Trang chính » Hình bìa nghệ thuật của Da Màu, Thư Tòa Soạn, Tòa Soạn Email bài này

hình ảnh nghệ thuật tuần lễ 12. 13.–12.19. 2021: vở kịch Antigone qua nhiều cách nhìn

Dự án “Sân khấu Antigone” do Viện Goethe-Hà nội phối hợp với Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam thực hiện, hiện có sự hợp tác của các đạo diễn Trần Lực, Bùi Như Lai, Hà Nguyên Long, Hà Thúy Hằng, Trần Minh Hải, và Lê Thị Hoà An diễn dịch vở kịch Antigone qua nhiều cách nhìn, văn hóa, chính trị, phụ nữ học, triết lý, xã hội, nhân văn, tôn giáo …. Sau thời gian cách ly của Covid, các buổi trình chiếu ở Việt Nam đã bắt đầu từ ngày 6 tháng 11 năm 2021 với phiên bản của đạo diễn Trần Lực và sẽ kết thúc ngày 19 tháng 3 năm 2022 với phiên bản của đạo diễn Hà Thúy Hằng.

Trong nguyên bản sáng tác hơn 2,500 năm trước của kịch gia Hy Lạp Sophocles, Antigone là con gái của cựu vương Oedipus và hoàng hậu Jocasta của nước Thebes. Antigone bị chú nàng là Creon, vị vua mới của Thebes, phạt án tử hình vì nàng đã chống lệnh vua Creon mà chôn cất anh trai Polyneices theo đúng nghi lễ quốc gia trong khi Polyneices bị Creon coi là giặc đã mang quân nước ngoài vào đánh nước của mình rồi bị giết. Creon, vì khăng khăng cho rằng trật tự quốc gia lớn hơn mối quan hệ gia đình, lúc đầu từ chối giảm án tử hình cho Antigone, và đến khi thay đổi quyết định thì quá muộn, vì không những Antigone, mà vợ và con trai của nhà vua cũng tự sát để phản đối sự độc tài và vị kỷ của ông. Những xung đột đa diện, giữa cá nhân và chính quyền, tình gia đình và lòng yêu nước, sự trung thành và phản bội, giữa định mệnh và tinh thần tự quyết, đã giúp Antigone trở thành một tác phẩm xuyên không gian và thời gian, và Antigone được coi như một nhân vật đối lập bất hủ của Tây Phương cũng như trong môi trường xã hội, lịch sử, và văn hóa Việt nam hiện đại, vào thời đại chống Phát-xít ở Pháp, trong khung cảnh Nhân văn Giai phẩm qua cách nhìn của Nguyễn Mạnh Tường, từ lăng kính hiện sinh và nữ quyền so sánh người thiếu phụ Nam XươngThúy Kiều với Antigone, hoặc qua khía cạnh đấu tranh cho nhân quyền của người di dân chống sự hung bạo của cảnh sát ở Québec, Canada. 

Version Trần Lực (với Ngọc Trâm trong vai Antigone)

Version Bùi Như Lai (với Lê Tuyết Trinh trong vai Antigone)

Version Hà Nguyên Long (Trần Thiên Tú đóng vai Antigone & Phạm Bảo Ngọc vai Ismène)

Trong tuần:
Black Christmas 1941” – ký của Trần Vũ
”Câu Chuyện Mùa Giáng Sinh”-
truyện ngắn của Luis Ibanez Salas/Trần C. Trí chuyển ngữ từ nguyên tác tiếng Tây Ban Nha
”Niềm Hy Vọng của Giấc Mơ” (giới thiệu tập thơ Ngôn Ngữ Xanh của Nguyễn Thi Khánh Minh)- nhận định của Lê Lạc Giao
”Mùa Săn”-
truyện ngắn của Lê Lạc Giao
Ghost Train to the Eastern Star – On the Tracks of the Great Railway Bazaar (5 kỳ)
Phần nói về Ấn Độchương 12 của Paul Theroux/ Phạm Văn chuyển ngữ

Phần Góp Ý/Bình Luận


Xin vui lòng bày tỏ trách nhiệm và sự tương kính trong việc sử dụng ngôn ngữ khi đóng góp ý kiến. Da Màu dành quyền từ chối những ý kiến cực đoan, thiếu tôn trọng bạn đọc hoặc không sử dụng email thật. Chúng tôi sẽ liên lạc trực tiếp với tác giả nếu ý kiến cần được biên tập.

Lưu ý: Xin vui lòng bỏ dấu tiếng Việt để giúp tránh những hiểu lầm đáng tiếc từ độc giả trong việc diễn dịch ý kiến đóng góp. Bài không bỏ dấu sẽ không được hiển thị. Xin chân thành cám ơn.

@2006-2023 damau.org ♦ Tạp Chí Văn Chương Da Màu
Log in | Entries (RSS) | Comments (RSS)