- Tạp Chí Da Màu – Văn chương không biên giới - https://damau.org -

La Misma Pena / Bảng lảng chiều buông

(Kịch 6 cảnh, không màn)

 

 

clip_image002

 

 

CẢNH 1

Bà giáo, trò nhỏ

Phòng đàn. Trên sân khấu: một dương cầm lớn, một trò nhỏ đang đàn. Bà giáo ngồi trên chiếc ghế bên trái. Bản nhạc La Misma Pena* của Astor Piazzolla dựng trên giá đàn.

BÀ GIÁO (nhìn cậu trò nhỏ vừa đàn xong): Tốt nhất con nên xướng âm.

TRÒ: Phần tay phải hay tay trái ạ?

BÀ GIÁO: Phần nào cũng được, cô sẽ đàn phần còn lại.

TRÒ: Vậy con hát phần tay phải.

BÀ GIÁO: Rồi.

TRÒ (đứng bật dậy, mắt nhắm): Sol-sol-la-la, sol-sol-la-la…

BÀ GIÁO (ngồi vào đàn): Ngân dài mấy nốt trắng, thở trước khi bắt đầu một câu khác.

TRÒ (lấy hơi, phồng ngực lên hết cỡ): Sol-fa-sol-si-si-la-la-sol-sol-fa-mi-ré-mi-fa-la-ré-fa-mi…

BÀ GIÁO: Đúng rồi, vậy đó. Nâng giọng lên ở những nốt cao. Rồi con sẽ làm y như vậy khi đàn. Cứ như mình hát bằng những ngón tay ấy.

TRÒ (nôn nóng muốn ngồi vào đàn): Vậy tốt rồi hả cô? Con đàn nha?

BÀ GIÁO (làm bộ nức nở, chỉ tay vào 4 trường canh trên bài nhạc): Chỗ này nè, xúc động thê thảm lắm đó.

Im lặng.

Trò cúi nghiêng trên phím đàn đưa người theo chuyển động của bàn tay phải để diễn đạt nỗi buồn.

BÀ GIÁO: Chỗ này có một tí hi vọng nè… (Bà giáo cầm bút chì vẽ hình lên bản nhạc). (Một lúc). Cô vẽ cho con ông mặt trời ở đây nhe.

TRÒ: Nhưng rồi sau đó mặt trời biến mất. Lại buồn nữa.

BÀ GIÁO: Ở đoạn da capo, con đi chậm thôi, nghe thì tưởng là hết rồi nhưng lại quay về lúc bắt đầu.

TRÒ: Bất ngờ chưa kìa! (Một lúc). (Lấy ngón tay chỉ vào bản nhạc) Chỗ này quá trời nốt, chen chúc xô đẩy nhau.

BÀ GIÁO: Đúng rồi, tụi nó cứ không ngừng đưa đẩy nhau.

TRÒ: Rượt đuổi hả cô?

BÀ GIÁO: Không chạy cũng không đuổi. (Một lúc). Giống như một cảm tác ngẫu hứng và giai điệu tiếp tục đi từ thấp lến cao. Piazzolla có một phong cách sáng tác đặc biệt.

TRÒ: Giống như trong công viên giải trí?

BÀ GIÁO: Không, không có cảm giác mạnh, cũng không có chóng mặt xây xẩm. Nhiều thứ cảm xúc lắm.

TRÒ: Vậy tại sao trông chập chùng như tàu lượn cao tốc vậy cô?

BÀ GIÁO: Tại vì có những chỗ lên cao và những chỗ xuống thấp. (Một lúc). Hay là con đàn còn cô múa minh họa?

Trò đàn La Misma Pena từ đầu đến cuối.

BÀ GIÁO (đứng dậy làm một vài bước nhảy): Cô múa không được nè. Té hoài (bà giáo thậm chí ngồi bệt xuống sàn nhà sau khi té). Con có biết tại sao không?

TRÒ (nhìn bà giáo, ái ngại): Cô có bị đau không? Con xin lỗi. Con phải đàn như thể cùng khiêu vũ với cô và dìu cô từng bước mà không làm cô té, đúng không ạ?

Bóng tối.

 

 

CẢNH II

Thằng nhỏ, bà mẹ, thú ghiền “Poupoule”

Phòng khách nhà thằng nhỏ. Một dương cầm. Một ghế tràng kỷ.

Thằng nhỏ bước vào, tay ôm Poupoule. Nó ngồi xuống sau khi đã đặt doudou lên cây đàn.

THẰNG NHỎ (nhìn doudou): Poupoule, cưng phải nghe anh đàn. Piazzolla có phong cách sáng tác rất đặc biệt. Anh phải làm cho cưng rơi lệ, khiến cưng nhảy múa, khiến cho buồn rồi lại làm cho vui.

Một lúc

Thằng nhỏ lại ôm lấy Poupoule, nựng nịu.

THẰNG NHỎ: Nhưng mà anh không muốn làm cho cưng buồn. Anh thương cưng mà.

Người mẹ bước vào.

THẰNG NHỎ (hỏi mẹ): Con còn bao nhiêu phút, mẹ?

MẸ: Hai mươi phút nữa. Thay đồ đi chứ?

THẰNG NHỎ (làm mặt buồn): Con không còn thì giờ để tập thêm chút nữa sao?

MẸ: Con phải thay đồ. Mặc lại áo sơ-mi hồi đi thi giải dương cầm quốc tế năm ngoái, mặc lại cái quần cũ luôn. Mẹ không có thì giờ đi sắm cho con đồ mới.

THẰNG NHỎ (nhìn doudou): Xíu nữa anh đi rồi. Anh không thể mang cưng theo. Không muốn xa cưng chút nào. (Một lúc). Dù gì cưng cũng biết giai điệu của bản nhạc rồi. Có điều, mỗi lần là một ngẫu hứng cảm tác mới, khác với lần trước. (Một lúc). (Giọng tin tưởng) Dana nói “Cứ đàn như thể mình đang chơi cho cả một gia đình đông người ngồi nghe vậy”. Cưng là gia đình của anh. Anh sẽ tưởng tượng cưng có mặt trong khán phòng lắng nghe anh chơi đàn. Sẽ không quên em đâu!

 

clip_image004

 

MẸ: Áo sơ-mi của con nè!

THẰNG NHỎ (vẻ ngạc nhiên): Mẹ nghĩ con còn mặc vừa cái áo này sao? (Làm động tác đẩy mẹ ra xa) Để con tự cài nút, con đâu còn là em bé đâu.

MẸ (lo lắng): Được không đó?

THẰNG NHỎ (giọng hể hả): May cho mẹ là con còn chui lọt vô cái áo. Mà tại sao con phải mặc sơ-mi chớ?

MẸ (ngạc nhiên trước câu hỏi): Thi tuyển mà!

THẰNG NHỎ: Trong bữa hòa nhạc mới đây thằng Démian mặc áo Người Nhện lấp la lấp lánh đó mẹ.

MẸ: Hòa nhạc chắc chắn ít trang trọng hơn thi tuyển.

THẰNG NHỎ (như để tự thuyết phục): Vậy là thi tuyển trang trọng hơn.

MẸ: Đúng vậy. (Một lúc). (Áy náy) Hi vọng cái quần còn mặc được.

THẰNG NHỎ (nhăn nhó): Cái quần chật mà hơi ngắn nữa, chẳng thoải mái gì cả. Con phải cảm thấy không bị gò bó khi trình bày tác phẩm của Piazzolla mới được, không thôi thì tiêu.

MẸ: Có quần dự phòng. Đừng lo.

Người mẹ đi ra.

Nói vọng ra từ trong cánh gà: Kiếm ra cái quần sơ-cua rồi!

Bóng tối.

 

 

CẢNH III

Thằng nhỏ, người cha, người mẹ, hành khách trẻ tuổi, nhân viên SNCF (Société Nationale des Chemins de Fer francais/Hệ thống đường sắt quốc gia Pháp), hành khách trạc ngũ tuần.

Sân ga (hình ảnh đường sắt được phóng chiếu làm phông nền ở hậu cảnh). Có giọng thông báo trên máy phóng thanh “Do vướng các công trình sửa chữa, lộ trình liên tuyến không thể hoạt động hướng Poissy. Có xe trung chuyển sẵn sàng phục vụ quý khách”.

CHA (chạy đến chụp lấy tay thằng nhỏ): Lên xe! Nhanh lên!

THẰNG NHỎ (hỏi mẹ đang đi phía sau): Đúng xe này không mẹ?

MẸ (vừa lên xe vừa nói với người cha): Sao lấy xe này? Nó đâu có đi tới Maisons-Lafitte!

CHA: Đến ga La Défense rồi tính!

THẰNG NHỎ (thấp thỏm): Mấy giờ rồi?

HÀNH KHÁCH TRẺ TUỔI: Đã đến lúc phải mua cho nhóc một đồng hồ đeo tay!

THẰNG NHỎ (nhìn hành khách trẻ tuổi, nhăn nhó): Em đi thi mà!

HÀNH KHÁCH: Thi gì vậy?

THẰNG NHỎ (không quan tâm đến câu hỏi, nói với người cha): Giờ mình làm sao?

CHA (tỉnh rụi): Đến ga La Défense rồi tính.

MẸ (sốt ruột): Thật không hiểu nổi. Lẽ ra phải lấy xe lửa khác chứ. (Nói với người cha) Bao giờ cũng vậy, không cách chi đoán trước được các quyết định của anh. Giờ mình làm sao?

CHA (vẫn tỉnh): Đến ga La Défense rồi tính.

Có giọng nữ thông báo trên máy phóng thanh: La Défense!

MẸ (nói với người cha): La Défense!

CHA (tỉnh rụi): Đúng, La Défense.

THẰNG NHỎ (mừng rỡ): La Défense!

MẸ: Xuống xe hay ngồi lại?

CHA (dứt khoát): Ngồi lại. Đến ga Nanterre rồi tính.

HÀNH KHÁCH TRẺ TUỔi (đến cạnh thằng nhỏ): Cả nhà vẫn còn ngồi lại cho tới Nanterre? (Một lúc) Mà nhóc đi thi gì vậy?

THẰNG NHỎ (ranh mảnh): Bí mật!

MẸ (hỏi người cha): Tại sao Nanterre?

CHA: Đến ga Nanterre rồi tính.

MẸ (bực mình): Nhưng tại sao Nanterre?

CHA (tỉnh rụi): Đến Nanterre rồi mới biết có phải đổi xe hay không.

THẰNG NHỎ (ra vẻ hiểu biết): Đến Nanterre rồi mới biết có phải đổi xe hay không.

Có giọng nữ thông báo từ máy phóng thanh: Nanterre!

HÀNH KHÁCH TRẺ TUỔI (muốn tỏ ra có ích): Đến Nanterre rồi kìa!

NGƯỜI CHA (tỉnh táo, nói với hành khách trẻ tuổi): Cám ơn cậu. Đúng rồi, Nanterre.

MẸ: Nanterre! (Một lúc). Ngó kìa, xe đối diện đi Sartrouville! Chỗ trước đây mẹ đã ở.

CHA: Xuống xe! Mình đổi xe, đổi sân ga luôn!

HÀNH KHÁCH TRẺ TUỔI (hoang mang, tò mò): Nhưng mà…cả nhà đi đâu vậy?

THẰNG NHỎ: Maisons-Lafitte.

HÀNH KHÁCH TRẺ TUỔI (cười cười, nói với thằng nhỏ): Maison-la-Frite? Nhà làm khoai tây chiên? Đi thi nấu ăn á?

THẰNG NHỎ: Em đã nói là bí mật mà!

MẸ (do dự): Có chắc phải đổi xe không đó?

THẰNG NHỎ (hớn hở): Mình đổi xe! Xuống xe nhanh lên!

MẸ (lót tót xuống xe theo người cha và thằng nhỏ): Làm sao biết được xe này là đúng?

CHA: Đến ga Sartrouville rồi tính. Dù gì do vướng công trình sửa chữa, lộ trình đi đến Maisons-Lafitte đã bị gạch bỏ trên bản đồ giao thông của tuyến đường A, ngó kìa! (Chỉ tay vào một tấm bảng).

MẸ: Nhưng xe này đâu có đi tới Maisons-Lafitte!

CHA: Thì nó đâu có đi tới đó.

THẰNG NHỎ: Vậy mình làm sao?

CHA: Đến ga Sartrouville rồi tính.

MẸ: Dạo còn ở Sartrouville có lần em đi bác sĩ ở Maisons-Lafitte.

CHA: Em đi cách nào?

MẸ: Đi bộ.

CHA: Vậy mình có thể đi bộ từ Sartrouville đến Maisons-Lafitte?

MẸ: Nhưng em không biết cái chỗ diễn ra kỳ thi ở đâu, mà cũng không chắc đi bộ tới đó được. Với lại, rất có thể sẽ trễ giờ thi.

Ba người leo lên xe lửa ở sân ga đối diện.

Một lúc.

Có giọng nữ thông báo từ máy phóng thanh: “Sartrouville! Các xe trung chuyển đậu trước nhà ga sẵn sàng phục vụ quý khách”.

CHA: Xuống xe!

MẸ: Rồi sao nữa?

CHA: Coi mấy cái xe trung chuyển ra sao rồi mới tính.

Người cha đứng lại trước tấm bản đồ Sartrouville và các vùng phụ cận.

MẸ: Anh kiếm gì?

CHA: Maisons-Lafitte!

MẸ: Tính đi bộ tới đó?

NHÂN VIÊN SNCF: Tôi giúp gì được ạ?

CHA: Có xe trung chuyển đến Maisons-Lafitte không anh?

NHÂN VIÊN SNCF: Úi đừng, nó đi còn chậm hơn xe lửa. Leo lên xe lúc nãy đi, xe đó đi đến Maisons-Lafitte.

MẸ (sửng sốt): Vậy sao? Maisons-Lafitte bị gạch bỏ trên bản đồ rồi mà!

CHA (chụp lấy tay thằng nhỏ lôi đi): Nhanh lên. Xe đó đó!

THẰNG NHỎ: Xe hồi nãy?

MẸ (băn khoăn): Tới Maisons-Lafitte rồi anh có biết làm sao tìm ra khán phòng Malesherbes không, chỗ tổ chức thi đó?

Ba người trở lại ngồi trên xe lửa lúc nãy, chờ chuông báo đóng cửa trước khi xe chạy.

THẰNG NHỎ: Mình chờ hả?

MẸ (làm tỉnh): Ừ, chờ thôi.

THẰNG NHỎ: Chờ cửa đóng lại để đi Maisons-Lafitte?

MẸ (làm tỉnh): Đúng vậy. Cửa đóng, xe sẽ đưa mình tới Maisons-Lafitte.

Một lúc.

MẸ (đứng lên tiến về phía trước sân khấu): Kỳ nha, năm phút rồi đó.

THẰNG NHỎ: Có thông báo gì kìa, mẹ.

MẸ: Nói cái chi nghe không ra. (Nói với người cha) SNCF nói gì vậy, anh hiểu không?

CHA: Không.

MẸ (hỏi một hành khách đi cùng xe): Ông ơi ông có biết họ nói gì không?

HÀNH KHÁCH: Không hiểu gì lắm. Chắc có vấn đề.

Một lúc.

Lần này mọi người nghe được giọng thông báo: “Chuyến xe này đi về hướng Cergy-le-Haut. Xe dừng lại ở tất cả các ga. Có chậm trễ do trục trặc tín hiệu biển báo. Xin cám ơn sự kiên nhẫn của quý khách.” Thông báo được phát tới phát lui nhiều lần.

THẰNG NHỎ: Mấy giờ rồi? Con trễ không? Sao chẳng thấy xe lửa nhúc nhích gì cả?

MẸ (vẫn đứng, nơm nớp): Lạ thật, họ chẳng nói gì thêm, còn mình thì đợi hoài chẳng biết làm gì hơn là đợi.

THẰNG NHỎ: Còn vụ thi cử của con?

MẸ: Theo thứ tự, con ở số 17, dù gì cũng còn thì giờ.

Có tiếng chuông báo đóng cửa.

THẰNG NHỎ (mùng húm): Rốt cuộc mình đi được rồi.

MẸ: Vậy nhưng cửa vẫn còn mở.

Lại có chuông báo, rồi tiếng cửa đóng.

THẰNG NHỎ: Rồi! Xong!

MẸ (trở lại chỗ ngồi): Xe gì mà bò rề rề như ốc sên, không thể tin nổi. Quá chán SNCF! Thật chẳng khác nào đi bộ! Mà chỉ cần đi thêm một trạm nữa thôi đó! (Nói với người cha) Xuống ga Maisons-Lafitte anh biết đường đi đến khán phòng Malesherbes không?

CHA: Hỏi thằng con của em á, nó có xem “Google Maps” trước khi đi.

Bóng tối.

 

 

CẢNH IV

Người cha, người mẹ, thằng nhỏ.

Hậu cảnh cho thấy hình ảnh những con đường của Maisons-Lafitte. Xa xa thấp thoáng một tòa lâu đài.

 

clip_image006Maisons-Lafitte

 

Xuống ga Maisons-Lafitte, ba người đi bộ. Người cha đi đầu, theo sau là thằng nhỏ rồi đến người mẹ.

MẸ (lo lắng): Đi thẳng hả?

THẰNG NHỎ: Theo bản đồ Google thì mình đi thẳng, nhắm hướng tòa lâu đài.

MẸ (nói với người cha): Anh thậm chí còn không có GPS! Xem kìa, một bà mẹ với đứa con gái, hai mẹ con chắc hẳn đang đi đến khán phòng Malesherbes, mình theo họ đi!

THẰNG NHỎ (nói với mẹ): Ba không chịu đi theo họ. Nhưng đi đường này là đúng với chỉ dẫn của bản đồ Google.

Người cha thình lình dừng chân, theo sau là thằng nhỏ, rồi người mẹ. Cả ba đều đứng lại.

CHA: Đây nè. Bảng có ghi Cuộc thi dương cầm quốc tế Ile-de-France *. Tới đứng trước chỗ này đi, ba chụp cho con tấm hình. Đáng chụp hình lắm!

THẰNG NHỎ (đứng tạo dáng ngay trước cổng dẫn vào khán phòng Malesherbes, cố xòe miệng cười để chụp ảnh): Mặc áo veste này nóng quá trời!

MẸ: Hai cha con nghĩ đây là lúc để chụp hình hả? Để sau chụp được không? Mấy giờ rồi? Ngó kìa, hai mẹ con mình nhìn thấy lúc nãy đã vào bên trong!

CHA (nói với thằng nhỏ): Nhắm tịt mắt rồi! Hình này coi như hư. Làm lại!

THẰNG NHỎ (mặt mày nhăn nhíu): Nắng chói quá, con không mở mắt ra được!

CHA: Cố lên!

THẰNG NHỎ: Để con ráng. Vậy được chưa?

CHA: Mắt mở ti hí, coi hình người ta thấy mặt mũi cau có, tưởng con đang quạu.

MẸ: Thôi, đi chớ!

CHA: Rồi, đi! Nháy nhiều tấm lắm, về lựa lại sau! Hi vọng có ít nhất một tấm con mở mắt.

Người mẹ nắm tay thằng nhỏ đi trước, người cha theo sau.

Bóng tối.

 

 

CẢNH V

Thằng nhỏ, một nam thí sinh, người mẹ.

Các thí sinh ngồi thành hàng dài trên một dãy ghế. Từng em được gọi tên. Bọn nhỏ nhìn nhau. Con gái diện đầm, con trai mặc sơ-mi trắng, quần dài màu sậm.

THẰNG NHỎ (ngoái lại nói với mẹ đang ngồi sau lưng): May mà con có số thứ tự 17. Vừa kịp lúc. Hên quá!

MẸ (thì thầm với thằng con): Đàn cho chính mình nhe, chỉ có con và âm nhạc thôi. Một dịp để được chơi nhạc trên cây đàn xịn. Đừng quan tâm đến thứ gì khác.

MỘT THÍ SINH (ngồi bên phải thằng nhỏ, mười ngón tay nhịp lia lịa trên hai đầu gối): Bạn cũng đánh bài của Piazzolla hả? Thấy con nhỏ kia không, nãy nó té trên sân khấu tại vướng cái áo đầm dài lượt bượt.

Thằng nhỏ không trả lời, mắt nhìn thẳng về phía sân khấu. Từng thí sinh lên biểu diễn phần thi của mình.

THẰNG NHỎ (thì thầm với mẹ): Đến phiên con lên.

 

 

Bóng tối.

 

 

CẢNH VI

Thằng nhỏ, một khán giả nữ trạc lục tuần, người mẹ.

NỮ KHÁN GIẢ (nhìn thằng nhỏ xong nhìn người mẹ): Tôi lạnh cả xương sống (chùi nước mắt). Con trai cô làm tôi xúc động quá. Chúc mừng cháu đạt được tất cả các giải thưởng.

THẰNG NHỎ (nói với nữ khán giả): Cám ơn bà. Cháu vui lắm ạ.

NỮ KHÁN GIẢ (nói với thằng nhỏ): Cháu đã có một giải thưởng từ trái tim của bà, và một giải của quần chúng nữa. Trước kia bà cũng đánh đàn, nhưng chịu, chẳng bao giờ thuộc lòng nổi (rút khăn mùi-xoa ra khỏi túi áo). Cháu làm bà cảm động lắm (hỉ mũi rồn rột).

THẰNG NHỎ (nói với mẹ): Hy vọng Dana hài lòng về con.

NỮ KHÁN GIẢ (nói với người mẹ): Con trai của cô? (Miệng cười mỉm, mắt âu yếm nhìn thằng nhỏ)

MẸ: Dạ.

NỮ KHÁN GIẢ: Cô xin về nuôi lúc nó mấy tuổi? Nó có khiếu thật.

MẸ: Không phải con nuôi ạ.

NỮ KHÁN GIẢ (ngạc nhiên): Vậy nhuộm tóc vàng cho nó làm chi? (Một lúc). Sao không để màu tóc tự nhiên?

THẰNG NHỎ (lùa mấy ngón tay vào tóc, như để trấn an nữ khán giả): Tóc của cháu tự nhiên mà bà.

NỮ KHÁN GIẢ (nói với người mẹ, hai tay úp chéo trên ngực): Ồ, cô đang sở hữu một kho báu đấy!

NGƯỜI MẸ: Dạ, cám ơn bà.

NỮ KHÁN GIẢ (nụ cười vẫn trên môi, mắt không rời thằng nhỏ): Yêu quá đi!

THẰNG NHỎ: Mình đi về, mẹ, rồi gọi cho Dana?

MẸ: Đi kiếm ba con coi ổng đâu. Chắc nhiếp ảnh gia đang mê man tác nghiệp.

MÀN HẠ

 

Tgan Mrq & Yvan Marquant
Pont-à-Mousson, 24.07.2022

 

 

clip_image008
Astor Piazzolla

 

· La Misma Pena là tác phẩm được viết theo điệu tango của Astor Piazzolla (1921-1992), nhà soạn nhạc người Argentina. Ông đã cách mạng hóa tango truyền thống, kết hợp jazz và nhạc cổ điển để sáng tạo ra một cung cách tango độc đáo của riêng mình.

· Giải Dương Cầm Quốc Tế Ile-de-France được tổ chức thường niên kể từ năm 1999 tại khán phòng Malesherbes, Maisons-Lafitte (ngoại ô, Tây-Bắc Paris, cách trung tâm thành phố 18.2km). Giám đốc danh dự là Anne Quéffelec, một nghệ sĩ dương cầm người Pháp rất uy tín. Bà đã đầu tư cho OPUS YVELINE, một đơn vị chuyên tổ chức các kỳ thi dương cầm, nhằm mục đích khích lệ những tài năng trẻ đến từ khắp nơi trên thế giới. “Vượt lên trên ý niệm ‘tranh tài’, kỳ thi thể hiện lĩnh vực sư phạm vô cùng phong phú, đầy nghệ thuật và giá trị. […] Trong thế giới của chúng ta, nơi mà lối sống phi thực tế đang lên ngôi, nơi ảo ảnh được các phương tiện truyền thông làm cho lóa mắt, thì việc chỉ mình ta với dương cầm vẫn mãi mãi là một sinh hoạt đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và suy tư, điều quan trọng cho tất cả chúng ta trong hành trình đi tìm lý tưởng và cái đẹp.”- bà khẳng định. Có 15 trình độ dự thi, từ người mới bắt đầu cho đến ứng viên có khả năng hòa nhạc. Không có giới hạn tuổi tác ngoại trừ ứng viên trình độ hòa tấu (tối đa 35 tuổi).

Năm nay Giải Dương Cầm quốc Tế Ile-de-France lần thứ 23 tại Maisons-Lafitte được diễn ra từ ngày 4 đến 11 tháng Sáu với 239 ứng viên: 63 cấp hòa tấu, 26 ứng viên bậc giỏi, 12 thuộc trình độ nâng cao, 19 ứng viên hòa tấu nghiệp dư, 115 học viên bậc 1-2- 3.

Vở kịch vẽ lại hành trình đến với cuộc thi. Nhân vật chính của là một cậu nhóc 11 tuổi rưỡi vào thời điểm câu chuyện xảy ra. Cậu dự thi với tư cách thí sinh bậc 2 của hệ trung cấp piano (tương đương năm thứ 5 đến năm thứ 8 trong chương trình giáo dục âm nhạc của Pháp). Cùng trình độ với cậu có 27 thí sinh quốc tế (nhỏ nhất 5 tuổi, lớn nhất 15). Giải thưởng cho trình độ này gồm giấy chứng nhận (từ khá đến giỏi – và giỏi, có kèm thêm lời khen của các giám khảo), một giải đặc biệt có tên “Philomuses” của nghệ sĩ dương cầm Chantal Stigliani dành riêng cho thí sinh nào khiến bà xúc động nhất, phần thưởng này sẽ cho người chiếm giải cơ hội trình diễn trước một quần chúng thật sự được tổ chức ở Espace Philomuses, Paris. Thí sinh chiếm giải nhất của mỗi bậc sẽ nhận được quà là một CD, một phiếu mua sách nhạc miễn phí và một chuyến viếng thăm xưởng chế tạo đàn piano. Tất cả các thí sinh đều vui vẻ ra về sau khi cuộc so tài kết thúc, vì ai cũng có ít nhất một giấy chứng nhận đã tham dự kỳ thi.

Vở kịch đã được đọc qua và được chỉnh sửa bởi chính nhân vật “thằng nhỏ”. Đối với cậu bé, kỳ thi là những khoảnh khắc khó quên, sống động và căng thẳng liên tục kể từ lúc chuẩn bị cho đến khi cậu bất ngờ chiếm được cả ba giải (giải nhất hệ trung cấp bậc 2, giấy chứng nhận giỏi có kèm lời khen và sự đồng thuận của tất cả các giám khảo, và một giải Philomuses).

 

 

 

LA MISMA PENA

 

Scène I

La prof, l’enfant

Salle de piano. Sur la scène, on voit un piano à queue, l’enfant est assis au piano. La Prof sur une chaise, assise à sa gauche. La partition “La Misma Pena”* d’Astor Piazzolla est posée sur le pupitre du piano.

LA PROF (regardant l’enfant qui vient de terminer de jouer) : Il serait bien que tu chantes.

L’ENFANT : La partie droite ou gauche ?

LA PROF : Celle que tu souhaites, moi je joue l’autre partie.

L’ENFANT : Alors moi je chante la partie droite.

LA PROF : D’accord.

L’ENFANT (se levant brusquement et fermant ses yeux) : Sol-sol-la-la, sol-sol-la-la…

LA PROF (s’installant au piano) : Fais durer les blanches, puis respire avant de commencer une autre phrase.

L’ENFANT (prenant son souffle, gonflant sa poitrine de toutes ses forces) : Sol – fa – sol – sib – sib – la – la – sol – sol – fa – mi – ré – mi – fa – la – ré – fa – mi …

LA PROF : Oui c’est ça. Monte ta voix sur les notes aigues. Tu feras la même chose au piano. C’est comme chanter avec les doigts.

L’ENFANT (pressé de reprendre sa place au piano) : C’est bon ? Je peux ?

LA PROF (faisant semblant de pleurer, montrant du doigt 4 mesures sur la partition) : Là, c’est dramatique.

Un temps.

L’enfant, se penche sur le piano en suivant le mouvement de sa main droite pour exprimer la mélancolie.

LA PROF : Un peu d’espoir par là… (Elle prend un crayon et fait un dessin sur la partition). (Un temps). Je te dessine un soleil ici.

L’ENFANT : Mais après, le soleil disparaît. C’est de nouveau triste.

LA PROF : Au Da Capo, tu ralentis, on peut croire que c’est la fin, mais cela reprend du début.

L’ENFANT : Par surprise ! (Un temps.) Beaucoup de notes par-là, elles se bousculent. (Il montre du doigt la partition).

LA PROF : Oui, ça relance sans fin.

L’ENFANT : Une chasse ?

LA PROF : Ni une course ni une poursuite. (Un temps) C’est comme une improvisation et la mélodie continue de bas vers le haut. Piazzolla est un style bien particulier.

L’ENFANT : Un parc d’attractions ?

LA PROF : Non, il n’y a pas de sensations fortes ni de vertiges. Il y a bien des sensations.

L’ENFANT : Alors pourquoi ça ressemble à des montagnes russes ?

LA PROF : Parce qu’il y a des montées et descentes par endroits. (Un temps.) Et si tu joues et j’essaie de danser ?

(L’enfant joue la “Misma Pena” du début jusqu’à la fin.)

LA PROF (se levant, faisant des pas de danse) : Je n’y arrive pas. Je tombe à chaque fois (Elle est assise à même le sol après la tombée). Tu vois pourquoi ?

L’ENFANT (la regardant, inquiet) : Tu n’as pas trop mal ? Je suis désolé. Je dois te mener la danse et te guider sans te faire tomber, c’est ça ?

Noir.

 

Scène II

L’enfant, la mère, le doudou “Poupoule”.

L’action se déroule dans un salon. On doit être chez l’enfant. On y voit un piano, un canapé.

L’enfant entre, son doudou dans ses bras. Il l’installe sur le piano avant de s’asseoir.

L’ENFANT (regardant son doudou) : Poupoule, il faut que tu m’écoutes. Piazzolla est un style bien particulier. Je dois te faire pleurer, te faire danser, te rendre triste puis gai.

Un temps.

L’enfant prend son doudou de nouveau dans ses bras et lui fait un câlin.

L’ENFANT : Mais, je n’ai pas envie que tu sois triste. Je t’aime.

La mère entre.

L’ENFANT (s’adressant à sa mère) : Dans combien de minutes ?

LA MÈRE : Dans 20 minutes. Tu t’habilles ?

L’ENFANT (faisant mine triste) : Je n’ai plus de temps pour jouer une dernière fois ?

LA MÈRE : Il faut t’habiller. On remet la chemise du concours de l’année dernière, et le pantalon aussi. Je n’ai pas trouvé de temps pour faire les magasins.

L’ENFANT (regardant son doudou) : Bientôt je pars. Je ne t’emmène pas. Je n’ai pas envie de t’égarer. (Un temps.) De toute façon, tu connais déjà la mélodie. Et de toute façon, à chaque fois, c’est comme une nouvelle improvisation, ce n’est jamais la même. (Un temps.) (Rassuré) Dana, elle m’a dit “C’est comme si je joue pour une famille élargie”. Toi tu es ma famille. Je t’imaginerai là-bas, dans la salle, en train de m’écouter. Je ne t’oublie pas.

LA MÈRE : voici ta chemise !

L’ENFANT (l’air étonné) : Tu crois que je rentre encore dedans ? (Faisant le geste de faire éloigner sa mère.) Laisse, je me boutonne tout seul, je ne suis plus un bébé.

LA MÈRE (angoissée) : Tout va bien ?

L’ENFANT (sûr de lui) : Tu as de la chance que je rentre encore dedans. Mais pourquoi je dois mettre une chemise ?

LA MÈRE (surprise par la question) : C’est un concours !

L’ENFANT : Démian, lui était en pull Spiderman à paillettes lors du dernier concert.

LA MÈRE : Un concert, c’est sûrement moins important qu’un concours, ça doit être ça.

L’ENFANT (Comme pour se convaincre lui-même) : C’est donc plus sérieux.

LA MÈRE (culpabilisée) : Oui (Un temps.) J’espère que ça marche pour le pantalon.

L’ENFANT (gêné) : C’est serré et un peu court, je ne suis pas bien là. Pour faire du Piazzolla, je dois me sentir en liberté. Sinon, ça ne marchera pas.

LA MÈRE : J’ai un pantalon de secours, ne t’inquiète pas.

La mère sort de la scène.

Voix off. J’ai trouvé le pantalon de secours !

Noir.

 

Scène III

L’enfant, le père, la mère, le jeune passager, l’agent de la SNCF, un passager (d’une cinquantaine d’années).

On est sur le quai de train (projection des images de rails en arrière-plan). On entend sur le haut-parleur “Pour des raisons de travaux, l’interconnexion n’est plus assurée en direction de Poissy. Les voyageurs sont invités à prendre la navette mise à disposition”.

LE PÈRE (courant attraper la main de l’enfant) : On monte ! Vite !

L’ENFANT (à sa mère qui les suit) : C’est le bon train ?

LA MÈRE (montant dans le train, et s’adressant au père) : Pourquoi prendre ce train ? Il ne va pas à Maisons-Lafitte !

LE PÈRE : On verra à La Défense !

L’ENFANT (angoissé) : Il est quelle heure ?

LE JEUNE PASSAGER : Il est l’heure de t’acheter une montre !

L’ENFANT (regardant le jeune passager, agacé) : J’ai un concours !

LE JEUNE PASSAGER : Concours de quoi ?

L’ENFANT (ignorant la question, s’adressant à son père) : Comment on fait ?

LE PÈRE (bien calme) : On verra à la Défense.

LA MÈRE (nerveuse) : Je ne comprends pas. On aurait dû prendre l’autre train. (Au père) Comme d’habitude, on n’est jamais prévenu de tes décisions. On fera comment ?

LE PÈRE (toujours calme) : On verra à la Défense.

On entend une voix de femme (haut-parleur) : La Défense !

LA MÈRE (au père) : La Défense !!!

LE PÈRE (bien calme) : Oui, La Défense.

L’ENFANT (joyeux) : La Défense !

LA MÈRE : On descend ? On reste ?

LE PÈRE (déterminé) : On reste. On verra à Nanterre.

LE JEUNE PASSAGER (se rapprochant de l’Enfant) : Vous restez jusqu’à Nanterre ? (Un temps) Mais tu fais un concours de quoi ?

L’ENFANT (malicieux) : C’est un secret !

LA MÈRE (au père) : Pourquoi Nanterre ?

LE PÈRE : On verra à Nanterre.

LA MÈRE (agacée) : Mais pourquoi ?

LE PÈRE (calme) : On peut toujours voir à Nanterre s’il faut changer de train.

L’ENFANT (faisant semblant de bien comprendre) : On peut toujours voir s’il faut changer de train à Nanterre.

On entend une voix de femme (haut-parleur) : Nanterre !

LE JEUNE PASSAGER (essayant de se rendre utile) : Là, vous êtes à Nanterre !

L’ENFANT (au père) : Nanterre !

LE PÈRE (calme, au jeune passager) : Oui, merci. C’est bien Nanterre.

LA MÈRE : Nanterre ! (Un temps.) Regardez, celui du quai d’en face, lui, il va à Sartrouville ! Là où j’habitais avant !

LE PÈRE : On descend ! On change de train et de quai !

LE JEUNE PASSAGER (inquiet et curieux) : Mais… vous allez où ?

L’ENFANT : Maisons-Lafitte.

LE JEUNE PASSAGER (sourire aux lèvres, à l’enfant) : Maisons-la-Frite ? Pour un concours de cuisine ?

L’ENFANT : Cela reste un secret.

LA MÈRE (hésitante) : Est-on sûr ?

L’ENFANT (ravi) : Oui ! On change de train ! Vite, on descend !

LA MÈRE (suivant le père et l’enfant à la descente du train) : Comment savoir si c’est le bon ?

LE PÈRE : On verra à Sartrouville. De toute façon, Maisons-Lafitte est rayée sur la carte de la ligne A, pour travaux, regardez ! (Il montre du doigt un panneau).

LA MÈRE : Mais il ne va pas à Maisons-Lafitte !

LE PÈRE : Non.

L’ENFANT : On fait comment ?

LE PÈRE : On verra à Sartrouville.

LA MÈRE : A l’époque quand j’habitais Sartrouville, il m’est arrivé d’aller voir mon Docteur à Maisons-Lafitte.

LE PÈRE : Tu es allée comment ?

LA MÈRE : A pieds.

LE PÈRE : Donc on peut marcher de Sartrouville à Maisons-Lafitte ?

LA MÈRE : Mais je ne sais pas où se trouve le lieu du concours et ne peux dire si la marche est possible. Et puis, on sera peut-être en retard.

Ils montent tous les trois dans le train d’en face.

Un temps.

On entend une voix de femme (haut-parleur) : Sartrouville !  « Les navettes sont à votre disposition devant la gare ».

LE PÈRE : On descend !

LA MÈRE : Et après ?

LE PÈRE : On verra pour la navette.

Le père s’arrête devant la carte de Sartrouville et ses alentours.

LA MÈRE : Tu cherches ?

LE PÈRE : Maisons-Lafitte !

LA MÈRE : Tu comptes y aller à pied ?

L’AGENT SNCF : Puis-je vous aider ?

LE PÈRE : Vous avez la navette pour Maisons-Lafitte ?

L’AGENT SNCF : Ce n’est pas la peine, c’est plus long que le train. Remontez dans le train, il ira à Maisons-Lafitte.

LA MÈRE (surprise) : A bon ? Elle est pourtant rayée de la carte.

LE PÈRE (attrapant la main de l’enfant et le tire vers lui) : Vite, le train est là !

L’ENFANT : C’est le même ?

LA MÈRE (angoissée) : Et une fois arrivés à Maison-Lafitte, tu sais où se trouve la salle Malheserbes du concours ?

Ils se sont installés tous les trois dans les sièges du train et attendent la sonnerie de la porte du train.

L’ENFANT : On attend ?

LA MÈRE (paraissant calme) : Oui, tout à fait.

L’ENFANT : Que la porte se ferme pour partir à Maisons-Lafitte ?

LA MÈRE (paraissant calme) : Oui, elle va se fermer et on partira tous les trois à Maisons-Lafitte.

Un temps.

LA MÈRE (se levant et s’approchant vers le devant de la scène) : Bizarre, cela fait 5 minutes déjà.

L’ENFANT : Il y a la voix qui dit quelque chose, écoute.

LA MÈRE : La voix dit quelque chose que je ne comprends pas. (Au père) Qu’a-dit la voix SNCF ? Tu arrives à comprendre ?

LE PÈRE : Non.

LA MÈRE (à un passager du train) : Et vous, vous comprenez ce que dit la voix ?

LE PASSAGER : Non, pas trop. Il doit y avoir un problème.

Un temps.

On entend cette fois la voix : “Ce train est à destination de Cergy-le-Haut. Il desservira toutes les gares. Suite à un problème de signalement, merci de votre patience.” La voix répète le message en boucle.

L’ENFANT : Il est quelle heure ? Suis-je en retard ? Pourquoi le train ne bouge pas ?

LA MÈRE (nerveuse, restant debout) : Etrange, ils ne disent rien, et on attend sans rien savoir.

L’ENFANT : Et mon concours ?

LA MÈRE : Tu es en 17e position, tu as le temps, quoi qu’il en soit.

On entend la sonnerie de la porte du train.

L’ENFANT (heureux) : On va enfin partir.

LA MÈRE : Cependant, la porte reste ouverte.

Un temps.

On entend une autre sonnerie et le bruit de la porte qui se ferme.

L’ENFANT : ça y est !

LA MÈRE (revenant à son siège) : Le train roule comme un escargot, c’est incroyable. Vraiment marre de la SNCF ! Autant y aller à pied, aucune différence ! Pour une seule station en plus ! (Au père) Tu sais comment aller à la salle Malesherbes depuis la gare de Maisons-Lafitte au moins ?

LE PÈRE : Demande à ton fils, il a regardé “Google Maps” avant de partir.

Noir.

 

Scène IV

Le père, la mère et l’enfant.

Arrière plan : une projection des rues de Maisons-Lafitte, on y voit un château de loin.

Les 3 personnages marchent. Le père devant, suivant de l’enfant, puis de la mère.

LA MÈRE (inquiète) : Tout droit ?

L’ENFANT : Selon Google Maps, oui, c’est devant. Tu suis le château.

LA MÈRE (au père) : Tu n’as même pas de GPS ! Regarde, une mère et sa fille, elles doivent aller à Malesherbes, suivons-les !

L’ENFANT (à sa mère) : Papa, il ne les suit pas. Mais c’est bien le chemin de Google Maps.

Le père s’arrête soudain, suivant de l’enfant, puis de la mère. Ils s’arrêtent tous les trois.

LE PÈRE : C’est ici. C’est indiqué “Concours international de piano d’Ile-de-France*“. Viens devant, je te prends une photo. Ça mérite une photo !

L’ENFANT (se posant devant l’entrée de la salle Malesherbes, forçant de faire un sourire pour la photo) : J’ai chaud dans ma veste !

LA MÈRE : Vous croyez que c’est le moment de prendre des photos ? On ne peut pas faire ça après ? Il est quelle heure ? Regardez, la mère et la fille qu’on avait vues tout à l’heure, elles sont déjà entrées à l’intérieur !

LE PÈRE (à l’enfant) : Mais tu as fermé les yeux ! La photo est ratée. On la refait !

L’ENFANT (faisant la grimace) : Trop de soleil, je ne peux pas ouvrir les yeux !

LE PÈRE : Fais un effort !

L’ENFANT : J’essaie, et maintenant, c’est bon ?

LE PÈRE : Les yeux sont à peine ouverts et on te voit faire la grimace, on dirait que tu n’es pas content.

LA MÈRE : On y va ?

LE PÈRE : D’accord, on y va ! J’en ai pris plusieurs, on les trie après ! J’espère au moins une avec les yeux ouverts.

La mère tient la main de l’enfant et marche devant, le père les suit derrière.

Noir.

 

Scène V

L’enfant, un candidat, la mère.

Les candidats sont installés en ligne sur une rangée de fauteuils. On appelle par leur nom, un à un. Ils se regardent. Les filles en robe, les garçons en chemise blanche et pantalon foncé.

L’ENFANT (se retournant, à sa mère, assise derrière lui) : Je suis le 17ème dans l’ordre. On est à temps tout juste. J’ai de la chance.

LA MÈRE (murmurant à l’enfant) : Joue pour toi, il n’y a que toi et la musique. Profite du beau piano. Tout le reste, on oublie.

UN CANDIDAT (assis à droite de l’enfant, pianotant sur ses genoux) : Toi aussi, tu joues Piazzolla ? Regarde la fille, elle a failli tomber avec sa robe longue en montant sur scène !

L’enfant ne répond pas. Il regarde devant lui (sûrement la scène) et on entend la musique jouée par chaque enfant.

L’ENFANT (murmurant à sa mère): C’est mon tour maintenant.

Musique.

 

 

Noir.

 

Scène VI

L’enfant, la spectatrice (d’une soixantaine d’années), la mère.

LA SPECTATRICE (s’adressant à l’enfant puis à la mère) : J’ai des frissons. (Elle essuie ses larmes). Votre fils m’a donné de l’émotion. Bravo pour tous les prix.

L’ENFANT (à la dame) : Merci. Je suis content.

LA SPECTATRICE (à l’enfant) : Tu as déjà le prix de mon cœur, et le prix du public aussi. J’ai fait du piano avant. Je n’ai jamais réussi à retenir par cœur (sortant un mouchoir de sa poche). Tu m’as touché, petit. (Se mouchant fortement).

L’ENFANT (à sa mère) : J’espère que Dana sera fière de moi.

LA SPECTATRICE (à la mère) : C’est votre fils ? (Souriant et le regardant avec tendresse)

LA MÈRE : Oui, le mien.

LA SPECTATRICE : Vous l’avez adopté à quel âge ? Il est doué.

LA MÈRE : Non, pas l’adoption.

LA SPECTATRICE (surprise) : Alors, pourquoi teinter ses cheveux en blond ? (Un temps) Et pas laisser à l’état naturel ?

L’ENFANT (les doigts dans ses cheveux, tentant de rassurer la spectatrice) : C’est tout à fait normal.

LA SPECTATRICE (à la mère, les mains sur la poitrine) : Oh, un vrai trésor que vous avez, Madame !

LA MÈRE : Merci.

LA SPECTATRICE (toujours souriante, et ne quittant pas l’enfant du regard) : Un amour.

L’ENFANT : On rentre maman, et on appelle Dana ?

LA MÈRE : Cherchons Papa, il doit être dans les photos…

FIN

 

TgAn Mrq. et Yvan
Pont-à-Mousson, le 24/7/2022

 

 

ÉPILOGUE

 

clip_image002[6]
Astor Piazzolla

 

· La Misma Pena est l’oeuvre écrite par Astor Piazzolla (1921-1992), compositeur argentin du 20ème siècle. Il a transgressé le Tango traditionnel, en y associant le Jazz et la musique classique. Son Tango est particulier, portant sa signature personnelle.

Le 23e Concours de cette année se tient du 4 au 11 juin 2022 avec 239 candidats : 63 pour la catégorie Concertiste, 26 pour la catégorie Excellence, 16 pour la catégorie Avancée, 19 pour la catégorie Concertiste Amateur, et 115 pour les catégories Cycles 1-2-3.

La pièce introduit le chemin, voire le parcours jusqu’à la compétition. L’enfant, le personnage emblématique du texte, a 11 ans et demi au moment des faits, faisant partie du niveau de compétition Cycle 2 parmi les 3 cycles d’étude de piano, connus du système d’éducation musicale française. De son niveau, 27 candidats internationaux se sont présentés à la compétition (le plus jeune 5 ans et le plus âgé 15 ans). Les récompenses pour ces niveaux sont les diplômes (de mention Assez Bien à Très Bien, voire Très Bien avec les félicitations du jury) et un Prix Spécial “Philomuses” offert par la pianiste Chantal Stigliani au candidat qui l’émeut le plus, ouvrant l’opportunité pour ce dernier de réaliser un récital devant un vrai public à l’Espace Philomuses à Paris. Les premiers nommés de chaque catégorie reçoivent, en guise de cadeaux, un CD, un bon d’achat pour acheter des livres de musique et une visite pédagogique d’un atelier de fabrication de piano. Tous les candidats repartent néanmoins contents après la compétition, avec au minimum un diplôme pour la participation.

La pièce est relue et corrigée, par l’enfant lui-même. Le concours reste pour lui, un vécu inoubliable, rempli d’intensité, depuis sa préparation jusqu’aux 3 récompenses inattendues (premier nommé de la catégorie présentée, un diplôme mention Très Bien avec les félicitations du jury à l’unanimité, et un Prix Philomuses).