Q: Ông đã dùng những phương sách khác thường để kể câu truyện này qua nhiều giọng tường thuật. Thực tế là không có chương nào được kể bằng cùng một giọng nói. Vì sao ông dựng tiểu thuyết này qua phong cách đó? Ông đã phải đối đầu với những thử thách nào khi chọn phong cách này?
OP: Thú vị biết bao khi tôi được mạo nhận những nhân vật của mình. Tôi thích khám phá tiếng nói của một nhà tiểu họa Ottoman, một người mẹ của hai đứa trẻ đang tìm kiếm người chồng, giọng nói của hai đứa trẻ, âm thanh ma quái của một kẻ sát nhân, và lời tự sự của một người đàn ông trên đường đến thiên đàng. Trong những câu truyện của tôi, không chỉ riêng nhân vật, mà cả vật thể và màu sắc cũng có tiếng nói. Tôi nghĩ những giọng nói riêng biệt đó sẽ tạo ra một âm hưởng phong phú – chất liệu cuộc sống thường hằng của Istanbul bốn trăm năm về trước. Những thay đổi trong quan điểm cũng phản ảnh trăn trở chính yếu của tác phẩm về tầm nhìn nhân loại từ quan điểm của chúng ta tương phản với tầm nhìn của đấng tối cao. Tất cả các điều được đề cập trên liên quan đến cách phối cảnh trong hội họa; những nhân vật của tôi sắp hàng thẳng trong một thế giới mà sự hạn chế tầm nhìn không tồn tại và họ có thể cất tiếng bằng chính âm thanh và sự hài hước của riêng mình.
Q: Một trong những nhân vật – con trai út của nữ anh hùng Shekure trong chuyện – có tên là Orhan. Anh ta là cái tôi bị biến dạng của ông?
OP: Orhan không phải là cái tôi đối nghịch của tôi. Anh ta chính là tôi. Đa số những chi tiết và giai thoại và mối quan hệ của bà mẹ cô độc và đứa con trai bắt nguồn từ kinh nghiệm của riêng tôi. Tôi cũng giữ nguyên tên mẹ và tên của các anh trai trong câu truyện. Sự ganh đua giữa các anh em, những trận cải vã liên miên, đánh nhau, và những thương lượng về hòa bình của họ và lòng đố kỵ về mẹ là tự truyện. Bằng cách đem chi tiết của tuổi thơ vào trong tiểu thuyết lịch sử, tôi mong sẽ tạo được chiều sâu riêng tư cho nó. Thử thách của một tiểu thuyết lịch sử không phải là sự diễn đạt về một quá khứ được mô phỏng hoàn hảo, mà là sự liên kết lịch sử với những điều mới mẻ, làm phong phú và thay đổi nó bằng trí tưởng tượng và duy cảm của kinh nghiệm cá nhân.
Q: Ông đã phải thực hiện nghiên cứu như thế nào để viết một cuốn tiểu thuyết vô cùng phong phú về mặt chi tiết lịch sử?
OP: Tôi đã tốn thời gian sáu năm để viết cuốn sách này. Dĩ nhiên, tôi dùng rất thiều thời gian để đọc sách và ngắm tranh ảnh, nhưng tôi không mảy may nghĩ là mình đang “nghiên cứu.” Lúc nào tôi cũng thích thú với những gì mình đọc và tôi đọc những mình thích. Người Ottoman là những người bảo quản văn thư rất tài và những hồ sơ về thống đốc của Istanbul đã được gìn giữ rất cẩn thận và được phổ biến rộng rãi. Vì lẽ đó, tôi đã dùng nhiều giờ thời gian tìm hiểu giá cả của những loại quần áo khác nhau, cá và rau quả trong những khu chợ Istanbul vào năm đó. Điều này đưa đến những khám phá thú vị; ví dụ, tôi đã được biết thêm là các người thợ cắt tóc còn làm công việc cắt bao quy đầu hay nhổ răng nếu được trả một giá hợp lý.
Về việc nghiên cứu những bức tranh, đó là một thú riêng vì bắt đầu từ năm lên sáu, tôi cứ ngỡ rằng mình sẽ trở thành họa sĩ. Khi tôi còn bé, tôi hay sao lại những bức tiểu họa Ottoman mà tôi bắt gặp trong sách. Sau này, tôi bị ảnh hưởng bởi hội họa phương tây và bỏ vẽ tranh lúc hai mươi khi tôi bắt đầu viết tiểu thuyết.
Q: Ông có thể giải thích điều ngịch lý của nhà tiểu họa – người chỉ đạt được đến đỉnh cao vĩ đại khi đã đui mù.
OP: Nghịch lý này căn cứ vào những chuỗi tư tưởng lý trí: nếu bạn là một nhà họa sĩ thời trung cổ, thủ công của bạn dựa vào sự mô phỏng và sự bắt chước (không phải dựa trên sự độc đáo như thường được xác nhận). Bạn mô phỏng và bắt chước giỏi chừng nào, bạn càng trở nên hoàn hảo. Sau nhiều năm vẽ tranh và vẽ lặp lại những phông cảnh và chủ đề giống nhau, những người bạn họa sĩ của tôi bắt đầu thuộc lòng. Đó là sự bắt đầu của ý tưởng một họa sĩ bật thầy không cần nhìn thấy cái ông ta sáng tạo ra.
Q: Sự xung đột thẩm mỹ giữa tranh đạo Hồi và tranh tây phương có quan trọng vượt xa hơn khía cạnh lịch sử không? Ông đang cố gắng đưa ra giả thuyết gì về hai cách nhìn rất khác biệt về nhân loại?
OP: Sự ảnh hưởng bởi đường lối miêu tả của phương tây là một thế tiến thoái lưỡng nan cho một họa sĩ Hồi giáo truyền thống lúc nào cũng hết lòng với sự lặp lại và tẩy uế của những hình thái truyền thống. Ở một phía khác là cục diện có hai lối nhìn khác nhau về sự quan sát, vẽ tranh, và hơn thế nữa, là cách nhìn tiêu biểu của nhân loại. Một cách là nhìn nhân loại qua ánh mắt của một cá nhân riêng rẽ – nhìn mọi vật từ nhận xét khiêm nhường của mình. Cách khác là nhìn nhân loại xuyên qua ánh mắt của Thượng Đế, từ trên đỉnh cao ngất như người họa sĩ Hồi giáo đã thấy, và lĩnh hội được toàn vẹn, ví dụ như là một trận chiến từ trên cao. Điều sau đó là được thấy bằng đôi mắt của tâm trí, hơn là bằng chính đôi mắt.
Tôi gắng sức kể câu truyện của mình bằng phong cách của những bậc thầy Ba Tư. Hai cách thức nhìn nhân loại và thuật lại những tình tiết khác biệt này dĩ nhiên liên quan đến nền văn hóa, lịch sử của chúng ta, và điều đang được đại chúng lưu ý là nét đặc tính cá nhân. Xung đột đến mức độ nào? Trong tiểu thuyết của tôi, hai đối lập đó còn giết chết nhau vì sự xung đột giữa đông và tây. Nhưng, hẳn nhiên, độc giả, tôi hy vọng, sẽ nhận thức rõ là tôi không tin vào sự xung đột đó. Mọi đường lối nghệ thuật tuyệt mỹ xuất phát từ sự trộn lẫn của nhiều nguồn gốc và văn hóa khác nhau, và tôi mong là Tên Tôi Là Đỏ minh họa được điều này.
Q: Ai là những người viết và họa sĩ có sức ảnh hưởng đến ông?
OP: Tôi đã bốn mươi tám, và ở cái tuổi này ý niệm ảnh hưởng làm tôi hoảng sợ. Tôi thà nói rằng tôi học hỏi và hiểu ra những điều đó từ những tác giả khác. Tôi học từ Thomas Mann chìa khóa niềm hoan lạc của tiểu thuyết lịch sử là bí quyết phối hợp các chi tiết. Italo Calvino dạy tôi rằng tài sáng chế cũng quan trọng như chính lịch sử vậy. Từ Eco, tôi học được phong cách tiểu thuyết trinh thám cũng có thể được dùng một cách trang nhã. Nhưng tôi học được nhiều nhất từ Marguerite Yoursenar; bà ta đã viết một bài tiểu luận lỗi lạc về sắc điệu và ngôn từ trong tiểu thuyết lịch sử.
Điều gây nhiều cảm hứng cho tôi nhất khi viết Tên Tôi Là Đỏ là những tiểu họa Hồi giáo. Hàng ngàn chi tiết nhỏ bé từ vô số những bức tiểu họa tôi được chiêm ngưỡng đã tìm chỗ vào trong tiểu thuyết. Đằng sau những cảnh tượng của tình yêu và chiến tranh nổi bật lên nguyên văn truyền thống đạo Hồi bởi vì những tiểu họa đã được vẽ ra để minh họa những cảnh tượng tốt đẹp nhất từ những câu truyện mà ngày xửa ngày xưa mọi người thuộc nằm lòng và giờ đây, bởi vì sự tây phương hóa, ít ai còn ghi nhớ. Tên Tôi Là Đỏ muốn tỏ lòng tôn kính đến những câu truyện đã bị lãng quên và những hình ảnh tuyệt vời được vẽ ra cho những người yêu sách của thời đó.
Q: Tiểu thuyết của ông có số lượng tiêu thụ lớn nhất trong những tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ông cảm thấy thế nào, và ông nghĩ vì sao tiểu thuyết này lại được đón nhận rộng rãi đến thế? Ông nhận thấy độc giả Mỹ sẽ phản ứng như thế nào với tiểu thuyết này?
OP: Khi môt cuốn sách bán chạy như thế ở nước tôi thì các nhà báo thường thắc mắc về sự thần bí của sự bán chạy đó thay vì sự bí ẩn của văn bản tác phẩm. Tôi thường nói là tôi không biết tại sao cuốn sách lại bán chạy. Tôi cũng không thể dự đoán được sự phản hồi của độc giả Mỹ. Nhưng tôi luôn lo lắng về những điều tương tự…Rồi thì, tôi cảm thấy tội lỗi với những nỗi lo lắng trần tục của mình.
Lưu Diệu Vân chuyển ngữ
___________________________________________________________________________
A Conversation with Orhan Pamuk
author of My Name Is Red
[from English edition of My Name Is Red, translated by Erdag Goknar]
Q. You have used the rather unusual device of telling this story through many narrators. In fact, no two consecutive chapters are in the same voice. Why did you structure the novel this way? What challenges did this structure present?
A. It was so much fun to impersonate my characters! I enjoyed finding the voice of a sixteenth century ottoman miniaturist, a mother of two children who is looking for a husband, the voice of her kids, the demonic voice of a murderer, and the narrative of a dead man on his way to heaven. Not only my characters speak in my story but objects and colors as well. I thought all these distinctive voices would produce a rich music—the texture of daily life in Istanbul four hundred years ago. These shifts in viewpoint also reflect the novel’s main concern about looking at the world from our point of view versus the point of view of a supreme being. All of this is related to the use of perspective in painting; my characters line in a world where the restrictions of perspective do not exist so they speak in their own voice with their own humor.
Q. One of the characters—the younger son of your heroine Shekure—is called Orhan. Is he your alter ego?
A. Orhan is not my alter ego; he is me. Most of the details and some of the anecdotes of the lonely mother and her son’s relationship are derived from my own experience. I also kept my mother’s and brother’s names in the story. The rivalry between the brothers, their constant quarrels, fights, and their negotiations about peace and jealousy of their mother are autobiographical. By carrying the details of my childhood into my historical novel, I hoped to give it a personal dimension.
The challenge of a historical novel is not to render a perfect imitation of the past, but to relate history with something new, enrich and change it with imagination and sensuousness of personal experience.
Q. What kind of research did you have to do to write a novel of such rich historical detail?
A. It took me six years to write this book. Of course, I spent a lot of time reading books and looking at picture, but I rarely thought that of it as “research.” I’ve always enjoyed what I was reading and I read what I enjoyed. Ottomans were great record keepers and the records of the governor of Istanbul were well kept and published. So, for hours I used to read the prices of various clothes, carpers, fish or vegetables in Istanbul markets in a given year. This led to interesting discoveries; for example, I learned that barbers also performed circumcisions or pulled teeth for the right prices.
As for researching the paintings, that was more personal because beginning at the age of six, I’ve always thought that I would be a painter. When I was a kid I used to copy the Ottoman miniature that I came across in books. Later, I was influenced by Western painting and stopped painting when I was twenty when I began writing fiction.
Q. Could you explain the paradox of the miniaturist who achieves the heights of greatness only by going blind.
A. The paradox here is based on a very reasonable train of thought: If you were a medieval painter, your craft would be based on imitation and repetition (not on originality as is so often now claimed). The more you imitate and repeat, the more perfect you are. After years of painting and re-painting the same scenes and subjects, my painters’ begin to memorize. These are the beginning of the idea that a master painter does not need to see what he creates.
Q. Does the conflict between the Islamic painting aesthetic and the Western one have significance for you beyond the historical one? Are you trying to suggest something about two very distinct ways of viewing the world?
A. To be influenced by the western ways of portraiture is a dilemma for the traditional Islamic painter who is devoted to repetition and purification of traditional forms. Beyond this lie two different ways of seeing, painting, and even representing the world. One is that of seeing the world through the eyes of any individual person—looking at things from our humble point of view. The other is seeing the world through God’s eyes, from high above as the Islamic painters did, and perceiving the totality of, say a battle from above. The latter is more like seeing with the mind’s eye, rather than the eye itself.
I tried to tell my story in the manner of these Persian masters. These two distinctive ways of seeing the world and narrating stories are of course related to our cultures, histories, and what is now popularly called identities. How much are they in conflict? In my novel they even kill each other because of this conflict between east and west. But, of course, the reader, I hope, realizes that I do not believe in this conflict. All good art comes from mixing things from different roots and cultures, and I hope My Name is Red illustrates just that.
Q. Who are some of the writers and artists who have influenced you?
A. I am forty-eight, and at this age the idea of influence makes me nervous. I’d rather say that I learn and pick-up things from other authors. I’ve learned from Thomas Mann that the key to pleasures of historical fiction is the secret are of combining details. Italo Calvino taught me that inventiveness is as important as history itself. From Eco, I’ve learned that the form of the murder mystery can be gracefully used. But I have learned most from Marguerite Yoursenar; she wrote a brilliant essay about the tone and language in historical fiction.
What inspired me most for My Name is Red were the Islamic miniatures. Thousands of little details from countless miniatures that I’ve looked at took their place in the novel. Behind these scenes of love and war lie the classical Islamic texts because the miniatures were always drawn to illustrate the best scenes of stories that once upon a time everyone knew by heart and today, because of westernization, very few remember. My Name is Red is a homage to these forgotten stories and the wonderful pictures drawn for book lovers of the time.
Q. Your book had the largest first print run of any novel ever published in Turkey. How does that make you feel, and why do you think this novel had such broad appeal? How do you think the American audience will respond to this novel?
A. When a book sells that much in my part of the world the journalists always ask questions about the mysteries of the sales rather than the mysteries of the text. I always say that I do not know why the book sells that much. I cannot predict the response of the American reader either. But I always worry about such matters…Then, of course, I feel guilty about my worldly worries.