Trang chính » Chuyên Đề, Sáng Tác, Truyện vừa, Túy Hồng, Văn Học Miền Nam Việt Nam 1954-1975 Email bài này

rau răm cay hoài ngàn năm–kỳ 3/4

0 bình luận ♦ 19.08.2020

 

 

(tiếp theo kỳ 2)

Với kinh nghiệm hải ngoại, mỗi khi làm bếp khó, Hảo không hỏi bài từ mấy bà bạn lấy chồng Việt Nam nữa, bài học hay nhất là điện thoại cho các bà Lan Hoa Peaset, Thanh Lan Lashner, ThanhThanh Woods.. Họ nấu ăn hay hơn người xưa, họ làm bếp khéo hơn các bậc dâu hiền ngày cũ; chưa hỏi tới, họ đã ân cần chỉ dạy mình ngay: Phở là một món canh, chỉ khác một điều là khói phở ấm tình bạn, hơi thở của phở đậm yêu đương, tâm tư của phở vương vấn hồn cam thảo. Nước phở phải trong vắt tình nghĩa vợ chồng. Hồi quế gừng hành tỏi hạt ngò phải nướng vàng cho thêm phần kích thích. Gia vị phở Bắc quê hương giờ quá thân thương đối với chúng ta, và mùi vị của những lát thịt bò thái mỏng đã trở thành những đoạn thẳng tình nghĩa trong tâm lý Việt Kiều thương yêu Việt Nam … Ngày xưa, người đẹp Quốc – Việt được mời lên tivi diễn tài làm bếp, chị vén áo dài gấm, để lộ hai bàn tay búp măng đeo đồng hồ, hột xoàng..muá con dao nhọn thoăn thoắt trên tấm thớt dày rồi vừa làm vừa giảng bài và dơ cao con cá lên rồi hạ nó xuống rút xương nó ra nhét thịt băm vào.
Hảo hỏi bà bạn ở Tacoma: ” Nấu phở bò lâu mất 8 tiếng đồng hồ, có làm hôi nhà không? Hương gây mùi nhớ ..”
Câu trả lời dứt khóat: “Nồi phở thứ thiệt, tô phở thật … tình quê hương thơm .. Nồi phở giả hiệu, nấu bằng những hộp xúp gà bán ở chợ Mỹ .. Phở organic tôi gọi đó là Phở hữu cơ”
Hảo nói: “Còn tôi thì nấu phở sai công thức.”

Bạn tiếp: “Sứ mạng nấu ăn của người đàn bà là tại tâm, theo năng khiếu, không theo công thức … Người đàn-bà-mới bây giờ vẫn còn còn nấu ăn tại tâm.. vẫn còn bỏ áo quần cuả chồng vào máy giặt máy sấy và đi chợ không mua những món ăn bày sẵn ở cái quầy deli…”
Cái đầu lâu khô cuả Hảo liền lạc đề nghĩ tới thiên hồi ký A field of innocence của một cựu chiến binh Hoa Kỳ, Jack Eastes, viết lại một mảnh đời lính tráng của mình ở Việt Nam. Chàng GI này nói tới cái xu-chiên với hai cái cup, tức là hai cái chén bằng cao su mềm và nở. Người đàn bà đựng bộ ngực trong hai cái chén đó. Được như vậy, các bà bạn Lan Hoa Peaset, Thanh Trang Lashner, Thanh Lan Woods..mới làm chủ những ngôi nhà to rộng hoặc nằm trên một ngọn đồi, hoặc trông xuống bờ hồ bờ biển, hoặc ngó lên chóp núi trắng như gạo phủ. Tô phở với những lát thịt tình nghĩa có phải là những đoạn thẳng tâm lý trong những mối nhân duyên Việt Mỹ?.
Người đàn bà Việt Nam thương con nhất trên đời và thương chồng thứ nhì trong đời, nhất con nhì chồng.Người đàn ông Mỹ, Larry, chồng của Trang, thương vợ nhất trên đời và thương con thứ nhì trong đời, Nhất vợ nhì con. Mấy ngôi nhà nguy nga do tay người đàn ông thương vợ đó, người công dân của một quốc gia không có chủ-nghĩa đa thê từ nghìn xưa, làm ra, là tài sản của người vọ̉ chứ không phải của bầy con. Bà bạn Hảo bỏ đủ thì giờ ra nấu ăn ngon mê hồn..Trong một tiếng rưỡi đồng hồ, Trang có thể quấn xong 200 cái gỏi cuốn, nhồi b̀ột mì bột gạo nặn ra hai trăm cái bánh bao..Ngày lễ Chúa hoặc ngày vía Phật, người đẹp thiện nguyện đi Chuà hoặc đến Nhà thờ xắn tay áo làm đủ các món ăn chay mặn bày bán và luôn luôn thu về cho cửa từ-bi, giáo đường bác-ái cả hơn một nghìn đô-la.
Hảo ngậm ngùi nghĩ tới cái xú-chiên khác, không phải là hai cái chén cao-su mềm mát mà là hai cái bầu giác hơi cứng ngắt ngắt ở trong đựng hai trái hồng khô được ép sấy từ China. Treo cái xu-chiên đó trên đôi vai, người đàn bà này làm sao có thể tọa lạc trong những nhà to cửa rộng ngó ra biển và hồ.
Nhất vợ nhì con. Mỗi kỳ lương ông chồng Trang cẩn thận đem hết tiền về.. Con cái khoẻ mạnh lớn lên vào đại học lấy hết bằng cấp đưa mẹ giữ .. Sống một đời như vậy đủ chưa hay con tim tiên tiến trong lồng ngực đang đập nhẹ kia cũng muốn khoắc khoải một chút đàn ông Việt Nam nào đó.
Sách quốc văn giáo khoa thư dạy rằng ở đời có ba ông thầy thuốc giỏi: Thứ nhất là thầy sạch sẽ, thứ nhì là thầy điều độ, thứ ba là thầy vệ sinh. Mỗi cuối tuần, sau khi đi chợ mua đồ ăn đem về đầu cơ tích trữ trong tủ lạnh, con gái Hảo giặt, sấy và xếp tất cả áo quần thay ra trong bảy ngày. Nó lột hết tất cả những tấm khăn trải giường, những tấm vải dày lót lưng, những tấm chăn thô dệt bằng sợi cứng, áo gối.. rồi tuần tự cho vào máy giặt máy sấy. Nhà cửa râm rang tiếng ồn.. lu bu công việc.. Trong khi gấp xếp áo quần sạch, thì mớ áo quần dơ khác lại được tộng vào máy giặt.. Cứ thế, máy giặt, máy sấy chạy ầm lên và nó im lặng gấp xếp. Sáng hôm sau chủ nhật là ngày tổng vệ sinh một cái nhà 5 phòng ngủ, ba buồng tắm rưỡi. Máy hút bụi rống lên không thua gì máy cắt cỏ gào hét. Cái xô nước rửa nhà, cái chổi, chai thuốc tẩy trùng Lysol, tấm bố chùi nền nhà.
Trong chuyến đi thăm con gái vừa rồi, Hảo xào nấu cho Thuý nhiều món ăn và nhìn nó đưa đẩy cái máy hút bụi chải những đường lằn trên những tấm thảm trải nhà, nó lau láng cái bồn tắm, treo tấm màn xanh thẫm và đặt chai thuốc gội đầu với chai thuốc xả tóc màu hồng đứng bên nhau như một cặp vợ chồng mới cưới.
Hảo vừa đứng chải tóc vừa nói khi nó đang khom lưng moi rác: “Người Việt Nam không sợ vi trùng như người Mỹ, lấy chồng Việt Nam sướng lắm con ơi, nâng khăn sửa túi họ khoẻ và nhàn.. Còn đàn ông Mỹ ..khó lắm con ơi, cay lắm con ơi, kẹo lắm con ơi.. như lúc nào con cũng phải đương đầu với sức ép, với mặc cảm, với bất an không biết ngày mai sẽ ra sao: Với Mỹ, sắc đẹp trên hết, tài làm bếp bắt buộc, sức khoẻ phải có, và phải, phải không có ngày cuối tuần để xả hơi, ngày cuối tuần phải tổng sac̣h sẽ, tổng vệ sinh nhà cửa..tận lực làm việc nhà.”
Ánh mắt đứa con gái ngó chăm vào cái lược nhựa của Hảo đưa đi từ cái đầu lưa thưa tới cái vai xuội, rồi nhìn thẳng xuống nền nhà theo đường tóc rụng, Rồi sau năm phút, nó đi ra chỗ đó, cúi xuống mò mẫm lượm tóc Hảo rụng cho vào thùng rác.
Hảo đi thăm con gái, định bụng ở lại với nó một năm, nhưng mới được ba tuần lễ đã mò về Portland. Ta về ta ở nhà ta, dù dơ dù sạch nhà mình vẫn hơn.
Rồi Hảo điện thoại cho bạn : “Trang ơi, giữa cái tài làm việc nhà và cái sắc đẹp, tôi nghĩ rằng chính cái sức khoẻ làm việc nhà đã giúp các bà giàu có, cộng với cái mặt đẹp. Phải hai cái mới làm ra tài sản của người vợ Mỹ. Sức cần lao của Trang của Vinh, của Thảo.. không phải ai cũng bằng được! Các bà, định đúng nghĩa, là mẹ hiền, là vợ quý đã áp dụng công thức Khổng-Mạnh vào việc nhà.. Còṇ tôi, phần tôi chắc chỉ xứng đôi vừa lứa với mấy ông Mỹ homeless, vô gia-cư, đi lang thang ở Downtown Portland mưa gió lạnh.”
Hảo bây giờ bảy mươi tuổi, hoạ sĩ Thái Tuấn chín mươi tuổi. “Năm anh hai mươi, em mới sinh ra đời. Ngày anh chín mươi, em mới vừa bảy mươi.”
Ngày con Thuý báo tin dữ: “Mẹ.. con sẽ cưới Jeffrey.”… Hảo tức thì điện thoại cho nó: “Con lấy chồng Mỹ, con đâm đầu vào cửa ngục rồi con ơi.. con chỉ sung sướng hơn người vợ Hàn Quốc một chút thôi. thà ở tù cải tạo còn khoẻ hơn. Cái thằng chồng Mỹ của con, thằng Jeffrey, nó đâu phải dễ ăn dễ nuốt như người Việt Nam, nó chỉ ăn những món xúp măng tây cua gạch, chả giò, gỏi cuốn, phở Bắc, cơm chiên Dương-châu, cháo cá ám, bún chả, chạo tôm… con phải chìu chuộng nó và nấu cho nó ăn .. những món đó rất khó và kiểu cách lắm con ơi ..Con sẽ mất thì giờ, sức khoẻ, mất tâm não để phục dịch nó trọn đời. Bởi cái thằng Jeffrey chồng con, nó nhất quyết chỉ ăn những món đó thôi.. Nó không quen ăn những món khác… Rồi thì con phải ngoan hiền dịu ngọt, người Mỹ ở sạch quá, con phải mất hai ngày nghỉ mỗi cuối tuần để tổng dọn dẹp, tổng vệ sinh nhà cửa, tổng ngăn nắp trong ngoài.. Trong khi đó, đàn ông Việt Nam tuy ở dơ một chút, tương đối ít tắm rửa.. và cả tháng chưa làm giường thay áo gối, khăn nệm một lần.. nhưng.. ăn uống thì dễ, ai cũng dễ ợt không khó chút nào hết. Nhờ đó, mình nắm giữ được thì-giờ quý báu của mình không để mất một cách đáng tiếc. ̀Thúy, mẹ muốn con hãy so-sánh hai thứ: thứ chồng Việt và thứ chồng Mỹ, thứ nào đáng lấy hơn.”
Hai giờ sau,



Với kinh nghiệm hải ngoại, mỗi khi làm bếp khó, Hảo không hỏi bài từ mấy bà bạn lấy chồng Việt Nam nữa, bài học hay nhất là điện thoại cho các bà Lan Hoa Peaset, Thanh Lan Lashner, ThanhThanh Woods.. Họ nấu ăn hay hơn người xưa, họ làm bếp khéo hơn các bậc dâu hiền ngày cũ; chưa hỏi tới, họ đã ân cần chỉ dạy mình ngay: Phở là một món canh, chỉ khác một điều là khói phở ấm tình bạn, hơi thở của phở đậm yêu đương, tâm tư của phở vương vấn hồn cam thảo. Nước phở phải trong vắt tình nghĩa vợ chồng. Hồi quế gừng hành tỏi hạt ngò phải nướng vàng cho thêm phần kích thích. Gia vị phở Bắc quê hương giờ quá thân thương đối với chúng ta, và mùi vị của những lát thịt bò thái mỏng đã trở thành những đoạn thẳng tình nghĩa trong tâm lý Việt Kiều thương yêu Việt Nam … Ngày xưa, người đẹp Quốc – Việt được mời lên tivi diễn tài làm bếp, chị vén áo dài gấm, để lộ hai bàn tay búp măng đeo đồng hồ, hột xoàng..muá con dao nhọn thoăn thoắt trên tấm thớt dày rồi vừa làm vừa giảng bài và dơ cao con cá lên rồi hạ nó xuống rút xương nó ra nhét thịt băm vào.
Hảo hỏi bà bạn ở Tacoma: ” Nấu phở bò lâu mất 8 tiếng đồng hồ, có làm hôi nhà không? Hương gây mùi nhớ ..”
Câu trả lời dứt khóat: “Nồi phở thứ thiệt, tô phở thật … tình quê hương thơm .. Nồi phở giả hiệu, nấu bằng những hộp xúp gà bán ở chợ Mỹ .. Phở organic tôi gọi đó là Phở hữu cơ”
Hảo nói: “Còn tôi thì nấu phở sai công thức.”

Bạn tiếp: “Sứ mạng nấu ăn của người đàn bà là tại tâm, theo năng khiếu, không theo công thức … Người đàn-bà-mới bây giờ vẫn còn còn nấu ăn tại tâm.. vẫn còn bỏ áo quần cuả chồng vào máy giặt máy sấy và đi chợ không mua những món ăn bày sẵn ở cái quầy deli…”
Cái đầu lâu khô cuả Hảo liền lạc đề nghĩ tới thiên hồi ký A field of innocence của một cựu chiến binh Hoa Kỳ, Jack Eastes, viết lại một mảnh đời lính tráng của mình ở Việt Nam. Chàng GI này nói tới cái xu-chiên với hai cái cup, tức là hai cái chén bằng cao su mềm và nở. Người đàn bà đựng bộ ngực trong hai cái chén đó. Được như vậy, các bà bạn Lan Hoa Peaset, Thanh Trang Lashner, Thanh Lan Woods..mới làm chủ những ngôi nhà to rộng hoặc nằm trên một ngọn đồi, hoặc trông xuống bờ hồ bờ biển, hoặc ngó lên chóp núi trắng như gạo phủ. Tô phở với những lát thịt tình nghĩa có phải là những đoạn thẳng tâm lý trong những mối nhân duyên Việt Mỹ?.
Người đàn bà Việt Nam thương con nhất trên đời và thương chồng thứ nhì trong đời, nhất con nhì chồng.Người đàn ông Mỹ, Larry, chồng của Trang, thương vợ nhất trên đời và thương con thứ nhì trong đời, Nhất vợ nhì con. Mấy ngôi nhà nguy nga do tay người đàn ông thương vợ đó, người công dân của một quốc gia không có chủ-nghĩa đa thê từ nghìn xưa, làm ra, là tài sản của người vọ̉ chứ không phải của bầy con. Bà bạn Hảo bỏ đủ thì giờ ra nấu ăn ngon mê hồn..Trong một tiếng rưỡi đồng hồ, Trang có thể quấn xong 200 cái gỏi cuốn, nhồi b̀ột mì bột gạo nặn ra hai trăm cái bánh bao..Ngày lễ Chúa hoặc ngày vía Phật, người đẹp thiện nguyện đi Chuà hoặc đến Nhà thờ xắn tay áo làm đủ các món ăn chay mặn bày bán và luôn luôn thu về cho cửa từ-bi, giáo đường bác-ái cả hơn một nghìn đô-la.
Hảo ngậm ngùi nghĩ tới cái xú-chiên khác, không phải là hai cái chén cao-su mềm mát mà là hai cái bầu giác hơi cứng ngắt ngắt ở trong đựng hai trái hồng khô được ép sấy từ China. Treo cái xu-chiên đó trên đôi vai, người đàn bà này làm sao có thể tọa lạc trong những nhà to cửa rộng ngó ra biển và hồ.
Nhất vợ nhì con. Mỗi kỳ lương ông chồng Trang cẩn thận đem hết tiền về.. Con cái khoẻ mạnh lớn lên vào đại học lấy hết bằng cấp đưa mẹ giữ .. Sống một đời như vậy đủ chưa hay con tim tiên tiến trong lồng ngực đang đập nhẹ kia cũng muốn khoắc khoải một chút đàn ông Việt Nam nào đó.
Sách quốc văn giáo khoa thư dạy rằng ở đời có ba ông thầy thuốc giỏi: Thứ nhất là thầy sạch sẽ, thứ nhì là thầy điều độ, thứ ba là thầy vệ sinh. Mỗi cuối tuần, sau khi đi chợ mua đồ ăn đem về đầu cơ tích trữ trong tủ lạnh, con gái Hảo giặt, sấy và xếp tất cả áo quần thay ra trong bảy ngày. Nó lột hết tất cả những tấm khăn trải giường, những tấm vải dày lót lưng, những tấm chăn thô dệt bằng sợi cứng, áo gối.. rồi tuần tự cho vào máy giặt máy sấy. Nhà cửa râm rang tiếng ồn.. lu bu công việc.. Trong khi gấp xếp áo quần sạch, thì mớ áo quần dơ khác lại được tộng vào máy giặt.. Cứ thế, máy giặt, máy sấy chạy ầm lên và nó im lặng gấp xếp. Sáng hôm sau chủ nhật là ngày tổng vệ sinh một cái nhà 5 phòng ngủ, ba buồng tắm rưỡi. Máy hút bụi rống lên không thua gì máy cắt cỏ gào hét. Cái xô nước rửa nhà, cái chổi, chai thuốc tẩy trùng Lysol, tấm bố chùi nền nhà.
Trong chuyến đi thăm con gái vừa rồi, Hảo xào nấu cho Thuý nhiều món ăn và nhìn nó đưa đẩy cái máy hút bụi chải những đường lằn trên những tấm thảm trải nhà, nó lau láng cái bồn tắm, treo tấm màn xanh thẫm và đặt chai thuốc gội đầu với chai thuốc xả tóc màu hồng đứng bên nhau như một cặp vợ chồng mới cưới.
Hảo vừa đứng chải tóc vừa nói khi nó đang khom lưng moi rác: “Người Việt Nam không sợ vi trùng như người Mỹ, lấy chồng Việt Nam sướng lắm con ơi, nâng khăn sửa túi họ khoẻ và nhàn.. Còn đàn ông Mỹ ..khó lắm con ơi, cay lắm con ơi, kẹo lắm con ơi.. như lúc nào con cũng phải đương đầu với sức ép, với mặc cảm, với bất an không biết ngày mai sẽ ra sao: Với Mỹ, sắc đẹp trên hết, tài làm bếp bắt buộc, sức khoẻ phải có, và phải, phải không có ngày cuối tuần để xả hơi, ngày cuối tuần phải tổng sac̣h sẽ, tổng vệ sinh nhà cửa..tận lực làm việc nhà.”
Ánh mắt đứa con gái ngó chăm vào cái lược nhựa của Hảo đưa đi từ cái đầu lưa thưa tới cái vai xuội, rồi nhìn thẳng xuống nền nhà theo đường tóc rụng, Rồi sau năm phút, nó đi ra chỗ đó, cúi xuống mò mẫm lượm tóc Hảo rụng cho vào thùng rác.
Hảo đi thăm con gái, định bụng ở lại với nó một năm, nhưng mới được ba tuần lễ đã mò về Portland. Ta về ta ở nhà ta, dù dơ dù sạch nhà mình vẫn hơn.
Rồi Hảo điện thoại cho bạn : “Trang ơi, giữa cái tài làm việc nhà và cái sắc đẹp, tôi nghĩ rằng chính cái sức khoẻ làm việc nhà đã giúp các bà giàu có, cộng với cái mặt đẹp. Phải hai cái mới làm ra tài sản của người vợ Mỹ. Sức cần lao của Trang của Vinh, của Thảo.. không phải ai cũng bằng được! Các bà, định đúng nghĩa, là mẹ hiền, là vợ quý đã áp dụng công thức Khổng-Mạnh vào việc nhà.. Còṇ tôi, phần tôi chắc chỉ xứng đôi vừa lứa với mấy ông Mỹ homeless, vô gia-cư, đi lang thang ở Downtown Portland mưa gió lạnh.”
Hảo bây giờ bảy mươi tuổi, hoạ sĩ Thái Tuấn chín mươi tuổi. “Năm anh hai mươi, em mới sinh ra đời. Ngày anh chín mươi, em mới vừa bảy mươi.”
Ngày con Thuý báo tin dữ: “Mẹ.. con sẽ cưới Jeffrey.”… Hảo tức thì điện thoại cho nó: “Con lấy chồng Mỹ, con đâm đầu vào cửa ngục rồi con ơi.. con chỉ sung sướng hơn người vợ Hàn Quốc một chút thôi. thà ở tù cải tạo còn khoẻ hơn. Cái thằng chồng Mỹ của con, thằng Jeffrey, nó đâu phải dễ ăn dễ nuốt như người Việt Nam, nó chỉ ăn những món xúp măng tây cua gạch, chả giò, gỏi cuốn, phở Bắc, cơm chiên Dương-châu, cháo cá ám, bún chả, chạo tôm… con phải chìu chuộng nó và nấu cho nó ăn .. những món đó rất khó và kiểu cách lắm con ơi ..Con sẽ mất thì giờ, sức khoẻ, mất tâm não để phục dịch nó trọn đời. Bởi cái thằng Jeffrey chồng con, nó nhất quyết chỉ ăn những món đó thôi.. Nó không quen ăn những món khác… Rồi thì con phải ngoan hiền dịu ngọt, người Mỹ ở sạch quá, con phải mất hai ngày nghỉ mỗi cuối tuần để tổng dọn dẹp, tổng vệ sinh nhà cửa, tổng ngăn nắp trong ngoài.. Trong khi đó, đàn ông Việt Nam tuy ở dơ một chút, tương đối ít tắm rửa.. và cả tháng chưa làm giường thay áo gối, khăn nệm một lần.. nhưng.. ăn uống thì dễ, ai cũng dễ ợt không khó chút nào hết. Nhờ đó, mình nắm giữ được thì-giờ quý báu của mình không để mất một cách đáng tiếc. ̀Thúy, mẹ muốn con hãy so-sánh hai thứ: thứ chồng Việt và thứ chồng Mỹ, thứ nào đáng lấy hơn.”
Hai giờ sau, Hảo lại gọi điện thoại cho Thúy: “Con không thể lấy Jeffrey được.. Nửa chừng xuân đời con, hôn nhân sẽ tan vỡ, Con không bằng được các cô Trang, cô Vinh, cô Nga…Họ là những người đàn bà đã lấy nhu để đương đầu với cương và đã huề chứ không thua những ông chồng đại cường quốc của họ…Họ có sức mạnh của người đàn bà nhược tiểu: Họ đặt luân-lý lên hàng đầu, họ tề gia nội trợ giỏi, nấu ăn ngon lành, chịu khó lau nhà và giặt đồ.. Khí giới Khổng-Mạnh đương đầu với văn minh cơ khí vật chất.. là vậy đó Thuý ạ.. Con ô-nhiễm văn minh tây phương, con thua chồng chứ không thể huề với chồng như họ được.. Họ, người Mỹ nhìn họ và thấy văn hóa Việt Nam đẹp qua hình ảnh họ, qua hình ảnh chiếc áo dài họ mặc, qua mâm cơm có món canh, món xào, món mặn họ nấu.”
Ăn cơm tối xong, Hảo lại điện thoại nữa, con Thuý kêu lên : “Tại sao cứ gọi hoài vậy?..Từ nay, mẹ không nên nói mấy chữ chồng Mỹ, chồng Việt. Lấy Tây, lấy Tàu vv…đừng nói mấy tiếng đó nữa, nhiều người không ưa mẹ.”
Hảo đã thua con, không thắng, không huề. Con nhà này đứa nào cũng cứng cổ như Cộng-sản Hàn-quốc, không cách chi hơn nó được. Nhưng con Thuý vừa cho mình một số tiền để sửa nhà và thay cái máy sưởi. Và tôi đã tiêu mất vào những việc khác hết trụi mấy ngàn bạc rồi.. Làm sao đây tôi ơi..? Nước Mỹ năm nào Trời cũng lạnh quá, nhất là hai tiểu bang Californỉa và Connecticứt
Hảo quay lại thằng con trai : “Chu.. con hãy suy nghĩ lại rồi ngày mai con bảo mẹ: mẹ ơi, con không bỏ học để đi làm, con sẽ chăm học.”
Sáng nay Hảo thức dậy sớm đọc một tài liệu về cách răn dạy con trẻ: Dạy con không phải dễ dàng như rủ nhau đi biểu tình đả đảo Cộng Sản ở California.
Cuối tháng sau, thằng Chu đưa cho Hảo hai trăm đôla: “Chu cho mẹ.. Chu love you..mẹ già..”
Nhìn nó dúi tiền vào tay mình, Hảo nói : “Con cũng già rồi, old son.”
Qua kẽ hở cuả lá bạch dương, nhiều tia mặt trời chiếu đại vào chiếc ghế dài, chỗ thằng Chu nằm ngủ ban đêm. Buổi sáng thằng Chu bụng đói đi làm. Xe hơi, đôi giày, bộ quần áo, nó tách rời khỏi căn nhà nhỏ nhiều bụi; buổi tối, thằng Chu diện đồ đẹp để đi chơi; đêm khuya, nó về nhà ngủ trên cái ghế dài đan bằng cây wicker ở phòng khách.
Một ngày cuối tuần, thằng con reo lên: “Chiều thứ bảy này, mẹ đi với Chu đi đổi xe mới nghe mẹ.”
Hảo cầm đôi vai nó lắc một cái: “Ông Mãnh này, con vừa đổi xe mấy tháng trước.”
“Nhưng Chu cần đổi xe mới mà mẹ, cái xe này hư lắm rồi.”
Hảo hơi giận: “Cái xe còn tốt.”
Thằng con cãi: “ Nó không tốt đâu, cái xe nó không ngoan đâu, nó hư lắm, Chu không thương nó nữa.”
Hảo nghiêm mặt: “Con hư rồi, cái xe vẫn ngoan vẫn tốt.”
“Mẹ..credit của con xấu quá mà mẹ, Chu với mẹ đứng tên chung mới đổi xe được.. Chu love you, mẹ. I love you mẹ, mẹ ngọt hiền.”
Hảo nhìn quanh nhà. Tường xiêu vách xụp, nghĩ tới mấy con kiến lửa mà thợ mộc Mỹ kêu là kiến-ăn-cây (wood eating ant). Ngày xưa ỏ̉ Việt Nam có loại kiến rừng, mình tròn và ngắn, màu nâu tươi óng ánh, trong bụng có một cục đường phèn ăn ngọt như kẹo.
Hảo than: “Sao con không bắt kiến-ăn-cây giúp mẹ, nó gặm gỗ hư hại nhà cửa.. Thằng con ông hàng xóm bắt được cả một tổ.. Con bắt kiến ăn cây cho mẹ nhờ đi con.”
Thằng con Út đang ngồi coi xấp hình cầu thủ baseball, vội quay ḷại lên tiếng bênh anh: “Mẹ ơi thôi đừng mắng nó nữa, nó mất con gái rồi, con bồ cuả nó đi đêm với thằng khác rồi…Love..tình yêu cuả nó bể ra như trứng gà rồi.. Không có xe mới, không còn con gái nào thương mình nữa. Tình yêu cay như mứt gừng.”
Trong khi Hảo trợn mắt, thằng Út tiếp: “Tại sao mẹ cứ cãi lời nó vậy? Nó đau chết cả cha nó rồi, girlfriend của nó dộng đầu nó vào thùng rác đậy lại rồi. Love.. con chim cuckoo đã câm tiếng nói trong cái đồng hồ trên tường rồi, củ khoai môn của người Hawaii cũng sẽ thối, trái bắp có râu và trẻ, chai sauce cà chua màu đỏ như máu dơi…. Love.. chiếc thuyền tình nhỏ đã lướt đi trên biển rộng…”
Hảo nghẹt cổ như cống rãnh Sàigòn kẹt bụi rác, nhớ lại lời chồng đã chết và đã nguội: “Thằng này nó đau bụng đi cầu hoài vì nó là thi-sĩ.”
Hảo nhìn con: “Tại sao lại làm thơ? Mẹ đi Chùa, chẳng thấy con cái nhà ai làm thơ hết.”
Những góc vuông trong nhà Hảo có lẽ nhiều sâu bọ đang bò âm thầm, những con sâu bụng không sáng như đom đóm nhưng bên trong có đốm lửa. Hảo nhìn thằng Chu, con sâu đẹp trai nhất vừa lún xuống trong bãi lầy.
Hai thằng đực ngó chăm vào mặt Hảo để moi ra một chút thông cảm, thằng anh cứ việc đùn cho thằng em nói: “Con bồ cuả thằng Chu, Thanh Thanh..dộng cái đầu ngu cuả nó vào cầu tiêu để đi ngoài với thằng Al rồi. Chu loves Thanh Thanh… Love.. tình yêu nguyên chất như rượu Volka không bao giờ sủi bọt trào ra ngoài .. First love..đã chấm hết, young love.. không còn nữa.. .thằng Chu mất xe nên mất tình yêu..Tình yêu cay như quế.”
Hảo gãi tóc thưa: “Mày nói cái giống gì vậy Út?..Nghe mày nói ..phát bệnh…. hết cả tiền đổ xăng.”
Thằng em lại biện hộ cho thằng anh: “ Nó không bằng, nó thua Al..Al lái xe Volkswagen, Al ở appartment.. Đứa đó giàu hơn nó.”
Hảo nạt: “Al Al..dẹp cái thằng Ao đó lại đi, ao hay hồ gì cũng dẹp đi.”
Sáng thứ bẩy, thằng Chu chở Hảo đến hãng Toyota. Tuần lễ trước, cơn bão gió-O quét qua thành phố, một ít hơi lạnh còn lại huýt vào mặt kính xe. Trên con đường liên tỉnh, hai người phu lục lộ quét dọn lớp tuyết cuối muà tấp lại thành những gò nhỏ. Hảo hình dung khuôn mặt chàng Don Juan trong tình sử Mễ Tây Cơ. Người đểu này tán tỉnh từng loạt người đẹp. Lấy nhau rồi bỏ nhau lia lịa. Qua một cỏn bão, hết một mối tình. “It was a wondrous lovely storm that drove me.Tôi đểu với đàn bà là bởi thời tiết xấu. Bởi mưa điên, bởi gió khùng. Tiếng kêu lạc quan của Don Juan, người tình đa diện là tiếng gào cuả gió trong rừng khô, tiếng gầm của nước mặn trong lòng biển, tiếng nghiến răng cuả nắng khi trời đại hạn.

.. Họ, người Mỹ nhìn họ và thấy văn hóa Việt Nam đẹp qua hình ảnh họ, qua hình ảnh chiếc áo dài họ mặc, qua mâm cơm có món canh, món xào, món mặn họ nấu.”
Ăn cơm tối xong, Hảo lại điện thoại nữa, con Thuý kêu lên : “Tại sao cứ gọi hoài vậy?..Từ nay, mẹ không nên nói mấy chữ chồng Mỹ, chồng Việt. Lấy Tây, lấy Tàu vv…đừng nói mấy tiếng đó nữa, nhiều người không ưa mẹ.”
Hảo đã thua con, không thắng, không huề. Con nhà này đứa nào cũng cứng cổ như Cộng-sản Hàn-quốc, không cách chi hơn nó được. Nhưng con Thuý vừa cho mình một số tiền để sửa nhà và thay cái máy sưởi. Và tôi đã tiêu mất vào những việc khác hết trụi mấy ngàn bạc rồi.. Làm sao đây tôi ơi..? Nước Mỹ năm nào Trời cũng lạnh quá, nhất là hai tiểu bang Californỉa và Connecticứt
Hảo quay lại thằng con trai : “Chu.. con hãy suy nghĩ lại rồi ngày mai con bảo mẹ: mẹ ơi, con không bỏ học để đi làm, con sẽ chăm học.”
Sáng nay Hảo thức dậy sớm đọc một tài liệu về cách răn dạy con trẻ: Dạy con không phải dễ dàng như rủ nhau đi biểu tình đả đảo Cộng Sản ở California.
Cuối tháng sau, thằng Chu đưa cho Hảo hai trăm đôla: “Chu cho mẹ.. Chu love you..mẹ già..”
Nhìn nó dúi tiền vào tay mình, Hảo nói : “Con cũng già rồi, old son.”
Qua kẽ hở cuả lá bạch dương, nhiều tia mặt trời chiếu đại vào chiếc ghế dài, chỗ thằng Chu nằm ngủ ban đêm. Buổi sáng thằng Chu bụng đói đi làm. Xe hơi, đôi giày, bộ quần áo, nó tách rời khỏi căn nhà nhỏ nhiều bụi; buổi tối, thằng Chu diện đồ đẹp để đi chơi; đêm khuya, nó về nhà ngủ trên cái ghế dài đan bằng cây wicker ở phòng khách.
Một ngày cuối tuần, thằng con reo lên: “Chiều thứ bảy này, mẹ đi với Chu đi đổi xe mới nghe mẹ.”
Hảo cầm đôi vai nó lắc một cái: “Ông Mãnh này, con vừa đổi xe mấy tháng trước.”
“Nhưng Chu cần đổi xe mới mà mẹ, cái xe này hư lắm rồi.”
Hảo hơi giận: “Cái xe còn tốt.”
Thằng con cãi: “ Nó không tốt đâu, cái xe nó không ngoan đâu, nó hư lắm, Chu không thương nó nữa.”
Hảo nghiêm mặt: “Con hư rồi, cái xe vẫn ngoan vẫn tốt.”
“Mẹ..credit của con xấu quá mà mẹ, Chu với mẹ đứng tên chung mới đổi xe được.. Chu love you, mẹ. I love you mẹ, mẹ ngọt hiền.”
Hảo nhìn quanh nhà. Tường xiêu vách xụp, nghĩ tới mấy con kiến lửa mà thợ mộc Mỹ kêu là kiến-ăn-cây (wood eating ant). Ngày xưa ỏ̉ Việt Nam có loại kiến rừng, mình tròn và ngắn, màu nâu tươi óng ánh, trong bụng có một cục đường phèn ăn ngọt như kẹo.
Hảo than: “Sao con không bắt kiến-ăn-cây giúp mẹ, nó gặm gỗ hư hại nhà cửa.. Thằng con ông hàng xóm bắt được cả một tổ.. Con bắt kiến ăn cây cho mẹ nhờ đi con.”
Thằng con Út đang ngồi coi xấp hình cầu thủ baseball, vội quay ḷại lên tiếng bênh anh: “Mẹ ơi thôi đừng mắng nó nữa, nó mất con gái rồi, con bồ cuả nó đi đêm với thằng khác rồi…Love..tình yêu cuả nó bể ra như trứng gà rồi.. Không có xe mới, không còn con gái nào thương mình nữa. Tình yêu cay như mứt gừng.”
Trong khi Hảo trợn mắt, thằng Út tiếp: “Tại sao mẹ cứ cãi lời nó vậy? Nó đau chết cả cha nó rồi, girlfriend của nó dộng đầu nó vào thùng rác đậy lại rồi. Love.. con chim cuckoo đã câm tiếng nói trong cái đồng hồ trên tường rồi, củ khoai môn của người Hawaii cũng sẽ thối, trái bắp có râu và trẻ, chai sauce cà chua màu đỏ như máu dơi…. Love.. chiếc thuyền tình nhỏ đã lướt đi trên biển rộng…”
Hảo nghẹt cổ như cống rãnh Sàigòn kẹt bụi rác, nhớ lại lời chồng đã chết và đã nguội: “Thằng này nó đau bụng đi cầu hoài vì nó là thi-sĩ.”
Hảo nhìn con: “Tại sao lại làm thơ? Mẹ đi Chùa, chẳng thấy con cái nhà ai làm thơ hết.”
Những góc vuông trong nhà Hảo có lẽ nhiều sâu bọ đang bò âm thầm, những con sâu bụng không sáng như đom đóm nhưng bên trong có đốm lửa. Hảo nhìn thằng Chu, con sâu đẹp trai nhất vừa lún xuống trong bãi lầy.
Hai thằng đực ngó chăm vào mặt Hảo để moi ra một chút thông cảm, thằng anh cứ việc đùn cho thằng em nói: “Con bồ cuả thằng Chu, Thanh Thanh..dộng cái đầu ngu cuả nó vào cầu tiêu để đi ngoài với thằng Al rồi. Chu loves Thanh Thanh… Love.. tình yêu nguyên chất như rượu Volka không bao giờ sủi bọt trào ra ngoài .. First love..đã chấm hết, young love.. không còn nữa.. .thằng Chu mất xe nên mất tình yêu..Tình yêu cay như quế.”
Hảo gãi tóc thưa: “Mày nói cái giống gì vậy Út?..Nghe mày nói ..phát bệnh…. hết cả tiền đổ xăng.”
Thằng em lại biện hộ cho thằng anh: “ Nó không bằng, nó thua Al..Al lái xe Volkswagen, Al ở appartment.. Đứa đó giàu hơn nó.”
Hảo nạt: “Al Al..dẹp cái thằng Ao đó lại đi, ao hay hồ gì cũng dẹp đi.”
Sáng thứ bẩy, thằng Chu chở Hảo đến hãng Toyota. Tuần lễ trước, cơn bão gió-O quét qua thành phố, một ít hơi lạnh còn lại huýt vào mặt kính xe. Trên con đường liên tỉnh, hai người phu lục lộ quét dọn lớp tuyết cuối muà tấp lại thành những gò nhỏ. Hảo hình dung khuôn mặt chàng Don Juan trong tình sử Mễ Tây Cơ. Người đểu này tán tỉnh từng loạt người đẹp. Lấy nhau rồi bỏ nhau lia lịa. Qua một cỏn bão, hết một mối tình. “It was a wondrous lovely storm that drove me.Tôi đểu với đàn bà là bởi thời tiết xấu. Bởi mưa điên, bởi gió khùng. Tiếng kêu lạc quan của Don Juan, người tình đa diện là tiếng gào cuả gió trong rừng khô, tiếng gầm của nước mặn trong lòng biển, tiếng nghiến răng cuả nắng khi trời đại hạn.

 

(còn tiếp một kỳ)

bài đã đăng của Túy Hồng

Phần Góp Ý/Bình Luận


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)