Trang chính » Chuyên Đề, Giới Tính, Phê Bình, Quan Điểm, Song ngữ Email bài này

15 năm nhìn lại…

the-human-condition-19351.jpgHalfHD_thumb.jpg

Tặng các trang mạng, trang blog đã vĩnh viễn rời bỏ cõi đời này

 

the-human-condition-1935(1).jpg!HalfHD

René Magritte, La Condition Humaine (Nhân Cảnh) (1935)

Năm 2002, tôi được nhà thơ Đỗ Quyên mời đóng góp bài cho chuyên mục Đồng tính luyến ái trên tạp chí mạng Talawas. Viết về một đề tài trước đó mình vốn không chú ý đến nhiều, tôi đã bắt đầu bằng một nhan đề rất mù mờ, "Đồng tính luyến ái và thế giới". Nơi nào, hay cái gì trên thế giới, tôi đành chấp nhận mình không thể nói rõ hơn. Với cái nhìn thuở ấy còn bó cứng trong khuôn mẫu phương pháp luận chủ nghĩa Marx và phân tâm học cổ điển – dù có lẽ Marx sẽ không đánh giá cao lắm cả chủ đề lẫn kết luận của tôi trong bài viết – tôi đã khái niệm hóa đồng tính luyến ái như một hiện tượng nhân văn, trong đó tính dục trở nên chủ đạo, lấn át mọi phạm trù liên hệ khác. Nói cách khác, người đồng tính là người sống trước hết theo căn cước tính dục của mình, thay vì những lựa chọn khác, chẳng hạn như đòi hỏi của nền kinh tế sản xuất. Một tập thể không được xác định bằng quan hệ sản xuất đã là một hiện tượng vô nghĩa đối với các nhà Marxist cổ điển; sự tự do coi thường các quy luật kinh tế của nó cố nhiên chỉ đem lại sự chán chường và khinh thị một cách hàn lâm từ những người này. Nhưng quan hệ sản xuất vẫn lý đến chúng ta kể cả khi ta không lý đến nó; một tập thể tự nguyện đứng ngoài quan hệ sản xuất sẽ bị nó đàn áp, và một hệ quả tất yếu đầy tính Marxist có thể áp dụng ở đây rằng sự đàn áp từ quan hệ sản xuất là một mâu thuẫn không thể hòa giải cho đến khi quan hệ sản xuất bị thay đổi.

Trái với sự bi quan của Marx về ý thức và khả năng cách mạng của họ (bằng kinh nghiệm của ông về những tên lazzaroni thời 1848), các cuộc nổi loạn từ thập kỷ 70 về sau, hay ít nhất là khía cạnh lãng mạn và bi thảm của chúng, đã được tạo nên bởi những người mà Arthur Koestler gọi là les déracinés (những kẻ bị tróc gốc). Trái khoáy thay, có vẻ như các tượng đài hùng vĩ mà người Cộng sản xây dựng nên để tôn vinh giai cấp công nhân, cũng như ý thức của họ về quyền lực thực sự trong tay mình được chủ nghĩa Marx mở mắt cho, đã đem lại cho giai cấp này sự thỏa mãn tương đối về tinh thần đủ để ngăn họ đem tất cả ra đặt cuộc vì một thiên đàng phi giai cấp. Các chiến binh nông dân của Fidel Castro, các linh mục cầm súng ở Nicaragua, những sinh viên Paris xuống đường năm 1968, các du kích Naxal ở Ấn độ, hậu duệ của du kích Maoist Trung Hoa… có vẻ như điều kiện cho tâm hồn nổi dậy không phải là vị trí giao dịch nào trong quan hệ sản xuất mà là sự không có vị trí. Do đó, ở cuối thế kỷ 20, một người viết có quyền ít nhiều mong đợi ở cộng đồng đồng tính như một tác nhân của sự thay đổi vì sự tróc gốc của họ. Đó là những năm mà người ta làm phim hạ cố giảng cho người đồng tính rằng vấn đề của họ chỉ là sự nông nổi tuổi trẻ, sẽ được chữa lành khi gặp đúng đối tượng (Một thế giới không có đàn bà) ở Việt Nam; bắt ép họ đi cải tạo giới tính ở Trung Quốc; xô họ xuống từ mái nhà ở Nga, và khởi tố họ ở Texas. Quả vậy, có rất nhiều điều cần sự thay đổi trên thế giới này.

Năm 2008, tôi bước vào công việc của một biên tập viên Da Màu cũng với đề tài ĐTLA. Lúc bấy giờ, hình ảnh con người đồng tính đã trở nên rõ nét hơn một cách vừa lâm sàng vừa trào lưu với cụm từ viết tắt LGBT. Không gian trừu tượng mơ hồ bên kia lằn ranh đồng/dị từ từ hiện lên những chân dung, những sự phân biệt, những cảnh đời. Bốn năm trước đó, Nguyễn Viện viết “Cơn đau thắt giữa hai đùi,” truyện ngắn về một anh chàng đồng tính lạc lõng bơ vơ ngay giữa những người đồng tính, như một cách giải thích về LGBT với độc giả Việt. Sự mở cửa du học phương Tây đưa vào từ vựng trao đổi học thuật Việt ngữ những cái “tân” (tân Marxist, tân Freud) và những cái “hậu” (hậu hiện đại, hậu cấu trúc, hậu thuộc địa). Hướng đi mới về phương pháp luận nhanh chóng bắt rễ và lan rộng ảnh hưởng: khuynh hướng nhìn các chênh lệch, mâu thuẫn như một hệ quả vĩnh viễn của văn hóa – ít nhất là văn hóa phương Tây – và có những nguyên nhân phi vật chất – ngoại chủ thể, tồn tại trong bản chất của cấu trúc văn hóa hay ngôn ngữ. Những gì trước kia người Marxist đẩy vào phạm trù thượng tầng, tức sản phẩm hạng hai của lịch sử, và người Freudian coi như biểu hiện của nội dung tính dục, nay được xét đến như những thế giới riêng, có sự tồn tại tự thân của chúng trong bản chất nguyên thủy con người và xã hội xuyên suốt qua mọi biến tướng.

Giữa các bạn của tôi trong thế giới mạng bừng bừng một sự hứng khởi triết học về cái tróc gốc. Những năm ấy, Phạm Quốc Lộc đòi giải phóng thân thể H’mong khỏi cái áo dài Việt vì danh Giải cấu trúc; Một Danna xoay lật sự phân chia đồng/dị vì danh Thiền; Nguyễn Minh Vương giải tội cho kẻ loạn luân vì danh Đạo….[1] Khung cảnh ấy là nền cho đóng góp nhỏ của chính tôi vào chuyên đề LGBT trên Da Màu, dưới hình thức một phê phán diễn ngôn về đồng tính luyến ái trong văn chương, vì lý do nó đã đẩy trượt những vấn đề thực liên quan đến đời sống đồng tính sang những bình diện trừu tượng hơn và kém tính thiết thực. Tuy cố tránh không hạ bậc những luận điểm triết lý – mỹ thuật xuống thành khẩu hiệu chính trị, (nếu không phải vì gì khác, chính vì lý do sự tiến hóa từ phê phán chính trị trực quan lên phê phán triết lý chính là thành tựu đáng kể nhất của chúng tôi), có thể nói cách công bằng rằng trong quan điểm xã hội của chúng tôi, đồng tính luyến ái xuất hiện, và dừng lại, vẫn như một đối tượng cần nhận được sự chiếu cố và chấp nhận trong cấu trúc quyền lực xã hội. Niềm tin vào hậu hiện đại trong triết lý không chuyển sang được thành niềm tin vào hậu hiện đại trong khuynh hướng xã hội.

15 năm trôi qua, và bao nhiêu nước đã chảy qua cầu …. Sự chậm chạp lê thê mòn mỏi của cuộc đời đôi khi bị bẻ gẫy bởi cái đột ngột qua đêm của biến cố. Mới 7 năm sau thắng lợi của Dự luật số 8 tại California, thành trì giới cấp tiến Hoa kỳ, (qua đó hôn nhân đồng tính bị đặt ra ngoài vòng pháp luật), Tối cao pháp viện liên bang khẳng định quyền hợp hiến được phép kết hôn của người đồng tính trên toàn quốc, và áp đặt trừng phạt cho nhiều hành vi không tôn trọng quyền này, ví dụ, phạt tiền những người làm bánh cưới không chịu phục vụ hôn nhân đồng tính. Bằng sự thiết lập nguyên tắc đó, nước Mỹ đã đặt mình vào danh sách ngày một dài ra các quốc gia trên thế giới chính thức thừa nhận hôn nhân đồng tính, (dù không bằng phương pháp đầu phiếu phổ thông), và đóng lại cuộc thảo luận pháp lý và công quyền về bản chất hôn nhân. Kết quả đó được thực hiện nhờ vào sự bất chấp phản ứng phẫn nộ của gần nửa nước Mỹ, bất chấp cái hậu quả rằng giờ đây, có lẽ cả nước Mỹ cùng có lý do đồng ý với ít nhất một nửa nhận xét của Georges Clemenceau: “Mỹ là quốc gia duy nhất đã đi thẳng từ thời kỳ man rợ tới suy đồi mà không qua giai đoạn văn minh hóa.”[2]

Có lẽ không một triết gia nào, kể cả những người nhiệt thành chờ đợi kết quả trên, lại đơn sơ đến mức cho rằng đấy là tiếng nói tất yếu của luân lý và lý trí tiên thiên. Nhưng cuộc nổi loạn kiểu Pyrrhus “không thành công thì cũng thành nhân” mà tôi khuyến khích đã không cần thiết và chẳng xảy ra; chính thể chế, vì quyền lợi, chứ không phải những người chống lại nó, đã mở ra kỷ nguyên mới này. Sự phối hợp nhịp nhàng giữa hành pháp và tư pháp dưới thời Obama, cùng sự hỗ trợ tích cực của các đại công ty, của truyền thông và dư luận ngoại quốc, cho thấy động cơ ở đây không là gì thấp hơn ý định kiên quyết muốn thực hiện toàn cầu hóa nhanh chóng và rốt ráo. Một thứ toàn cầu hóa theo những lý tưởng thời Khai sáng ở châu Âu, và có lẽ, đã được truyền bá xuyên không gian và thời gian qua trung gian các hội kín[3]: hội Tam điểm, hội Ánh sáng, hội Hoa hồng… Đó là lý tưởng ưu tiên tự do cá nhân và hạn chế tối đa vai trò công cộng của các định kiến, hoặc truyền thống như tôn giáo, phong tục… Với viễn ảnh “thế giới phẳng,” giới lãnh đạo phương Tây đã can thiệp một cách rất mạnh tay, không thỏa hiệp vào các quan hệ xã hội để “mài phẳng” tất cả, làm cho trở thành bình thường và bình đẳng tất cả những gì bất bình thường và bất bình đẳng (ngoại trừ trong lãnh vực kinh tế).

Không ở đâu mà ý định uốn nắn xã hội thể hiện rõ hơn là qua những đấu tranh chính trị chung quanh quyền của người chuyển giới. Nếu không bằng sự áp đặt từ thượng tầng, làm thế nào có thể hình dung, đừng nói là thực hiện, viễn ảnh một xã hội trong đó người ta tự lựa chọn giới tính cho chính mình mà không bị giới hạn gì, và lựa chọn đó được toàn xã hội công nhận. Một người phụ nữ mang thai vẫn có thể chọn làm nam giới trên giấy tờ; một người đàn ông râu ria có thể dùng nhà vệ sinh nữ; và thậm chí, người ta còn có quyền chọn cho mình một giới tính mới nếu không thích cả hai lựa chọn truyền thống kia. Mọi sự phản đối đều lần lượt bị trấn áp: bởi tòa án, guồng máy chính trị, hay áp lực kinh tế. Nếu người ta thôi không còn cho sự việc là bất bình thường, thì mọi sự đều trở thành bình thường. Người “nam” mang bầu và người “nữ” có râu kia sẽ sinh hoạt trong xã hội với cùng những quyền hạn và nghĩa vụ như những người nam nữ khác, không đụng chạm đến ai. Tất cả chỉ là vấn đề điều chỉnh lại diễn ngôn.

“Thế giới phẳng” sẽ là thế giới có khả năng mở rộng đến mọi góc xa xăm của trái đất (và cả của vũ trụ, trong viễn ảnh của nhiều nhà tỷ phú như Elon Musk, hay Peter Thiel). Nó sẽ dung nạp mọi con người như những đơn vị kinh tế vi mô hay những công cụ để tư bản lưu hành. Nó lấy chỗ dư, bù chỗ thiếu: đưa hàng triệu người ra khỏi vùng Trung Đông, vốn đã nhân mãn vì hiệu quả kinh tế yếu kém, tới các nước phương Tây. Nó tháo gỡ những thánh giá, những bia đá mười điều răn khỏi không gian công cộng để xóa bỏ sự khống chế xã hội phương Tây của Thiên Chúa Giáo. Nó lấy đi quyền lợi kinh tế từ những thành phố từ chối không chịu cho người chuyển giới quyền lựa chọn phòng vệ sinh. Chương trình của nó được gia tốc trong những năm gần đây với một quyền lực và tham vọng vĩ đại. Những con người bị đặt ở bên lề những diễn ngôn bỗng thấy mình đứng cùng bên với trung tâm quyền lực. Cái họ đạt được lớn hơn gấp bội sự chiếu cố, nhưng trong đường mạch lạnh lẽo của nó không chảy dòng máu nóng đấu tranh. Họ đã trở thành quyền lực, thành địa chính trị, sinh chính trị.

15 năm qua tôi vẫn chưa có dịp hỏi Đỗ Quyên về nguyên do anh cộng tác thực hiện chủ đề ĐTLA cho Talawas. Có lẽ vì sự quan tâm hàn lâm đến một đề tài nóng bỏng của thời đại? Hay sự ưu tư về một vấn đề có lẽ sẽ tồn đọng lâu dài trong tương lai nước Việt Nam, và niềm hy vọng rằng ĐTLA tự nó sẽ là một tác nhân của biến động và thay đổi? 15 năm trước trên Talawas và 9 năm trước trên Da Màu, tôi và các bạn tôi đã suy tư về các bộ mặt của sự đàn áp. Chúng tôi có lẽ ít ai ngờ rằng còn trước cả các nước Châu Âu, năm 2012, Việt Nam đã dự trù thảo luận việc hợp thức hóa hôn nhân đồng giới, và thực hiện điều đó ở mức độ nửa vời vào năm 2015, với sự đồng tình thụ động của gần như toàn xã hội. Chúng tôi có lẽ đã không lường được sự nhanh chóng của tiến trình giới tính đang dần trở nên vô nghĩa trong một thế giới mà sinh sản và khoái cảm tự nhiên được dần tái tạo bằng các thao tác kỹ thuật. Hay lường trước tầm quan trọng của chủ đề nhân quyền cho người đồng tính như một lá bài trong cuộc thương thuyết để thuyết phục Trung Quốc và áp lực Nga tham gia vào trật tự thế giới mới của phương Tây. Như đã nói ở trên, cái nhìn của triết học Kant hẳn sẽ không tìm thấy ở những sự việc đó có gì là hợp hay không hợp với luân lý và lý trí. Nhưng chúng là những bước dịch chuyển ngược với hướng tiến về phía sự đàn áp. Cái mà chúng tôi “giải cấu trúc” bằng các bài viết, quyền lực và thể chế đã làm bằng bắp thịt. Xét về phương diện hoạt động xã hội, chúng tôi có lẽ đã ưu tư không cần thiết. 

Viết lách không những chỉ là một sự phục vụ người đọc; nó còn là một chức năng phản tư, chiêm nghiệm không chấm dứt người viết dùng để đo lường chiều sâu lương tâm và sự khôn ngoan của bản thân. Tôi nghĩ đến định nghĩa của Foucalt về người trí thức, khi ông tự nhận mình là trí thức: con người phản chiến lược. Con người chiến lược luôn đặt câu hỏi, cái ấy có lợi gì, có vai trò gì trong cái toàn cảnh, và cho sự tiến bộ? Còn con người phản chiến lược luôn giữ sự tôn trọng đối với mọi lựa chọn độc dị/đặc thù, và canh giữ không để quyền lực đè bẹp một ai, kể cả khi nó đưa đám đông giật lùi hay đi tới. Cũng như Foucault, tôi muốn can đảm nhận rằng: những năm ấy chúng tôi đã xứng đáng là người trí thức.[4]


Chú thích:

[1] Một chú thích có lẽ không quá thừa thãi khi đả động đến đề tài nhạy cảm này: diễn ngôn của NMV ở đây nói về tính hư vô của các lề luật, không phải về chính hiện tượng loạn luân.

[2] Xin giải thích một chút về hiện trạng chính trị Mỹ cho những người ít quen thuộc: chính trị Mỹ về đại cương chia ra làm 2 phái: cấp tiến và bảo thủ. Bằng vào sự vội vã muốn xóa sạch quá khứ để xây dựng lại xã hội của những người cấp tiến, ta có thể ngờ rằng họ nhìn quá khứ nước Mỹ như một kỷ nguyên mông muội hoang dã; và bằng vào sự khinh ghét của những người bảo thủ đối với những thay đổi gần đây, ta có thể tạm cho rằng đối với họ, đây đã là thời kỳ suy đồi. Nói rằng ai cũng có lý do đồng ý với ít nhất là nửa câu nói trên là ý như vậy.

Trong nỗ lực xóa bỏ biên cương, những người cấp tiến phủ nhận cả nền tảng thể chế Hợp chủng quốc mà người Mỹ thường lấy làm tự hào. Richard Posner, Thẩm phán Tòa Kháng án Liên bang Vùng 7, công khai tuyên bố rằng Hiến pháp Mỹ đã không còn ý nghĩa gì trong thời hiện đại nữa.

[3] Hội kín không phải là hiện tượng gì quá đỗi hoang đường hay ám muội như hình ảnh có thể gợi ra trong trí một số người đọc. Đơn giản, chúng là một hiện tượng lịch sử, có tác dụng đáp ứng những nhu cầu thời đại và nhu cầu thực tiễn. Ví dụ, vào thời đại các nhà khoa học bị tòa thánh thiêu sống, hội kín đã đóng vai trò của các trường đại học, viện nghiên cứu ngày nay.

[4] Xem “Nổi loạn có phải là vô ích?”

 

***

After 15 years, a backward glance …

To blogs and websites that are no longer with us

In 2002, the poet Đỗ Quyên invited me to contribute to Talawas Special Issue on Homosexuality. Having not paid much attention to the subject matter before that, I started with a rather vague title, “Homosexuality and the world”. What, or where, in the world, admittedly I could not have been more precise. Then, with a perspective confined in a straightjacket of classical Marxist and psychoanalytic methodology – even though Marx probably would not have thought very highly of either the subject or the conclusion of my essay – my idea of homosexuality was as a singular moment within the broad range of human activities where sexuality takes precedence over all other aspects. In other words, a homosexual lives, first and foremost, by his/her sexual identity instead of other choices, i.e., as demanded by the economy of production. A group that could not be defined by its productive relations is already an insignificant phenomenon to classical Marxists; its cavalier dismissal of economic rules most certainly warrants their academic disdain. However, relations of production act upon us even when we do not act upon them; a group that seeks to exist outside such relations chooses the position of the oppressed, and the Marxist axiom that all oppressions originated from production relations cannot be reconcilable until it necessarily follows that those relations must  change.

In contrary to Marx’s pessimism regarding their revolutionary consciousness and potential (based on his experience with the 1848 lazzaroni), it has been les déracinés (the uprooted, the term coined by Arthur Koestler) who are responsible for all major rebellions since the 70’s, or at least, for their romantic and tragic aspects. Ironically, it seems that the totemic monoliths put up by Communist to glorify the proletariat and the workers’ awareness of class power as illuminated by Marxist theory have brought these workers enough spiritual satisfaction to discourage them from risking their lives for a classless utopia. Fidel Castro’s rural fighters, the Nicaraguan gun-toting priests, street protesting students in 1968 Paris, Indian Naxalite guerillas who model after Chinese Maoist ones, etc. – one is tempted to say that the precondition for rebellious minds is not any transactional position within production relations, but precisely positionlessness. Consequently, by the end of the 20th century, there was some justification for a writer to imagine the potential of LGBT communities to serve as an engine for changes due to their uprootedness. Those were the years when movies were made to condescendingly lecture homosexuals that their inclination was a symptom of youthful frivolity – which would be healed by meeting the appropriate other half (A World Without Women) in Vietnam, when “queer people” would be forced into gender conversion therapy in China, thrown from rooftops in Russia, and prosecuted in Texas. Verily, changes were desperately needed in this world.

In 2008, I commenced my editorial duty for Damau ezine with a special issue also dedicated for the subject of homosexuality. At that point, to the public, the homosexual image had been made more graphic in a way that was both clinical and trendy, with the acronym LGBT. Gradually emerging from the vague, abstract surface on the other side of the homo/hetero dividing line were portraits, distinctions, and stories.  Four years before that, Nguyễn Viện had written “The Throttling Pain Between One’s Thighs,” the tale of a gay man who felt lonely and misunderstood even among gays, as a way to explain LGBT to Vietnamese readers. The wave of students studying abroad had imported into Vietnamese academic vocabulary a multitude of neo’s (neo- Marxism, neo- Freudianism) and post’s (post-structuralism, post modernism, post colonialism). A new direction in methodology quickly established itself and widened in influence, which is the tendency to view the existence of disparities and conflicts as a permanent consequence of culture – or at least, of Western culture – and having immaterial, as well as extra-subjectivity causes that are inherent in the nature of cultural or linguistic structures. What had before been consigned to the category of superstructures (or secondary products of history) by Marxists, or taken as manifestations of sexual content, began to be contemplated as distinct domains, which on their own had been present within the fundamental nature of human beings and society through their every variety.

A new found enthusiasm burned incessantly among my internet friends toward philosophizing about the uprooted. Those were the years when Phạm Quốc Lộc sought to liberate the H’mong body from the Việt áo dài in the name of Deconstructionism; Một Danna turned upside down the homo/hetero division in the name of Zen; Nguyễn Minh Vương absolved the incestuous in the name of Tao, etc. Such was the background for my humble contribution to Damau’s LGBT issue in the form of a critical discourse on the prevalent image of homosexuality in literature, for the reason that it has pushed authentic issues related to homosexual life into more abstract and less realistic dimensions. While trying not to reduce philosophical/aesthetic reasoning to political sloganeering (if for no other reason than because an evolution from plain political critique to philosophical critique was indeed our most profound accomplishment), it might be said with all fairness that in our sociological perspectives, homosexuality appeared, and remained, as an object that warranted accommodation and acceptance within society’s power structure. The faith toward postmodernism in philosophy did not lead to the faith toward postmodernism in societal tendencies.

15 years have gone by, as has much water under the bridge… Life’s tiresome, corroding slowness occasionally does get disrupted by the overnight abruptness of events. Only 7 years after Proposition 8’s victory in California, the holy land of American progressivism (which outlawed gay marriage), the US Supreme Court affirmed constitutional protection for homosexuals’ right to marry, and imposed penalties for violations of such a right, i.e. on bakers who refuse to make cakes for gay weddings. With that decision, the US has affiliated itself to an expanding list of nations which recognize the validity of gay marriage (even though it did not get there through the ballot box), and put an end to the legal/public debate about marriage’s definition. That result was achieved in defiance of the wrath from approximately half of the populace, or the consequence that the whole country now has reason to agree with at least half of Georges Clemenceau’s characterization: “America is the only nation in history which miraculously has gone directly from barbarism to decadence without the usual interval of civilization.”

It is likely that no philosopher worth his salt, including those who had earnestly awaited such an outcome, may be so gullible as to take that as a natural incarnation of a priori rationality and morality. Nonetheless, the pyrrhic, fatalistic revolt that I encouraged earlier has proved to be unneeded and did not even happen; it was the system, working for its benefits, and not those fighting it, that has inaugurated this new age. The harmonious coordination between the executive and judicial branches during Obama’s years, with support from big corporations, the media and global opinion made it evident that the driving force therein had been nothing less than the singular determination to quickly and decisively facilitate globalization – the kind that modeled after European Enlightenment ideals and, probably, had been propagated across space and time through the medium of secret societies: the Freemasons, the Illuminati, the Rosicrucians, etc. Those ideals have given precedence to individual liberty and aimed to greatly undermine religion and tradition. In pursuing the vision of a “flat world,”  the Western establishment has intervened heavy-handedly and uncompromisingly in all societal relations to “flatten” them all, making normal and equal all that are anomalous and unequal (with the exception in the economic sphere).

Nowhere is the social engineering intention is more empirical than around the political struggles over transgender rights. If not by dictates passed down from commanding heights, how else might it be imaginable, let alone feasible, the vision of a society wherein people can pick their own gender without limitation, and such decisions would be recognized by the whole society. A pregnant woman would be able to be a man on paper, and a bearded man, to go to a female public toilet; it is even legal to pick a novel gender if one is not comfortable with either traditional choices. Protestations would be silenced by courts of law, political machinations, or economic pressure. Once people cease to consider things as anomalous, all things will become normal. The pregnant “man” and the bearded “woman” would lead their life within society among other men and women possessed of their equal rights and duties, causing no disturbance. It is all a matter of adjusting the discourse.

A “flat world” is the kind that has the potential to be extended to all remote corners of the earth (and of the cosmos as well, in the vision of billionaires such as Elon Musk or Peter Thiel). It would receive all humans as microeconomic units or vehicles for capital circulation. It diminishes superabundance, and supplements deficiency – for example, by moving millions away from the Middle East, which is subject to overpopulation conditions caused by weak economic efficiency, into Western countries. It removes Christian crosses and Ten Commandments monuments from public spaces to eradicate Christianity’s domination over the West. It withholds economic interests from municipalities that deny transgender their toilet freedom. Its agenda has accelerated in recent years with great force and ambition. Those who are used to occupying positions on the margin of discourse suddenly find themselves on same side with centralized power. What they have gained is much more than accommodation, but the passionate blood of erstwhile struggle does not flow within the cold, contemporary veins of global tolerance. The marginalized themselves have become power, fully immersed in geo/bio-politics.

Throughout those 15 years I have yet to ask Đỗ Quyên about the reason for his participation in Talawas Special Issue. Perhaps from some academic interest on an intense subject matter of the time? Or from his contemplation of homosexuality as a persistent bête-noire in Vietnam’s future, and his hope that it could become by itself a catalyst for upheavals and changes? 15 years ago on Talawas and 9 years ago on Damau, my friends and I were doing some hard thinking about the faces of oppression. Not many of us by any chance anticipated that even earlier than most Western nations, in 2012, Vietnam had already drawn up plans to introduce in its congressional debates the legalization of gay marriage, and actually had gotten to the point of allowing it semi-officially, with indifferent reception from the whole society. We probably did not anticipate the rapidity by which genders have become meaningless in a world where procreation and sexual pleasure are being gradually recreated with technological procedures. Nor did we foresee the importance of civil rights for LGBT as a bargaining chip to convince China and pressure Russia into joining the Western Novus Ordos. As stated above, a Kantian dissection would probably find those phenomena neither moral or immoral per se, but nonetheless steps away from an oppressive state of things. What we had  “deconstructed” with arguments, the system had similarly achieved through physical means. From the perspective of social activism, we had concerned ourselves with no real need.

Ultimately, writing is not simply servicing readers; it is also an endlessly introspective and self-polemical process by which the writer uses to fathom his/her depth of conscience. I am reminded of Foucault’s definition of an intellectual – of which he claimed to be one – as an anti-strategist. A strategist always asks: to what use a thing may aspire, what role does it have within the scheme of things, whether it marches toward progress, etc. Meanwhile, an anti-strategist always maintains a respect for things that are singular, and to be steadfast in keeping power from crushing people, regardless of whether his stance leads toward progress or regress. Like Foucault, I wish to assert with candor: in those years, we were behaving as genuine intellectuals.

bài đã đăng của Trần Thiện Huy

Phần Góp Ý/Bình Luận


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)