Văn Học Press
trân trọng giới thiệu
HỒI KÝ
KIỀU CHINH
NGHỆ SĨ LƯU VONG
Hồi ký của người nữ diễn viên điện ảnh khả ái được biết đến nhiều nhất của Việt Nam suốt mấy chục năm qua, và được viết bởi ngòi bút của chính bà. Sách dày trên 500 trang với nhiều hình ảnh ghi chép lại cuộc đời và sự nghiệp thăng trầm, từ tuổi ấu thơ Hà Nội đến trận đại dịch COVID-19, từ điện ảnh Nam Việt Nam trước 1975 đến Hollywood. Một đời người nổi trôi theo vận nước và nghịch cảnh, nhưng luôn luôn được phấn đấu với tinh thần và nghị lực hiếm có nơi một phụ nữ. Một cuốn sách không thể thiếu trên kệ sách của mọi gia đình yêu quý phim ảnh và nghệ thuật.
(VĂN HỌC PRESS xuất bản, 2021)
Biên tập: Trịnh Y Thư
Thiết kế bìa: Nina Hòa Bình Lê
Ảnh bìa: Thomas Đặng Vũ
Mua sách qua mạng BARNES & NOBLE:
Xin bấm vào đường dẫn sau:
Ấn bản bìa mềm (US$30.00):
https://www.barnesandnoble.com/w?ean=9781668516072
Ấn bản bìa cứng (US$40.00):
https://www.barnesandnoble.com/w?ean=9781668514900
Trích Lời Ngỏ
“Năm 1995 là một năm đáng ghi nhớ đối với tôi. Tôi được Hội Việt Nam Children’s Fund (VCF) cử về Việt Nam khánh thành ngôi trường đầu tiên xây cất tại vùng đất ngang vĩ tuyến 17, nơi từng chia đôi Việt Nam thời chiến tranh. Chuyến đi của tôi được giới truyền thông báo chí Hoa Kỳ chú ý. Đặc biệt đài Fox Television làm thành một thiên ký sự truyền hình nhan đề Kieu Chinh: A Journey Home do đạo diễn Patrick Perez thực hiện. Ký sự này sau đó được Hàn Lâm Viện Khoa Học và Truyền Hình Mỹ trao tặng hai giải Emmy Award. Và khi xuất hiện trên sân khấu đêm phát giải Emmy 1996, tôi đã có dịp nói lên lòng mình:
Cầu nguyện sự đoàn tụ cho mọi gia đình bị chia lìa vì chiến tranh trên mặt đất.
Hồi Ký này được viết với tinh thần của lời cầu nguyện ấy.
Chiến tranh là một tai họa đáng ghê sợ nhất của nhân loại. Nó tàn phá tất cả. Cầu nguyện thế giới cùng nỗ lực ngăn cản chiến tranh. Tôi thường nói vậy ở đoạn kết mỗi lần đi nói chuyện ở các đại học với thế hệ trẻ, ở những nơi hội họp với những người phần đông chưa bao giờ nếm mùi chiến tranh.
Ở những nơi như vậy, nhiều người hỏi tôi tại sao không viết sách về cuộc đời của mình. Tôi không hề có ý định viết văn. Tôi là diễn viên điện ảnh chứ không phải nhà văn. Nhưng nếu viết thì tôi chỉ có mục đích duy nhất là muốn chia sẻ cuộc hành trình mà tôi đã đi qua – những mảnh đời có cả hạnh phúc lẫn thương đau mà những người thân yêu của tôi đã sống, đã chết, như chuyện kể lại cho con, cho cháu, cho gia đình, với bằng hữu và VỚI BẠN!
Hôm nay cuốn Hồi Ký ra đời đến tay bạn đọc, và tôi xin mời bạn cùng tôi bước vào cuộc hành trình ấy.”
– Kiều Chinh
Các tác giả nói về Kiều Chinh
Kiều Chinh là một phụ nữ dũng cảm nhất, mạnh mẽ nhất, và cũng dịu dàng nhất mà tôi từng gặp trong đời.
– TIPPY HEDREN (Rice Magazine, 1988)
Kiều Chinh là một phụ nữ ngoại hạng, như thể bà có cả năm cuộc sống chứ không phải một. Bà sống sót như một nhân chứng đớn đau, một người đã trải qua những bão táp trong thời đại phân liệt nhất của chúng ta. Tôi kính phục bà như một phụ nữ có nét đẹp với phẩm cách chỉ tìm thấy trong bảo tàng viện. Tôi kính phục bà như một nghệ sĩ với một tài năng hiếm có. Tôi kính phục bà như một người bạn chân thực và cao thượng.
– ALISON LESLIE GOLD
Lớn lên từ đống gạch vụn của cùng một ngôi nhà, ba anh em nổi trôi theo số phận dân tộc, chia xa về ba phía. Cuốn sách này là câu chuyện về người con thứ ba của chủ nhân Kim Mã Gia Trang, nữ tài tử điện ảnh Kiều Chinh, nụ cười diễm lệ của những khổ đau mơ ước chung, sứ giả nghệ thuật và thiện chí của người Việt tự do trên thế giới.
– NHÃ CA
Cô là người nhiều tài năng, phải có chỗ cho cô tại Hollywood, một chỗ nào đó.
– ALAN ALDA (TV Guide, 1978)
Chỉ nói đến Kiều Chinh như một minh tinh màn bạc lẫy lừng, chưa đủ. Giữa hai vai trò, bà còn là một nhân vật phụ nữ lỗi lạc, trong cái ý nghĩa tốt đẹp nhất của một phụ nữ Việt Nam dấn thân, tiến bộ trước xã hội và thời đại của mình.
– MAI THẢO
Khi Kiều Chinh xuất hiện trong những vai bi kịch về Việt Nam, bà như thể hiện bên trong chính con người bà một câu chuyện đầy kịch tính.
– RICHARD BERNSTEIN (The New York Times, 1989)