Dresden
Thành cổ ấy
Tôi còn mang nợ
Những ngày hè dang dở
Sông Elbe thả gió
Thảm cỏ lặng thinh
vẽ lối mòn
Khác ở Berlin
Schiller(1) khiêm nhường
đứng tụt xuống vệ đường
Khách vô tâm dập dìu phố hẹp
Bảo tàng tranh khô
cửa khép
Cung điện trơ họng vòi rồng
Tượng thánh rủ mình
rũ bụi
Cầu hút người
nén những quảng trường
Hàng Tây Đức ngập cùng nắng sớm
Lấy giấc ngủ muộn làm duyên
Như người con gái trễ nải áo xiêm –
Thành cổ ấy –
Tôi sống qua
một nửa.
(Baierdorf, 4-6-1990)
Sansouci(2)
Sanssouci! Sanssouci!
Rừng mượt thiết tha cỏ phẳng lì
êm ả chớm hè thong thả nắng.
Lặng im cung điện. Một ta đi
thăm Sanssouci mà buồn rượi,
ơi cảnh chốn đây đẹp với người!
Thiết tha rừng mượt phẳng lì cỏ
nắng phủ lâu đài cỏ cứ tươi
bên cánh hồn ta u rủ xuống
ghế dài tựa dính đến mỏng lưng
rã rời chân mỏi bồn chồn dạ
vừa nghĩ “Sang thôi!” lại nhủ “Đừng…”
Bước qua bên đó một bức tường
nghiêng ngả là thôi, đã sang đường!
Dặm dài trôi mãi đời tới chót
Với lòng du khách là nỗi khát
Sanssouci! Sanssouci!
Chào nhé vậy thôi biết nói gì
Người không sầu não. Ta sầu não
“một mình làm cả cuộc chia ly”(3)
(Berlin, 5-1990)
Brandenburger Tor(4)
Của tôi
tháng Năm mồng Một –
Ngày khởi phá
Nắng và gió
Nêm
mặt đất những cột người trải ngang
Từ đâu xô vào?
Là gì níu ra?
Mắt mẹ hiền hoang vu
Phút lên xe lăn
Phòng mổ đợi cầu thang dốc…
Câu thơ nụ hôn dang dở
dấu phẩy còn in giữa thân ai…
Trăn trở hết tuổi ba mươi
Là bóng hay là hình bản ngã?
Tìm sao ra một quê thật cho lòng?
Tôi qua cổng thành xứ người
Không tấm thẻ bài cố quốc
Gót chân tròn bụi đường xa trôi hết
Đám tóc xơ còn giữ ít hương nhà.
Tôi đi
Đi
trên những vết nứt của kỷ nguyên
Nham thạch tinh tươm mỗi lỗ thủng tường thành
Trận động trời này bao nhiêu độ richter –
Mỗi mái đầu một lời đáp
Cả những cái đầu thép
Cổng thành
tôi qua
tìm Vương-quốc-của-riêng-mình
(Vừa là vua vừa là cung nữ
Hoàng hậu: những kỷ niệm dần xa)
Lá tôi chưa xanh Việt Bắc rừng già
Bãi bờ Nha Trang cát tôi chưa nên hạt
Giang sơn hỡi,
Cho tôi trôi
Cho tôi bay
tới Vương-quốc-của-riêng-mình!
(Hoechstadt, 1-5-1995)
Chú thích:
(1) Đài kỷ niệm nhà thơ, kịch tác gia, triết gia Đức Friedrich Schiller ở trung tâm thành phố Dresden (Đông Đức cũ).
(2) Sanssouci (tiếng Pháp: không buồn phiền) là tên khu di tích cổ được coi là đẹp tới mức người đến đó không thể buồn được. Danh thắng này thuộc thành phố Potsdam, nơi có bức tường thành Berlin chạy qua.
(3) Thơ Nguyễn Bính.
(4) Tiếng Đức, nghĩa là Cổng Brandenburg – cổng của thành phố Berlin trước đây, nơi có bức tường trước ngày 9-11-1989 chia thành phố làm hai phần Đông và Tây.
Ghép nối – có sửa sang – một số bài thơ, trích đoạn trường ca của tác giả, nhân dịp 20 Năm Bức Tường Berlin Sụp Đổ 9/11/1989-2009 trên Damau.org.
Vancouver, 1-11-2009
ĐỖ QUYÊN
.
bài đã đăng của Đỗ Quyên
- Thơ, như một sự ‘phi vật chất’ nhất - 17.03.2022
- Thơ Tình Tết Trâu | ChuyệnCâu Đối Tết - 10.02.2021
- các ngón tay cuối năm| tất niên đêm năm trước - 04.01.2021
- đỗ quyên: văn chương thiếu nhi/thiếu niên không phải là "văn học chuẩn" - 06.11.2020
- Nhật Tiến của 20 năm trước (hay là: Trung thực, một phẩm chất hàng đầu của người cầm bút) - 05.10.2020
- Một bộ ba toàn diện và căn bản về sự sống còn của loài người trên trái đất - 10.09.2019
- ngụ ngôn giữa đời thường: việt nam giữa canada; ta giữa tây; dân tộc giữa nhân loại (kỳ 3/3) - 28.06.2019
- ngụ ngôn giữa đời thường: việt nam giữa canada; ta giữa tây; dân tộc giữa nhân loại (kỳ 2/3) - 19.06.2019
- ngụ ngôn giữa đời thường: việt nam giữa canada; ta giữa tây; dân tộc giữa nhân loại (kỳ 1/3) - 12.06.2019
- hiện-thực-hiển-nhiên - 14.03.2019
- đẻ sách - chương kết - kỳ 2 - 20.12.2018
- Tuyên ngôn của Chủ Nghĩa Ăn Thịt Người Đẻ Sách (1) - chương kết - kỳ 1/2 - 18.12.2018
- đẻ sách - chương 3: diễn đàn tóc (kỳ 3) - 19.10.2018
- đẻ sách - chương 3: diễn đàn tóc (kỳ 2) - 11.10.2018
- đẻ sách - chương 3: diễn đàn tóc (kỳ 1) - 02.10.2018
- Tớ tịnh khẩu ♦ Phận Thúy Kiều số Tố Như - 27.09.2018
- nước đức & châu âu, đến và đi - 2 - 30.08.2018
- nước đức & châu âu, đến và đi - 1 - 09.08.2018
- Tiểu thuyết châm biếm ‘đẻ sách’ của Đỗ Quyên - 14.06.2018
- Việt Nam đây, đất nước đâu? - 30.01.2018
- ba trích ghép trường ca đỗ quyên - 14.02.2017
- từ truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch, trở lại một số cái khó của văn học: phần 3. Phương pháp nghệ thuật hay lối viết robot? & phần 4. Chức năng của văn học… & phần 5. Kỹ thuật viết… - 31.05.2016
- Từ truyện ngắn Đỗ Ngọc Thạch, trở lại một số cái khó của văn học- phần 1. Cổ tích hóa truyện hiện đại và hiện đại hóa truyện cổ tích & phần2. Tự truyện như là thi pháp thể loại - 30.05.2016
- thư ngỏ của tác giả tiểu thuyết “Trung-Việt Việt-Trung” gửi độc giả đức quốc - 13.03.2016
- trung-việt việt-trung (phần 31 – phần chót) - 14.01.2016
- trung-việt việt-trung (phần 30) - 07.01.2016
- trung-việt việt-trung (phần 29) - 31.12.2015
- trung-việt việt-trung (phần 28) - 24.12.2015
- trung-việt việt-trung (phần 27) - 17.12.2015
- trung-việt việt-trung (phần 26) - 10.12.2015
- trung-việt việt-trung (phần 25) - 03.12.2015
- trung-việt việt-trung (phần 24) - 12.11.2015
- trung-việt việt-trung (phần 23) - 05.11.2015
- trung-việt việt-trung (phần 22) - 29.10.2015
- trung-việt việt-trung (phần 21) - 22.10.2015
- trung-việt việt-trung (phần 20) - 15.10.2015
- trung-việt việt-trung (phần 19) - 08.10.2015
- trung-việt việt-trung (phần 18) - 01.10.2015
- trung-việt việt-trung (phần 17) - 25.09.2015
- trung-việt việt-trung (phần 16) - 17.09.2015
- trung-việt việt-trung (phần 15) - 10.09.2015
- trung-việt việt-trung (phần 14) - 03.09.2015
- trung-việt việt-trung (phần 13) - 27.08.2015
- trung-việt việt-trung (phần 12) - 20.08.2015
- trung-việt việt-trung (phần 11) - 13.08.2015
- trung-việt việt-trung (phần 10) - 06.08.2015
- trung-việt việt-trung (phần 9) - 30.07.2015
- trung-việt việt-trung (phần 8) - 23.07.2015
- trung-việt việt-trung (phần 7) - 16.07.2015
- trung-việt việt-trung (phần 6) - 09.07.2015
- trung-việt việt-trung (phần 5) - 02.07.2015
- trung-việt việt-trung (phần 4) - 25.06.2015
- trung-việt việt-trung (phần 3) - 18.06.2015
- trung-việt việt-trung (phần 2) - 11.06.2015
- trung-việt việt-trung (phần 1) - 04.06.2015
- Trung-Việt Việt-Trung - 21.05.2015
- chuyện tổ quốc moving bất thành - 09.06.2014
- Bài thơ đời người - 26.05.2014
- Thai phu - 24.03.2014
- Trước Giờ Nhà Thơ Về Trời - 31.05.2013
- trăm thi điệu (5) - 30.08.2012
- Phùng Cung: thơ, văn, con người và thời cuộc - 27.07.2012
- trăm thi điệu (1) - 18.05.2012
- trăm thi điệu (6) - 03.05.2012
- Khúc xuân tình - 04.03.2011
- đời sống thơ – 2 - 08.12.2010
- làm thơ – 1 - 15.10.2010
- làm thơ – 2 - 07.09.2010
- Văn học Việt ở ngoài nước trong vài năm qua - 06.07.2010
- thơ thời gian – (trích trường ca, chương III) - 22.12.2009
- vòng vo về trường-phái-nhóm thơ việt từ cảm xúc hậu hiện đại việt - 24.11.2009
- lòng hải lý 8+9 (trích trường ca) - 21.11.2009
- tân hình thức: ba bài thơ và các bình luận - 26.10.2009
- Tái ám ảnh về một bài thơ ám ảnh - 15.10.2009
- ba mươi phút nữa, em về... - 25.09.2009
- Đẻ sách – Chương 5: Độc giả ăn tác giả - Thư của độc giả Do Ngoc gửi tác giả Đẻ Sách - 13.08.2009
- thơ rời – 14 (trích trường ca) - 11.05.2009
- Đọc Quyên ở ngoài nước Đức - 21.04.2009
- những bài thơ rời giữa các trường ca - 13 - 17.04.2009
- những bài thơ rời giữa các trường ca - 11 - 03.04.2009
- những bài thơ rời giữa các trường ca - 5 - 10.03.2009
- Về một lối viết hiện thực huyền ảo Việt tính: Trường hợp Đỗ Ngọc Thạch - 02.03.2009
- Về một dòng thơ cần giải thích giá trị: Trường hợp Tuyết Nga (Hay là THƠ TUYẾT NGA HAY, VÌ SAO?) - 12.02.2009
- Nhìn Nhã Thuyên, từ thơ văn xuôi - 14.10.2008
- Đẻ Sách - Theo Chân Những Người Tỵ Nạn - Chương 2 - 30.04.2007
- Theo Chân Những Người Tỵ Nạn - Phần 2 - 18.04.2007
- CV Thơ - 27.01.2007
- Đẻ sách - Theo Chân Những Người Tỵ Nạn - Phần 1 - 27.01.2007
- 'Chỉ là đợt thử mắt bên phải' - 23.12.2006
- Đẻ sách - 09.12.2006