Trang chính » Các Số Da Màu định kỳ, Da Màu số 15 Email bài này

Công thức toán, tình yêu của nhà toán học – Tác phẩm của Yoko Ogawa

0 bình luận ♦ 2.12.2006

Kanae Tagaki ghi chép
Đặng Chương chuyển ngữ

 

 
 
Tác phẩm Duyên Toán Học (The Gift of Numbers) của Yoko Ogawa được xuất bản vào mùa hè năm 2003, được vinh dự làm Sách đầu bảng Ưu tuyển của Hiệp hội các nhà xuất bản và phát hành sách tại Nhật trong năm 2004.

Tác giả, Yoko Ogawa, sinh năm 1962 tại Okayama, tốt nghiệp đại học Waseda, đã từng đoạt giải văn chương Kaien vào năm 1988 và giải Akutagawas vào năm 1991.

 
Câu chuyện trong tác phẩm mới của Yoko Ogawa nói về phần tốt lành trong con người qua giao tiếp, giữa nhân vật xưng “tôi” với một vị giáo sư toán cao niên: nhân vật xưng “tôi” là người giúp việc cho vị giáo sư; giữa hai nhân vật này là nhân vật thứ ba, đứa con trai của “tôi” tên “Căn”. Vị giáo sư đặt tên thân mật cho cậu như vậy bởi vì chiếc đầu lép của cậu ta trông giống như hình dạng của dấu căn “√” .

“Tôi” bắt đầu giúp việc trong ngày cho ông giáo cao tuổi. Vì một tai nạn đụng xe ông chỉ có thể nhớ mỗi lúc chuyện gì xảy ra trong vòng 80 phút trước đó. Ông giáo sống trong một căn nhà riêng sát nách bên căn nhà của cô em dâu. Ông từ khước người giúp việc vì không muốn cô này phải bận lòng. “Tôi” thì ngày ngày mang một cảm giác mệt mỏi. Khi ông giáo biết “tôi” có một đứa con trai ông thay đổi hẳn thái độ, ông nói hãy đem cậu con tới nhà thoải mái. Đời sống của họ hoàn toàn vui đẹp không có gì để phàn nàn.

Họ thường thảo luận về môn bóng chày trong khi ăn tối. Họ cũng có thói quen mỗi tối sau khi ăn nhẹ xuất khuya phải nghe đài truyền thanh bàn luận về những trận bóng chày bởi vì ông giáo và Căn đều là ủng hộ viên của đội Cọp Hanshin. Họ cũng bàn về toán. “Tôi” đi xem trận đấu giữa Cọp Hanshin và Hiroshima cùng với ông giáo và Căn bởi vì ông giáo chỉ biết bóng chày qua những cột tin thể thao ở những trang nhật trình và những cỗ bài bóng chày, nhân vật “tôi” cũng không có thời giờ để đưa Căn đi đâu. Tuy nhiên, đêm ấy, sau khi đi xem trận đấu về “tôi” ở lại chăm sóc cho ông giáo suốt đêm, vì ông ngã sốt.

Nàng em dâu ông giáo hiểu lầm quan hệ hai người. “Tôi” bị nàng em dâu cho nghỉ việc, nhưng rồi thương lượng làm hòa và đi làm trở lại. Tuy nhiên, tiệc sinh nhật thứ mười một của Căn là ngày chung vui cuối cho cả ba người. Cô em dâu không còn có thể nuôi người giúp việc cho ông giáo. Ông giáo phải vào viện dưỡng lão và mối giao tình của ba người tiếp tục trong khi khả năng trí nhớ của ông giáo suy yếu dần mỗi ngày. Xen ông giáo trình bày với “tôi” về “công thức Euler” rất đỗi quan trọng. Chúng ta không nên nghĩ tới xen này qua ngôn từ, bởi công thức toán học này không trưng diễn ngôn ngữ. Thấy được vẻ đẹp lớn lao của công thức toán học này là quan trọng. Một công thức toán học là đẹp bởi vì nó huyền diệu ngoài mọi mô tả.
Chúng ta không thể nào không cảm thấy đau đớn cho nhà toán học trong câu chuyện với khả năng nhớ thu hẹp trong vòng 80 phút trước trở lại. “Tôi” và Căn là đáng nói vì họ làm quen với ông giáo và giao lưu như ông không có một khiếm hụt nào. Ba người đã lần hồi làm nên một đơn vị gia đình còn thực hơn những gia đình thường thấy.

Con người thì bất toàn và tạo phẩm của họ cũng thế. Toán học trong khi đó thì toàn bích. Nhà toán học già mô tả nó là “nhìn lén vào sổ tay của Thượng đế”. Tính khiêm cung đem lại vẻ đẹp, và tính huyền diệu cho một con người. Thế giới hữu hình không phải là thế giới duy nhất. Chúng ta nên công nhận thế giới vô hình chung quanh chúng ta. Nhà toán học trong truyện chỉ có 80 phút ký ức, “tôi” là người giúp việc và Căn là cậu con trai cúa bà ta. Thoạt nhìn ba đời sống này chông chênh không hoà điệu. Tuy nhiên đây là một câu chuyện lý thú và rất con người. Nhờ vậy, chúng ta có thể thông hiểu bằng cách nào con người nối kết với nhau và cảm nhận sự tử tế tốt lành của con người. Cuốn sách này tiêu biểu cho tác phẩm của Yoko Ogawa. Sau tác phẩm này Yoko Ogawa đã xuất bản một tiểu thuyết mới có tựa là “Đám Táng của Brahman” — một câu chuyện về cái chết.

bài đã đăng của Yoko Ogawa

Phần Góp Ý/Bình Luận


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)