Thư Tòa Soạn »

25.03.2024

 

Triển lãm Joan Brown (1938-1990) tại Viện Bảo Tàng Nghệ Thuật Đương Đại Hạt Orange OCMA, từ 26 tháng 1 – 2 tháng 6, 2024.
Hình ảnh: Yubo Dong- Ofstudio
Với hơn 40 tác phẩm hội hoạ …

Read the full story »
Chào mừng bạn đọc đến với tạp chí văn chương Da Màu

Thư Gửi một Quốc gia Ki tô giáo – Phần 1

♦ Chuyển ngữ:
13.12.2008

Vấn đề của đạo đức là các vấn đề về hạnh phúc và khổ đau. Ðó là lý do vì sao mà tôi và bạn không hề có trách nhiệm đạo đức đối với loài sỏi đá. Vấn đề đạo đức được mang ra tùy thuộc vào mức độ mà các hành vi của chúng ta ảnh hưởng tốt hay xấu đến các sinh vật khác. Ý niệm rằng Thánh kinh là một cẩm nang tốt nhất cho đạo đức thật đáng kinh ngạc, nếu căn cứ vào nội dung của cuốn sách này.

Giới Thiệu Tác Phẩm: Thư Cho Một Quốc Gia Ki-tô giáo của Sam Harris

♦ Chuyển ngữ:
13.12.2008

Trong cuốn sách này, bằng lời văn thẳng thắn, đôi chỗ mỉa mai, châm biếm, thậm chí tàn nhẫn, Sam Harris đã can đảm thách thức những ảnh hưởng mà đức tin tôn giáo đã khắc sâu vào một đất nước Ki-tô giáo, cụ thể là Hoa Kỳ.

Thư Gửi Một Quốc Gia Ki-tô Giáo – Phần 2

♦ Chuyển ngữ:
13.12.2008

Trên khắp các đất nước Hồi Giáo, gần đây, nhiều ngàn người đã tụ họp – đốt các tòa đại sứ Âu châu, đe dọa, bắt cóc con tin, giết người – để phản đối mười hai bức tranh biếm họa Tiên tri Mohammad lần đầu tiên xuất hiện trên một tờ báo Ðan mạch. Ngưòi vô thần có nổi loạn bao giờ? Có báo chí nào trên thế giới này phải lưỡng tự khi đăng những tranh biếm họa về người vô thần vì e rằng những người viết bài sẽ bị bắt cóc hoặc sát hại để trả thù?

"tri thức" về một bài thơ: Nói Chuyện Với Nhà Thơ Nguyễn Đức Nguyên

12.12.2008

Quá trình dịch thuật không phải luôn là một tư duy về bản chất [tuyệt đối] của “nhận thức luận”. Tác giả hôm nay không phải là tác giả hôm qua vì đã có những thay đổi nào đó, rất li ti hay rất lớn lao, trong họ. Theo Paul Celan, văn bản, một bài viết, một bài thơ có thể được coi như là một “mẩu tin trong lọ/một dấu mốc thời gian.”

Thơ, giai thoại và chú thích

12.12.2008

Vì vũ trụ cần một sự thật /
Một sự thật tuyệt đối /
Từ những sứ giả của trái đất /
Nên Iuri Gagarin đã cất cánh bay lên

Cao Ánh đi Washington

12.12.2008

Cao Ánh, rời Việt Nam lúc tám tuổi, lớn lên và được giáo dục ở Mỹ, 33 năm sau đã được bầu vào Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ. Trong khi ấy, những người trẻ tuổi tại Việt Nam mới chỉ đòi bầu cử tự do như Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Công Nhân, đã bị lãnh án vào tù. Một người có thể thành công ở nước ngoài, mà không thể thành công trên chính quê hương mình. Lỗi ấy tại đâu?

Bài dịch

11.12.2008

tôi dịch cái mõ* Trung Hoa
thành con cá gỗ Việt Nam
và sửng sốt đứng từ xa
nhìn sự khác biệt khó có thể vượt qua
của hai ngôn ngữ
như cương vực đời đời không đổi
tôi không chờ đợi gì về điều này

prisoner with a dictionary

11.12.2008

After decades of unceasing mental exertion, the only fruit of the prisoner’s remarkable labor, the only word he ever acquired for sure, was “dictionary,” simply because it was printed on the cover of a book he knew for sure was a dictionary.

Đôi điều về dịch thuật

10.12.2008

Cách đây ít lâu tôi bạo gan dịch và xuất bản cuốn tiểu thuyết The Unbearable Lightness of Being của Milan Kundera. Phải chi tôi được quyền dịch là “Khôn Kham Nhẹ Cái Bi-ing”! thì đỡ khổ cho tôi biết mấy. Thôi, tôi đành phụ lòng Kundera vậy. Nếu người dịch là kẻ bắc cầu giữa hai nền văn hóa thì cây cầu của tôi là cây cầu khỉ lắc la lắc lẻo băng qua đại dương đầy sóng dữ.

60 năm Hoàn vũ nhân quyền

10.12.2008

Mặc dầu trên 190 quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc hiện nay coi như đã hiển nhiên công nhận những quyền căn bản của con người được ghi trong Tuyên ngôn, nhưng nhiều nước, trong số đó có Việt Nam, đã vụng về bào chữa cho thành tích tồi tệ trong việc tôn trọng nhân quyền của mình, bằng cách nói rằng đa số những quyền ghi trong Tuyên ngôn chỉ phù hợp với Tây phương, không thích hợp với Đông phương.

Thoáng qua người y

10.12.2008

tỉ tỉ khuôn mặt khác đã khuất /
đôi tay trần nâng đỡ lấy mọi lời danh dự /
chỉ một tiếng phủi tay nhẹ /
niềm tin lúc lắc /
tình người đã tử nạn trước vách tường lẽ sống

Nhân đọc bản dịch bài “Người già em bé” của Trịnh Công Sơn

9.12.2008

Chẳng thế mà, trong lời bàn của Ban Biên Tập Da Màu về bản dịch bài hát “Người già em bé” của Joseph Đỗ Vinh và Eric Scigliano có đoạn : “Câu ‘Ghế đá công viên dời ra đường phố’ đã là một thử thách cho người dịch.”

Một giòng sông

9.12.2008

Nhạt nhoè trong những căn nhà tối và bé, bóng những thiếu nữ điạ phương da ngăm qua những khung cửa hé quần sắn lên đến gối và nách đẫm mồ hôi.

The good air/Khí tốt

9.12.2008

Chung quanh hắn là những đêm sống vội quay cuồng, thối nát qua những con mắt bầm dập, những mồm mép ựa mửa những gì không cửa miệng nào nên ựa mửa. Hắn có làm hại ai không? Hay có ai làm hại hắn không?

Và giọng hát rè cất lên thưa thớt

9.12.2008

căn phòng này
tôi với giọng hát rè rè
chính mình
sự bất lực dâng tràn

KHÔNG QUÊ HƯƠNG

8.12.2008

Khi gặp nhau ở Paris, Chu Ân Lai nói: “Tôi muốn đồng chí gặp một người Việt Nam”. Tôi hỏi lại, để làm gì, bởi tôi vốn không thích những người Việt Nam, trong thâm tâm, tôi vẫn coi họ là một thứ phó sản của dân tộc Trung Hoa. Chu Ân Lai nói: “Đó là một nhân vật mà chúng ta cần”.

Hai ngày sau, chúng tôi gặp nhau trong một quán cà phê nhỏ ở quận 13. Người Việt Nam đó tên Hồ Phục Quốc. Vẻ nhiệt thành của hắn làm giảm khoảng cách về sự kỳ thị của tôi. Trước khi về nước, Chu Ân Lai chỉ thị: “Đồng chí phải hợp nhất được với hắn”.

Chú tâm – Lời nguyện cầu tự nhiên của linh hồn

8.12.2008

Như một cái bắt tay, một vói tìm ngang qua thời-không-gian. Khi ông nói, bài thơ vươn đến một kẻ khác, ngang-vựợt qua, một Ngươi có-thể-định-vị (addressable Thou), người ta cũng có thể nghe được ông ta muốn nói về một nhà thơ vói tìm đến người dịch, về Mandelshtam tìm đến Celan. Hơn hết, đẹp đẽ nhất, trong việc dịch thuật Celan tìm thấy được một cái gì đó như sự cứu rỗi

"hỏi Thăm" của Nguyễn Duy và những biến tấu

7.12.2008

Vừa xa mà đã nghe lâu / Gone so short a time, it seems forever
hỏi thăm áo tím qua cầu gió bay / tell me, does the lavender shirt still hang from the bridge,
Ớt Đông Ba có còn cay / are the Dong Ba peppers still burning hot,
gạo de An Cựu dạo này còn thơm? / the An Cuu rice as sweet as ever?

Chùm thơ hình số 5 – Huỳnh Lê Nhật Tấn

7.12.2008

Chùm thơ hình số 5 – Huỳnh Lê Nhật Tấn
Gồm 6 “câu thơ”
 

Chùm thơ hình số 4 – Huỳnh Lê Nhật Tấn

6.12.2008

Chùm thơ hình số 4 – Huỳnh Lê Nhật Tấn
Gồm 6 “câu thơ”
 

Dịch và đại tự sự

5.12.2008

Sự thể của tà áo dài, của diễn ngôn ba miền, hay bất kỳ diễn ngôn dân tộc nào là vậy đó, một loại bá quyền về thân thể và tiếng nói. Và cái thân thể bên dưới tà áo dài là một thân thể bá quyền, trong suốt, san bằng mọi khác biệt… để bản thân nó như một hiện hữu duy nhất, không ranh giới, tròn trịa, mịn màng. Chính ở đây ta thấy một mối quan hệ bất dịch, một … non-translation.

Dịch văn hóa: Tại sao lại quan trọng và phải bắt đầu từ đâu?

♦ Chuyển ngữ:
4.12.2008

Hải Ngọc dịch

Nói khác đi, khái niệm dịch văn hoá, nhìn chung, có thể được hiểu và ứng dụng phục vụ cho hệ hình mâu thuẫn của cả lý thuyết hậu hiện đại và nhãn quan chính trị hậu hiện đại – đó là chủ nghĩa đa văn hoá và giải cấu trúc.

Ám Thị Ngôn Ngữ

4.12.2008

Giải pháp cho một khó khăn cụ thể về dịch thuật luôn luôn nằm trong ngôn ngữ đích, dù cội nguồn vấn đề thì ở ngôn ngữ gốc. Khi đọc cần đắm mình trong ngôn ngữ gốc, nhưng khi đặt bút thì nên hướng về ngôn ngữ đích, theo nghĩa rộng nhất của ‘ngôn ngữ’, bao gồm những liên quan chặt chẽ tới tư duy, tập quán và văn hóa, Tư duy còn vướng bận với ngôn ngữ gốc thường ít nhạy bén với những giải pháp đẹp có thể tìm được trong ngôn ngữ đích.

Đêm đông / Winter Night

4.12.2008

Tuyết vụn vãi thành mũi tên, vòng nhẫn và những vì sao / Snows molded arrows, rings and stars
Trang điểm khung cửa kính./ The Pane adorning.
Một cây nến trên bàn toả rực, / A candle on the table shone
Một cây nến, cháy./A candle, burning.

Một số suy nghĩ về dịch thuật

3.12.2008

Buộc ở vào một tình thế vô cùng khó khăn (thực hiện điều bất khả), dịch giả cần thiết phải lựa chọn “kiểu” hoặc “phong cách” dịch mà kết quả sẽ hoặc là một phiên bản gần gũi nhất của nguyên bản [mà dịch giả có thể đạt đến] về phương diện ngôn ngữ hoặc là một văn bản trong đó phần chuyên chở cảm nhận của người dịch về nguyên bản là mục tiêu trước và trên hết.

Đọc “Vision Impaired” bản dịch truyện ngắn “Ám Thị” của Phạm Thị Hoài

3.12.2008

Bút pháp Phạm Thị Hoài sắc bén, gọn, chính xác và đầy trí tuệ. Người dịch văn cô không dễ dàng gì chuyển tải những đặc thù đó. TTQD đã làm một công việc vất vả và khó khăn, rất đáng khen và tưởng thưởng, nhưng theo tôi, một độc giả người Mỹ gốc Việt (người Bắc), bản dịch hãy còn nhiều bất cập. Vấn đề là sự khác biệt về cách hiểu tiếng Việt và tiếng Anh và sự trải nghiệm văn hóa nền tảng của hai ngôn ngữ đó.

Translating Pham Thi Hoai: The invisibility of the Translator

2.12.2008

I am tempted to quote the Hanoi-based translator Duong Tuong and say that a good translation should have a hundred percent of the author and a hundred percent of the translator. But this observation doesn’t quite capture the sense of close engagement between the translator, the author and the original text. Perhaps I should quote the critic Nguyen Hung Quoc [who says] that a good translation is the ‘love child of a three-way relationship’ between the translator, the author and the original text.

Dịch Văn Chương Phạm Thị Hoài: Sự Vô Hình của Người Dịch

2.12.2008

George Steiner dạo nào đã tuyên bố, “Người dịch xâm chiếm, thu lọc, và làm sáng tỏ.” Sau khi làm sáng tỏ ngôn ngữ của người khác, người dịch phải biết cách gia nhập ngôn ngữ này vào bối cảnh mới. Nhưng làm sao để gia nhập ngôn ngữ của Tiệm May Sàigòn vào tiếng Anh hiện đại của người Úc? Tôi có đủ kiến thức để chửi thề kiểu Úc, nhưng tôi không chắc nó nghiêng ngửa với cách diễn tả trong truyện của chị Hoài.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)