Trang chính » Dịch Thuật, Sáng Tác, Sang Việt ngữ, Truyện ngắn Email bài này

ZELIG

♦ Chuyển ngữ: 0 bình luận ♦ 8.08.2011

 

From the Bellman

 

Lão Zelig thường bị đồng nghiệp nguýt háy nhìn với cái nhìn không thiện cảm. Chẳng ai màng gọi lão đầy đủ là “Reb” Zelig cũng chẳng hơi đâu mà trịnh trọng thêm một chữ “ông” như kiểu xưng hô của người Mỹ . “Ông ta đúng là cái thùng lũng đáy.” Những người hàng xóm của lão đã từng phát biểu như vậy. “Ổng keo kiệt vắt cổ chầy ra nước, chả bao giờ bỏ ra xu teo nào, ổng chẳng gia nhập hội đoàn nào cả”. Bởi lẽ không thể coi khinh việc trở thành dân cư thứ thiệt ở mạn đông Nữu Ước được. Điều này đồng nghĩa với việc là thành viên của một nhóm tín đồ đông đảo. Một người Do Thái đúng đắn cần gia nhập “Công ty dịch vụ mai táng dành cho hội viên” để tối thiểu cũng được cấp một phần mộ nhỏ hẹp nằm ở cuối con lộ dài Ngay cả là thành viên của một trong những hội đó Zelig cũng chưa gia nhập. “Cứ trơ trọi thui thủi một mình vậy đó!” Vợ lão thường xuyên than thở.

Cửa tiệm áo choàng là nơi Zelig đứng làm việc hàng ngày, tay cầm cái bàn là nặng trịch đưa qua đưa lại trên mặt vải bốc hơi kêu xèo xèo, chẳng buồn liếc ngang liếc dọc xung quanh. Những người thợ tỏ vẻ khi dễ lão bởi vì khi cuộc đình công còn đang tiếp diễn lão đi làm trở lại sau hai ngày vắng mặt. Lão không phải là hạng lười nhác nhưng sợ việc tham gia đình công ngày thứ bảy sẽ khiến lão không nhận được tiền lương. Hình dáng lão trông có vẻ khác xa với các đồng nghiệp. Vóc người cao gân guốc cứng như khung sắt nguội. Khi lão đờ người ra nhìn chăm chăm vào cái gì đó trông lão giống như nhân vật Samson mù. Mái tóc dài hoa râm của lão buông xuống thành những lọn rối nùi bù xù trên đôi vai kềnh càng khum khum. Bộ đồ sờn cũ lùng bùng phất phơ bám trên người; và muà hè cũng như mùa đông vẫn cái nón cát kết phủ chụp lên cái đầu to đùng của lão.

Phần lớn cuộc đời lão sống ẩn dật trong một ngôi làng ở vùng “Tiểu Nga” nơi đó lão xới đất trồng trọt và còn mặc cả những bộ đồ nông dân truyền thống. Khi con trai duy nhất của lão, một người góa vợ nghèo mang theo đứa con trai mười hai tuổi di cư sang Mỹ, trái tim người cha rỉ máu. Song lão đã chọn ở lại quê quán phó mặc cho số phận đẩy đưa may nhờ rủi chịu để rồi sẽ nhắm mắt lìa đời ở đó. Tuy nhiên vào một ngày kia lá thư của người con trai về đến nơi báo cho biết là anh ta đang bị ốm. Tin buồn này có kèm theo vài dòng phấn khích hơn. _ " và cháu Moses của nội đã vào học trường công. Cháu gần như là một người Mỹ rồi. Và cháu cũng không bị buộc phải quên Chúa của người Do Thái. Cháu sẽ sớm được công nhận. Ngày lễ “Trưởng thành” (Bar Mitsva) của cháu nó cũng gần kề “(1). Vợ của Zelig khóc sướt mướt ba ngày đêm khi nhận được lá thư đó. Người đàn ông luống tuổi trở nên lặng lẽ nhưng rồi ông ta bắt đầu bán đi số của cải ít ỏi của mình.

Phải trực diện với cái thế giới ngoài ngôi làng của mình khiến người nông dân nghèo khổ cảm thấy muộn phiền. Tuy vậy lão nghĩ rằng rồi đây mình cũng sẽ quen dần thích nghi với quê hương mới nơi con trai đã chọn. Thế nhưng cuộc hành trình quái đản trên chuyến tàu tốc hành và tàu chạy bằng hơi nước đã làm lão vô cùng ngỡ ngàng bối rối. Và rồi sự ồn ào của chốn kinh kỳ nơi mà lão có cảm giác như đang bị quăng vào chới với giữa muôn ngàn thứ hỗn độn, tất cả đã làm lão phát khiếp lên được. Sự đông đúc chật chội khiến lão nghĩ rằng đây là thủ đô của chốn âm phủ. Tâm hồn lão dường như đã trơ lì hóa đá. Lão đã trở thành “cái thùng lũng đáy”. Ánh mắt thất thần. Chỉ còn một ý nghĩ duy nhất tồn tại trong đầu và một ước muốn tha thiết trong tim: dành dụm tiền đủ để mình cùng gia đình mau mau hồi hương. Mù và điếc trước mọi thứ xung quanh lão bước đi với nỗi đau câm lặng giằng xé trong tim – lão khao khát được trở về quê nhà. Trước khi kiếm được việc làm ổn định ngày ngày lão lê bước suốt dọc khu Manhattan với những bước sãi dài nặng nề khiến con nít và ngay cả người lớn thường chạy dạt qua bên tránh đường cho lão qua.. Lão trông giống như một con quái vật to lớn với mũi tên ghim thấu qua tim.

Trong cửa tiệm nơi mà rốt cuộc lão đã tìm được việc, những người thợ cảm thấy ngại ngần khi mới thoạt trông thấy lão; Nhưng rồi cuối cùng nhận thấy đó chỉ là một gã khổng lồ vô hại, bọn họ bật lên những tràng cười chế diễu. Trong số những nam nữ công nhân ở đấy chỉ có duy nhất một người có vẻ là đồng liêu với lão. Người này phụ trách trông coi cửa hàng, anh ta người Ba-Lan nhỏ con với mái tóc vàng cái miệng rộng ngoác và cặp mắt e dè. Thế là những câu bông đùa khôi hài được tuôn ra nhắm vào cặp đôi thô kệch quê mùa này. “Cái tên to bự đó trông giống con voi quá ha.” Một người trong cửa hàng pha trò; “chỉ có điều tên này chỉ thích đớp tiền kẻng hơn là được cho ăn đậu phộng.”

“Ôi ôi cái mũi của lão sẽ phản bội lão ta,” vị “triết gia” của cửa tiệm xen vào. Và rồi trong suốt bữa ăn tối hắn ta kể lể dông dài rằng: “Mọi người thấy đó, đồng tiền là máu thịt của lão. Lão nhịn đói nhịn khát chắt chiu sao cho đủ tiền để trở về quê; Gã Ba-Lan nói lại với tôi điều này. Mà tại sao lão lại phải cứ ở đây kia chứ? Được tự do tín ngưỡng thờ phụng chả nghĩa lý gì với lão, lão chưa từng bước vào giáo đường; Được mặc sức thu thập tìm biết thông tin ư? Ngay cả tờ báo bảo thủ Tageblatt lão cũng có bao giờ rờ tới đâu!”

Lão Zelig đón nhận những lời nhạo báng như thế với sự nhẫn nhịn kiềm chế. Chỉ họa hoằn lắm lão mới trợn trắng mắt lên như thể muốn quát một tiếng nhưng rồi mau chóng cau đôi mày rậm lại nhăn nhó làu bàu sau rốt dộng thật mạnh cái bàn là nóng đang bốc hơi kêu xèo xèo.

Khi những tiếng kêu gào rùng rợn của những người Do Thái bị tàn sát ở Nga được loan truyền vượt Thái Bình Dương về tới nơi thì người Do Thái ở Manhattan trong trang phục đen đã dành một ngày diễu hành suốt dọc những con phố nhỏ, lặng lẽ băng qua những con đường trước đó vốn rất huyên náo. Các cửa tiệm quán hàng đều đóng im ỉm. Tiếng kêu la ai oán vọng ra từ khắp các cánh cửa ra vào và cửa sổ. Người duy nhất còn ở lại trong cửa hàng ngày hôm đó là lão Zelig. Đồng nghiệp của lão không dám yêu cầu lão gia nhập đoàn diễu hành. Họ nghĩ sẽ không thích hợp nếu để cho con người cục súc này hòa vào dòng người đưa tang với nhịp bước thật khẽ khàng. Thế rồi người giám thị cửa hàng ngày hôm sau loan báo rằng cái lúc mà điệu nhạc truy niệm vang lên mãi từ khu phố phía xa, Zelig vội tháo cái nón nhớp nhúa luôn đội trên đầu ra và trong một thoáng, bối rối lại đội trở lại. Anh chàng Ba Lan kể lại với vẻ khiếp hãi, “Ổng có vẻ hung tợn hơn lúc nào hết đến nỗi nhìn ổng nện cái bàn là lên mặt vải mà tôi cứ e rằng cả cái tòa nhà cao dám bị sụp theo luôn.

Nhưng Zelig không để ý mấy về những gì người ta bàn về mình. Lão chỉ chăm chăm nghĩ đến việc dành dụm tiết kiệm số tiền kiếm được và chỉ e sợ có thể sẽ buộc phải tiêu thâm vào đó. Đã hơn một lần trong đêm tối vợ lão đã phải giựt mình kinh hãi bởi cái bóng của lão trong bộ đồ ngủ ngồi thù lù một đống trên giường đang đếm mớ giấy bạc để rồi luôn cất trở lại dưới gối. Bà ta thường xuyên rầy rà quở trách chồng vì cái tính keo kiệt bủn xỉn bởi ông ta luôn phớt lờ những yêu cầu khác ngoài số tiền rất ít dành cho chi phí gia đình. Bà hết giải bày, khuyến khích rồi lại than vãn. Ông ta không hề động lòng một mực khăng khăng: “Thiệt tình tôi làm gì có dư đồng xu teo nào”. Bà chỉ cho thấy bức vách trần trụi không sơn phết, những đồ nội thất rệu rã, quần áo leo teo vài bộ cũ sờn. “Con trai mình đang đau yếu” bà rên rỉ. “Nó cần chế độ ăn uống và nghĩ dưỡng đặc biệt; vả lại thằng cháu mình cũng có còn là con nít đâu; rồi đây nó cần có tiền để học lên trên nữa chứ. Ôi đời tôi sao đen đủi thế này; ông đang giết lần giết mòn hai cha con nó rồi”. Sắc mặt Zelig nhợt đi hai cánh tay già yếu run lên vì xúc động. Người đàn bà tội nghiệp mừng thầm ông ta động lòng rồi đây, nhưng một lúc sau ông ta đã hổn hển nói: “Thiệt tình không có xu nào cả.”

Một ngày kia Zelig được gọi từ cửa hàng về bởi vì con trai ông đang trở bệnh nặng; và khi thấy ông ta bước lên cầu thang nhà mình một người hàng xóm gọi giật lại: “Mau gọi bác sĩ đi; người bệnh không sao hồi tỉnh lại được”. Một giọng đáp trả chợt vang lên như thể xuất phát từ đáy mồ, “Thiệt tình tôi không có đồng nào cả.”

Hành lang trên lầu chật ních những người nghèo khổ lếch thếch phần lớn là đàn bà và trẻ con. Văng vẳng từ xa người ta nghe tiếng khóc tỉ ti của người mẹ. Lão già đứng ngây như phỗng người cứ đờ ra. Rồi những người hàng xóm nghe lão lầu bầu khi quay lui trở xuống cầu thang “Kiểu này tôi đến rồi phải vay công mắc nợ phải đi ăn mày mất thôi!”. Lão ta đã mời một bác sĩ về. Và khi đứa cháu trai hỏi xin tiền để mua thuốc, Zelig giật lấy cái đơn thuốc và phóng ra ngoài miệng vẫn lẩm bẩm “ Tôi đến rồi phải mang công mắc nợ phải đi ăn mày mất thôi!”

Khuya hôm đó những người hàng xóm đã nghe tiếng khóc than từ căn hộ của lão Zelig và họ hiểu rằng con trai ông ta không còn nữa.

Hầu bao của Zelig xẹp đi đáng kể. Những ngón tay lão tê dại đờ đẫn khi phải rút tiền từ đó ra để chi mọi khoản chôn cất, lão nhìn mọi thứ xung quanh với ánh mắt thảng thốt. Lão thực hiện mọi thủ tục lễ nghi theo kiểu người Do Thái một cách máy móc theo sự chỉ sự chỉ dẫn của những người hàng xóm. Lão cầm dao rạch một đường vào cái áo khoác ngoài sờn rách; sau đó tụt giầy ra khỏi chân ngồi bệt xuống sàn nhà, cái đầu tội nghiệp già nua của lão gục xuống, đôi mắt ráo hoảnh, người lặng đi.

Cả cửa hàng trố mắt nhìn sững khi lão xuất hiện trở lại sau ba ngày được nghỉ theo quy định. Ngay cả anh chàng Ba Lan cũng không dám lân la tới gần. Một thoáng u uẩn vương trong ánh mắt giận dữ, những nếp hằn sâu nhăn nhúm làm cho khuôn mặt quắt lại, vóc dáng gân guốc chắc nịch trở nên khúm núm ngay khi chạm phải ánh mắt ai đó. Từ ngày ấy trở đi ông ta bắt đầu tự ép xác hơn bao giờ hết. Nỗi khao khát vượt trùng dương quay trở về nước, được trút hơi thở cuối cùng tại quê nhà phôi pha bớt không còn mạnh mẽ như lúc ban đầu. Giờ đây còn có cái gì đó như thể một sợi dây mơ hồ ràng buộc níu giữ lão lại vùng đất mới này.

Trên mô đất nhỏ ở Base Achaim, khu nghĩa trang, dưới ngôi mộ đá khắc những cổ tự Do Thái , một phần ruột thịt của ông đã được chôn cất. Nhưng ông ta tránh không để bị chi phối bởi cái nấm mồ ấy. Ông ta cứ miệt mài tiết kiệm. Tuổi tác ngày càng chồng chất. Sức lao động kiệt quệ dần nhưng giấc mơ hồi hương sắp trở thành hiện thực. Chỉ còn vài tuần nữa, vài tháng nữa thôi! Ý nghĩ ấy đã làm cho con người băng giá của ông ta như ấm áp hẳn lên. Thậm chí giờ lão còn chịu khó trình bày với vợ về những kế hoạch vạch ra cho hạnh phúc tương lai của họ, nhất là khi bà tìm cách nhắc nhở càm ràm về chuyện tiền nong.

Bà thường xuyên cự nự với ông ám chỉ đứa cháu sắp thành niên: “Ông thấy đó! Ông đã làm gì cho cái nhà này, cho thằng nhỏ đáng thương kia,” “Để rồi vì ông mà nó phải bỏ học, phải đi làm và hậu quả rồi sẽ ra sao đây?”

Nghe vậy trái tim Zelig bỗng se thắt lại, lão cảm thấy một nỗi sợ mơ hồ. Những câu đáp trả dính dáng đến thằng cháu trở nên lúng túng lắp bắp như thể lão đang phải trả lời chất vấn của một ai đó về một vấn đề nan giải với nỗi lo sợ rằng cuộc đối đáp ấy rồi sẽ nhận chân ra điều mơ hồ này. Nỗi lo sợ nghi ngờ mỗi lúc một đậm nét khiến hình ảnh đứa cháu trai bắt đầu xen vào ám ảnh đầu óc hoang tưởng của ông ta. Trước hết khó mà tâm sự với nó. Thằng bé lớn lên trong lặng lẽ. Thằng bé đã bị cuốn theo nhịp độ quá cao căng thẳng không ngớt của các học kỳ ở Mạn Đông. Nó âm thầm chuẩn bị sửa soạn vào học cao đẳng. Khao khát muốn dồn đủ số tiền cần thiết khiến Zelig không màng để ý những gì xung quanh. Và giờ đây khi đã sắp đạt được ước nguyện lão ta bắt đầu cảm thấy ngày càng lo sợ về một âm mưu thầm kín khác thường nào đó. Lão nghi ngờ dò dẫm nghe ngóng. Và một chiều kia khi chợt nghe thằng cháu nói chuyện với bà rằng nó ghét chủ nghĩa chuyên chế ở Nga, rằng nó quyết ở lại Hoa Kỳ. Cuối cùng nó năn nỉ bà nói dùm với ông nội để nó có đủ số tiền cần thiết vào học cao đẳng.

Zelig nhẩy xổ ra giận dữ quắc mắt nhìn hai bà cháu. “Mày cần điều đó đến thế sao hả cái thằng ngu kia!” Ông la hét mắng xa xả vào mặt chàng thanh niên “ Mày sẽ học tiếp ở Nga nghe chưa cái thằng dại dột ngu xuẩn kia!” Tuy nhiên người vợ vốn nhút nhát của ông dường như bất chợt can đảm hẳn lên bà la toáng: “Này, ông nên dành tiền tiết kiệm đó cho việc học của cháu nó ở đây! Ôi khốn khổ cho cái thân tôi! Ở Nga thì làm gì có cái trường ma nào nó nhận học sinh Do Thái kia chứ!

Zelig mặt đỏ tía tai. Lão đứng bật lên rồi lại ngồi phịch xuống. Rồi điên tiết xấn tới giơ cánh tay lên dọa dẫm chàng thanh niên người mà lão kịp nhận ra là một kẻ thù đáng sợ. Một kẻ thù từ lâu lão kinh hãi.

Nhưng người đàn bà già nua đã mau chóng xen vào hét lên the thé: “Này lão khùng kia, hãy nhìn kỹ đứa trẻ yếu đuối này! Ông quên rằng con trai mình chết vì cái gì à, lìa đời như một ngọn nến leo lét.”

Tối hôm đó Zelig trằn trọc trăn trở trên giường. Lão không sao chợp mắt được. Đây là lần đầu tiên lão hiểu ra điều vợ lão muốn ám chỉ khi nói về hình hài yếu ớt bệnh hoạn của đứa cháu. Khi ba nó mất, bác sĩ cho biết nguyên do là vì bị mắc bệnh lao.

Lão đứng bật dậy. Mồ hôi hột rịn ra lấp lánh trên trán nhỏ xuống hai má và bộ râu. Lão đứng đó mặt nhợt đi thở hổn hển. Lão thảng thốt kêu thầm: Thằng bé, nên làm gì cho nó đây?

Ánh đêm mờ nhạt xanh xao xuyên qua những khung cửa sổ. Tất cả đã chìm trong thành phố tĩnh mịch nhưng vẫn có một chuỗi thanh âm lạ lùng vang vọng. Đâu đó một đứa trẻ còn thức, thút thít khóc rồi bị tắc nghẹn bằng một cơn ho rũ rượi. Người đàn ông tóc hoa râm nhúc nhích rồi nhón gót lẹ làng bước tới chỗ người trẻ nằm. Trong một lúc ông ta đứng nhìn vẻ mặt quắt queo và thân hình nhỏ thó của chàng thanh niên. Rồi ông giơ bàn tay lên xoa nhẹ mái tóc vuốt vuốt hai má và cằm của cậu ta. Chàng thanh niên mở mắt ra nhìn một thoáng cái thân hình đang lom khom cúi xuống mình rồi cậu giận dỗi nhắm mắt lại.

“ Mày ghét không nhìn nội à? Nội là kẻ thù mày chắc?” Giọng người đàn ông luống tuổi run run lè nhè giống như giọng đứa trẻ bị đánh thức trong đêm. Chàng thanh niên không trả lời nhưng ông già đã nhận ra rất rõ cái thân hình gầy gò mỏng manh đang run rẩy, những giọt nứơc mắt lăn dài ướt đẫm đôi má hóp.

Trong một thoáng ông ta đứng lặng đi rồi người ông ta từ từ rút lại nhỏ như một đứa trẻ khi cúi xuống ghé vào tai cậu thanh niên thì thầm bằng cái giọng khản đục:

“Mày khóc đó à? Ông nội mày chứ kẻ thù mày à thằng ngốc! Ngày mai nội sẽ cho mày tiền đóng học phí. Mày ghét không nhìn mặt ông nội. Nội là kẻ thù mày à?

Chú thích: (1) Bar Mitsva là lễ nghi của người Do Thái được làm khi đứa bé trai đến tuổi 13 tương tự như lễ Gia quan của người Việt Nam là dấu hiệu báo cho biết từ nay cậu con trai sẽ đoạn tuyệt với thời thơ ấu, được cư xử như một người trưởng thành, nghĩa là mọi người sẽ lấy lễ để đối đãi với cậu.

 

=============================

 

ZELIG

Old Zelig was eyed askance by his brethren. No one deigned to call him “Reb” Zelig, nor to prefix to his name the American equivalent – “Mr”. “The old one is a barrel with a stave missing”, knowingly declared his neighbors. “He never spends a cent; and he belongs nowheres.” For “to belong”, on New York’s East Side, is of no slight importance. It means being a member in one of the numberless congregations. Every decent Jew must join “A Society for Burying Its Members “, to be provided at least with a narrow cell at the end of the long road. Zelig was not even a member of one of these. “Alone like a stone” his wife ofen sighed.

In the cloakshop where Zelig worked he stood daily brandishing his heavy iron on the sizzling cloth hardly ever glancing about him. The workmen despised him, for during a strike he returned to work after two day’s absence. He could not be idle, and thought with dread of the Saturday that would bring him no pay envelope.

His very appearance seemed alien to his brethren. His figure was tall, and of cast-iron mold. When he stared stupidly at something, he looked like a blind Samson. His gray hair was long, and it fell in disheveled curls on gigantic shoulders somewhat inclined to stoop. His shabby clothes hung loosely on him; and both summer and winter the same old cap covered his massive head.

He had spent most of his life in a sequestered village in Little Russia, where he tilled the soil and even wore the national peasant costume. When his son and only child a poor widower with a boy of twelve on his hands, emigrated to America, the father’s heart bled. Yet he chose to stay in his native village at all hazards, and to die there. One day, however, a letter arrived from the son that was sick; this sad news was followed by words of a more cheerful nature – “and your grandson Moses goes to public school. He is almost an American; and he is not forced to forget the God of Israel. He will soon be confirmed. His Bar Mitsva (1) is near” Zelig’s wife wept three days and nights upon the receipt of this letter. The old man said little; but he began to sell his few possessions.

To face the world outside his village spelled agony to the poor rustic. Still he thought he would get used to the new home which his son had chosen. But the strange journey with locomotive and steamship bewildered him dreadfully; and the clamor of the metropolis, into which he was flung pell-mell, altogether stupefied him. With a vacant air he regarded the Pandemonium, a petrifaction of his inner being seemed to take place. He became “a barrel with a stave missing”. No spark of animation visited his eye. Only one thought survived in his brain, and one desire pulsed in his heart: to save money enough for himself and family to hurry back to his native village. Blind and dead to everything, he moved about with a dumb, lacerating pain in his heart, – he longed for home. Before he found steady employment, he walked daily with titanic strides through the entire length of Manhattan, while children and even adults often slunk into byways to let him pass. Like a huge monster he seemed with an arrow in his vitals.

In the shop where he found a job at last the workmen feared him at first; but, ultimately finding him a harmless giant, they more than once hurled their sarcasms at his head. Of the many men and women employed there, only one person had the distinction of getting fellowship from old Zelig. That person was the Gentile Watchman or janitor of the shop, a little blond Pole with an open mouth and frightened eyes. And many were the witticisms aimed at this uncouth pair. “The big one looks like an elephant “the joker of the shop would say; “only he likes to be fed on pennies instead of peanut.”

“Oi, oi, his nose would betray him,” the “philosopher” of the shop chimed in; and during the dinner hour he would expatiate thus: “You see, money is his blood. He starves himself to have enough dollars to go back to his home; the Pole told me all about it. And why should he stay here? Freedom of religion means nothing to him, he never goes to synagogue; and freedom of the press? Bah- he never even reads the conservative Tageblatt!

Old Zelig met such gibes with stoicism. Only rarely would he turn up the whites of his eyes. As if in the act of ejaculation; but he would soon contract his heavy brows into a scowl and emphasize the last with a heavy thump of his sizzling iron.

When the frightful of the massacred Jews in Russia rang across the Atlantic, and the Ghetto of Manhattan paraded one day through the narrow streets draped in blak, through the erstwhile clamorous thoroughfares steeped in silence, stores and shops bolted, a wail of anguish issuing from every door and window- the only one remaining in his shop that day was old Zelig. His fellow workmen did not call upon him to join the procession. They fell the incongruity of “this brute” in line with mourners in muffled tread. And the Gentile watchman reported the next day that the moment the funeral dirge of the music echoed from a distant street Zelig snatched off the greasy cap he always wore and in confusion instantly put it on again. “All the rest of the day”, the Pole related with awe, he looked wilder than ever, and so thumped with his iron on the cloth that I feared the building would come down.”

But Zelig paid little heed to what was said about him. He dedicated his existence to the saving of his earnings and only feared that he might compelled to spend some of them. More than once his wife would be appalled in the dark of night by the silhouette of old Zelig in nightdress, sitting up in bed and counting a bundle of bank notes which he always replaced under his pillow. She frequently upbraided him for his niggardly nature for his warding off all requests outside the pittance for household expense. She pleaded, exhorted, wailed. He invariably answered” I haven’t a cent by my soul.” She pointed to the bare walls, the broken furniture, their beggarly attire.

“Our sin is ill” she moaned.” He needs special food and rest; and our grandson is no more a baby; he’ll soon need money for his studies, Dark is my world; you are killing both of them.”

Zelig’s color vanished; his old hands shook with emotion. The poor woman thought herself successful, but the next moment he would gasp: “Not a cent by my soul.”

One day old Zelig was called from his shop because his son had a sudden severe attack; and, as he ascended the stairs of his home, a neighbor shouted: “Run for a doctor; the patient cannot be revived.” A voice as if from a tomb suddenly sounded in reply, “I haven’t a cent by my soul.”

The hallway was crowded with the ragged tenants of the house, mostly women and children; from far off were heard the rhythmic cries of the mother. The old man stood for a moment as if chilled from the roots of his hair to the tips of his finger. Then the neighbors heard his sepulchral mumble: “I’ll have to borrow somewheres, beg some one,” as he retreated down the stairs. He brought a physician; and when the grandson asked for money to go for the medicine, Zelig snatched the prescription and hurried away, still murmuring: “I’ll have to borrow, I’ll have to beg.”

Late that night, the neighbors heard a wail issuing from old Zelig’s apartment; and they understood that the son was no more.

Zelig’s purse was considerably thinned. He drew from it with palsied fingers for all burial expenses, looking about him in a dazed way. Mechanically he performed the Hebrew rites for the dead, which his neighbors taught him. He took a knife and made a deep gash in his shabby coat; then he removed his shoes, seated himself on the floor, and bowed his poor old head, tearless, benumbed.

The shop stared when the old man appeared after the prescribed three day’s absence. Even the Pole dared not come near him. A film seemed to coat his glaring eye; deep wrinkles contracted his features, and his muscular frame appeared to shrink even as one looked. From that day on, he began to starve himself more than ever. The passion for sailing back to Russia, “to die at home at last” lost but little of its original intensity. Yet there was something now which by a feeble thread bound him to the New World.

In a little mound on the Base Achaim, the “house of Life”, under a tombstone engraved with old Hebrew script, a part of himself lay buried. But he kept his thoughts away from that mound. How long and untiringly he kept on saving! Age gained on him with rapid strides. He had little strength left for work, but his dream of home seemed nearing its realization. Only a few more weeks, a few more months! And the thought sent a glow of warmth to his frozen frame. He would even condescend now to speak to his wife concerning the plans he had formed for their future welfare, more especially when she revived her pecuniary complaints.

“See what you have made of us, of the poor child”, she often argued, pointing to the almost grown grandson. “Since he left school, he works for you, and what will be the end?”

At this, Zelig’s heart would suddenly clutch, as if conscious of some indistinct, remote fear. His answers touching the grandson were abrupt, incoherent, as of one who replies to a question unintelligible to him, and is in constant dread lest his interlocutor should detect it.

Bitter misgivings concerning the boy began to mingle with the reveries of the old man. At first, he hardly gave a thought to him. The boy grew noiselessly. The ever-surging tide of secular studies that runs so high on the East Side caught this boy in its wave. He was quietly preparing himself for college. In his eagerness to accumulate the required sum, Zelig paid little heed to what was going on around him; and now, on the point of victory, he became aware with growing dread of something abrewing out of the common. He sniffed suspiciously; and one evening he overheard the boy talking to grandma about his hatred of Russian despotism, about his determination to remain in the States. He ended by entreating her to plead with grandpa to promise him the money necessary for a college education.

Old Zelig swooped down upon them with wild eyes. “Much you need it, you stupid,” he thundered at the youngster in unrestrained fury. “You will continue your studies in Russia, durak, stupid.” His timid wife, however, seemed suddenly to gather courage and she exploded: “Yes, you should give your saving for the chil’s education here. Woes is me, in the Russian universities no Jewish children are taken.”

Old Zelig’s face grew purple. He rose, and abruptly seated himself again. Then he rushed madly, with a raised, menacing arm, at the boy in whom he saw the formidable foe – the foe he had so long been dreading.

But the old woman was quick to interpose with a piercing shriek: “you madman, look at the sick child; you forget from what our son died, going out like a flickering candle.”

That night Zelig tossed feverishly on his bed. He could not sleep. For the first time, it dawned upon him what his wife meant by pointing to the sickly appearance, of the child. When the boy’s father died, the physician declared that the cause was tuberculosis.

He rose to his feet. Beads of cold sweat glistened on his forehead, trickled down his cheeks, his beard. He stood pale and panting. Like a startling sound, the thought entered his mind _ the boy, what should be done with the boy?

The dim, blue night gleamed in through the window. All was shrouded in the city silence, which yet has a peculiar, monotonous ring in it. Somewhere, an infant awoke with a sickly cry which ended in suffocating cough. The grizzled old man bestirred himself and with hasty steps he tiptoed to the place where the boy lay. For a time he stood gazing on the pinched features, the under-sized body of the lad; then he raised one hand, passed it lightly over the boy’s hair, stroking his cheeks and chin. The boy opened his eyes, looked for a moment at the shriveled form bending over him then he petulantly closed them again.

“You hate to look at grandpa, he is your enemy, he?” The aged man’s voice shook, and sounded like that of the child’s awaking in the night. The boy made no answer; but the old man noticed how the frail body shook, how the tears rolled, washing the sunken cheeks.

For some moment he stood mute, then his form literally shrank to that of a child’s as he bend over the ear of the boy and whispered hoarsely: “You are weeping, eh? Granpa is your enemy, you stupid! To-morrow I will give you the money for the college. You hate to look at grandpa; he is your enemy, eh?”

Phần Góp Ý/Bình Luận


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)