

Babel / Bruegel
Tôi tới phế tích của Babel còn nhận ra những dấu tích trong tác phẩm của Pieter Bruegel (the Elder), người đã đưa Babel đi từ một huyền thoại ra một thứ khác. Có ai đó đã chỉ ra rằng Breugel đã vẽ Tháp Babel bằng những kiến thức về kiến trúc từ Giác Đấu Thành của Rome được xây dưới triều đại Vespasian và hoàn tất với kẻ kế vị, Titus. Có người xem tranh nhận ra những người thợ đá đang làm việc dưới quyền thị sát hẳn là của một quân vương thời kỳ này. Một người đang quì mọp nghe chỉ thị dưới chân kẻ có quyền lực: một Tháp Babel gôm chứa, phô diễn lịch sử quyền lực đương thời. Phô diễn lịch sử tuy vậy không phải là ý của Breugel. Địa dư, đời sống xã hội, diện mạo con người thì đúng hơn. Người đánh xe – vận phục tề chỉnh và ít nói – bảo rằng khu vực chúng tôi đang vượt qua để tới Babel, khu vực này nay là một nơi chốn ít ai vãng lai thăm viếng, không có sách vở nào ghi lại nó; và lịch sử của những trận mạc của những Césare đi chinh phạt xứ này xứ khác về dựng xây nên Đế Chế La Mã thì còn nằm tất cả về phía trước.
Chiếc xe trâu cọc cạch đi qua những vùng đất thấp, khô, không thấy nhà cửa, sinh hoạt. Trời đã sáng hơn một giờ trước, nhưng cảnh vật vẫn nguyên không xê xích, đổi thay. Một trận lụt lớn mà sách vở sau gọi là Đại Hồng Thủy giả như có đi qua đây thì cũng lâu lắm rồi. Đất làm như đã bỏ hoang từ lâu. Vượt qua khoảng im lặng buổi đầu, ông ta và tôi, bắt được ngôn ngữ của nhau, sau cùng đã có những trao đổi ngắn thân thiện. Chúng tôi nói về giai đoạn chúng tôi đang sống. Nói chung, hai kẻ đồng hành đồng ý, rằng mọi sự như giờ đây, giai đoạn này, là khá dễ thở. Thời kỳ này những vị thần, không còn được thờ phượng trọng vọng như trước, đã bỏ đi đâu mất. Một vài học phái bắt đầu xuất hiện. Những triết gia Khắc Kỷ từ hướng Tây và tiếng nói của một thái tử xuất gia từ phương Đông xem ra không khác nhau là mấy về chuyện sống. Lối nói sử dụng phép lý giải, dụ ngôn, ngụ ngôn bắt đầu có mặt. Những ca nhân bắt đầu xuất hiện truyền đi những bài ca mang những ẩn dụ. Phép tu từ đang hồi thịnh hành. Những người đi rảo chuyện cho những đám đông rảnh rỗi vào buổi chiều những khu chòm xóm mượn tất cả cho vào trong truyện tích của họ. Kể cả những huyền thoại. Như huyền thoại Tháp Babel. Phép quì lạy đã được loại bỏ, sự cúng bái cũng vậy.
Chiếc xe vượt qua con hói cuối cùng xưa kia hẳn từng là sông nước soi bóng một Babel thịnh thời, người đánh xe đặt tay lên vai tôi thân mật nói chúc lành, giới thiệu tôi với cậu bé dẫn đường lên. Đây là một hướng dẫn viên kiệm lời. Tôi không kịp nhìn lui chiếc xe đang đủng đỉnh đi ngược về vùng đất thấp, đã phải băng băng nhảy qua những mỏm đá tròn, cho kịp trẻ hướng dẫn. Những mỏm đá như đã lăn từ trên phế tích xuống, thời gian mài nhẵn qua nhiều kỷ. Hết những mỏm đá tới những thang cấp đá tảng, những lối đi vòng xoắn. Không khí loãng dần. Phải để ý tới chỗ đặt chân. Cảm cả độ chạm vào đá của chân mình. Những lối đá băng qua những vòm cửa, có thể nhìn vào để thấy những căn phòng, sạch sẽ, trống trải, tuyệt đối không chất chứa một đồ vật, di vật, dụng cụ, dấu tích của con người. Đôi chân cậu trẻ nhảy như một loài hưu hoẵng được vào núi, mặc khách bám theo tới ngất ngứ. Đây hẳn là một hướng dẫn viên ứng dụng nguyên tắc bình đẳng. Trời đất càng lúc càng sáng tỏ. Không có dấu hiệu gì con người đã có mặt ở phế tích tuyền đá này. Không có gì hiện ra. Hoặc giả có thể vì chúng tôi đi quá nhanh mà không bắt được gì như hứa hẹn. Những âm thanh, ngôn ngữ, dấu tích của ngôn ngữ, như những bóng im chìm lấp được quảng cáo sẽ vọng vang lên cho khách tìm tới, không hề vang vọng một âm ba. Không hẳn là thất vọng, tôi đi theo cái dáng bỏ xa mình, chậm lại, thở. Và tự nhủ không chừng những ngoa ngữ ‘chọc trời’, ‘chọc trời khuấy nước’ có dính líu tới huyền thoại Babel. Một ngọn tháp cao tới độ cao nào thì mới chọc trời? Những tai họa vì đồng qui về chung một ngôn ngữ thì sao? Nó nào nhỏ hơn tai họa gây ra vì sự đa ngôn ngữ. Những đám mây la đà mang theo màu nắng. Đã lên tới điểm cao nhất của phế tích, tôi nhìn xuống, phóng tầm mắt. Không thấy những phố quận ngoại thành của Babel Breugel từng vẽ thực chi tiết. Nhưng những đám mây đi qua Babel của Breugel thì đang có mặt. Chúng nói về độ cao và sự tương đối, và tính chóng vánh của mọi sự kiện. Xa, dưới thấp, xa lắm, ở biên giới, chỉ có những đám bụi nhỏ, của những toán thương nhân, những đoàn biên tải, những đoàn hát dạo. Vẫn Breugel. Lịch sử tới sau ngôn ngữ. Đế chế La Mã rồi sẽ được thiết lập. Nó còn đang đi tới. Rồi sự lụn tàn của nó. Breugel sau đó rất nhiều niên đại mới có mặt. Babel, Icarus, Những Người Mù Dắt Nhau Đi …
TQ
bài đã đăng của Thường Quán
- Tháng Tám (San Diego) - 13.09.2018
- Troy - 22.08.2018
- Babel / Bruegel - 02.05.2018
- Ở Minnesota, đất TTT - 28.12.2017
- Springfield - 23.10.2017
- Nhà - 11.07.2017
- Ghi gì sổ tay… * & đọc một bài thơ của bạn - 23.06.2017
- Kịch đầu tay của mình - 09.06.2017
- Elegy - 18.05.2017
- Sinh nhật tháng Tư - 21.04.2017
- Một hậu từ - 12.02.2017
- Bài Tưởng niệm anh Vũ Huy Quang - 11.02.2017
- Thư đến bạn, người đọc - 18.01.2017
- phố - 04.11.2016
- ý gì đâu? - 02.09.2016
- Bến Thủy - 04.08.2016
- Neva - 10.06.2016
- thư gửi bạn (huy tưởng) - 07.06.2016
- giản thiểu/minimalist - 06.06.2016
- nội mông / Mongolian Horde Inside - 28.05.2016
- Thường Quán: Không Tách Khỏi Thời Đại Mình - 02.05.2016
- Sao chổi / Comets - 16.04.2016
- Trở về, căn bản / Back, to the Basics - 27.03.2016
- Bắt trẻ vườn chanh - 26.02.2016
- Sông Hàn / Hàn River - 23.02.2016
- Bài nguyên đán, với Q - 09.02.2016
- Quang cảnh - 02.02.2016
- Visitation ♦ Southbank Melbourne 14-01-16 - 18.01.2016
- Không đề ♦ Trước Phú Sĩ ♦ Qua cầu… ♦ Một ngày… - 12.01.2016
- Christmas Eve, Mt Waverley - 24.12.2015
- Té ♦ Đuổi ♦ Biên giới - 16.12.2015
- Tháng mười một, Phùng Nguyễn - 21.11.2015
- Trên chỗ xưa là khách sạn YMCA - 17.11.2015
- Hồ Kawaguchiko ♦ Reeds - 11.11.2015
- Shinjuku, bật nhớ tưởng - 02.11.2015
- Poem – Circular Quay 9-2015 - 12.10.2015
- Elegy - 23.09.2015
- Tarkovsky - 04.09.2015
- Trở lại - 13.08.2015
- Pasternak, tháng Năm, 1960 - 19.06.2015
- Gió ♦ Người bạn - 05.06.2015
- Nói - 05.02.2015
- Một lần một - 27.01.2015
- Notes - thời đại [1] - 05.01.2015
- Ô đề - 26.08.2014
- như cây cối - 29.08.2013
- Trưa, sông Hàn và - 30.01.2013
- Song [with Q] - 31.12.2012
- Homage Georgia O' Keeffe - 18.12.2012
- Trên đường, đâu gần Santa Barbara, & cuộc diễn của Marina Abramovic - 12.12.2012
- Qua không phận trung vực, XI 18 - 05.12.2012
- khúc sáng ở edina, minnesota - 22.11.2012
- tuyết đầu - 13.11.2012
- Trên chuyến bay AA1344 - 20121102 - 07.11.2012
- thơ rời X - 19.10.2012
- By the Sea - 12.10.2012
- thanh trấn - 11.10.2012
- Bên cạnh biển - 21.09.2012
- Kỷ niệm với anh Nguyễn Mộng Giác - 13.08.2012
- Ô đề - người viết dặn - 25.07.2012
- Đọc Ngựa Nản Chân Bon - 05.07.2012
- Homage - nhà văn Nguyễn Mộng Giác - 04.07.2012
- Ghi chú lập thể - 27.06.2012
- Tam Giang ♦ Cỏ ♦ U mọi - 25.01.2012
- Ga Cuối Năm - 04.01.2012
- thơ rời XII - 19.12.2011
- grace hotel, sydney - 21.10.2011
- thơ rời IX, 2011 - 13.09.2011
- Nguyễn Tiến Hoàng (Thường Quán) nắm bắt thơ Việt Nam trong hai phút - 01.09.2011
- Sớm rời làng Bưởi - 12.08.2011
- Ngày - 11.08.2011
- Mùa đông sắp qua rồi - 02.08.2011
- Theatre At Cồn Market - 29.07.2011
- Rạp xi nê Chợ Cồn - 15.07.2011
- The Fifth Moon - 23.06.2011
- Nói một lời / Plain Speaking - 11.06.2011
- thơ sổ tay #9 - 10.06.2011
- Khi xanh - 09.06.2011
- Poem - 24.05.2011
- lôi ra ♦ huế, 1.4.2011 - 16.05.2011
- Gió - 26.04.2011
- rằm tháng hai - 21.03.2011
- Thơ rời ở a. n. u. - 14.03.2011
- ký ức sài gòn - 07.02.2011
- Thơ rời cuối năm - 31.01.2011
- Thời gian của cánh đồng - 07.01.2011
- thơ rời XI - 19.11.2010
- Ghi ở khúc McFadden, Bishop, OC - 08.11.2010
- thơ rời dọc đường - 26.10.2010
- thơ rời tháng 9 - 21.09.2010
- thơ rời - 12.07.2010
- tháng tư - 21.04.2010
- Mùa Xuân Căn Phòng Trạm Dừng - 19.03.2010
- Huyết Âm của Nguyễn Lương Vỵ - 18.03.2009
- Travel/Du Chơi - 16.12.2008
- Từ Oscar Wilde đến Edmund White - 19.10.2008
- Đọc VIẾT* của Nhã Thuyên - 13.10.2008
- Mai Thảo, tuỳ bút, “Ngôi Sao Hàn Thuyên” - 31.05.2007
- Homage (cho những bìa sách của một NXB cũ) - 31.05.2007
- thơ rời, 30 tháng tư 2007, flagstaff - 30.04.2007
Phần Góp Ý/Bình Luận