện đòi hỏi một thời gian nghiên cứu hoạt động của đối phương, thường được giao cho tổ trinh sát nhỏ chừng vài ba người là nhiều nhất. Họ bám chặt quanh vị trí địch, ghi chú giờ giấc xuất quân và rút quân, lộ trình chọn lựa, cùng các thói quen khác. Sau khi đã nắm đủ tin tức về phía địch, giờ ta chọn vị thế cho phía ta: một chỗ nấp tốt phòng khi có động thì rút lui dễ dàng, thường là một vị thế tương đối cao nhưng kín đáo để dễ quan sát và cũng dễ tấn công. Khí cụ sử dụng: một cây súng trường với ống nhắm, nhiều khi chẳng cần ống nhắm nữa.; xạ thủ chỉ cần kềm súng cho vững để đạn đạo đừng chệch xa (súng có thể được vít chắc bằng nhiều cách) có nghĩa là súng ở vị thế cố định, do đó đạn đạo cũng tương đối cố định. Những sai lệch nhỏ bé nếu có thì chỉ mang về hậu quả như sau: mục tiêu sẽ nhận viên đạn vào phần giữa bụng thay vì trên ngực hay trên đầu, như thế cũng chẳng quan trọng bao nhiêu vì dù sao hắn cũng ngã xuống (bị loại khỏi vòng chiến như cách nói của giới quân sự), đúng như kết quả nhằm tới. Đạn vào bụng hay vào ngực có nghĩa là cái chết được kéo dài ra hoặc rút ngắn lại một chút. Điều khác nhau chỉ gồm trong chừng đó thôi.

Tiếng động quanh ta có ý nghĩa lớn. Chúng ta cần tiếng động (giới trẻ ngày nay cần mở máy nhạc luôn luôn mặc dù họ không hề nghe), đôi khi chúng ta lại sợ tiếng động; tiếng động quá lớn lay động thần kinh (chẳng hạn tiếng gầm rú của động cơ các loại máy bay phản lực, nhất là khi chúng ta đã có lần kinh hoàng khi nằm trong rừng và lũ máy bay kia thuộc phe địch đang gầm rú tìm kiếm để triệt hạ ta) nhưng những tiếng động nhỏ, nhiều khi cũng gây kinh hoàng khi qua chúng, ta thu nhận kinh nghiệm của sợ hãi hay kinh nghiệm của bất cứ mối nguy hiểm nào. Một điều khá lạ lùng đáng ghi nhận để suy ngẫm là, chẳng hạn, trong hoàn cảnh thật rộn ràng chúng ta có khả năng nhận ra một rung động nhỏ bé, một thoáng cựa mình, một cái chớp mắt; trong vạn tiếng âm ì ta lắng ra âm thanh của đôi cánh chuồn bay khẽ! Có lẽ tôi chưa đạt được cách mô tả mà tôi bắt chợp được giữa phút giây đó, nhưng chúng ta cứ gắng theo dõi câu chuyện rồi khắc hiểu thôi. Đơn vị đồn trú có gửi một toán tuần tiễu nhỏ lục soát quanh vùng chiếm đóng, và toán quân ấy đang trên đường về. Viên chỉ huy, giọng gần như reo vui khi gọi máy liên lạc báo tin sắp đến trại an toàn, chỉ còn khoảng hai cây số đường chim bay, và xin quân xa đến điểm hẹn đón họ. Bọn lính nhận lệnh bố trí phân tán chung quanh, chờ đợi, đứa nào cũng đã sẵn sàng trong đầu chương trình về phép vui chơi. Chẳng mấy chốc sau mọi người đã nghe tiếng động cơ và đoàn quân xa ló dạng sau khúc quẹo của con đường đất đỏ. Mọi người ùa leo lên xe, thoáng chốc hai chiếc quân xa đã đầy ắp, tài xế lùi để quay đầu xe hướng về phía làng. Con đường đất đỏ bị dày xéo bởi mười chiếc bánh xe khiến bụi bay lên mù mịt. Chùm bụi đỏ vượt khỏi chòm cây, ở xa mấy cũng nhìn thấy được.

Chàng là kẻ bám theo xe sau cùng khi ba-lô và súng đã được các bạn ngồi bên trên rước dùm. Hai hàng ghế hai bên đã bị chiếm cứ bởi mọi người, chàng đành lênh khênh đứng tay bíu lấy thành xe.

Ở một nơi xa tít trên ấy có kẻ nằm mỏi bên gộp đá ôm cây súng dài. Y chọn hai vị trí: sáng ở phía bên này, chiều phía bên kia thuận theo hướng mặt trời. Chiều hôm ấy, y đổi vị trí đã khá lâu, nằm mãi một chỗ đến phát buồn ngủ. Y đang quai miệng ngáp thì tầm mắt bắt chợp làn bụi đỏ bốc lên. Tức tốc y nhằm đám bụi đó bóp cò súng như một cứ chỉ máy móc mà y đã thao tác hàng ngàn bận, và lập tức bỏ súng chui xuống miệng hầm cạnh đó phòng khi bên dưới phản pháo trả đũa.

Giữa khoảng cách hai không gian xa xôi đã xảy ra một hành động và một hậu quả; giữa hai khoảng cách xa xôi có viên đạn rời nòng súng và viên đạn ghim vào ngực. Chiếc cơ bẩm bập xuống vỏ đạn đồng chỉ gây lên tiếng tách nhỏ vậy mà âm thanh của nó vang đi thật xa. Người ta tưởng chừng mọi cửa miệng đang bô lô ba la của bọn người trên xe thình lình ngưng hẳn lại, tưởng như chúng đã biết tai họa sẽ xảy ra chỉ một sát-na trước đó. Tách! Chàng tuổi trẻ xoay mình lại tươi cười, dâng khoảng ngực thanh xuân đón viên đạn chì. Giòng máu chỉ loang một vệt nhỏ trên tấm áo màu lá rừng. Vậy mà đủ làm chàng khuỵu xuống.

Trong thành phố kia, không biết rồi ra cô thiếu nữ sẽ đón nhận tin chàng với thái độ nào? Người con trai chết khi chưa kịp hôn lên môi cô, chưa biết đủ hương vị yêu đương; và người lính tử trận khi chưa hề đặt tay lên cò súng. Hẳn cô còn một an ủi nhỏ: giết người không tốt đâu, theo lời cô khuyên, chàng chưa hề giết người!

Chuyện bây giờ

Tuổi già chǎ̉ng gợi hứng cho tôi viết chuyện tình. Thanh xuân bỏ đi nên bồi hồi xao xuyến cũng bỏ đi. Biết sao? Thôi thì tôi mượn chuyện người để kể cho cô vậy. Cách đây vài ngày, tôi xem một cuốn phim Pháp, loại phim quay cho chương trình truyền hình, thực hiện vội vã với một ngân sách hạn hẹp, có nghĩa là loại phim ít được chọn lọc, o bế, thế nhưng chuyện phim đã làm tôi xúc động và suy nghĩ nhiều. Cuốn phim có tựa là “On n’a qu’une vie” do Robin Renucci đóng vai người đàn ông và Marianne Basler đóng vai người đàn bà (người nữ tài tử này là tổng hợp của những nét xấu để sau rốt biến thành một toàn thể đẹp, theo cách tôi nhìn).

Nhân vật đàn ông trong phim, sáng hôm ấy lên phi trường đợi chuyến bay đưa anh ta đến một thành phố, mục đích là để thực hiện công tác cho sở, ở đấy anh bǎ́t gặp một dáng dấp đàn bà -không nhất thiết phải đẹp, nhưng dưới mǎ́t anh nàng có một nét duyên dáng nào đó (điệu bộ, cử chỉ: cách vén mái tóc lòa xòa trước trán, cái nhìn quanh bǎn khoǎn, bàn tay chống cǎ̀m thờ thẫn … Quái nhỉ, chúng ta luôn luôn bị lôi cuốn bởi những điều vô tình và nhỏ nhít như vậy ư?) đủ sức thu hút khiến anh quên việc mình phải làm. Anh mời nàng dùng ly cà-phê, nói nǎm điều ba chuyện và biết rǎ̀ng nàng đang trên đường đi nghỉ hè ở đảo Malte. Anh quyết định vất bỏ mọi thứ và đi Malte cùng nàng…[Trong suốt cuộc đời dài chǎ́c gì chúng ta có được một lần đủ can đảm và đủ điên cuồng vứt bỏ hết như nhân vật trong phim (nghề nghiệp, vợ chồng, con cái, nhà cửa) chỉ để tìm theo tiếng gọi mơ hồ của một con người chưa thành hình –tất nhiên người ấy đã hiện diện lâu nǎm trong đời sống nhưng không có ta bên cạnh vì vậy mà hình bóng người ấy chưa được tạo dựng rõ nét trong ta]

Họ cùng đến Malte. Trước bàn giải khát nàng hỏi chàng anh có gia đình không, chàng đáp không–hơi ngập ngừng; chàng hỏi nàng cùng câu hỏi đó nàng cũng bảo là không. Thật ra cả hai đều có những ràng buộc, nhưng họ nói không chỉ vì trong tâm tưởng họ cho là không. Dối trá? Không hǎ̉n vậy. Và sự cô đơn trong thế giới chỉ gồm có hai người đã đẩy họ đến gần nhau. Thật gần. Sáng hôm sau nàng đuổi chàng ra khỏi phòng: tôi không biết gì về anh, nàng giải thích. Nhưng dư vị của đêm qua ân ái (tình dục chỉ là một trong nhiều yếu tố góp lại cho điều mà ta gọi là tình yêu) đã cho phép nàng nhìn thấy ánh nǎ́ng rạng rỡ, đường phố rộn ràng, chiếc áo bày trong cửa hàng đẹp lên bội phần nếu nàng khoác nó lên người. (Chúng ta sống nhiều ngày tháng trong đêm đen trong khi vạn vật có đủ sǎ́c mầu, nhưng những sǎ́c mầu ấy phải cần có ánh sáng mặt trời chiếu lên mới bày rõ được nét xinh tươi. Tình yêu là ánh mặt trời ấy). Từ phút gặp nhau ở phi trường đến khi họ cùng vào chung một cǎn phòng, nàng chỉ mặc áo trǎ́ng. Hôm ấy nàng mua chiếc robe màu đỏ, màu của lạc quan, màu của hạnh phúc. Việc nàng đuổi chàng đêm qua chỉ là hơi thở đứt nối của những (nhất thiết theo trình tự của những điều tôi kể sau đây) hồi hộp, bǎn khoǎn, do dự, liều lĩnh, thảng thốt, vồ vập, bǎ́t giữ, chiếm đoạt và buông thả… Cái triết lý sống của thời đại chúng ta ngày nay trong xã hội hưởng thụ là chụp bǎ́t ngay tức khǎ́c những “cơ hội” chạm đến tay.

Đoạn kết của câu chuyện? Đó là câu hỏi của bất cứ một người đàn bà nào. Nếu cô đã xem cuốn phim, tất cô biết rõ; nhưng nếu cô chưa hề xem ? –Thì hãy tự tưởng tượng ra một đoạn kết…

Những lúc đau đớn nhất hoặc hoang mang nhất, tôi chọn nghe nhạc Trịnh Công Sơn. Hôm nay tôi ở trạng thái hoang mang chứ không đau đớn. Tôi đang nghe “Ru ta ngậm ngùi”. Sơn suốt đời bất lực trước yêu đương thể xác nên khi ông nói lên, tính chất thành thật khiến ta nhức nhối, đau như đau trong từng thớ thịt, không phải ngoài làn da mà sâu trong tận xương tủy. Nhạc của ông dù đã nghe nhiều lần nhưng mỗi bận nghe là mỗi lần khám phá; nếu không là khám phá thì ít ra cũng cảm thông –nên dùng chữ hiệp thông mới phải. Bổng nhiên tôi tự hỏi: tôi đang có hạnh phúc chǎng? Hạnh phúc khi chảy được nước mǎ́t (nước mǎ́t rơi xuống là mọi nặng nhọc vơi đi) vì cùng hỏi như Sơn “có đường phố nào vui cho ta qua một ngày (một ngày hay một phút một giây cũng được, trong hoan lạc người ta không biết nó ngǎ́n hay dài, phút chốc cũng là thiên thu) có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi” hạnh phúc vì đã từng có thanh xuân, vì được phép gợi nhớ, ôn lại. Đường phố nào của quá khứ mà ta đã dẫm lên, trên ấy bước chân ta sáo nhảy vì đàng kia, bên kia, quanh ta thấp thoáng một tà áo và những sợi tóc bay, trong đó sợi nào còn vướng trên môi ta, in mong manh lên trí nhớ? Hóa ra chỉ có ảo giác nuôi ta thôi sao? Nhưng ảo giác được tạo từ trải nghiệm có thật, giống như quả có chín thì rữa mục rồi mới lên men. Nhạc sĩ ưa hờn giận: “em về hãy về đi, ta phiêu du một mình” còn tôi, tôi không giận nhưng giờ này tôi cũng phiêu du một mình; người bạn đường còn đấy nhưng hờ hững vì còn đang lo toan bao nhiêu điều eo sèo thường nhật, tôi chỉ là đứa ǎn hại mơ mộng hão huyền, không cất cánh bay được lên khỏi đời sống mà cũng không chịu nhập vào đời nên lúc nào cũng lờ lững.

Hạnh phúc không ở cùng ta lâu hơn một sát na. Lời nhạc dứt thì thổn thức cũng tan theo. Thôi thế là hết buồn hết vui hết đau khổ hết rung động. Màu trǎ́ng trở về. Vô cảm chường mặt. Đành bỏ giở lá thư này.

bài đã đăng của Đặng Đình Túy

1 Comment (Open | Close)

1 Comment To "Ba chuyện tình"

#1 Comment By Thai Nguyen On 17/02/2010 @ 1:06 pm

Xin được có vài nhận xét lẩm cẩm về một số chi tiết địa chí và thời cuộc trong “Ba Chuyện Tình” tuyệt đẹp và bi thương của bác Đặng Đình Túy.
Chuyện thời xưa (hay chuyện tình của ông học Nghiệp):
Câu chuyện này có lẽ xảy ra ở xứ Đàng Trong- vì cái học vị “học” không được dùng ít nhất kể từ miền Thanh Nghệ ra bắc: Không thành nghè, cử, hay tú, người học sinh vẫn chỉ là … đồ. Nó xảy ra vào buổi nền hán học đến hồi mạt lộ” nên địa điểm hẳn là miền Trung vì lúc đó Nam Kỳ Lục Tỉnh đã thành thuộc địa của Pháp. Bác Túy kể rõ: phủ Hoài Sơn. Một số người viết phủ Hoài Sơn thuộc tỉnh Bình Định, gần Phú Yên, quê hương của bác Túy. Nhưng theo Đại Nam Nhất Thống Chí, đời nhà Nguyễn không có phủ Hoài Sơn. Chỉ có phủ Hoài Nhơn ở Bình Định. Phủ Hoài Nhơn bao gồm cả huyện Bồng Sơn, có lẽ vì vậy mà người ta lầm thành phủ Hoài Sơn chăng?
Nếu ở câu chuyện xảy ra ở Trung kỳ thì ông học Nghiệp có gọi cha mẹ mình là “bố mẹ” không nhỉ? Ừ, thì đã có “Bố Cái Đại Vương” từ ngày xửa ngày xưa rồi, nhưng “bố” chỉ được dùng ở Đàng Ngoài. Các tự điển của Pigneaux de Béhaine (1772-1773) và Taberd (1838) – do những soạn giả chỉ sống ở Đàng Trong- không có chữ “bố” với ý nghĩa là cha. Đại Nam Quấc Âm Tự Vị (1895) của Huình-Tịnh Paulus Của ghi rõ: “Bố: cha, kêu theo tiếng đàng ngoài”. Và cô đầu Huệ có mặc áo tứ thân- bộ y phục của phụ nữ Bắc kỳ hay không? Mà nếu có, thì e rằng cũng không thể có cảnh “vạt áo tứ thân che không kín nổi đôi đùi thon” vì dưới vạt áo đó còn có chiếc váy dài lê thê đến đôi bàn chân của cô Huệ. Thời đó chưa có minijupe, bác Túy ạ!
Bác Túy kể là ông tri phủ Hoài Sơn đi thi cùng khóa Giáp Ngọ với ông học Nghiệp. Và ông tri phủ này đã “được chấm ngay phó bảng”. Chuyện khó xảy ra, vì muốn đậu phó bảng hay tiến sĩ, các ông cử đậu hương thí lại phải ì ạch ra Huế dự kỳ thi hội được tổ chức vào năm sau. Tra trong Quốc Triều Hương Khoa Lục và Quốc Triều Khoa Bảng Lục thì vào đời Thành Thái quả thật có một người đậu khoa thi hương năm Giáp ngọ (1894) ở trường Bình Định và đậu phó bảng trong khoa thi hội năm Ất mùi (1895). Đó là ông Đào Phan Quân, sau làm đến Tuần phủ Thuận Khánh. Phải chăng vị này chính là ông tri phủ hiếu khách và tế nhị trong Chuyện thời xưa?
Chuyện thời chinh chiến:
Thời chinh chiến của bác Túy phải xảy ra vào giai đoạn cuối của cuộc chiến, để cho các ông nhà binh ngâm nga cái điệp khúc Yêu Em Dài Lâu (yêu em đậm sâu… yêu em từ lâu…) của Đức Huy. Người lính số phận hẩm hiu trong chuyện có “ba thǎ̀ng đồng đội, thǎ̀ng thứ nhất du đãng Cầu Muối, thǎ̀ng thứ hai cựu thợ sửa máy của hãng Ba Son, thǎ̀ng thứ ba là nông dân gốc Cao lãnh”. Bác Túy ạ, thời đó không phải ông thợ sửa máy vớ vẩn nào cũng được nhận vào hãng Ba Son như thời bác Tôn Đức Thắng làm việc cho các tay thực dân Phú Lang Sa đâu. Nằm an toàn trong doanh trại hải quân ở bến Bạch Đằng, cái hãng đó đã từ lâu treo cái bảng “Hải Quân Công Xưởng”. Được chọn vào làm việc nơi đây khó lắm bác ạ, và đã là lính hải quân có nghề cơ khí chuyên môn này mà nhảy ra làm lính bộ binh đi hành quân trên cạn thì hơi hiếm.
… và người lính tử trận khi chưa hề đặt tay lên cò súng. Anh ta chưa qua 3 tháng Quang Trung ư?
Chuyện bây giờ:
Không được xem soap opera của Tây, nên xin được tri ân khi nghe chuyện bác Túy kể. Cũng thật đẹp, ngắn, và buồn như 2 chuyện tình trên…