Trang chính » Tác giả

Bài đã đăng của Trần Trung Sáng

GẶP TÁC GIẢ “EM ƠI! HÀ NỘI PHỐ” Ở QUÊ NHÀ

22.09.2014
zpfile000_thumb.jpg

Theo nhà thơ Phan Vũ, bài thơ Em ơi, Hà Nội phố được ông sáng tác vào mùa đông năm 1972, khi Hà Nội bị bom B52 đánh phá ác liệt . Bài thơ gồm 23 đoạn, nhưng trong một thời gian dài, vì những lý do riêng, cho đến năm 2009, nguyên tác bài thơ mới in trong tập Thơ Phan Vũ. Với ông, Em ơi! Hà Nội phố không phải là một lời thủ thỉ tự tình

100 NĂM CÁNH HẠC THIÊN TRƯỜNG

18.08.2014
duongcamchuong_thumb.jpg

 
TRẦN TRUNG SÁNG
Họa sĩ Dương Cẩm Chương vừa qua đời ngày 9/8 ở tuổi 104 tại TP. HCM. Sáng ngày10/8, tang lễ của ông đã được tổ chức tại nhà riêng(121/41 Lê Thị Riêng, Q.1, …

Nhớ tác giả “Có phải em mùa thu Hà Nội”

22.10.2010
tonhuchau_thumb.jpg

Vào khoảng năm 1995, một buổi sáng, bỗng dưng xuất hiện trước cửa văn phòng nơi tôi làm việc, một người đàn ông dựng chiếc xe đạp cũ kỹ, cà tàng bước vào. Anh ta trang phục áo thun, quần jean, gương mặt rắn rỏi, phong trần, khó đoán tuổi. Sau mấy lời chào hỏi, anh ngỏ lời, muốn tham gia một chân bỏ báo…

“NHỮNG NGƯỜI LÍNH THỢ” – câu chuyện không thể bị lãng quên

29.07.2010

NHỮNG NGƯỜI LÍNH THỢ là một tập sách viết về những người Việt Nam bị chế độ bảo hộ trưng dụng làm lính thợ trên đất Pháp. Tập sách nhằm để người Việt thế hệ hiện nay biết những đồng bào ra đi trong các cuộc hành trình ấy đã bị rơi vào hoàn cảnh như thế nào. Đồng thời, để lịch sử nước Pháp không quên những người lính thợ này…

Hãy tưởng tượng… cùng Hoàng Ngọc Tuấn

21.07.2010

Lần đầu tiên, tôi biết đến Hoàng Ngọc Tuấn qua một truyện dài mang tên “Tuổi trẻ hư không” in nhiều kỳ trên tạp chí Bách Khoa (không rõ vì sao truyện này sau đó không in thành sách). Nội dung truyện chỉ quanh quẩn nói về tâm trạng một chàng trai trẻ vừa rời bỏ lục tỉnh đến Sài Gòn…

hội chứng "Xuân Tóc Đỏ"

16.10.2009

Đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm ngày mất nhà văn Vũ Trọng Phụng, thời gian gần đây lại rộ lên thông tin trên các trang báo về việc một người có tên Vũ Trọng Khanh tự xưng là con trai duy nhất của nhà văn còn sống tại nước ngoài. Sự kiện này đã làm cho ông Nghiêm Xuân Sơn là chồng của bà Vũ Mỵ Hằng – con gái độc nhất của nhà văn Vũ Trọng Phụng hết sức tức giận…

Nhớ người mấy độ phong sương

15.08.2009

Nhiều người cho rằng, khi còn sống, nhà văn Sơn Nam là người nghèo, nhưng khi mất đi, ông trở thành nhà giàu với phần mộ lên đến hơn cả tỉ đồng. Cứ y như trúng số!

Tế Hanh: Với Sân Ga Thời Thơ Ấu

27.07.2009

Theo nhà thơ Tế Hanh, đời người có ba cái quý nhất: tuổi trẻ, tình yêu, thơ ca. Với Huế, và chỉ Huế ông có được cả ba cái đó, sau này ông không tìm được nơi đâu. Đây là thời gian ông làm được những bài thơ đầu tiên như : Quê hương, Con đường quê, Những ngày nghỉ học…

NHÀ VĂN NGUYỄN VĂN XUÂN VÀ CHUYẾN DU LỊCH QUANH LÀNG

10.07.2009

“Lục phụng bất tề phi”: Phạm Phú Thứ (tiến sĩ), Phan Châu Trinh, Nguyễn Duy Hiệu (phó bảng), Trần Qúy Cáp, Huỳnh Thúc Kháng (tiến sĩ), Phạm Như Xương (Hoàng Giáp) “Lục phụng bất tề phi” mới thực sự nêu gương cho người Quảng Nam và Việt Nam để tuổi trẻ biết thế nào là “học và hành”, bây giờ và cả trường kỳ lịch sử.

Chùa Xưa

3.06.2009

– Chùa đây… trẻ như thầy còn có ai không?
– Xưa cũng gần chục người. Lớn lên có người đi học xa, có người hoàn tục…
– Thầy xuất gia từ nhỏ chứ?
– A Di Đà Phật… chùa này ai cũng vậy.

Ký ức về ông Bách Khoa Lê Ngộ Châu

15.05.2007

Thật khó tưởng tượng nổi cảm giác một cậu bé học trò mới tập tành viết lách khi nhận được những lời lẽ trân trọng bằng chính nét bút của Chủ nhiệm một tạp chí nghiên cứu – lý luận – sáng tác uy tín bậc nhất miền Nam. Đó là truyện ngắn đầu tay tôi được in với bút danh Tần Hoa và cũng là sáng tác duy nhất tôi được nhận nhuận bút ( với số tiền gần bằng một tháng lương công chức thời kỳ trước 1975).

NHỮNG QUE DIÊM

3.02.2007

Thỉnh thoảng, những lúc rảnh rang, tôi vẫn có ý thêu dệt một câu chuyện nào đó để kể cho Lin nghe khi cô trở về. Chuyện ấy dứt khoát phải thật dài, dài và có thể làm cho Lin thích thú đến nỗi quên rằng nó đã làm cháy hết những que diêm trên trần gian, để thắp sáng những đêm thâu của chúng tôi.

Chị Bê

6.01.2007

Hoặc tôi đã say, hoặc cô gái đằng kia có điều gì tuyệt vọng, đang sắp sửa lao mình xuống sông. Vì thế, tất cả mọi thứ trước mặt tôi trở thành hỗn độn, bập bềnh, trôi nổi. Tôi không phân biệt được mớ tóc dài của một dáng người gầy guộc đang tung bay chấp chới trên bờ, hay đang lòa xòa chực chờ chìm xuống dòng nước đen ngòm.

Nhà văn Nguyễn Văn Xuân: một mảnh đất, một đời người

2.12.2006

Nhà văn Nguyễn văn Xuân sinh năm Tân Dậu (1912) tại làng Thanh Chiêm, xã Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam. Ông thường được bạn đọc cả nước biết đến như một nhà Quảng Nam học qua các tác phẩm: Phong trào Duy Tân, Bão rừng, Dịch cát, Hương máu… Năm nay, bước vào tuổi 85, song gần đây, những tác phẩm của ông vẫn tiếp tục tạo sự thu hút, quan tâm đặc biệt trong dư luận văn học…

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)