Trang chính » Điêu Khắc, Nghệ Thuật Email bài này

Sự gặp gỡ giữa hai tài năng điêu khắc Tây Ban Nha Josep Maria Subirachs và Việt Nam Lê Ngọc Huệ trong cùng một đề tài về Thiên Chúa

0 bình luận ♦ 15.02.2019
LeNgocHue-01_thumb.jpg

LeNgocHue-01

Điêu khắc gia Lê Ngọc Huệ

Việt Nam vào những năm 60 của thế kỷ 20 có một nhà điêu khắc người Pháp gốc Việt, sinh năm 1936, trẻ hơn Subirachs 9 tuổi, tên Việt đầy đủ là Lê Ngọc Huệ, thường được gọi là Bernard Huệ, tốt nghiệp trường mỹ thuật Montpellier, Pháp, được mời về dạy môn điêu khắc cho trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế từ năm 1961 đến 1963. Năm 1962, pho tượng Trụ Cột Hoà Bình bằng đồng của ông đoạt huy chương Bạc trong cuộc triển lãm mỹ thuật quốc tế Sài Gòn lần 1. Ngoài ra ông cũng là tác giả của quần thể tượng ngoài trời gồm 15 bức nói về 15 Sự Mầu Nhiệm Mân Côi tại khuôn viên nhà thờ La Vang, Quảng Trị (xem hình kèm theo sau tượng của Subirachs), thực hiện từ năm 1961 đến 1963.

LeNgocHue-02

LeNgocHue-03

LeNgocHue-04

LeNgocHue-05

LeNgocHue-06

LeNgocHue-07

Đây là quần thể tượng về tín ngưỡng Thiên Chúa giáo lớn nhất và có giá trị mỹ thuật cao nhất tại Việt Nam kể từ lúc thành hình cho đến ngày nay.

Tuy nhiên, lúc đầu chưa biết đến nghệ thuật thuộc chủ đề này của nhà điêu khắc Josep Maria Subirachs, tôi rất thán phục tính sáng tạo độc đáo của đkg Lê Ngọc Huệ, mới đây tình cờ tìm thấy trên Internet về một số tượng và thông tin của tác giả Subirachs thì thấy có sự khá gần gũi cả về trào lưu lẫn phong cách điêu khắc giữa Subirachs và Bernard Huệ.

Ông sinh năm 1927 và nổi tiếng với nhóm tượng “ The Passion Facade of the Basilica of the Sagrada Familia” tại Barcelona.

JMSubirachs-01

Điêu khắc gia Josep Maria Subirachs và các tượng Thiên Chúa giáo của ông tại một giáo đường ớ Barcelona, Spain

JMSubirachs-03

JMSubirachs-04

Rõ ràng, nhà điêu khắc người Tây Bạn Nha có tuổi đời cao hơn ông Huệ và có tác phẩm ngoài trời từ năm 1957, sau đó liên tục có nhiều công trình điêu khắc lớn ở Tây Bạn Nha và thế giới cùng là thành viên nhiều tổ chức Hàn lâm về mỹ thuật của Tây Ban Nha và một số nước. Một sự nghiệp như thế là quá lớn so với ông Huệ. Nhưng nếu dựa trên phong cách và trường phái điêu khắc hiện đại, các tác phẩm của hai ông cho thấy có nhiều điểm giống nhau ngoài một vài hình thức trang phục và thời điểm sáng tác khác nhau; nhóm tượng của Subirachs được thực hiện năm 1987 tại Barcelona còn các tượng của ông Huệ thì làm vào năm 1961-1963 tại Quảng Trị, Việt Nam.

Như vậy, chưa thể kết luận ông Huệ đã chịu ảnh hưởng Subirachs, tuy nhiên, chắc chắn một điều là cả hai nhà nghệ sĩ này đều xuất thân từ cái nôi mỹ thuật hiện đại của phương Tây vào giai đoạn cuối thế kỷ 20, đó là thời điểm chín muồi của chủ nghĩa biểu hiện và lập thể nên họ đã gặp nhau trong nghệ thuật tạo hình rất biểu cảm, đơn giản nhưng nặng tính tư tưởng.

Rất tiếc, dù rất cố gắng tìm kiếm thêm thông tin về nhà điêu khắc Lê Ngọc Huệ nhưng không thấy chút ánh sáng nào ở cuối đường hầm.

 

Bolsa, Jan. 25-2019
TC

Ghi chú: Ảnh những bức tượng của Lê Ngọc Huệ do Ngô Thế Vinh chụp.

bài đã đăng của Trịnh Cung

Phần Góp Ý/Bình Luận


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)