giới thiệu tác phẩm
Dan Duffy
Thanh Loan chuyển ngữ
Tập hợp thơ dịch tiếng Anh đầu tiên của Phan Nhiên Hạo được thực hiện bởi một tác giả Mỹ xuất sắc, một nhân vật am hiểu Việt Nam, Việt-Mỹ và văn chương đương đại, Đinh Linh. Đinh Linh được ghi như người dịch, nhưng dĩ nhiên đã can thiệp vào sự chọn lựa các bài thơ của Hạo, và cung cấp một phỏng vấn với tác giả ở cuối sách, lý giải sự liên hệ của Hạo với chủ nghĩa hiện đại nói chung và Siêu Thực nói riêng.
Tôi cầm cuốn sách lên vào khoảng tám giờ tối hôm qua và thích thú đọc một mạch sau một ngày làm việc bắt đầu vào bốn giờ sáng.
Vì sao? Có lẽ vì nó liên quan đến chuyện vào tuổi lên mười, năm Hạo ra đời, tôi đã thuộc lòng những câu thơ của Bob Dylan, vì tôi được dạy về thơ rồi sau đó làm việc cho một nhà phê bình đã đem Wallace Stevens vào nhà trường, và vì trong những chuyến du lịch mọt sách ở thế kỷ hai mươi tôi đặc biệt thích đọc những bản dịch hồ sơ tòa án thế kỷ mười chín đầy chất thơ của Charles Reznikoff.
Nhưng đó là tôi, và Hạo là Hạo, cách duy nhất để biết bạn có thích tác phẩm này hay không là thử đọc nó. Tựa sách, Night, Fish, and Charlie Parker có thể cho một gợi ý.
Nghe có vẻ nhẹ nhàng nhưng mô tả chính xác. Đêm là lúc ta mơ, và Cá trước sau gì cũng xuất hiện với những nhà phi lý, trong những phác hoạ khôi hài của đời sống hiện đại, trong mỗi nhà siêu thực mạo hiểm khỏi hiện thực tỉnh thức.
Nhạc sĩ jazz Charlie Parker có biệt hiệu Chim (Bird), bay bổng tự do, một dạng viết tắt của Chim Sân (Yardbird), tội phạm trong sân tù. Tựa cuốn sách có thể cho biết bạn thích nó hay không. Bạn thích tự do bay vào đêm với một con cá?
Đi xa hơn khẩu vị cá nhân là vương quốc của nhà phê bình, nơi anh ta phải cân nhắc làm thế nào để các đồng nghiệp chia xẻ khẩu vị của mình và công nhận tác phẩm đáng được chú ý. Vì bình minh đã cận kề, tôi sẽ chọn cách khái quát dễ dàng và cũng dễ thấy nhất về văn chương Mỹ gốc Việt.
Đây là cuốn sách giữa hai thế giới. Nói điều nghe cliché, giới văn học luôn than phiền mỗi khi dùng đến nó, nhưng rồi họ vẫn dùng. Các nhà văn Mỹ gốc Á đề cập việc họ vừa Mỹ vừa Á, và sự căng thẳng của tình trạng này. Thật ra, việc phần lớn các nhà văn Mỹ gốc Á đề cập đến điều này trong tác phẩm của họ cũng chỉ Á Châu cỡ tôi thôi, họ Á Châu như tôi Do Thái hay Công Giáo, chưa kể phần lớn Tin Lành, hay Ái Nhĩ Lan hay Pháp hay Hà Lan hay Ý hay da trắng hay trưởng giả hay như nhà văn hóa học hay như thành phần lao động hay như tầng lớp thống trị.
Vì thế, tôi nghĩ, tác phẩm này có sức lôi cuốn thật sự trong cái quốc gia lai tạo của chúng ta, nơi băn khoan về thân phận là một phần đời sống giới trung lưu. Sự lôi cuốn tương tự như trong tác phẩm của Toni Morrison và Alice Walker đối với những đọc giả không hẳn nghèo khổ hay da đen nhưng cảm nhận mạnh mẽ sự áp bức như một phần đời sống họ.
Đây thật sự là cuốn sách giữa hai thế giới. Ở cấp độ dễ thấy nhất, nó là một tác phẩm song ngữ. Tác giả đến đây trong lứa tuổi hai mươi.
Anh có bằng văn chương Việt ở Việt Nam và bằng văn chương Mỹ ở Hoa Kỳ. Tác giả và người dịch, cả hai đều có tiếng trong văn chương Việt, chia xẻ quan điểm và thực hành về văn hóa Mỹ, liên lục địa, chủ nghĩa hiện đại.
Hơn nữa, nhà thơ này không ưa chính phủ trong nước, anh chọn một thế đứng rõ ràng trong các vấn đề về Việt Nam mà chỉ có thể được nói ra công khai ở nước ngoài, trong trường hợp này là Mỹ.
Trong lãnh vực văn chương tiếng Anh của những nhà xuất bản uy tín, đây là chuyện mới. Sự phản bội của đảng Cộng Sản Việt Nam đối với những lý tưởng mà vì nó người ta đã chiến đấu và huy động được sự thông cảm của thế giới đã đưa đến vấn nạn nghiêm trọng trong việc tiếp nhận nền văn chương thật sự của Việt Nam ở Hoa Kỳ.
Dương Thu Hương đưọc tiếp nhận như người chống Cộng, trong khi chắc chắn ở quận Cam, bang North Carolina, bà sẽ là người theo chủ nghĩa xã hội, ủng hộ giáo dục, y tế, và nhân phẩm con người.
Trong khi đó, cả một quang phổ những nhà văn hải ngoại sáng tác bằng tiếng Việt thường được đề cập, một cách không chính thức, như những kẻ cuồng tín, chỉ vì họ đã hiểu rất rõ điều đầu tiên mà người Cộng Sản làm khi chiếm được quyền lực ở miền Bắc là bắn Phạm Quỳnh, điều đầu tiên mà họ làm khi chiếm được miền Nam là đẩy cả một xã hội dân sự, bao gồm những trí thức không thực sự làm việc cho họ, vào tù.
Kết quả sự gạt bỏ này trong kinh nghiệm chính trị của cả một thế hệ lưu vong, những nhà văn Mỹ gốc Việt mà chỉ Việt cỡ tôi thôi, có nghĩa là chỉ Việt khi họ thích, là họ không thật sự có một quan điểm thực tế về Việt Nam. Mà cần gì quan điểm? Việt Nam quá xa xôi, trong khi các nhà biên tập dốt nát và đồng nghiệp đại học thì ở ngay đây, và ai cũng phải kiếm sống. Hoàn toàn chính thống để tập trung vào những mặt tích cực của Đảng Cộng Sản, rằng họ đã đứng lên chống Mỹ, thống nhất đất nước, và tập trung giữ gìn an ninh quốc gia trong một thế giới bất an. Hơn nữa, đến Việt Nam bạn sẽ gặp những nhà văn có tài xuất thân nông dân nhưng được ban các đặc quyền mà hệ thống Đảng đã tước đoạt một cách hệ thống từ giới trung lưu suốt hai thế hệ.
Nhưng, hiển nhiên, tôi có quan điểm của mình về vị trí các nhà văn và văn chương Việt Nam, và như một nhà phê bình tôi phải cố gắng giải thích vì sao sự yêu thích của tôi đối với một nhà thơ Mỹ, người hiểu những điều tôi đang nói đây, có thể cũng là một quan tâm chung.
Đây là một nhà thơ Mỹ gốc Việt, một người liên hệ đến điều kiện sống ở cả hai đất nước, người mà bạn có thể đọc trong tiếng Anh hay tiếng Việt và có thể dùng để giảng dạy về những tương phản có thực trong một thế giới bao gồm Việt Nam, và ơn trời, nước Mỹ:
Tôi sống trong ngôi nhà không cửa
Mỗi người đến thăm phải mang theo cửa
trên lưng. Lắp vào ngồi nói chuyện, xong,
khi từ biệt họ ra đi cùng với cửa.
Sự riêng tư của tôi phụ thuộc vào
việc thăm viếng của những người này.
(“Nhà Không Cửa”).
Thanh Loan chuyển ngữ từ nguyên bản tiếng Anh
A Book Between Two Worlds
about Night, Fish, and Charlie Parker by Phan Nhien Hao
Dan Duffy
Phan Nhien Hao has published two books previously, Thien Duong Chuong Giay (1998) and Che Tao Tho Ca 99-04, (2004) and published at the most distinguished Vietnamese journals and websites, and in avant-garde English-language journals such as Xconnect as well as Asianist ones such as Manoa. His work has appeared in Of Viet Nam: Identities in Dialogue, one of the handful of distinguished collections of scholarship trying to connect post-colonial studies to the subject of Viet Nam in the United States, where you would think it would have started but it didn’t.
This first English collection of poems of Phan Nhien Hao, Night, Fish and Charlie Parker, is edited by an American author of distinction, an authority in Vietnamese and Vietnamese American as well as contemporary literature all over, Linh Dinh. He is credited as translator, but of course his selections from Hao’s published work are interventions, and he provides an interview with the author at the end of the book, probing Hao’s connection to modernism generally and surrealism in particular.
I picked up the the book yesterday at 8 PM and read it through with pleasure after a day of close work that started at 4 AM.
Why? Well it probably has something to do with the fact that by the time I was 10, the year Hao was born, I knew Bob Dylan’s published work to date by heart, that I studied poetry with and later worked for the literary critic who established Wallace Stevens in the US curriculum, and that in my own bookworm travels through the 20th century I especially enjoyed chewing through Charles Reznikoff’s poetic versions of 19th century court records.
That is, I’m me, and Hao is Hao, and the only way to find out if you would like reading him too is to give it a try. The title Night, Fish and Charlie Parker might give you a hint.
It sounds airy but is solid description. Night is when we dream, and Fish show up sooner or later in every absurdist or vaudeville sketch of modern life and every surrealist venture outside of waking reality.
The jazzman Charlie Parker is the Bird, who flies free, short for Yardbird, a convict in the prison yard. That title really should tell you whether you might like the book. Do you like to fly free into the night with a fish?
Beyond personal taste, is the realm of the critic, who must consider why his peers might find his taste of interest and find it worthy of their attention. As the big hand swings up towards dawn I grab for the easiest and most obvious generalization about Vietnamese American literature.
This is a book between two worlds. It’s a cliché, one that literary people groan at when they bring it up, but they do always bring it up. Asian American writers generally address the matter of being Asian and American, and the tensions between these ways of being.
As a matter of fact, most of the Asian American authors who deal with this in their work are about as Asian as I am, or as Asian as I am Jewish or Catholic, let alone which Protestant denomination, or Irish or French or Dutch or Italian or a cracker or a preppie or an anthropologist or working class or ruling class.
Hence, I think, this work has a real appeal in our hybrid nation, where status anxiety like mine is a fact of life in the middle class. The appeal is similar to that of Toni Morrison and Alice Walker to readers who are not poor or black at all but also feel drastically oppressed in some part of their lives.
But this book really is between two worlds. At the most apparent level, it is a bilingual edition. The author came here when he was in his twenties.
He holds degrees in Vietnamese literature from Viet Nam and in American literature from the US. He and his translator, who both have reputations for Vietnamese language work, also share the ideas and practices of American, transatlantic, modernism.
Moreover, the poet hates the government of his country, that is, he has a well-developed position on Viet Nam that he could state publicly only outside that country, in his case in the United States.
In work appearing in English, from reputable literary publishers, this is something new. The betrayal by the Vietnamese Communist Party of the ideals under which they fought and mobilized the sympathy of the world poses a serious problem for the reception of actual Vietnamese literature in this country.
Duong Thu Huong gets received as an anti-communist, when certainly in Orange County, North Carolina, she would be a socialist, in favor of education, health care, and the dignity of humanity.
Meanwhile, the whole spectrum of Vietnamese American writers writing in Vietnamese gets written off routinely, informally, as lunatics because they have a vivid sense that the first thing the Communists did when they took power in the North was to shoot the author Pham Quynh, and the first thing they did when they took power in the South was to put all of civil society, including all the intellectuals who didn’t actually work for them, in jail.
As a consequence of the dismissal of the exile generation’s political experience, the Vietnamese American writers who are as Vietnamese as I am, that is, as Vietnamese as they want to be, don’t have actual opinions about Viet Nam. Why should they? Viet Nam is far away, and ignorant editors and university colleagues are right here, and we all have lives to make. It is entirely legitimate to focus on the positive contribution of the VCP, that they stood up to the United States, unified the country, and have maintained a steady focus on national security in a dangerous world. Moreover, among writers, if you visit Viet Nam you will meet such genuinely talented poets who were born to peasants and really did receive the privileges the Party systematically took away from two generations of the middle class.
But, obviously, I have opinions about the status of writers and literature in Viet Nam, and as a critic I must try to explain why my personal preference for an American poet who knows what I am talking about is of general interest
Here is a Vietnamese American poet, one relating to the conditions of life in both countries, whom you may read in English or Vietnamese and use to teach the real contradictions at work in a world where there is a Viet Nam, thank God, and a United States:
I live in a house without a door
Each person who visits must bring a door
on his back. Install it before sitting down
then take it with him when he leaves.
My privacy depends on
visits from these people.
(“A House without a Door”), p. 35