Trang chính » Bài lưu trữ theo thể loại

Bài thuộc thể loại: Kịch

La Misma Pena / Bảng lảng chiều buông

8.08.2022
clip_image0026_thumb.jpg

Bà giáo, trò nhỏ
Phòng đàn. Trên sân khấu: một dương cầm lớn, một trò nhỏ đang đàn. Bà giáo ngồi trên chiếc ghế bên trái. Bản nhạc La Misma Pena của Astor Piazzolla dựng trên giá đàn.

GIỌT HỒI SINH

25.02.2022
Nghe-si-Phung-Ha_thumb.jpg

Tôi tin Người Phụ Nữ gần chạm tới tuổi bách tuế này, đã một lần trôi sang cõi khác vài ngày rồi hồi sanh lại, đã chất ngất phù vân danh ảo, đã lặn sâu đáy vực khổ đau mất trắng, đã … níu được hồn người tri kỷ bằng lời tỏ tình dấu kỹ sau sáu mươi năm … giờ có đi lúc nào thì với Cô, có lẽ cũng là sống đủ.

một thế giới khác (màn 6 và 7)

13.11.2021
istockphoto-994921322-612x612_thumb.jpg

MA-NƠ-CANH SỐ 26

Họ không biết đến niềm tự hào của chúng ta: chúng ta hơn họ và các loài động vật, kể cả thực vật. Tất cả giống loài đó đều muốn bành trướng, mở rộng bản thân, thân xác trong quá trình sinh tồn. Còn chúng ta, từ lúc hiện hữu cho đến khi mất đi chúng ta không hề bành trướng, chiếm hữu, xâm lấn ra ngoài thân xác của mình, dù chỉ một li.

một thế giới khác (màn 3,4, 5)

12.11.2021
gettyimages-1221336596-612x612_thumb.jpg

NGƯỜI ĐÀN ÔNG

(Chỉ tay vào các ma-nơ-canh)

Anh và cô đây đừng coi thường chuyện này! Tôi nói nghiêm túc đấy. Tốt nhất nên mua quần áo mặc vào cho tất cả. ..như 5 cô này nè!…

(Đứng lên) Thôi, tôi chỉ nêu vấn đề cho anh và cô đây suy nghĩ, đừng vô tình làm hại cho nền luân lý đạo đức cổ truyền Á đông và truyền thống dân tộc!

một thế giới khác (màn 1 & 2)

11.11.2021
clip_image002_thumb.jpg

30 ma-nơ-canh, mỗi ma-nơ-canh mang một con số từ 01 đến 30, đứng, ngồi hai bên tường không theo thứ tự số; tất cả đều là nữ, hầu hết khỏa thân với đường nét, vóc dáng, màu da y như người thật, sống động và tuyệt đẹp. Chỉ có bốn ma-nơ-canh số 7, 15, 25 và 9 là mặc áo quần: áo dài, váy, sơ mi, đồ tắm.

Vũ-chủ gian hàng, đàn ông, chừng 28 tuổi, vóc dáng nhỏ thó, tóc quăn, trán cao, mắt to đeo đôi kính gọng tròn

Đa diện

♦ Chuyển ngữ:
1.04.2021
clip_image002_thumb.png

ANDRIANA PANTOJA sinh năm 1965 tại Puerto Rico. Bà là kịch tác gia, đạo diễn, nhà sản xuất kiêm diễn viên, từng theo học về sân khấu, âm nhạc, văn chương Anh tại Đại Học Puerto Rico. Năm 1989, lúc còn là sinh viên ở đại học này, bà đã trình làng vở kịch đầu tiên…

Một Khoảnh Đời Thường

27.11.2020
Nhật Tiến

Kịch một màn của NHẬT TIẾN
 
NHÂN VẬT
 
– Ông   PHONG:   55 tuổi  (Thiếu tá, Quận Uỷ)
– BÌNH: 28 tuổi (con trai ông Phong)
– YẾN: 20 tuổi (con  gái  ông Phong)
– BÁI: 36 tuổi (Công nhân viên …

BỜ DỐC- Kịch bốn màn năm cảnh

26.11.2020
clip_image002_thumb.jpg

NGƯỜI ĐÀN ÔNG (nhắm nghiền hai mắt, miệng lẩm nhẩm): Kính lạy hương hồn ông Albert Camus, sống khôn thác thiêng. Xin kính mời ông về đây chứng giám cho lòng thành của tôi và nhập vào con cơ này để tôi xin được hầu chuyện cùng ông.

Một lúc sau, người đàn ông cảm thấy có một luồng điện chạy rần rần trong cơ thể, rồi cuối cùng chuyền xuống cánh tay phải của ông. Con cơ bắt đầu chuyển động. Tiếng côn trùng đêm bắt đầu rền rĩ khắp nghĩa trang.

NGƯỜI ĐÀN ÔNG (giọng kính cẩn): Thưa hồn, hồn có phải là nhà văn Albert Camus không ạ?

Cưng ngủ đi cưng

♦ Chuyển ngữ:
8.09.2020
clip_image002_thumb.jpg

Fosse được xem như một trong ‘tứ trụ’ của văn chương Na Uy hiện đại, cùng với Per Petterson, Dag Solstad và Karl Ove Knausgaard. Ông cũng được so sánh với Ibsen và Beckett trong giới viết kịch (…) Fosse đã được trao Giải thưởng Văn học của Hội đồng Bắc Âu (Nordic Council’s Literature Prize) năm 2015 cho tác phẩm Andvake (Sự tỉnh táo), Olavs draumar (Những giấc mơ của Olav) và Kveldsvævd (Sự mệt mỏi). Ông thường xuyên được nhắc đến mỗi năm như một người viết có triển vọng nhận giải Nobel Văn Chương.

những kẻ mắc dịch- kỳ 2/2

3.04.2020
DSCF2845_thumb.jpg

Bây giờ khán giả mới thấy phòng làm việc của họ nhìn ra các toà cao ốc nhấp nhô.

Ánh sáng chiếu từ phía sau, hắt bóng con vi khuẩn đứng ngoài cửa sổ, khoác áo choàng, đầu đội mũ gai tua tủa, tư thế như tượng Nữ Thần Tự Do.

Con vi khuẩn bắt đầu di chuyển giữa các toà nhà. Nó uốn mình theo theo điệu nhạc, tạo những mô thức trừu tượng theo kiểu múa đương đại. Bóng nó lớn dần lên, bao phủ và ngự trị thành phố.

những kẻ mắc dịch – kỳ 1/2

27.03.2020

Con vi trùng mặc áo đen, đầu đội vương miện hình cầu gai gắn hồng ngọc, đi rón rén quanh sân khấu.

Âm nhạc: bản giao hưởng ‘Định Mệnh’ của Beethoven, càng lúc càng bị át đi trong tiếng người ho khan, tiếng khạc nhổ, tiếng hắt hơi, hỉ mũi, tiếng thở khò khè… Cuối cùng lắng xuống chỉ còn tiếng radio: Thông báo tình hình khẩn cấp bậc 3. Đóng cửa biên giới quốc gia, hải phận và không phận. Nạn dịch đang hoành hành khắp châu lục hơn ba tháng nay, bắt đầu lan đến thủ phủ.

TÁC HẠI CỦA THUỐC LÁ

♦ Chuyển ngữ:
23.12.2019
anton-chekhov-9245947-1-402

Chekhov là nhà văn xuất sắc cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực phê phán và là người canh tân sân khấu Nga ở thế kỷ XIX. Ông còn là tác giả viết truyện không có câu chuyện.

Tác Hại Của Thuốc Lá (Les Méfaits Du Tabac, bản tiếng Pháp do Elsa Triolet dịch từ tiếng Nga) là vở kịch độc thoại một màn lấy bục diễn thuyết ở một câu lạc bộ tỉnh nhỏ làm bối cảnh, được sáng tác 1902, chỉ 2 năm trước khi ông qua đời.

Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (phần 5)

20.12.2019
hon-truong-ba-da-hang-thit-giang-van_thumb.jpg

Chị con dâu: Thầy bảo con, cái bên ngoài là cái không đáng kể, chỉ có cái bên trong nhưng con sợ lắm thầy ơi, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy.. Mỗi ngày thầy một đổi khác dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, mờ dần đi, đến nỗi có lúc chính con cũng không nhận ra thầy nữa…Con càng thương thầy, nhưng thầy ơi, làm sao giữ được thầy ở lại, hiền hậu, vui vẻ tốt lành như thầy của chúng con xưa kia? Làm thế nào thầy ơi?

Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (phần 4)

19.12.2019

Xác hàng thịt: (Buồn rầu) Sao ông có vẻ khinh thường tôi thế nhỉ? Tôi cũng đáng được quý trọng chứ! Tôi là cái bình để chứa đựng linh hồn .… Khi muốn hành hạ tâm hồn con người. Người ta xâm phạm thể xác.. Những vị lắm chữ nhiều sách như các ông là hay vin vào có tâm hồn là quý, khuyên con người ta sống với hồn, để rồi bỏ bê cho thân xác họ mãi khổ sở nhếch nhác …. Mỗi bữa cơm tôi đòi ăn 8,9 bát cơm, tôi thèm ăn thịt hỏi có gì là tội lỗi nào? Lỗi là ở chỗ không có đủ 8,9 bát cơm cho tôi ăn chứ?

Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (phần 3)

18.12.2019
Hon-truong-ba-da-hang-thit-cover_thumb.jpg

Hồn Trương Ba: ….Tôi vẫn chưa quen được! Cái thân xác có phải bộ quần áo đâu mà dễ quen, dễ đổi. Có khi người ngoài nhìn vào còn dễ quen chứ chính bản thân mình thì… đã gần một tháng, tôi là tôi mà cứ như không phải là tôi.. Trước kia tôi đâu có biết Anh hàng thịt này là ai.. (Ngắm nghía lại tay chân mình). Cái thân xác cũ của tôi, tôi mang đã 50 năm chứ cái thân xác cồng kềnh này.. (Lắc đầu).

Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (phần 2)

17.12.2019
Canh_trong_vo_Hon_Truong_Ba_da_hang_thit___Nha_hat_tuoi_tre_1_thumb.jpg

Bắc Đẩu: Quả thật … chúng tôi người cõi giời…. Người cõi giời không ai phải chết..
Vợ Trương Ba: Cho nên các ông không hiểu được chết là thế nào? Một người đang sống … bỗng đùng một cái, không còn biết gì nữa ….câm lặng, trống không, thân thể tan rữa trong đất lạnh tối tăm… Chao ôi… các ông bắt chồng tôi chết được thì các ông cũng phải làm chồng tôi sống lại được! Trả chồng tôi đây!

Hồn Trương Ba Da Hàng Thịt (phần 1)

16.12.2019
HonTruongBaDaHangThit

Anh con trai: Tôi biết rồi, thầy khỏi phải nhắc lại. “Phụ tử tình thâm, công cha như núi Thái Sơn” hừ, thầy u đẻ ra tôi, chỉ cho tôi cái thân cái xác nhưng cái hồn cái vía tôi, thì là của tôi chứ, tôi muốn làm gì mặc tôi!

Mặt Trăng Màu Đỏ / The Moon is Red

15.12.2019
the-moon-is-red-vassar-production-aline-dolinh-and-scott-Szpisjak-_thumb.png

LENIN: Hỡi đồng chí Shakespearinov, hãy tóm tắt sứ mệnh của đồng chí với nhân dân.
SHAKESPEARINOV:​ (hướng thẳng về phía khán giả) Tôi, một công dân Nga xô, phải du hành về quá khứ để trở thành một thi hào Anh, và sẽ phải liên tục ca tụng mặt trăng.

CON GÀ TRỐNG

9.12.2019
TTNgH-ConGaTrong_thumb.jpg

Dân phòng 1 (khoát tay): Thôi thôi hiểu rồi. Trộm bắt quả tang rành rành.

Dân phòng 2: Dẫn bả về đồn công an phường 12 cho cha Khải dần mềm xương, chừa luôn!

Chủ gà xăng xái đi đầu, xách theo con gà chết làm bằng. Dân phòng 1 cầm dao Thái Lan – hung khí gây án. Dân phòng 2 thúc ké kẻ trộm gà, đẩy mạnh tới trước. Đám đông giải tán.

Trái Tim Tôi Trên Miền Non Cao (Kỳ 4)

♦ Chuyển ngữ:
6.12.2019
Saroyan-in-front-of-his-estate-as-painted-by-R.-Antoian-Fresno-CA_thumb.png

JOHNNY

Bố ơi, đừng mở cửa.

[ Bố Johnny cầm một chiếc ghế đẩu, đi khẽ khàng lại bên cái bàn chắn cửa, đặt ghế lên bàn để làm tăng thêm sức nặng ]

[ Johnny lấy thêm một cái ghế dài đặt lên. Bà cụ đặt thêm cái bình. Bố Johnny đặt thêm lên công sự phòng phủ ấy ba quyển sách. Thật sự, trong khi những tiếng gõ cửa vẫn tiếp tục, cả gia đình cứ dần dần chất hết tất cả mọi thứ có ở trong nhà lên để chắn cánh cửa ]

BỐ JOHNNY

Đừng sợ hãi, Johnny ạ.

Trái Tim Tôi Trên Miền Non Cao (Kỳ 3)

♦ Chuyển ngữ:
5.12.2019
Saroyan_highland_thumb.jpg

JOHNNY

Ý của bố là ông ấy sẽ đáp một chiếc tàu hoả, hay một con tàu, và quay lại miền non cao ấy, phải thế không?

BỐ JOHNNY

Không phải như thế, Johnny. Có một tí khác biệt. Ông ấy sẽ chết.

JOHNNY

Chẳng lẽ đó là cách duy nhất để một người trở về nhà?

Trái Tim Tôi Trên Miền Non Cao (Kỳ 2)

♦ Chuyển ngữ:
4.12.2019
saroyan_portrait-stanford_thumb.jpg

Thưa các bạn, tôi rất sẵn lòng chơi một bài khác bằng cái kèn mạ vàng này, nhưng thời gian và quãng đường xa vói từ quê nhà đến đây đã làm cho tôi tàn tạ. Nếu các bạn mỗi người vui lòng trở về nhà, và rồi quay lại đây với một loại thức ăn gì đó, tôi sẽ lấy làm tự hào mà tập trung tất cả hồn phách tôi lại để chơi một bài mà tôi biết sẽ làm thay đổi hướng đi cuộc đời các bạn,

Trái Tim Tôi Trên Miền Non Cao (Kỳ 1)

♦ Chuyển ngữ:
3.12.2019
Saroyan_highland-2_thumb.jpg

JOHNNY: Ồ, cứ cho là ông đi du lịch sang Tàu. Ông bị đói và cách xa quê hương năm ngàn dặm, lại cũng chẳng có bạn bè nào …. Chắc hẳn ông không trông mong mọi người xua ông đi mà không đưa ông một cân gạo, có phải thế không ông?
KOSAK: ….Nhưng cậu không ở bên Tàu, Johnny ạ, mà cả bố cậu cũng thế. Hai bố con cậu, một lúc nào đó trong đời, cũng phải đi ra ngoài làm việc … Ta sẽ không cho cậu mua chịu nữa đâu, vì ta biết cậu chẳng bao giờ trả nợ cả.

Rác Rưởi/Basura

♦ Chuyển ngữ:
29.11.2019
Carlos-Rehermann_thumb.jpg

Lão sẽ đến và làm ra vẻ giận dữ, râu ria xồm xoàm và đất trời rung chuyển, giọng nói vang rền và bốn phương sấm sét, kiểu như Kinh Cựu Ước ấy mà, rõ tội nghiệp! Còn anh, chẳng gì cả. Lão sẽ cho phép anh tiến lại gần rồi khi anh đứng trước mặt lão, hãy giơ thanh sắt ra và đánh cho lão gãy một chân. Rồi anh nói với lão: “Đây là cho Ông Chủ của tôi đấy ạ”.

AVANT DE S’ENVOLER / TRƯỚC KHI BAY LÊN

♦ Chuyển ngữ:
27.11.2019
Truoc-Khi-Bay-Len-thumbnail_thumb.jpg

Madeleine: Mình đã có nhau lâu thật lâu rồi. Ai nói cuộc sống ngắn ngủi, thật không đúng chút nào. Nó dài đăng đẳng.
André: Đôi khi nó có vẻ như là … bất tận.
Madeleine: Đúng thế. Nhưng khi nó kết thúc, hóa ra chỉ là một sự giải thoát. Ông có nghĩ vậy không?

Hai kịch ngắn của B. E. Turner: Cứ Diễn Tiếp Thôi và Tình Vụng Trộm

♦ Chuyển ngữ:
26.11.2019
Portrait-B.-E.-Turner_thumb.jpg

ROGER: Trong vở diễn này không có hầu bàn. Tác giả đã quyết định cho anh ta nghỉ xả hơi.
NEMO: Mẹ kiếp tác giả, tôi đói.

Nam Dao trả lời Da Màu

22.11.2019

Nay xin trình bày cách thức tôi viết Kịch bản văn học. Tôi tiêm nhiễm quan niệm của J.P. Sartre trong đề luận Un Théâtre de Situations, tạm dịch là Kịch thể Tình Huống. Thể loại này đặt những con người trước những tình huống oái oăm buộc phải xung động và cư xử với nhau hầu tiến tới một tình huống kết cục khác. Như vậy, người viết biết cái tình huống kết cục là gì (kể cả khả năng không thể gì khác được hư vô), chọn nhân vật kịch và những tình huống, và để nhân vật xung động, giao hưởng, khóc cười, ân oán với nhau.

treo đầu dây quan họ- màn III: tiếng thét

21.11.2019

MỢ: Tôi bảo là không phải. Thật hay không, đó là do chúng ta…

Ông ngẩn người, mặt nghệt ra

MỢ: Sự thật của con người ta là ở cái mồm. Nói, cứ nói, nói như đinh đóng cột. Ðứa nào nói trái lại thì tiêu diệt nó. Nói thế, gì cũng thành sự thật.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)