Bài đã đăng của Paul Theroux
Ghost Train – Chương 12: Chuyến xe lửa đêm đi Mumbai; Chuyến tốc hành “Siêu Nhanh”
“Siêu Nhanh” có thể là gọi nhầm tên cho chiếc xe lửa này – chạy 18 tiếng, rời Jaipur lúc 2 giờ trưa, đến Mumbai lúc 8 giờ sáng hôm sau – nhưng nói trại cho hoa mỹ cũng tiện. Tôi phải ghi chép cho kịp, và tôi trở nên mê mải với cuốn The Great Mutiny. Chuyến đi này dài 720 dặm.
Ghost Train to the Eastern Star – On the Tracks of the Great Railway Bazaar – Chương 11: Chuyến xe lửa đêm đi Jaipur
Kapoorchand, một ông đáng kính khoảng 60 tuổi, đang làm đúng điều tôi đang làm, với cùng một lý do. Ông sống ở Jodhpur; ông cần đến Jaipur. Ông ngồi khoanh chân trên giường, hơi vặn vẹo, nói: “Xe lửa là tốt nhất,” và khi ông thấy tôi lúi húi với nệm giường của tôi, ông nói: “Đừng đụng tới. Cu li sẽ làm. Trách nhiệm của họ. Họ phải làm giường cho ông. Họ phải thức ông dậy đúng giờ. Họ phải bưng trà cho ông.”
Ghost Train to the Eastern Star – On the Tracks of the Great Railway Bazaar – Chương 10: Chuyến xe lửa đêm đi Jodhpur, Chuyến Mandore Tốc hành
Không cần ai nói, tôi tự biết xe lửa đi Jodhpur sẽ rời thềm ga 16; cứ nhìn hành khách đang đợi là biết ngay. Phần lớn mọi người trên thế giới mặc y phục tương tự nhau, quần jean xanh, áo thun, và giày vải. So với cách ăn mặc đơn điệu trên toàn cầu thì nông thôn Ấn là một trong vài ngoại lệ, và tỉnh bang Rajasthan đứng riêng ra, tự tin và sặc sỡ.
Ghost Train to the Eastern Star – On the Tracks of the Great Railway Bazaar- Chương 9: Chuyến xe lửa tốc hành Shan-E-Punjab đi Delhi
Nhưng Ấn Độ cũng là nơi của nghịch lý, của một dân tộc có ba quốc gia không đội trời chung – Ấn và Pakistan và Bangladesh, của bạo loạn tôn giáo chực chờ bùng nổ, của niềm kiêu hãnh đại cường và khối dân cùng khổ khổng lồ, của tâm lý chủ-nô và hàng rào tập cấp cha truyền con nối, của đặc khu công nghiệp hiện đại và nhà ổ chuột, của phố thị xây cất bụi mù và thôn quê lam lũ, của yogi và guru và coolie và untouchable, của tỉ phú và kẻ ăn xin và bò thiêng bới tìm thức ăn nơi bãi rác, của ước mơ và của tuyệt vọng.
Paul Theroux nhận thấy nếu muốn đi trên đất Ấn thì phải biết cách ngước nhìn tới các lâu đài và các cao ốc đang mọc lên đằng xa, đừng nhìn cận cảnh, vì sát bên cạnh là những điều có thể làm người ta bật khóc.
paul theroux: chuyến xe lửa ban ngày đi hà nội (2003)

Tôi tản bộ lúc đã khuya và thấy giữa các quán cà phê và nhà hàng và các biệt thự trang nhã, giữa tất cả nét Tây này, cũng có tiệm phở, gánh hàng rong và người bán dạo tụ tập gần các điểm bán bia tươi và cá xông khói. Trong cái thành phố lớn, nhìn giản dị, Âu hoá, có một thành phố khác đông hơn, phức tạp hơn kiểu Á châu, và rẻ hơn khá nhiều.
Paul Theroux: Chuyến xe lửa đêm đi Huế (2003)

Điều hấp dẫn tôi nhất về Huế không phải là nó liên hệ với hoàng triều hay vẻ kiêu kỳ Đông Dương hay bất cứ đền đài nào, mà chỉ là những gian bếp thông thống của nó. Vì nóng, mà cũng vì là thành phố lặng lẽ, tôi có thể thấy người ta, thường là phụ nữ, nấu bữa ăn tối, bún trong cái nồi lớn, hay nướng thịt, bánh trong chảo, và gia đình ngồi ăn trên mấy cái ghế thấp bằng gỗ.
Paul Theroux: Chuyến xe đò tốc hành Mekong Express (2003)

Vi phạm bản quyền, sao chụp Mickey Mouse, đồng hồ Rolex giả, hàng hiệu nhái, sách, CD, DVD nhạc thịnh hành và phim ăn khách in lậu – cái gì cũng nhan nhản, như chuyện nối gót sản xuất hầu hết mọi thứ mà từ trước đến nay người Mỹ chúng ta đã chế tạo. … Sài Gòn là tiệm tạp hoá khổng lồ của chủ nghĩa tư bản man dã, của kiếm tiền điên cuồng, đánh bại chúng ta trong chính cuộc chơi mà chúng ta đã đặt ra.
Paul Theroux: Chuyến xe lửa chở khách tuyến đường Huế – Đà Nẵng (1973)

Từ trên xe lửa tôi có thể quay nhìn [đèo Hải Vân] và gần như quên tên nước này, nhưng sự thật thì gần gũi và tàn nhẫn hơn: người Việt đã bị thiệt hại rồi bị bỏ rơi, bị bắn vì bị tưởng lầm là chúng ta khi họ mặc y phục của chúng ta; như thể đúng lúc họ tin rằng chúng ta gắn bó với họ thì chúng ta bỏ chạy … Bi kịch là chúng ta đã đến, và ngay từ đầu đã không có ý định ở lại: Đà Nẵng là bằng chứng cho điều ấy.
Paul Theroux: Chuyến xe lửa Sàigòn-Biên Hòa (1973)

Chuyến xe lửa bị phục kích ít nhất mỗi tháng một lần, nhưng [người dân miển Nam] nói tới “các vụ tấn công” bằng giọng chấp nhận giống như khi nói về trận gió mùa ắt sẽ đến. Và họ tiếp tục đi chuyến xe này mỗi ngày. Chuyến đi nguy hiểm …. Đối với họ cuộc sống không hề thay đổi, và mối đe dọa của địch quân thì tiên đoán được và bất biến, tựa như thời tiết.
Cơn Ác Mộng và Sự Phản Kháng
Tôi cho rằng họ có thể sống thật gần gũi với nhau như thế là nhờ vào sự cố gắng giữ gìn phong cách lịch sự, tương kính, tự túc tự cường, và làm việc chăm chỉ nghiêm túc. Một xã hội kém lễ độ hơn có lẽ sẽ đòi hỏi phải có đất rộng hơn, hay hàng rào cao hơn, hay nhà phải nuôi chó để canh phòng.
Bình Luận mới