Brooke DiDonato, Looking Back (Nhìn lại phía sau), nhiếp ảnh siêu thực
Read the full story »Ở Âu châu, các nước xúm xít nhau như trong một gia đình. Từ Paris lái xe lên thăm Hòa Lan, đi băng qua cả một nước Bỉ, chỉ cần một buổi chiều. Chúng tôi …
Biết đàn ông giống parking lot ở chỗ nào không? Biết chứ. Những chỗ tốt có người đậu hết rồi. Còn lại toàn là chỗ người khuyết tật.
Hai chúng tôi cười. Đúng quá! Thật ra tôi nghe câu ví von này lâu lắm rồi…
ta sẽ gởi ảo thân của mình vào vũ trụ
nơi trí tưởng tượng nghèo nàn bất hạnh lớn lao
ở đây với em, một nửa
vũ trụ ảo cho một nửa của chúng ta
tìm không ra cục đất sét
nặn tượng Phật hay thánh nhân
tâm linh ngơ ngáo
vì muốn tạo ra một biểu vật
khác với những tượng trong chùa
năm mới
tôi đứng nhìn cách mạng
gã đang tư lự
cờ buổi sáng dính rất nhiều màu máu khô
Thời gian từ một giờ trưa đến bốn năm giờ chiều xóm nhỏ im ỉm, vắng cả tiếng xe gắn máy chạy ra chạy vô. Trẻ con đi học, người lớn đi làm, các cụ nằm liu riu phe phẩy quạt giấy, thỏa mãn nhu cầu nhúc nhích cườm tay, ngúc ngắc đều đều như chiếu lệ.
Y xuất hiện sau khi cái nhà bưu điện sơn màu trắng và xanh lá cây mới khai trương được vài tháng. Nó có mảnh sân nho nhỏ trồng hoa và một khoảng trống phía mặt tiền đủ chỗ đậu cho bảy chiếc xe hơi. Đánh giá nhanh dựa theo tiêu chuẩn thường tình dành cho những ai có vẻ không thuộc thành phần của một xã hội bình thường, tôi để ý đến y, một anh chàng mày râu nhẵn nhụi, cơ thể tráng kiện không chút dấu vết bệ rạc rượu chè, áo quần sạch sẽ, tuổi không quá 35.
Còn nhớ đó là một đêm cuối tháng mười, tôi ngồi co ro trên chiếc giường ướt sũng, ngoài trời mưa như trút, gió rú rít gần một ngày vẫn chưa chịu ngừng. Chốc chốc tôi hé cửa nhìn ra, bốn bề nước trắng xóa. Lúc chạng vạng trong màn mưa tôi cũng kịp nhìn thấy mấy cái mủng cha để sau hè trôi ra ngõ, xác mấy con gà, con vịt nhà ai trôi lềnh bềnh. Ở góc nhà, thỉnh thoảng cha bật lửa châm thuốc, cái hộp quẹt chừng ngấm nước, chỉ xẹt xẹt lên những tia lửa nhỏ rồi tắt ngúm. Cha yên lặng ngồi bó gối nhìn ra biển nước mênh mông. Mưa vẫn trắng trời.
Chọn nghề khác, rồi cũng chẳng ra gì, chung quanh lại nói, nghề này cũng không phải nghề của ông, chuyển nghề mãi đâm chán, nhặt mấy quả banh tung liệng chơi, có một rồi vài người ghé coi, lại còn được họ liệng tiền cho, thấy sống được bằng việc đó, riết tui thành anh hề đi làm trò vặt diễn ảo thuật cho thiên hạ coi…
Chọn ngày cuối cùng của năm để mở ra “Những tình huống mới” hẳn không phải là một lựa chọn ngẫu nhiên của tác giả. Quả thực, thời gian được sử dụng như là một phần của cuộc trưng bày tác phẩm nghệ thuật.
Hình ảnh cô ngồi bấm những nốt nhạc, giọng hát cất lên cũng mềm như tiếng nói, khiến tôi liên tưởng đến một ly rượu cô đang cầm trong tay và uống từng ngụm nhỏ. Từng giọt trôi vào thân thể chầm chậm, mê say theo từng cảm xúc hờn, ghen, điên đảo đến độ bấu người, quấn người, miết người, ngay cả giết (người)…
Không phải chỉ có trẻ con lạc mất người lớn, mà người lớn cũng lạc mất nhau. Con người không chỉ mất nhau trong đám đông, họ còn mất nhau trong cuộc đời, trong tình duyên, trong lý tưởng sống, trong hôn nhân vợ chồng, trong nghĩa tình bằng hữu.
Hội hoạ Tình huống trước tiên là một lối thực hành nghệ thuật hướng vào bên trong. Người thực hành giải quyết vấn đề của mình, cho mình – trước khi nghĩ đến nhà phê bình, sưu tập hay bất cứ công chúng nào
Suốt thời gian gần trăm năm qua, từ ngày xuất bản năm 1929, cuốn Căn phòng riêng của Virginia Woolf vẫn được xem là tập tiểu luận văn học có tầm ảnh hưởng rất lớn …
Buổi chiều đã thẫm màu. Lâu rồi tôi không chứng kiến cái khoảnh khắc nối tiếp của buổi chiều và bóng đêm như thế này. Một vệt sáng yếu ớt còn sót lại trên bầu trời để báo hiệu sự mất hút kế tiếp. Thì ra nó uyển chuyển đến thế đấy.
Lời người dịch:
Má nó lén đọc thư nó viết cho Ông già Noel, xong phát tán cho bà ngoại nó, làm bà già mừng húm thấy thằng nhỏ ngây thơ di truyền – sắp …
Phải như cuộc đời có đầy những con người dễ dãi (với đồng loại) như thế thì trái đất đã là một góc của thiên đàng. Mỗi lần ném tờ báo vào sân nhà ấy lại không thể không nghĩ đến điều ấy. Mọi chi tiết phải nhớ thật chính xác. Đặt tờ báo không đúng chỗ là lỗi lầm khó tha thứ.
Từ xa, tôi thấy hai người quay trở lại, sánh bước bên nhau qua bãi cỏ, căn nhà lấp loáng ánh nắng sau lưng họ. Hai người cúi thấp đầu, chắc là vì chói nắng. Tôi nghĩ chỉ trong tiểu thuyết người đàn ông và người đàn bà mới có những dấu hiệu lừa dối.
Nếu chàng không gọi rủ nàng ăn tối hôm nay, chắc nàng sẽ co ro trong chiếc mền mỏng trên chiếc ghế dài này suốt buổi tối, ăn qua loa mì gói và đọc truyện hay xem phim cho qua thời giờ. Chàng cũng thế, trên chiếc ghế dài trong nơi chốn của riêng chàng, nhưng điều ấy với chàng tự nhiên đến nỗi chàng không bao giờ nghĩ nhiều đến nó.
Bắt đầu từ đâu đây? Tôi đã tự hỏi mình câu hỏi này hàng chục lần, nhìn chăm chăm vào một trang giấy trắng. Như thể tôi cần tìm một câu, một câu duy nhất – đại loại như một chìa khóa – để cho tôi bắt đầu chuyện viết cuốn sách và xóa bỏ mọi nghi ngờ ngay tức thì.
Một trong những tác phẩm hội hoạ cổ điển còn tồn tại tới nay “Last Supper” (Bữa tiệc cuối cùng) của danh họa Leonardo da Vinci, hoàn tất vào năm 1498 sau bốn năm thực hiện, là một trong những tác phẩm cổ điển được giới nghiên cứu nghệ thuật bàn thảo nhiều nhất.
Tôi dán mũi vào mặt kính lạnh và dầy nhìn ra bên ngoài. Trời đang mùa đông nên tuyết như từng phiến băng trắng rơi kín cả không gian, thật ra không phải hoàn toàn …
[H]iện nay các bộ phận còn hoạt động của đất nước phần lớn là những ngành phục vụ công chúng: bệnh viện, cơ sở giáo dục toàn quốc với hàng ngàn giáo viên và giáo sư bị trả lương thấp, điện lực, bưu điện, xe điện ngầm và dịch vụ đường sắt. Và những người mà … ông đã từng gọi là con số không, bây giờ họ lại quan trọng nhất, họ tiếp tục [phụng sự], để bảo đảm rằng đời sống thể chất này cũng thiết thực như đời sống tri thức.
Sau khi hôn tôi ở cửa, bà vẫn cố tiếp tục câu chuyện. Hình ảnh cuối cùng của bà: trong khung cửa, bóng bà nặng nề đóng khung giữa hai cánh tay tròn lẳn, trong cái áo đầm vàng – chiếc áo đẹp nhất của bà, bó chặt ở ngực và bụng – một nụ cười tròn đầy và cứng nhắc. Lần này, lại vẫn vậy, tôi cảm thấy mình bỏ về một cách tồi tệ, một cách hèn nhát.
Theo Trần Doãn Nho, viết tiểu luận phê bình văn học và thời sự “khó thì khó, nhưng gai góc thì không hẳn là gai góc. Nghề nào nghiệp đó. Thời đi dạy tôi phải soạn cours để dạy, nên dần dần viết lách kiểu đó trở thành thói quen. Nhưng nói chung, viết được là một chuyện, viết cho ra trò lại là một chuyện khác. Tôi chỉ cố gắng, nỗ lực trong khả năng của mình.”
Đến năm 1980, ông được trả tự do nhờ sự can thiệp của nhiều tổ chức quốc tế. Trong thời gian chờ đợi được con gái là Doãn thị Ngọc Thanh bảo lãnh đi Úc, ông tiếp tục viết thêm nhiều tác phẩm nữa, trong đó có quyển “Đi!”, được ký với bút hiệu Hồ Khanh. Ông đã gửi tác phẩm này sang Pháp để xuất bản tại hải ngoại.
Bình Luận mới