Bài thuộc thể loại: Da Màu số 26
Làm thơ không biết mệt
Báo cho em một tin vui, anh vừa đau dậy
Em đừng xuýt xoa, đừng an ủi
Hãy sung sướng cùng anh
Như anh đã sung sướng ốm đau
thơ Vũ Hoàng Chương (#26)

Hai xác thịt lẫn vào nhau mê mải
Chút thơ ngây còn lại cũng vừa chôn
Khi tỉnh dậy bùn nhơ nơi hạ giới
Đã dâng lên ngập quá nửa linh hồn
Con Suối Ở Miền Đông
Tại sao mày lại khổ sở thế hở cháu? Bác nghĩ đời thiếu gì thằng chó đẻ, đáng bị hành hạ mà chúng nó cứ sống phây phây. Cách ngôn dạy: khổ sở mới khôn ra vì nó là cái lò luyện người. Bác cho là láo toét. Mấy thằng làm cách ngôn có biết khổ là gì đâu. Chỉ ngồi viết láo. Bác già nửa đời khổ sở, cuối cùng thì đi làm sơn đông bôi hề bán thuốc gạo rang.
Tô Thị
Đến thứ ba, trời có mưa không nhỉ
Em đứng đâu cho ướt hết vai gầy
Anh không đến như là em sẽ nghĩ
Và một ngày đằng đẵng sẽ qua đi
Nguyễn Bắc Sơn – trích thi tập Chiến tranh Việt Nam và Tôi
Những ngày lửa
Thị xã chúng ta giống như một chuồng khỉ chật
Nơi đó lũ thị dân đóng đủ trò
Và làm khổ nhau vì những điều thuần tưởng tượng
Tam chiến Lã-Bố

Lúc nước rút bác có cái khoái là mình phải, vợ trái, bác lại cự được vợ mấy câu, vợ cứ phải ngồi yên hết đường cãi lại, nhưng dẫu sao bác cũng phải chịu cái khổ ngủ với lợn trong ít lâu. Có lần bác ngăn được vợ nhưng thấy vợ cả ngày cứ đi ra đi vào, rấm rứt, miệng nói lẩm bẩm, hết cốc đầu đứa nọ lại cốc đầu đứa kia luôn tay nên bác nghĩ thà ngủ với lợn còn hơn.
Taj Mahal

..nhất là những đêm rằm, ánh trăng đem lại cho Taj Majal một vẻ buồn và đẹp siêu thực. Không có nắng nên không còn màu đào chín của mã não, màu tím của thạch anh, màu hồng của san hô, màu trắng của pha lê… Tất cả chỉ còn màu ngà cũ của cẩm thạch giờ đây mượt mà như da thịt mỹ nhân
Những gã đàn ông không thụ thai
Nhưng tôi không ngừng nhìn những người da đen hầu rượu và thức ăn đang đi lại với cái lưng thẳng băng, nghiêm trang và lịch lãm. Chỉ cách đây không lâu, tổ tiên họ từng bị săn đuổi như những con vật. Ngày đó không có nhiều sự khác biệt giữa một con trâu rừng và người thổ dân Châu Phi. Người da trắng “nhập khẩu” người da đen trên những con tàu hôi hám đầy bệnh tật chết người…
Rừng mắm
Chim thầy bói nghiêng đầu dòm xuống mặt rạch giây lát rồi như bị đứt dây treo, nó rơi xuống nước mau lẹ như một hòn đá nặng. Vừa đụng nước nó lại bị bắn tung trở lên như một cục cao su bị tưng, mỏ ngậm một con cá nhỏ.
Cộc ngửa mặt lên trời để theo ông câu kỳ dị và tài tình ấy nữa, nhưng mắt nó bị ngọn dừa nước bên kia bờ rạch níu lại.
Người nhặt tro
Rồi mẹ nói với anh, giọng êm dịu quen thuộc như hôm nào:
“Ngủ đi con, đã quá muộn rồi đấy!”
Chỉ có thế, rồi mẹ nhẹ nhàng đi vào giữa những ngọn lửa đỏ hồng, lúc ấy chợt chao đi như có làn gió thoảng qua. Anh ngồi lặng người trong giây lát, rồi vội vã chồm về phía trước như muốn níu lại bóng dáng mẹ lần nữa, nhưng phía bên trong khung lò sưởi chỉ còn những tàn lửa lấp lánh nhẹ nhàng bay lên.
Con thằn lằn chọn nghiệp
Trong am, chỉ có một sư cụ già, thui thủi một mình, quanh năm chẳng được ai thăm viếng. Trước am, nơi giữa sân, chất sẵn một đống củi, vừa lớn , vừa cao ngất, củi sắp vuông vắn, thẳng thắn, dường như được săn sóc chẳng khác một vườn kiểng do một vị lão trưởng giả chăm nom.
Sân Khấu Được Đánh Số 130507
Về đến nhà trong phòng con gái tôi, tôi thấy môt tấm thiệp cũng mầu phớt hồng gửi cho mẹ. Tấm thiệp có hình chiếc gối thêu ren trắng với những đóa marguerite trắng thứ hoa mà nhà tôi rất thích. Có một con chuột má hồng mi cong mặc váy mini mầu lavender.
Cửa tùng đôi cánh gài

Người sư đệ vừa trông thấy trong kính thần, hình bóng của mình đứng bên cạnh hình bóng một con yêu to lớn với đôi mắt tối sâu như hai miệng giếng không đáy, hai chiếc răng dài quặp sâu vào chiếc càm vuông, trên một khuôn mặt xám ngoẹt như gà cắt tiết.
phía nam
em bước ra, trần trụi tay nhấc
vào cơn lũ im lặng của đời sống
mình muốn gì
tìm trong sóng đến chậm trong ngày?
Ký ức về ông Bách Khoa Lê Ngộ Châu
Thật khó tưởng tượng nổi cảm giác một cậu bé học trò mới tập tành viết lách khi nhận được những lời lẽ trân trọng bằng chính nét bút của Chủ nhiệm một tạp chí nghiên cứu – lý luận – sáng tác uy tín bậc nhất miền Nam. Đó là truyện ngắn đầu tay tôi được in với bút danh Tần Hoa và cũng là sáng tác duy nhất tôi được nhận nhuận bút ( với số tiền gần bằng một tháng lương công chức thời kỳ trước 1975).
Đi tới cuối đường, rồi … (kỳ 10)
Làm tình và vẽ. Tôi cởi truồng cầm cọ. Màu sắc trong tranh tôi rừng rực. Ðôi khi tôi quẹt sơn lên cả người Phụng. Tôi vẽ những giấc mơ của con người. Tôi để Phụng tùy thích lăn người trên sơn ướt. Tôi hòa trộn Phụng, tôi, mồ hôi và nước nhờn vào tranh. Da bụng của Phụng mỗi ngày một căng phồng lên, láng bóng.
The Long Road Home – Đường Về Diệu Vợi
Với tâm trạng lừng khừng (existential ambivalence), các tác giả miền Nam còn lại trong nước sau 1975 bị xem là những kẻ bất tuân chỉ (nonconformist) và do đó có khả năng trở thành mối đe dọa cho viễn cảnh mới của chế độ xã hội chủ nghĩa (the new socialist vision), một chế độ vốn xem sự dễ bảo là một trong những dấu ấn đặc thù.
Trong cơn khát
Trong cơn khát
Ta ngoạm một vốc tuyết vĩnh cửu bắc cực
Nước chảy vào thân thể ta
Ta sống
Phỏng Vấn Chớp 5 – năm phút với tác giả

“Điện năng trong nhiều ngày tịch tụ lại mỗi lúc một nhiều thêm bên trên mặt đất. Khi bầu không khí đầy ứ điện thì những tảng mây trắng sẽ biến thành những đám mây giông khủng khiếp và từ trong đám mây ấy, từ trong lượng điện dày đặc sẽ phát sinh tia lửa đầu tiên – đó là tia chớp. Mưa rào đổ xuống mặt đất hầu như ngay lập tức sau khi có tia chớp ấy.” (Paustovsky)
Tia chớp tâm linh đã khởi động nhịp bão tiềm ẩn cuồng nhiệt trong nhà thơ Dương Tường và những giọt mưa thâm trầm ngỗ nghịch trong nhà thơ Đỗ Quyên.
Đọc “The Long Road Home…” của Nguyễn Bá Chung
Trở lại với tiểu luận The Long Road Home: Exile, Self-Recognition, and Reconstruction của học giả Nguyễn Bá Chung. Tôi có phần đồng ý với phát biểu của ông về chuyện văn chương quan yếu chỉ có thể mọc ra từ những tâm hồn đã loại bỏ được hận thù và ảo tưởng về quá khứ hay tương lai. Và thiên kiến, nếu tôi được phép!
Những chiếc mặt nạ cười
Mỗi khi hắn giở đòn, nạn nhân mạnh nhất cũng khó có thể chịu nổi ba cú đánh. Hai bàn tay hắn để những móng dài, nhọn như vuốt chim ưng, bấu vào ót nạn nhân, kéo ghịt xuống. Rồi trong cái đà bổ xuống đó, ngực nạn nhân sẽ hứng trọn chiếc đầu gối của hắn từ dưới hất mạnh lên
Bốn mươi lăm năm thi ca Việt Nam
Đời sống đều là những mong manh ghê sợ như vậy. Không còn thanh bình, không còn tình yêu trong trắng. Thi sĩ vật lộn và hủy hoại chính mình. Đối với họ, thơ không là món hàng trang sức, là hương phấn lụa là đời người, thơ không còn là mục đích cao đẹp của đời sống. Thơ ở đây chỉ là điều bắt buộc phải có, như cơm ăn áo mặc.
Nguyễn Vy Khanh nói về Duyên Anh
Duyên Anh trong một thời gian dài đã trở thành một hiện tượng văn học vì tác phẩm của ông đã đáp ứng được một phần những nhu cầu của thời đại, những nhu cầu văn hóa, tâm lý, xã hội của đại chúng. Với sự leo thang của chiến tranh, khi xã hội khủng hoảng trầm trọng về văn hóa, đời sống, một số tác phẩm của Duyên Anh với ý hướng giáo dục đã đáp ứng được một số mong đợi. Đừng đòi hỏi ở ông những đáp ứng triết lý siêu hình của thời đại.
Madame Butterfly
Một Miko hoàn toàn không mảnh vải trước mặt Takashi giống như lần đầu cô tháo bỏ lớp áo để lộ trần thời niên thiếu. Nhưng lần này Miko mang thân hình trắng nuột quyến rũ của một người đàn bà trẻ. Vẫn mái tóc dài đen nhánh phủ hết cả bờ vai gầy bên trái.
Người chồng bất thường

Tôi đã quen như thế rồi. Bởi vậy trưa hôm đó lần đầu tiên chàng đánh tôi, tôi hoảng sợ hết sức. Chàng gây sự giữa trưa, sau bữa cơm, lúc đáng lẽ chúng tôi sắp sửa đi ngủ. Chàng xán vào mặt tôi một cái tát, giữa trưa nắng. Cả nhà lặng ngắt như tờ. Nắng bốc khói trên mái ngói. Tôi điếng người, thất lạc.
Định Mỹ thương nhớ
Hai môi của Ti lần đầu tiên chạm lên má, lên tóc, lên mắt Hậu, và cũng là lần đầu tiên Hậu ôm lấy một người đàn ông không phải là chồng mình giữa bốn bề hoang vắng, khi đốm nắng chiều đã rời cái khạp da bò, nhòe đi rồi biến mất đâu đó trong căn nhà thô sơ giữa trại ruộng. Dù cả hai có đi quá đi chăng nữa thì vẫn sẽ không có ai biết những gì đã xảy ra ở đây, ngày mai, ngày kia, tất cả đều bị chôn vùi hết. Nhưng giữa cái ranh giới rất chập chờn ấy Hậu bỗng xoay người, cúi xuống và dừng lại.
Năm 1965

Đừng nhắc tới và cũng đừng mơ ước
vì con cái chúng ta
sẽ tìm thấy
sẽ đọc
sẽ bắt đầu diễn lại.
Bình Luận mới