Thư Tòa Soạn »

hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 21-27/4/2025: Michael Trần Thế-Khôi

 

20250316_133336

My Family- 2025,  trong triển lãm More Than You Can Chew tại Great Park Gallery, thành phố Irvine, tác phẩm của Michael Trần Thế-Khôi, tốt nghiệp Cử Nhân Mỹ Thuật tại đại học CSU Long Beach.

Michael Trần Thế Khôi dựng lại hình ảnh gian hàng xén của gia đình anh tại những khu chợ trời vùng Orange County từ khi anh còn nhỏ. Những món hàng nói lên câu chuyện của bà ngoại và cha mẹ anh -thế hệ người Việt tị nạn đầu tiên đến Hoa Kỳ. Những đồ vật có lịch sử của chúng: tấm chiếu lâu đời trong nhà, cái ghế nhựa ngồi bán hàng, chiếc nón lá của bà và mẹ, bao ny-lông gói hàng tái sử dụng từ những lần đi chợ. Ngoài việc tìm những vật dụng cũ ghép lại, Michael đã tự tay chế tác những món còn lại:  rổ tôm, những con ốc bưu trong  thau nhựa, những con cá bạc má anh nặn giống như những con cá cha anh từng câu được ngoài bờ biển, những chậu rau thơm nho nhỏ mẹ anh hay trồng để bán… Đó là hình ảnh cảm động của nghệ sĩ về gia đình anh, và cộng đồng OC nơi anh lớn lên.

20250316_133339

Bé Roo (Anderson Nguyễn Thái Dương), một khách thưởng ngoạn trẻ tuổi đã đặt nhiều câu hỏi thú vị cho nghệ sĩ, chẳng hạn: “Có thể gọi những thứ này là tĩnh vật không?”
Michael nói chúng vừa là tĩnh vật vừa là những chứng cứ ghi lại quá khứ và hiện tại- những thứ làm nên nghệ thuật của anh. Một khách xem triển lãm khác hỏi: “Nếu những thứ này là quá khứ và hiện tại, thì tương lai là gì?” Michael chỉ tay về phía khán giả: “Tương lai là những người xem (The future is the audience).”

 

Trong tuần:
“Về Vấn Đề Ngôn Ngữ và Sự Sáng Tạo của Nhà Văn, Nhà Thơ- tiểu luận của Bùi Vĩnh Phúc
“Hữu-Thời”- thơ vi lãng

Chuyên đề 50 Năm Văn Học Hải Ngoại (1975-2015):
Mấy Sông Cũng Lội – Kỳ 8 và 9 – tiểu thuyết của Hoàng Chính
”Ý Niệm Lưu Đày-
tiểu luận của Lê Lạc Giao
“Nhìn lại một năm [1995] văn chương hải ngoại”
(Nguồn: Văn Học số 117&118-Xuân Bính Tý, 1996)- nhận định của Nguyễn Mộng Giác
“Vòng Cẩm Thạch”-
truyện ngắn của Nguyễn Đức Tùng
Người Đi Chân Đất
(chương 5) thơ Nguyễn Đức Tùng

 

Chào mừng bạn đọc đến với tạp chí văn chương Da Màu

Hữu-Thời

22.04.2025
a.jpg

Hơi thở không trôi qua thời gian
Chính thời gian đang thở ra người.
Tiếng quạ kêu. Ánh sáng chớp.
Thế giới quay vòng tại chỗ.

mấy sông cũng lội… (kỳ 8)

21.04.2025
Feature-photo-for-DM.png

Những xác người nằm la liệt trên sàn ghe. “Bỏ nó xuống biển đi bà ơi!” Tiếng ai đó rên rỉ. “Hôi quá, chịu gì nổi…” Người đàn bà quấn trên mình mớ giẻ rách, ngồi rục ở một góc hầm chiếc ghe biển, ôm cứng vào lòng một gói nhỏ thuôn dài. Mùi hôi ngằn ngặt tỏa ra khắp nơi. “Bỏ đi bà ơi! Đàng nào nó cũng chết rồi…”

50 năm sau Sổ tay viết lại (kỳ 5): Phản bội Thông minh

17.04.2025
clip_image002.jpg

50 năm sau 1975, rất nhiều người Việt nhập cư đã chứng tỏ họ là “những hàng nhập cảng” giá trị của Mỹ. Nhưng ngoài người Việt nhập cư, mọi người nhập cư đều góp phần vào phúc lợi chung, là làm cho nước Mỹ thêm giầu, mạnh, hạnh phúc, và luôn xứng đáng là người bạn tốt của mọi người trên thế giới. Đó là lý do chính mà mọi người từ khắp nơi đã tìm tới Mỹ, không phải tới đây để ăn hại hay làm loạn.

mấy sông cũng lội… (kỳ 7)

17.04.2025
Feature-photo-for-DM.png

Tiếng thở rì rào xa vắng như tiếng sóng trên bãi vắng. Thu Trang hồi hộp chờ một tiếng la vỡ toang đêm tối. Má Năm dữ như chằng tinh. Cô thầm nghĩ. Ông già dê này tới số rồi mới dám chọc vào tay má. Má Năm mà la toáng lên vào giữa đêm hôm khuya khuắt này thì dượng Ba có mà ốm đòn cảnh sát Mã Lai.

tìm con

16.04.2025
mother and daughter

Mỗi lần có dịp đi máy bay, chị rất sợ có một bất trắc nào đó làm máy bay không xuống đất được. Thời chiến tranh, chị cứ sợ súng ở dưới bắn lên. Thời …

người đi chân đất – chương 4

15.04.2025

Bạn hãy ở lại đây, sự khổ nhục này.
Hãy gọi tôi về
Sự cám dỗ này
Sự căm giận này
Đám đông này
Đó là tình yêu

Chim Chích Lạc Vào Rừng

15.04.2025

Sáu giờ rưỡi sáng ngày 17 tháng Tám năm 1975, chiếc xe buýt lớn chở vợ chồng tôi và bốn đứa em cùng với một số người tỵ nạn khác lăn bánh ra khỏi cổng …

Hai mươi năm văn học Việt Nam ở hải ngoại

14.04.2025
20nam

Viết về văn học Việt Nam ở hải ngoại là điều khó. Thứ nhất là vì các nhà văn tản mác khắp nơi, định cư ở nhiều quốc gia khác nhau, nhiều lục địa khác nhau, cách nhau xa lơ xa lắc, do đó sách báo cũng tản mác theo, hiếm có ai, kể cả các nhà phê bình cần cù nhất, có đủ tài liệu để an tâm theo đuổi một công trình khảo cứu nghiêm túc. Thứ hai là vì dòng văn học ấy không phải là một cái gì liên tục và nhất quán: nó không ngừng được bổ sung bằng những cây bút mới

mấy sông cũng lội… (kỳ 6)

14.04.2025
Feature-photo-for-DM.png

“Ngàn năm trước, ngàn năm sau, người phụ nữ Việt Nam vẫn cùng mang một số phận: bèo dạt, mây trôi; trong nhờ đục chịu…” Vĩnh vẫn mê mải thì thầm bên tai Thu Trang. “Có lẽ cái sự tuân phục đó đã thấm vào tiềm thức người con gái, gói trọn trong một tiếng Vâng, một tiếng Dạ nghe mềm cả trái tim.”

Dao Gương[1

11.04.2025
daoguong

Đến giờ, vết thương đã thành sẹo. Vết sẹo không lồi, xù xì mà hoắm sâu vào trong, bén vào phần thịt mới, đến tận xương. Mỗi khi ngửa vết sẹo trước nắng, nhìn nghiêng, tôi thấy một đóa hoa sáu cánh, giật mình kỹ lại, tôi lắc đầu, thở dài…sẹo dày lên, chuyển thành màu đen, mỗi lần nắng chiếu vào, chỗ sẹo bong ra, chảy máu từ vị trí tôi nhìn thấy bông hoa sáu cánh

cho đến bao giờ? & cà-phê đêm

11.04.2025

đây là thời lên ngôi của
cái xấu cái ác cái mông muội cái mù quáng
và tôi nghe trong giọng khàn đục của mình:
cho đến bao giờ?

Mấy Suy Nghĩ Thơ

10.04.2025
BVP-MaySuyNghiTho-01.jpg

Một nhà thi pháp học có cho rằng thơ là một “kiến trúc đầy âm vang.” Điều này chắc khó ai có thể phủ định được. Dù sao, nhìn một cách khác, tôi muốn nói rằng, thế giới thơ là một không gian đầy sóng. Sóng âm thanh, sóng ngữ nghĩa, sóng hình ảnh, tư tưởng, liên tưởng đan quyện vào nhau.

mấy sông cũng lội… (kỳ 5)

10.04.2025
Feature-photo-for-DM.png

Xong việc, Phú biến vào nhà tắm, ào ào xối nước như một tên trộm xóa vội đi những dấu vết tội ác. Và trở ra, vội vã mặc áo quần, vắn tắt bảo Thu Trang chờ một chút. Chàng xuống dưới gọi điện thoại về Canada, “Có chút việc cần giải quyết. Business ấy mà!” Chàng bỏ lại nụ cười nửa miệng trước khi mở cửa bước ra ngoài.

người đi chân đất – chương 3

9.04.2025

Phía người đi một mình. Đi giữa những người khác.
Bị vây hãm. Bị chia cắt. Bị lôi đi kéo lại. Bị ném lên xe.
Bạo lực đổi khác, im lặng, mưu toan, đổi chác, bắt và thả, thả và bắt,vây chặt
Buông hạt giống vào cỏ dại, người bên ngoài

50 năm sau Sổ tay viết lại (kỳ 4): Mùa Chịu Nạn, Mùa Giải Phóng

9.04.2025
clip_image002.jpg

Cuối loạt bài về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 năm 2024, người viết đã đề cập tới hình ảnh nước Mỹ như một người khổng lồ bị vấp ngã. Vấp ngã là chuyện thường, nhưng với bọn trẻ, mỗi khi ngã, có thể bật dậy ngay, phủi bụi trên quần áo, rồi tiếp tục cuộc chơi. Nhưng với người già, hoặc thân thể quá đồ sộ, chẳng may bị ngã, thường không tự mình dậy được, cần phải có nhiều người hợp sức vực dậy.

Những Chiếc Bóng của Nguyễn Tư Phương và buổi triển lãm tranh, ảnh, sách, thơ, nhạc ở San Jose

9.04.2025
pic-1.jpg

 
 
Hằng năm, cứ độ xuân về hoa xuân nở rộ. Năm nay, hoa ở Thung Lũng Hoa Vàng San Jose cũng nở, nhưng đó lại là những đoá hoa Nghệ Thuật đua nhau vươn mình …

thực nhật

8.04.2025

vực xoáy đốm sao tắt cuối cùng
ngòi viết sâu lòng thai tối quặn
độc thấu loang giãn ôm chầm

Đài VOA Và Tôi

8.04.2025

Ngày thứ bảy 15/3/2025 vừa qua, các nhân viên làm việc cho các đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA và đài Á châu Tự Do RFA khi tới sở đã nhận được lệnh …

mấy sông cũng lội… (kỳ 4)

7.04.2025
Feature-photo-for-DM.png

Có chồng. Có chồng. Thu Trang muốn hét lên vang động cả phòng đọc sách, muốn gào lên trên máy phát thanh của ban thông tin, muốn rống lên từ trên sườn đồi cao ngoại ô Kuala Lumpur để tiếng cô luồn vào muôn lớp gió trùng trùng gửi đến cả thế gian này một thông điệp không buồn không vui.

Di sản

4.04.2025
a.jpg

Một đất nước từng vươn lên từ nỗi đau, từng tin vào hy vọng? Có ai còn nhớ không, cảm giác khi một bàn tay đưa ra không phải để nắm chặt quyền lực, mà để nâng đỡ một kẻ ngã quỵ?

Bèo Mây

4.04.2025

Nhớ Ân, Khánh, Oanh.
The Snow of Kilimanjaro (Tuyết Trên Đỉnh Kilimanjaro) của Hemingway là một truyện ngắn đặc sắc. Cùng với những hồi ức của một nhân vật, một nhà văn, sống sôi nổi, thích …

mấy sông cũng lội… (kỳ 3)

3.04.2025
Feature-photo-for-DM.png

Thu Trang chợt nhớ đến những đồng đô la Mỹ xanh xanh đỏ đỏ, người đàn ông vô hình gửi qua tay Cao ủy cho cô, mà cô nhét thật sâu dưới đáy túi áo, có cài thêm chiếc kim tây cho chắc ăn. Thứ Tư này Cao ủy vào tới, mình cần ít nhất là một tấm hình “không mặc gì hết” để gửi qua bên kia đại dương làm tin. Hôm nay thứ Hai rồi.

Lịch sử truyền giáo và chữ quốc ngữ – Chương 11: Trương Vĩnh Ký (1837-1898)

3.04.2025
Trương Vĩnh Ký - LSTG&CQN

Từ đây, các chủng viện cũng huấn luyện những «chiến sĩ» công giáo, trong tinh thần căm thù nhà Nguyễn, tố cáo «sự bạo tàn, khát máu» của vua Minh Mạng, «sự tồi tệ thối nát» của các quan lại và «sự đói rét lầm than» của dân chúng, rên siết dưới «chế độ bạo tàn», mong nước Pháp văn minh đến giải thoát cho họ.
Trương Vĩnh Ký là trường hợp điển hình…

Hai Bài Thơ “Thất Lạc” của Nguyễn Thị Khánh Minh

2.04.2025

Đó là hai bài thơ mà tôi vẫn thường gọi đùa là hai bài thơ thất lạc. Từ “thất lạc” không chỉ ở trong thực tế, mà ngay cả trong tâm trí của tác giả Nguyễn Thị Khánh Minh, chị hoàn toàn không nhớ đến cho đến khi có người nhắc lại!

50 năm sau Sổ tay viết lại (kỳ 3): Người Việt tàn sát Người Việt

2.04.2025
image.png

Sau Hiệp Định Paris 1973, không còn Quân Mỹ đánh Việt Cộng. Năm 1975, chỉ có người Việt giết người Việt. Chính xác hơn: Cộng Sản Việt giết dân Việt, từ cả hai phía, Bắc và Nam. Dân Bắc bị đẩy ra trận, giết dân Nam. Đảng là “Bên Thắng Cuộc”…. Dân là bên thua cuộc. 1975: Bên thua cuộc, ai chưa chết, đi tù. 2025: Tác giả “Bên Thắng Cuộc”, cũng ở tù! Hầu hết Tướng Bắc, Tướng Nam không còn nữa. Chỉ còn Đảng!

Thuỵ Khuê phỏng vấn Đặng Tiến về Văn học hải ngoại

2.04.2025

(Bài phỏng vấn đã được phát trên đài RFI ngày 8.5.1994)
 
Hỏi: Xin anh cho biết ý của anh về bài báo của anh Nguyễn Huệ Chi tựa đề “Vài cảm nhận Văn học Việt Nam …

Vài cảm nhận văn học Việt Nam hải ngoại

1.04.2025

(Nguồn: Tạp chí Văn Học (Hà Nội), số tháng 2-1994).
Tiểu luận này được BBT Da Màu đánh máy lại từ tạp chí Văn Học (California) số 99, tháng 7/1999, số đặc biệt khởi đầu thảo …

thơ gì Thế?

31.03.2025

Rót được nước mắt vào thơ
tôi đã tìm ra, đúng chỗ
mộ mình.

@2006-2025 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)